Đề Xuất 3/2023 # Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc khai sơ yếu lý lịch và xin xác nhận là việc làm khá thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên… Cơ quan có thẩm quyền xác nhận sơ yếu lý lịch của cá nhân là UBND xã, phường hoặc cơ quan, đơn vị (có tư cách pháp nhân) nơi người đó làm việc. Phổ biến nhất là xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân tại chính quyền cơ sở (Xã, phường). Theo hướng dẫn mới của Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp), xác nhận sơ yếu lý lịch là xác nhận (chứng thực) chữ ký của người khai (Người khai cần có chứng minh thư nhân dân, nếu đã ký sẵn thì chứng minh chữ ký của mình hoặc trực tiếp ký vào sơ yếu lí lịch trước sự chứng kiến của đại diện cơ quan xác nhận). Bên xác nhận không cần xác nhận nội dung khai đúng sự thật. Trong trường hợp người khai đề nghị và bên xác nhận nắm chắc thì có thể xác nhận. Còn về phẩm chất đạo đức, lối sống của người khai lý lịch và việc chấp hành của bản thân và gia đình đối với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương thì không cần và không phải nhận xét. Người khai lý lịch có thể xin xác nhận của chính quyền nơi mình thường trú hay tạm trú (trên phạm vi cả nước) đều được.

Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hiện nay, yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn về việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận…

Đặc biệt, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực còn nhận được phản ánh của báo chí và một số địa phương về việc một số Ủy ban nhân dân cấp xã đã xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung “không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước” do những hộ gia đình này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.

Để tháo gỡ vướng mắc nêu trên, nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân./.

Chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch là giấy tờ chứa đựng các thông tin cá nhân của người khai lý lịch, như sự sinh trưởng phát triển của bản thân, các quan hệ gia đình và một số nội dung về nhân thân của bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em. Trước ngày 15/3/2014, sơ yếu lý lịch dành cho người lao động có hai mẫu chính thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thứ nhất, đối với cán bộ công chức thì sử dụng sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và cán bộ công chức xin xác nhận tại cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ công chức. Thứ hai, đối với người lao động chưa được cấp sổ lao động thì sử dụng Sơ yếu lý lịch mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động và thương binh xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ về tuyển lao động và phải xin xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Trên thực tế, cán bộ công chức xin xác nhận vào sơ yếu lý lịch theo mẫu số 2c thì không có gì phải bàn, vì hồ sơ công chức được lưu tại cơ quan và người có thẩm quyền sẽ đối chiếu sơ yếu lý lịch với hồ sơ lưu để xác nhận mức độ chính xác của sơ yếu lý lịch. Nhưng đối với những người chưa được cấp sổ lao động thì việc xin xác nhận vào sơ yếu lý lịch không hề đơn giản. Tùy theo cách tiếp cận của người có thẩm quyền mà việc xác nhận sơ yếu lý lịch ở mỗi địa phương cũng khác nhau.

Vậy, tại sao việc xác nhận sơ yếu lý lịch lại có nhiều “thất bản” đến như vậy, người có thẩm quyền xác nhận và người dân đều loay hoay với vấn đề này mà chưa tìm ra đáp án đúng? Thứ nhất, người dân thường trú tại địa phương nhưng không có nghĩa chính quyền phải nắm được mọi thông tin cá nhân của người đó để xác nhận mức độ chính xác. Mặt khác, không tránh khỏi trường hợp người dân không thành thật khai tất cả các nội dung trong sơ yếu lý lịch nên Ủy ban nhân dân xã không dám xác nhận sợ người dân gian dối. Thứ hai, Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH không có hướng dẫn về nội dung xác nhận. Đây là lý do quan trọng nhất, vì Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp gần dân nhất nhưng không thể đổ lên vai chính quyền những trách nhiệm mà không có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn rõ ràng. Chính quyền sợ “bút sa gà chết” nên hậu quả cuối cùng người dân phải gánh chịu.

Có thể nói, do “lỗ hổng” trong chính sách mà cả chính quyền và người dân đều loay hoay đối với việc xác nhận sơ yếu lý lịch của người dân. Để có căn cứ pháp lý giải quyết triệt để vấn đề nêu trên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cần thiết có hướng dẫn cụ thể, kịp thời về vấn đề này.

