Cập nhật nội dung chi tiết về Vốn Pháp Định Là Gi? Những Ngành Nghề Nào Cần Vốn Pháp Định? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vốn pháp định theo luật doanh nghiệp 2014
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Những nghành nghề yêu cầu vốn pháp định theo quy định của nhà nước:
1. Thành lập ngân hàng , quỹ tín dụng (Vốn pháp định của ngân hàng)
Cụ thể như sau:
– NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài, NH đầu tư, NH hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân TW: Vốn pháp định 3000 tỷ VNĐ
– Chi nhánh NH nước ngoài: Vốn pháp định 15 triệu USD
– NH chính sách, NH phát triển: Vốn pháp định 5000 tỷ VNĐ
– Qũy tín dụng nhân dân cơ sở: Vốn pháp định 0.1 tỷ VNĐ
– Hồ sơ chứng minh vốn pháp định: Giấy phép của ngân hàng nhà nước
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
– Công ty tài chính: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ
– Công ty cho thuê tài chính: Vốn pháp định 150 tỷ VNĐ
3. Kinh doanh BĐS:
Thực hiện theo Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
– Công ty kinh doanh BĐS: Vốn pháp định 6 tỷ VNĐ
– Hồ sơ chứng minh:
a. Hồ sơ thành lập mới:
+ Biên bản góp vốn của các cổ đông/thành viên hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức hoặc bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
+ Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
b. Hồ sơ thay đổi – bổ sung ngành – chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
+ Trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp từ 6 tỷ trở lên: Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính không quá 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
+ Trường hợp vốn điều lệ hiện có của doanh nghiệp dưới 6 tỷ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ và kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của doanh nghiệp.
4. Dịch vụ đòi nợ:
Thực hiện theoĐiều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP, ngày 14/06/2012, về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ
–Hồ sơ chứng minh như sau:
+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân
+ Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải toả sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
+ Đối với số vốn góp bằng tài sản, phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
5. Dịch vụ bảo vệ:
Tài liệu căn cứ Điều 9, NĐ 52/2008 NĐ-CP ngày 22/04/2008, Nghị định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
– Công ty dịch vụ bảo vệ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ
– Hồ sơ chứng minh vốn như sau:
+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; hoặc quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; hoặc bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
+ Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập;
+ Đối với số vốn góp bằng tài sản, phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
6. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Tài liệu căn cứ Điều 3, NĐ 126/2007 NĐ-CP ngày 01/08/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
–Công ty kinh doanh môi giới Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ
- Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng của Ngân hàng thương mại theo quy định.
7. Sản xuất phim:
Căn cứ Điều 11, NĐ 54/2010 NĐ-CP ngày 21/02/2010, Quy định vhi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12
– Thành lập công ty hoạt động về sản xuất phim: Vốn pháp định 1 tỷ VNĐ
– Hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm:
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định 1 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp
8. Kinh doanh vận chuyển hàng không:
Căn cứ Khoản 1, Điều 8, NĐ 76/2007 NĐ-CP ngày 09/05/2007, về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
a. Vận chuyển hàng không quốc tế:
– Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ
– Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 800 tỷ VNĐ
b. Vận chuyển hàng không nội địa:
– Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 200 tỷ VNĐ
– Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 400 tỷ VNĐ
c. Chứng minh vốn:
Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định
.
9. Doanh nghiệp cảng hàng không:
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007 NĐ-CP ngày 25/05/2007 về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay.
– Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: Vốn pháp định 100 tỷ VNĐ
– Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
10. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:
Căn cứ Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007 NĐ-CP ngày 25/05/2007, về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay.
– Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ
– Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: Vốn pháp định 10 tỷ VNĐ
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
11. Kinh doanh hàng không chung:
Căn cứ Khoản 2, Điều 8, NĐ 76/2007 NĐ-CP ngày 09/05/2007, về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
– Công ty kinh doanh về hàng không chung: Vốn pháp định 50 tỷ VNĐ
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
12. Dịch vụ kiểm toán:
Căn cứ Điều 5, NĐ 17/2012 NĐ-CP ngày 13/03/2012, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập.
– Công ty dịch vụ kiểm toán : Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ ( áp dụng kể từ ngày 1/1/2015)
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
– Ghi chú: Áp dụng đối với công ty TNHH
13. Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất:
Căn cứ Điều 19, Nghị định 25/2011/NĐ-CP,ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
a. Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:
– Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, TP trục thuộc trung ương: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ
– Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) : Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ
– Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định 100 tỷ VNĐ
b. Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:
– Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) : Vốn pháp định 100 tỷ VNĐ
– Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định 300 tỷ VNĐ
c.Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định
14. Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất:
Căn cứ Điều 20, Nghị định 25/2011/NĐ-CP,
ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
• Có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: Vốn pháp định 20 tỷ VNĐ
• Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo) : Vốn pháp định 300 tỷ VNĐ
• Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ
• Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định
15. Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh:
căn cứ Điều 21, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
– Công ty hoạt động lĩnh vực Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh: Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TƯ VẤN HƯƠNG LAN
88/1R Tổ 9, Ấp Mỹ Hòa 1, Trung Chánh, Hóc Môn, Tp.HCM
Hotline: 0915 47 27 68 0962 17 39 84
Email: tuvanhuonglan37@gmail.com
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
D51 Đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM
Hotline: 0915 47 27 68 0962 17 39 84
Vốn Pháp Định Và Những Điều Doanh Nghiệp Cần Phải Biết 2022!