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người dân ngày 20/3/2014, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã hướng dẫn việc chứng thực sơ yếu lý lịch như sau: “các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai trong lý lịch” (Công văn số 1520/HTQTCT-CT ngày 20/3/2014 về hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch). Quy định trên xuất phát từ những lý do như sau:

Sơ yếu lý lịch là giấy tờ chứa đựng các thông tin cá nhân của người khai lý lịch, như sự sinh trưởng phát triển của bản thân, các quan hệ gia đình và một số nội dung về nhân thân của bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em nên chỉ bản thân người đó hiểu và biết rõ. Mặt khác, Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn không thể biết rõ lý lịch của tất cả các công dân trên địa bàn. Do đó, không cần xác nhận của UBND xã, phường thị trấn mà ai khai thì chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, để xác định xem có đúng người có tên trong lý lịch khai không thì cần có người xác nhận. Vì vậy, chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch là hình thức hợp lý nhất, Ủy ban nhân dân xã cũng không chịu trách nhiệm về nội dung của sơ yếu lý lịch mà người khai sẽ chịu trách nhiệm. Thể chế hóa tinh thần của công văn 1520/HTQTCT-CT, điểm b, khoản 4, Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đã quy định: Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.

Có thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú được không?

Có thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú được không?Tôi làm việc sinh sống tại chúng tôi 6 năm có sổ tạm trú KT3. Vậy xin hỏi tôi có thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc tại nơi tạm trú được không? (Hoangchung…@gmail.com)

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Sơ yếu lý lịch là những thông tin về nhân thân, về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh chính trị-xã hội, trình độ văn hóa chuyên môn, quá trình tham gia công tác… của công dân. Sơ yếu lý lịch thường được sử dụng vì mục đích học tập hoặc tuyển dụng việc làm, do vậy sơ yếu lý lịch (theo mẫu) cần phải ghi đầy đủ diễn biến quá trình hoạt động, công tác của công dân đến thời điểm nhất định và trong nhiều trường hợp chỉ có giá trị khi có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1520/HTQTCT-CT ngày 20/3/2014 về hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực như sau:

T uy nhiên, do việc chứng thực sơ yếu lý lịch chỉ đơn thuần là chứng thực chữ ký của người khai mà không cần xác nhận các nội dung cụ thể về hộ tịch, cư trú của công dân, thì thẩm quyền chứng thực sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người có yêu cầu chứng thực theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Một số ví dụ bản xác nhận sơ yếu lý lịch không đúng hướng dẫn:

Hướng Dẫn Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch Xin Việc

Xác nhận sơ yếu lý lịch hiện nay ở mỗi địa phương lại thực hiện khác nhau. Có nơi xác nhận chữ ký, có nơi xác nhận nội dung theo yêu cầu của công dân? Vậy cách xác nhận nào là đúng?

Chứng thực chữ ký hoặc nội dung trong sơ yếu lý lịch

Ngày 20 tháng 3 năm 2014, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực ban hành Công văn số 1520/HTQTCT-CT về việc hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch, theo đó: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân.

Chỉ chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch

Hướng dẫn trên đã tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc trong xác nhận sơ yếu lý lịch khi chưa có quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trên cả nước.

– Tuy nhiên, đến ngày 10/4/2015, khi mà Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành thì tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 có quy định thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với trường hợp chứng tờ khai lý lịch cá nhân. Như vậy, theo Nghị định 23 thì tờ khai lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) chỉ chứng thực chữ ký chứ không chứng nhận nội dung như hướng dẫn của Công văn 1520 trước đây. Nhưng thực tế những nơi tiếp nhận lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) thường yêu cầu phải có xác nhận của chính quyền địa phương là nội dung khai trong lý lịch là đúng, do đó công dân đề nghị UBND cấp xã xác nhận nội dung tờ khai lý lịch là đúng để họ đi xin việc và thực tế UBND cấp xã đã xác nhận theo đề nghị của công dân.

(Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm cá nhân để xin việc? )

– Và theo Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực về việc quán triệt thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch thì: Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn (bao gồm UBND cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng) tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định…của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; c hỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

(Một số hạn chế về chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch)

Như vậy, Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đều quy định, hướng dẫn chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân chỉ chứng thực chữ ký, không còn chứng thực nội dung.

Vậy việc UBND cấp xã xác nhận nội dung lý lịch là đúng có phù hợp với Nghị định 23 và Công văn 873/HTQTCT-CT hay không? Theo quan điểm của người viết thì xác nhận như vậy là không đúng theo tinh thần Nghị định 23 và hướng dẫn Công văn 873/HTQTCT-CT nhưng lại phù hợp với thực tế, giải quyết được yêu cầu chính đáng của người dân. Nghị định 23 quy định lý lịch cá nhân thì chứng thực chữ ký nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, đó là có thể tới bất kỳ UBND xã, phường, Phòng Tư pháp nào để chứng, không bắt buộc phải về nơi cư trú xác nhận. Tuy nhiên, chỉ quy định được xác nhận chữ ký đã gây khó khăn cho công dân, nhất là những trường hợp làm hồ sơ xin việc, xuất khẩu lao động, nơi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phải xác nhận nội dung, chứ không chấp nhận chữ ký.

(Quy định mới về xác nhận sơ yếu lý lịch cá nhân từ ngày 20/4/2020)

Xem Clip hướng dẫn công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc

Hướng dẫn mới về chứng thực lý lịch cá nhân

Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có hiệu lực 20/4/2020.

Theo đó, các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

(Từ 20/4/2020 chứng thực lý lịch cá nhân phải về nơi thường trú?)

Như vậy, Nghị định 23 và Thông tư 01/2020/TT_BTP đã quy định rõ việc chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân có thể ghi thêm nội dung nếu pháp luật chuyên ngành quy định, trường hợp không có quy định thì không ghi và thực hiện theo mẫu của Nghị định 23 và hướng dẫn của Thông tư 01.

(Xem những điểm mới của Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực)

Ru bi

Xin Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch Có Cần Về Nơi Thường Trú?

Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng nhưng hộ khẩu thường trú của tôi ở tại tỉnh Đồng Nai. Tôi đang cần xin xác nhận sơ yếu lý lịch của mình để hoàn tất hồ sơ xin việc. Tuy nhiên thì quê tôi ở khá xa, việc đi lại mất rất nhiều thời gian, cho tôi được hỏi là tôi thể xin xác nhận Sơ yếu lý lịch tại Đà Nẵng được hay không hay tôi phải về nơi thường trú để xin xác nhận? Trả lời:

Lời đầu tiên, Công ty Luật AMI (thuộc Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) xin được gửi đến bạn lời chào trân trọng, dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

Trước đây, khi xác nhận Sơ yếu lý lịch, các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác nhận nội dung của sơ yếu lý lịch, đồng thời phê các nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định….của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm Nghị định 23/2015/NĐ-CP được ban hành cùng một số văn bản pháp luật hướng dẫn kèm theo, thì hiện nay sơ yếu lý lịch sẽ không được các Cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung của Sơ yếu lí lịch nữa. Theo Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực có nội dung là các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật…vào sơ yếu lý lịch của công dân; chủ thực hiện việc chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định thủ tục chứng thực chữ ký được áp dụng đối với chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân.

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

Theo đó, chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản (khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Như vậy, hiện nay, chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân là thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch, không còn chứng thực nội dung.

Về thẩm quyền chứng thực chữ ký:

Cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản gồm:

– Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Uỷ bản nhân dân xã, phường, thị trấn.

– Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

Việc chứng thực chữ ký này được hướng dẫn tại Điều 7 Công văn số 1352/HTQTCT-CT về việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp như sau:

– Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký.

– Không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung:

+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

– Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

Như vậy, bạn có thể thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch tại bất ký Phòng tư pháp, UBND xã, phường nào để chứng thực Sơ yếu lý lịch mà không cần bắt buộc phải về nơi thường trú.

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0941 767 076

Email: amilawfirmdn@gmail.com

Website: amilawfirm.com

Mẫu Sơ Yếu Lý Lịch Chuẩn 2022

Download mẫu sơ yếu lý lịch file word

Mẫu sơ yếu lý lịch cơ bản công chứng tại địa phương.doc

1. Những khái niệm cơ bản về sơ yếu lý lịch

1.1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch hay còn được gọi là lý lịch trích ngang, lý lịch vắn tắt là một bản kê khai thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha mẹ anh chị em.

Sơ yếu lý lịch là giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc, là tài liệu lưu trữ giải quyết các vấn đề trong công việc, nhập học hay khi làm thủ tục hành chính, …

1.2. Sơ yếu lý lịch tiếng Anh là gì?

Việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài khi xin việc mang lại cho ứng viên rất nhiều lợi thế. Sơ yếu lý lịch tiếng Anh cũng không ngoại lệ.

Sơ yếu lý lịch trong tiếng Anh là “Curriculum Vitae” hay “CV”. Nhiều bạn sẽ lầm tưởng với CV trong tiếng Việt nhưng phải khẳng định lại rằng, chúng hoàn toàn khác nhau.

Download mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh PDF

Mẫu sơ yếu lý lịch tiếng chúng tôi

CV xin việc tập trung nhiều vào yếu tố bằng cấp, trình độ học vấn, kinh nghiệm với mục đích thể hiện, chứng minh năng lực làm việc.

Trong khi đó, bản sơ yếu lý lịch lại bao quát toàn bộ thông tin về nhân thân, thời gian được đào tạo, quá trình công tác hay tình trạng hôn nhân của ứng viên. Do đó sơ yếu lý lịch giống như một bản cam kết về con người, giúp nhà tuyển dụng quản lý ứng viên sau khi nhận việc một cách dễ dàng hơn.

1.3. Sơ yếu lý lịch tư pháp là gì?

Sơ yếu lý lịch tư pháp là mẫu tài liệu được cấp bởi Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch Tư pháp Quốc gia. Trong đó cung cấp thông tin chứng minh một cá nhân có tiền án hay có đang dính bản án hay quyết định xử phạt của Tòa án hay không.