Như các bạn đã biết, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Theo luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ, vốn pháp định là vốn tối thiểu theo quy định nên có thể bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu Doanh nghiệp không được phép thấp hơn số vốn pháp định. Vậy tại sao một số ngành nghề lại phải có quy định về vốn pháp định?
Quy định về vốn pháp định cho mỗi ngành nghề
Ngân hàng được coi là huyệt mạch của nền kinh tế bao trùm lên hoạt động kinh tế xã hội, là hoạt động trung gian gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Nó là công cụ điều tiết nền kinh tế và các lĩnh vực phi kinh tế. Chính vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải đáp ứng tốt về nguồn vốn, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và tuân thủ quy định của ngân hàng Nhà nước.
Nếu nói hệ thống kinh tế thị trường là một cơ thể, thì bất động sản chính là 1 bộ phận không thể tách rời. Vai trò của các công ty Bất động sản cũng như 1 cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, công ty bất động sản còn thực hiện việc tái sản xuất ( từ việc chuyển quyền và quyền sở hữu từ người này sang tay người khác), quyết định và ảnh hưởng tốc độ chu chuyển vốn của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thúc đẩy tới quá trình đổi mới quản lý đất đai, các công trình công cộng và công trình kinh tế khác. Các công ty bất động sản còn góp phần trong sự phát triển ứng dụng, khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nhà ở, bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, ngành bất động sản cần có 1 nguồn vốn pháp định khá lớn để đảm bảo hoạt động hiệu quả, nhà nước dễ dàng quản lý.
Sản xuất phim ở Việt Nam đang ngày càng được phát triển, thị trường điện ảnh bùng nổ mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của phim Việt. Các doanh nghiệp sản xuất phim ở nước ta đang ngày càng đa dạng về thể loại từ phim tình cảm, kinh dị, hài kịch cho tới phim hành động hấp dẫn hay những bộ phim hoạt hình vui nhộn. Mang lại được nhiều sự lựa chọn cho khán giả ở mọi lứa tuổi, mọi giới.
Hàng không có vai trò như mạng lưới kết nối Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, rất cấp thiết cho kinh tế toàn cầu nhờ đó làm cầu nối về giao lưu văn hóa, chính trị và kinh tế. Và đóng góp to lớn trong GDP và đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhiều năm qua, chính vì vậy đây cũng là 1 ngành chủ chốt cần được nhà nước quan tâm và quản lý chặt chẽ.
Viễn thông có vai trò như cây cầu trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa mọi người và mọi nơi khác nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Viễn thông là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của 1 khu vực, 1 quốc gia và của thế giới.
ì vậy, giữ vững được một cơ cấu viễn thông ổn định và mạnh mẽ còn góp phần giữ vững an ninh liên lạc trong 1 quốc gia. Ngành nghề này cũng nằm trong số những ngành đặc biệt quan tâm của nhà nước và phải được quản lý chặt chẽ.
Theo quy định vốn điều lệ công ty chứng khoán, vốn pháp định cho nghiệp vụ kinh doanh công ty chứng khoán, chi nhánh công tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài là:
Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam
Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam
Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam
Theo quy định, vốn điều lệ của Công ty chứng khoán được quy định như sau:
Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu. Phần vốn góp ban đầu của các cổ đông không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp phép thành lập và hoạt động; trừ những trường hợp chuyển nhượng cho thành viên sáng lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Đối với thể nhân góp vốn, thể nhân chỉ được sử dụng vốn của mình để góp vốn, không sử dụng các nguồn vốn uỷ thác đầu tư, nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng từ tổ chức tài chính; tín dụng; pháp nhân và thể nhân khác. Thế nhân góp vốn phải có xác nhận của ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tại Việt Nam về số tiền bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc các khoản tương đương tiền khác và các tài liệu chứng minh tài sản của thể nhân có đủ khả năng thực hiện cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán;
Đối với pháp nhân góp vốn, quy định vốn điều lệ công ty chứng khoán như sau:
– Vốn chủ sở hữu khi trừ đi các khoản đầu tư dài hạn luôn luôn phải lớn hơn số vốn góp cam kết
– Báo cáo tài chính gần nhất phải được kiểm toán độc lập. Chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo tài chính này có kiểm toán tối thiểu bằng số vốn góp.