Đồng thời, Sơ yếu lý lịch tư pháp còn cho biết đối tượng có đang bị cấm đảm nhận chức vụ hay thành lập, quản lý công ty/ doanh nghiệp hay không (trong trường hợp công ty/ doanh nghiệp đó bị Tòa án tuyên bố phá sản).

1.4. Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là gì?

Do nước ta chỉ mới thiết lập hệ thống giáo dục 12 năm từ năm 1977 nên những người sinh trước năm 1971 sẽ ghi trình độ văn hóa trong lý lịch theo dạng x/10, còn những người sinh từ năm 1971 sẽ là x/12 (x là số năm học).

Ví dụ: Bố bạn sinh năm 1963, hoàn thành hệ 10 năm thì ghi 10/10. Bạn sinh năm 1993, học xong hệ 12 năm, ghi 12/12.

Ngoài ra, người viết sơ yếu cũng cần cung cấp trình độ học vấn. Qua đó liệt kê bằng cấp đã được học và đào tạo ở trong (ngoài) nước như: cao đẳng, đại học, sau đại học, tiến sỹ…

1.5. Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch là gì?

Hiểu một cách đơn giản, mục thành phần gia đình sẽ kê khai gia đình bạn thuộc tầng lớp nào: trí thức, công nhân, nông dân hay doanh nhân.

1.6. Thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch là gì?

Thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch chính là vai trò trong xã hội của người viết ở thời điểm hiện tại, bao gồm: học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, cán bộ, công – viên chức, quân nhân, kỹ sư…

2. Sơ yếu lý lịch gồm những gì?

Một bản sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc phải nêu được các thông tin sau:

(1) Quá khứ: quê quán, ngày tháng năm sinh, nơi sinh

(2) Hiện tại: nghề nghiệp, chỗ ở

(3) Gia đình: ông bà, bố mẹ, anh chị em, vợ chồng..

(4) Thông tin bổ trợ: dân tộc, tôn giáo, học vấn, chính trị…

(5) Chữ ký người khai, dấu xác nhận địa phương.

3. Các loại hình sơ yếu lý lịch

3.1. Sơ yếu lý lịch đánh máy

Đánh máy sơ yếu lý lịch là cách tiện ích, nhanh chóng giúp người dùng dễ dàng có được tài liệu bản mềm thuận tiện gửi qua hình thức online, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

Khi thực hiện đánh máy sơ yếu lý lịch, bạn cần nắm rõ các thao tác tin học văn phòng để tạo ra một bản sơ yếu đúng chuẩn trình bày mà vẫn đầy đủ thông tin cần cung cấp.

3.2. Sơ yếu lý lịch viết tay

Thông thường, bạn có thể tự viết một bản sơ yếu lý lịch hoàn toàn mới dựa vào mẫu trên mạng hoặc cũng có thể chỉ cần điền thông tin vào trong bản sơ yếu có sẵn đi kèm trong bộ hồ sơ xin việc giấy.

3.3. Sơ yếu lý lịch nên viết tay hay đánh máy?

Do sơ yếu lý lịch là bản cam kết về con người như đã nói ở trên, nhà tuyển dụng cần thông tin được liệt kê một cách rõ ràng, chính xác; ứng viên không nên quá mất thời gian và công sức để viết tay. Do đó sử dụng mẫu đánh máy có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc là lựa chọn tối ưu.

Bà Rosalinda Oropeza Randall – chuyên gia về nghi lễ, tác giả cuốn Don’t Burp in the Boardroom – chia sẻ: “Bản lý lịch ứng viên là điều đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý tới. Nếu mắc phải một lỗi dù nhỏ về chính tả và ngữ pháp, chắc chắn rằng ấn tượng ban đầu của bạn sẽ không tốt”. Theo chúng tôi

4. Giải đáp những thắc mắc về sơ yếu lý lịch

4.1. Công chứng sơ yếu lý lịch cần những gì

4.1.1. Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?

Nhà tuyển dụng yêu cầu công chứng sơ yếu lý lịch sẽ giúp xác minh những thông tin ứng viên kê khai là đúng sự thật, giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý sau này.

4.1.2. Xác nhận sơ yếu lý lịch cần những gì?

Khi xin xác nhận sơ yếu lý lịch, bạn cần mang theo:

Bản sơ yếu lý lịch đã điền thông tin theo mẫu quy định, có dán ảnh thẻ 4×6

Bản gốc sổ hộ khẩu thường trú có tên cá nhân của người đang xin xác nhận sơ yếu lý lịch.

4.1.3. Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu?

Bạn có thể xin dấu xác nhận sơ yếu lý lịch ngay tại Ủy ban nhân dân xã, phường, cơ quan có thẩm quyền nơi mình làm việc, sinh sống.

4.1.4. Sơ yếu lý lịch do ai xác nhận?

Nơi có thẩm quyền xác nhận sơ yếu lý lịch của cá nhân hợp pháp là UBND xã, phường hoặc cơ quan, đơn vị (có tư cách pháp nhân) nơi người đó làm việc.

4.1.5. Xác nhận sơ yếu lý lịch như thế nào?

Trong thực tế, Pháp luật không có thủ tục cụ thể quy định việc xác nhận sơ yếu lý lịch cá nhân. Do vậy Ủy ban nhân dân các cấp từ xã phường thực hiện việc xác nhận sơ yếu lý lịch như thế nào đều không có sự thống nhất. Cụ thể như sau:

Có nơi xác nhận đăng ký thường trú

Có nơi xác nhận chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch

Có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không kèm theo nội dung xác thực

Đặc biệt nhất, Ủy ban nhân dân cấp xã phường còn xác nhận trong Sơ yếu rằng người công dân không chấp hành pháp luật, … do phía gia đình hoặc cá nhân họ không nộp đủ các khoản thu ở địa phương.

Các nội dung xác nhận không đúng quy định pháp luật như vậy đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi cần sử dụng Sơ yếu lý lịch.

Với lý do này, theo Công văn hướng dẫn xác nhận được ban hành từ Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực vào ngày 20/3/2014 hướng dẫn về việc xác nhận Sơ yếu lý lịch. Sau đó, phía chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp chứng thực bản sao từ bản chính, về chứng thực chữ ký và chứng thực những giao dịch hợp đồng, tại điều 24 của Nghị định quy định thủ tục chứng thực như sau:

(1) Bước 1: Người yêu cầu chứng thực chữ ký cần xuất trình Bản chính hoặc bản sao giấy chứng minh thư đã có chứng thực hoặc là hộ chiếu còn có giá trị sử dụng, cùng các giấy tờ văn bản sẽ ký.

(2) Người chứng thực yêu cầu người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt và thực hiện việc chứng thực như sau:

Ghi đầy đủ lời chứng thực chữ ký theo văn bản mẫu quy định.

Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cơ quan thực hiện việc chứng thực sau đó ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ 2 trang giấy trở lên thì lời chứng thực sẽ được ghi vào trang cuối. Còn nếu giấy tờ, văn bản có 2 tờ trở lên thì cần đóng dấu giáp lai.

Việc chứng thực sẽ bị từ chối sau khi người thực hiện chứng thực kiểm tra và phát hiện ra một trong các trường hợp sau:

+ Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực không làm chủ được hành vi của mình.

+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình giấy chứng minh nhân dân ( hoặc Hộ chiếu ) giả mạo hoặc không có giá trị sử dụng.

Giấy tờ, văn bản được yêu cầu chứng thực có nội dung như sau theo quy định tại Khoản 4, Điều 22 sẽ được chứng thực là giấy tờ văn bản có nội dung là bản hợp đồng, các văn bản giao dịch.

(3) Thời hạn thực hiện thủ tục hành chính được quy định như sau: cần đảm bảo xác nhận chứng thực ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu, có thể dời sang ngày tiếp theo nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

Đối với việc chứng thực tiếp nhận sau 15 giờ nhưng cơ quan chứng thực không thể giải quyết, trả kết quả ngay trong ngày thì bên tiếp nhận hồ sơ cần phải có phiếu hẹn ghi rõ ràng thời gian sẽ trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Khi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu chứng thực, bên tiếp nhận và người thực hiện không được gây phiền hà, không đặt thêm thủ tục hay yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái với quy định của Nghị định 23/2015.

4.2. Sơ yếu lý lịch công chứng có thời hạn bao lâu?

Sơ yếu lý lịch và nhiều giấy tờ khác có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được chứng thực và đóng dấu công chứng. Sau 6 tháng sẽ hết hiệu lực và phải công chứng lại nếu muốn tiếp tục sử dụng.

4.3. Sơ yếu lý lịch khi cần báo tin cho ai?

Tại đây, bạn ghi rõ thông tin địa chỉ và số điện thoại của người cần báo tin. Lưu ý đối tượng đưa vào đây nên là người thân trong gia đình như là bố mẹ, anh chị em trong nhà.

4.4. Sơ yếu lý lịch dán ảnh 3×4 hay 4×6?

Trong sơ yếu lý lịch, bạn nên chọn ảnh thẻ dán sơ yếu với kích thước 4×6. Bởi, sơ yếu lý lịch của bạn trông sẽ hài hòa và đẹp mắt hơn, gây nhiều cảm tình hơn cho người xem.

Chú ý, ảnh dán trong sơ yếu lý lịch cần phải là ảnh mới, thời gian chụp không dài quá 3 tháng và cần được đóng dấu giáp lai.