Bạn có thể sẽ quan tâm thêm: Tra cứu tên và mã ngành kinh tế Việt Nam
Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Là Gì ?Quy Định Pháp Luật Như Thế Nào
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì ? Quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện như thế nào ?
Các quy định chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện. Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề quy định trên được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định. Và được quy định trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định. Và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan. Tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện kinh doanh.
Điều kiện để được kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Điều kiện kinh doanh chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện được thể hiện cụ thể trên giấy phép kinh doanh (mã ngành, nghề), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Điều kiện về giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh đôi khi còn được gọi là “Giấy phép con”. Được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực.
Giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. .
Các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định nhiều loại Giấy phép là: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Thông tin và Truyền thông.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó.
Những loại giấy chứng nhận phổ biến hiện nay có thể kể đến như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự …
Điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.
Đối với những ngành nghề có điều kiện này, doanh nghiệp phải có người hoạt động trong ngành nghề đó có chứng chỉ hành nghề.
Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.
Chẳng hạn như:
– Yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp. Hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
– Yêu cầu giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp. Và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
– Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện về vốn pháp định
Yêu cầu về vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành, nghề có yêu cầu có cơ sở vật chất lớn.
Ví dụ, Luật kinh doanh bất động sản quy định doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ 20 tỷ đồng mới được hoạt động lĩnh vực này.
Mục đích của yêu cầu về mức vốn tối thiểu này nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của doanh nghiệp. Và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc;
– Phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty để bắt đầu kinh doanh.
– Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định.
Mọi cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền được cấp giấy phép. Hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do từ chối.
Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép. Hoặc thực hiện các điều kiện đối với trường hợp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản. Doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện kinh doanh công ty hỗ trợ
Điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường
Tra cứu điều kiện kinh doanh
Pháp Nhân Là Gì? Những Quy Định Về Pháp Nhân Bạn Cần Biết
Hiểu như thế nào đúng nhất về pháp nhân là gì ?
Pháp nhân được quy định theo điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó pháp nhân có thể được hiểu như sau:
Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.
Ví dụ: Tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân
Điều kiện để được công nhận là một tổ chức có tư cách pháp nhân như thế nào?
Tư cách pháp nhân là gì? Đây chính là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức hoặc một tập thể có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành.
Cũng theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức, tạp thể được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đạt đủ 4 điều kiện sau:
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo như định nghĩa pháp nhân là gì, ta thấy rõ ràng pháp nhân không phải một cá nhân mà nhất định phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức sẽ được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và phải đạt được một số điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Tổ chức muốn có tư cách pháp nhân bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập thì mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà tổ chức xác lập.
Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân dù được thành lập hợp pháp là công ty tư nhân. Vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với tài sản cá nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân đó vì thế mà không có tư cách pháp nhân. Trong khi công ty TNHH, công ty cổ phần đều có phần tài sản độc lập để chịu trách nhiệm trước pháp luật nên vì thế mà có tư cách pháp nhân.
Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ:
1. Pháp nhân sẽ phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy một tổ chức muốn trở thành pháp nhân sẽ phải có điều lệ công ty hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành.
Điều lệ của pháp nhân do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên xây dựng và thống nhất thông qua.
Pháp nhân có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.
Pháp nhân phải có cơ quan điều hành bao gồm các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.
Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập.
Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bỏ tù, bị bắt giam, bị chết hoặc không còn khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động. Điều đó cho thấy tư cách pháp nhân không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân nào.
Những quy định về pháp nhân trong bộ luật Dân sự
Thành lập, đăng ký pháp nhân
Đại diện của pháp nhân
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo sự ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành như: Luật doanh nghiệp,…
Tài sản độc lập của pháp nhân
Quốc tịch của pháp nhân
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
Phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;
Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
Phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình;
Không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Những nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Người của pháp nhân sẽ không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Hợp nhất pháp nhân
Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.
Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.
Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập;
Sáp nhập pháp nhân
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn sáp nhập và mua doanh nghiệp
Chia pháp nhân
Tách pháp nhân
Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
Chuyển đổi hình thức của pháp nhân
Giải thể pháp nhân
Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
Theo quy định của điều lệ;
Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể
1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:
2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.
Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
Phá sản pháp nhân
Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Chấm dứt tồn tại pháp nhân
1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
a) Hợp nhất, chuyển đổi hình thức, giải thể công ty, sáp nhập, chia, pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật dân sự;
b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Pháp nhân sẽ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật
Định nghĩa pháp nhân là gì đã được GVLAWYERS nêu rõ ở trên theo quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự. Tất cả những quy định cũng như điều kiện để có tư cách pháp nhân đều được thể hiện cụ thể. Lưu ý rằng chỉ khi nào có đủ cả 4 yếu tốt thì tổ chức đó mới được xem là có tư cách pháp nhân theo quy định.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vốn Pháp Định Là Gi? Những Ngành Nghề Nào Cần Vốn Pháp Định? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!