5. Sơ yếu lý lịch viết như thế nào?

5.1. Những yêu cầu cơ bản đối với sơ yếu lý lịch

Khi viết Sơ yếu lý lịch, hãy chú ý về những tiêu chí sau đây:

Súc tích, ngắn ngọn

Chỉ nêu những thông tin cần thiết

Nhất quán về kiểu chữ, phông chữ, mực

Không tẩy xóa

5.2. Cách viết sơ yếu lý lịch

5.2.1. Cách viết tiểu sử bản thân

Tiểu sử bản thân hay cũng chính là phần thông tin cá nhân. Bao gồm họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh. Bạn cần viết đúng theo chứng minh thư nhân dân, riêng về họ và tên thì cần phải viết chữ in hoa.

5.2.2. Cách ghi quê quán trong lý lịch

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: bao gồm số nhà, đường phố, xã phường, quận huyện, tỉnh thành theo đúng như trong sổ hộ khẩu.

Nơi ở hiện tại: viết rõ thôn (số nhà, địa chỉ đường phố), xã phường, quận huyện, tỉnh thành.

Nguyên quán: ghi nơi sinh sống của ông bà nội và cha đẻ, trường hợp cá biệt thì có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hay là người nuôi dưỡng từ nhỏ trong trường hợp người khai không biết rõ bố mẹ là ai.

5.2.3. Cách điền sơ yếu lý lịch cho người đi làm

Đối với Sơ yếu lý lịch cho người đi làm, bạn thực hiện ghi tiểu sử bản thân với những thông tin cá nhân và ghi quê quán, địa chỉ của mình theo hướng dẫn ở mục trên. Tiếp sau đó, điền các thông tin sau:

Dân tộc: đa phần sẽ thuộc dân tộc Kinh. Còn nếu như là dân tộc khác thì viết tên dân tộc gốc của mình. Trường hợp là con lai với người nước ngoài thì cần ghi rõ ràng quốc tịch, dân tộc của người bố, người mẹ là người nước ngoài.

Tôn giáo: cần ghi rõ tôn giáo của bạn (đạo Phật, đạo Hồi, Thiên Chúa, Cao Đài,…) kèm theo cả chức sắc trong tôn giáo đó nếu có. Còn nếu không theo đạo nào thì ghi là “Không”.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: ghi thông tin về thành phần gia đình theo đúng như quy định của pháp luật. Bao gồm các diện thành phần: cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, công chức, viên chức.

Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình của bạn thuộc thành phần nào thì điền thông tin vào đó. Các thành phần bản thân gia đình bao gồm: công nhân, viên chức, công chức, …

Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch: viết thông tin rõ ràng là 12/12 (hay 10/10 với những người sinh trước năm 1971 hoàn thành hệ đào tạo 10 năm) chính quy hay là bổ túc văn hóa.

Ngày và nơi kết nạp Đảng/ Đoàn: viết rõ ràng thời gian ngày tháng năm bạn được kết nạp.

Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch: Ghi trình độ đã tốt nghiệp cấp học nào (đại học, cao đẳng, trung cấp…)

Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch: Được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nào thì sẽ viết theo văn bằng bạn được cấp, ghi rõ thuộc chuyên ngành nào, các bằng cấp gì đã được nhận.

Cấp bậc: phần này ghi bậc lương đang được hưởng.

Lương chính hiện nay: Lương theo ngạch chuyên viên, kỹ sư, kỹ thuật viên, … ghi vào cụ thể nếu có.

Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch. Phần này ghi ở mục Ngày nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam (Thanh niên xung phong), ngày xuất ngũ, lý do: Bạn ghi rõ về ngày tháng năm đã nhập ngũ và xuất ngũ. Ghi lý do xuất ngũ là gì.

Hoàn cảnh gia đình: cần khai rõ ràng đầy đủ về cha mẹ đẻ hoặc là người nuôi dưỡng từ nhỏ trong trường hợp không biết cha mẹ đẻ, khai cả anh chị em ruột, vợ hoặc chồng, con cái. Khi khai chú ý viết đầy đủ những thông tin sau: Họ và tên, Năm sinh, Quê quán, chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế.

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch: hay đây cũng chính là bản tự thuật quá trình công tác cho nên cần tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho tới ngày bạn tham gia vào các hoạt động xã hội, thể hiện rõ đã đi học ở những đâu, làm ở đâu và giữ những chức vụ gì?

Khen thưởng/ Kỷ luật: Ghi rõ về thời gian và hình thức được khen thưởng; tháng năm, lý do và hình thức kỷ luật.

Tình trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch: bạn ghi Tốt nếu chắc chắn sức khỏe được đảm bảo.

Lưu ý để có thể tránh tình trạng viết sai thông tin thì bạn có thể tải mẫu sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương về, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng những loại giấy tờ quan trọng như chứng minh thư cá nhân và bố mẹ, vợ/ chồng, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con đẻ (nếu có), thẻ Đảng viên, Đoàn viên, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác để nhìn theo đó mà điền vào các đầu mục thông tin trên cho chính xác.

Tải mẫu sơ yếu lý lịch xin việc

Sơ yếu lý lịch đơn giản.doc

5.2.4. Cách điền sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Về bố cục, bản Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên có 4 trang, đòi hỏi sinh viên cần điền đầy đủ thông tin vào các nội dung trong đó.

TRANG 1: BÌA NGOÀI – LÝ LỊCH HỌC SINH SINH VIÊN TRANG 2: PHẦN BẢN THÂN HỌC SINH – SINH VIÊN

Dán ảnh thẻ 4×6 vào góc bên trái của trang giấy, có đóng dấu giáp lai vào ảnh. Lưu ý, ảnh là ảnh mới chụp không quá 3 tháng.

Họ và tên: cần viết in hoa có dấu

Ngày tháng năm sinh: chỉ cần điền 2 số cuối ngày tháng năm sinh của bạn vào trong 6 ô trống ở bên cạnh.

Dân tộc: nếu bạn là người dân tộc Kinh thì điền số 1 vào ô trống, còn nếu là dân tộc khác thì điền vào ô trống số 0.

Tôn giáo: Bạn thuộc tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó. Nếu không thuộc tôn giáo nào thì ghi Không. Lưu ý không để trống.

Thành phần xuất thân: nếu bạn xuất thân từ gia đình công nhân viên chức thì ghi số 1, nếu xuất thân từ gia đình nông dân ghi vào số 2, nếu thuộc thành phần khác những thành phần vừa kể thì ghi số 3.

Đối tượng dự thi: ghi giống với giấy báo dự thi, bạn thuộc đối tượng nào thì điền đối tượng đó, còn nếu như không thuộc đối tượng ưu tiên thì sẽ để trống.

Ký hiệu trường: cần viết chính xác mã của trường mà bạn chuẩn bị nhập học vào trong 3 ô trống ở bên cạnh. Ví dụ như bạn chuẩn bị nhập học vào trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thì hãy điền DCN vào trong 3 ô trống.

Số báo danh: số báo danh của bạn tham dự vào kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia vừa rồi là gì thì ghi chính xác số đó vào.

Kết quả học tập lớp cuối cấp (hệ THPT, THN, THBT, TCCN): Phần này sẽ ghi thông tin về kết quả học tập của bạn lớp 12. Trong đó, bạn cần phải ghi rõ xếp loại học tập của mình và xếp loại hạnh kiểm. Ở trong phần yêu cầu ghi vào xếp loại tốt nghiệp thì bạn hãy bỏ qua bởi vì mục tính từ năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định về việc bỏ xếp loại tốt nghiệp.

Ngày vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Bạn hãy ghi theo trong sổ Đoàn của mình.

Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: Ghi như trong sổ Đảng viên, còn nếu như chưa gia nhập Đảng thì để trống phần này.

Khen thưởng, kỷ luật: hãy ghi thông tin bạn được khen thưởng, nếu như không có thì ghi Không.

Giới tính: nếu bạn là nam thì điền số 0, còn nếu bạn là nữ thì điền số 1.

Hộ khẩu thường trú: bạn cần ghi chính xác địa chỉ trong sổ hộ khẩu của gia đình. Yêu cầu ghi rõ ràng từ số nhà, thôn xóm, xã phường, quận huyện đến tỉnh thành.

Thuộc khu vực tuyển sinh nào: bạn nằm trong khu vực tuyển sinh nào thì điền khu vực tuyển dụng đó theo ký hiệu đã được quy định. Điền giống với giấy báo dự thi, trong đó, bao gồm các khu vực 1; 2; 2NT; 3.

Ngành học: Ghi ngành mà bạn đã đỗ vào trường. Lưu ý cần phải viết rõ tên ngành, điền chính xác mã ngành vào trong những ô ở bên cạnh.

Điểm thi tuyển sinh: bạn cần ghi rõ tổng điểm của 3 môn được xét tuyển vào trường, điểm thi của từng môn.

Điểm thưởng: Nếu bạn thuộc đối tượng có điểm thưởng thì điền điểm được thưởng vào còn nếu không thì bỏ qua.

Lý do được tuyển sinh thẳng vào trường và lý do được điểm thưởng: nếu có thì bạn ghi rõ lý do còn nếu không thì hãy bỏ qua.

Năm tốt nghiệp: ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp Trung học phổ thông. Ví dụ năm bạn tốt nghiệp Trung học phổ thông là 2018 thì chỉ điền số 18 vào ô trống.

Số chứng minh thư nhân dân: Bạn hãy điền chính xác số chứng minh thư nhân dân của mình vào các ô.

Tóm tắt quá trình học tập, quá trình công tác và lao động: Ghi cụ thể thời gian bạn học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở cho tới trung học phổ thông.

TRANG 3 + 4: THÀNH PHẦN VỀ GIA ĐÌNH

Cha: người viết đơn ghi rõ các thông tin về người cha đẻ. Bao gồm: Họ và tên cha, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú.

Mẹ: người viết đơn ghi rõ các thông tin về người mẹ đẻ. Bao gồm: họ và tên mẹ, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú.

Họ và tên anh chị em ruột: bạn cần ghi rõ thông tin họ và tên của anh trai, chị gái, em trai và em gái nếu có, đang làm gì và ở đâu.

Vợ hoặc chồng: nếu đã có vợ hoặc chồng thì ghi đầy đủ các thông tin về họ, còn nếu chưa có thì bỏ trống.

Lời cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Bạn cần phải xin chữ ký của phụ huynh để xác nhận. Có thể xin của bố hoặc của mẹ.

Ký tên: học sinh, sinh viên (người viết sơ yếu lý lịch) ký tên vào góc bên phải.

Chú ý: Sau khi điền đầy đủ những thông tin theo mẫu thì học sinh, sinh viên cần mang sơ yếu lý lịch này đến cơ quan chính quyền, địa phương xã, phường mình đang cư trú để xác nhận thông tin bằng cách ghi rõ ràng đầy đủ họ tên và ký tên, đóng dấu.

Tải mẫu sơ yếu lý lịch học sinh – sinh viên

Sơ yếu lý lịch sinh viên.docx

6. Tạo và tải sơ yếu lý lịch trên Timviec365.vn

Bạn băn khoăn nên tạo và tải sơ yếu lý lịch ở đâu? Đến với chúng tôi các bạn ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm một bản Sơ yếu lý lịch mẫu hoàn hảo hoặc tự sáng tạo mẫu sơ yếu cho bản thân với sự hỗ trợ tốt nhất đội ngũ timviec365.

6.1. Hướng dẫn tạo và tải Sơ yếu lý lịch trên Timviec365.vn

Sau khi truy cập, trang chủ Timviec365 sẽ hiện ra, bạn vào mục “Hồ sơ xin việc”, nhấn chọn “Sơ yếu lý lịch online”. Khi đó một trang mới sẽ được hiện ra, bạn tiến hành đăng ký ngay tài khoản thành viên nếu chưa có hoặc đăng nhập ngay nếu đã có.

Ngay tại giao diện được hiển thị, sẽ xuất hiện các mẫu sơ yếu lý lịch. Khi đó bạn chọn vào lệnh “Bắt đầu tạo” ở mỗi mẫu sơ yếu để giao diện chuyển qua phần điền nội dung thông tin chi tiết vào bên trong mẫu có sẵn.

Bước 3: Lưu bản Sơ yếu lý lịch vừa tạo hoặc tải về máy tùy vào mục đích, nhu cầu sử dụng

Sau khi bạn đã nhập đầy đủ những trường thông tin quan trọng nhất trong mẫu sơ yếu lý lịch thì hãy tiến hành thực hiện lệnh lưu hồ sơ vừa tạo. Có thể lựa chọn lưu hồ sơ ở trên website hoặc tải mẫu vừa tạo hoàn chỉnh về máy tính cá nhân của bạn.

Như vậy chỉ với ba bước hết sức đơn giản trên ngay tại trang web chúng tôi thì chúng ta đã có thể tạo ra được cho riêng mình một bản sơ yếu lý lịch cá nhân một cách nhanh chóng, đầy đủ và mang tới hiệu quả cao.

6.2. Lợi ích khi sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu trên timviec365.vn

Những lợi ích lớn khi người dùng sử dụng những mẫu sơ yếu lý lịch xin việc ngay tại trang web Timviec365.vn:

Được tiếp cận và sở hữu rất nhiều mẫu lý lịch cá nhân chuẩn có thiết kế chuyên nghiệp, đáp ứng đủ yêu cầu đa dạng của cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

Ngôn ngữ linh hoạt, dễ dàng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng của từng ứng viên.

Đăng ký tài khoản, tạo và tải mẫu miễn phí, dễ thao tác thực hiện không quá 3 phút đã có ngay một bản sơ yếu chuẩn.

Được trợ giúp, tư vấn 24/24, hướng dẫn tỉ mỉ từ đội ngũ hỗ trợ Timviec365.vn.

Với những lợi ích to lớn trên cùng với sự hiểu biết căn bản nhất về sơ yếu lý lịch thì bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký ngay tài khoản, tạo và tải mẫu sơ yếu miễn phí trên trang web của chúng tôi. Chắc chắn bằng các thao tác dễ dàng thực hiện đó thì bạn chỉ mất không quá 3 phút là đã có thể sở hữu ngay cho mình một bản sơ yếu lý lịch đầy tiêu chuẩn, bước đầu chuẩn bị con đường sự nghiệp thành công của mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xác Nhận Sơ Yếu Lý Lịch trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!