Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Bản Trong Chương Trình Ngữ Văn Của Một Số Nước Trên Thế Giới mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyễn Thị Ngọc Thúy[1]
TÓM TẮT
Từ trước đến nay, chương trình Ngữ văn của chúng ta chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi trên cơ sở tìm hiểu việc giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới muốn xác định lại tên gọi cho hệ thống văn bản thông tin và đưa ra một số gợi ý về việc giảng dạy loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của nước ta sau năm 2015.
Từ khóa: văn bản thông tin, chương trình Ngữ văn, năng lực đọc hiểu
ABSTRACT
INFORMATIONAL TEXTS IN SOME LITERATURE AND LINGUISTICS CURRICULUMS OF SOME COUNTRIES IN THE WOLRD
Our current literature and linguistics curriculum has not really cared about developing the competence in reading comprehension informational texts for students up till now. In this article, basing on searching the teaching informational texts in some literature and linguistics curriculums of some countries, we want to rename for the system of informational texts and give some suggestions about the teaching this type of text in our literature and linguistics curriculum after 2015.
Keywords: informational text, literature and linguistics curriculum, reading comprehension competence
Ngày nay, cơ hội để học sinh hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu rất phong phú và đa dạng, vì hàng ngày cả trong môi trường lớp học và môi trường xã hội, học sinh được tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân loại, văn bản sẽ được sắp xếp theo những hệ thống khác nhau, ví dụ như văn bản in và văn bản điện tử, văn bản liên tục và văn bản không liên tục (văn bản gồm chữ và các số, chữ và biểu đồ, bảng biểu, v.v), văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu, văn bản văn chương và văn bản thông tin.
Về khái niệm văn bản thông tin
1.1. Vấn đề tên gọi văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước
– Trong khung chuẩn cơ bản chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của liên bang ở Mỹ (sau đây xin gọi là chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ), khái niệm văn bản thông tin (informational text) được sử dụng trong mối tương quan với khái niệm văn bản văn chương (literary text) để tạo thành hệ thống văn bản hoàn chỉnh.
– Khung chương trình Tiếng Anh ở bậc Tiểu học và Trung học năm 2010 của Singapore (sau đây xin gọi là chương trình Tiếng Anh của Singapore) xác định rõ hai loại văn bản chính được giảng dạy là văn bản văn chương (literary text) và văn bản thông tin (informational text) hay còn được gọi là văn bản chức năng (functional text)[2].
– Còn trong khung chương trình Tiếng Anh của Anh thì “tất cả học sinh đều được khuyến khích đọc rộng ở cả hai loại văn bản: văn bản hư cấu (fiction) và văn bản phi hư cấu (non-fiction) để phát triển kiến thức của họ cũng như những hiểu biết về thế giới mà họ đang sống, để thiết lập một nhận thức đúng đắn cùng tình yêu đối với việc đọc và cũng để tích lũy kiến thức thông qua chương trình.” [7, tr.14]
– Tương tự với chương trình của Anh, chuẩn cơ bản của khung chương trình đọc – viết cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi của New Zealand cũng qui định rõ hệ thống văn bản sử dụng trong chương trình là văn bản hư cấu (fiction text) và văn bản phi hư cấu (non-fiction text).
Việc xác định tên gọi của loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của chúng ta sau năm 2015 sao cho khoa học và hợp lí cũng rất quan trọng vì quan niệm về định danh sẽ chi phối cách lựa chọn kiểu văn bản cụ thể để dạy và học.
Trong chương trình Ngữ văn của các nước, hệ thống văn bản thông tin được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau. Vấn đề đặt ra là nên hiểu các khái niệm này như thế nào?
1.2.1 Về khái niệm văn bản phi hư cấu (non-fiction text)
Theo Wikipedia, văn bản chủ yếu được phân chia thành hai loại phổ biến là văn bản phi hư cấu (non-fiction) và văn bản hư cấu (fiction). “Văn bản phi hư cấu là một câu chuyện được xây dựng dựa trên sự kiện và thông tin có thật. Văn bản phi hư cấu có thể là một câu chuyện kể, một văn bản miêu tả lại sự việc đã xảy ra, hoặc là một sản phẩm giao tiếp khác mà tác giả của nó tin rằng sự khẳng định và miêu tả là có thật. Những sự khẳng định và miêu tả này có thể chính xác hoặc không, có thể mô tả đúng hoặc sai về đối tượng. Tuy nhiên, người ta cho rằng tác giả của những văn bản ấy tin rằng chúng đúng sự thật tại thời điểm mà họ soạn thảo, hoặc ít nhất đã khiến người tiếp nhận văn bản tin rằng chúng đúng về phương diện lịch sử hoặc theo kinh nghiệm. Việc báo cáo về niềm tin của mọi người đối với những văn bản loại này không nhất thiết là sự chứng thực về tính chân thực của chúng, chỉ đơn giản nó đúng sự thật khi mọi người tin nó. (…) Văn bản phi hư cấu không nhất thiết chỉ là văn bản viết, vì tranh ảnh và phim cũng có nội dung miêu tả sự thật về một đề tài, vấn đề nào đó.”. Từ định nghĩa trên, Wikipedia đã xác định những kiểu văn bản cụ thể thuộc loại văn bản này: “bài tiểu luận, bài báo, ký sự, nhật ký, các tài liệu, văn bản khoa học, tranh ảnh, tiểu sử, sách giáo khoa, sách hướng dẫn du lịch, bản vẽ chi tiết, tài liệu kỹ thuật, sách hướng dẫn sử dụng, biểu đồ, v.v.”
Nhưng sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tương đối vì một số văn bản có thể được xếp vào loại văn bản hư cấu hay văn bản phi cấu đều hợp lý, chẳng hạn như những văn bản tự biểu hiện, thư từ, tạp chí và những văn bản có yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Mặc dù chúng có thể thuộc về loại này hay loại kia, nhưng vẫn có thể tồn tại sự pha trộn đặc điểm của cả hai loại văn bản ấy. Một số văn bản hư cấu có thể bao hàm những yếu tố phi hư cấu. Trong khi đó, một số văn bản phi hư cấu lại chứa đựng những yếu tố tiền giả định, sự suy diễn hoặc điều tưởng tượng, hư cấu không thể xác minh, kiểm chứng. Việc bao gồm những điều còn đang bỏ ngỏ, chưa được kiểm tra về độ xác thực có thể khiến người đọc hiểu sai bản chất của văn bản phi hư cấu. Vì thế thuật ngữ văn bản phi hư cấu có tính văn chương (literary non-fiction) xuất hiện để chỉ những văn bản phi hư cấu có sử dụng yếu tố văn chương. Đó là khái niệm được sử dụng trong quan hệ đối lập với khái niệm văn bản phi hư cấu thuần túy. Những yếu tố có tính sáng tạo và văn chương thường được cho là không phù hợp để sử dụng trong văn bản phi hư cấu, nhưng chúng vẫn xuất hiện trong một số văn bản và thường chìm khuất đi để không làm mờ đi thông tin của văn bản. Sự đơn giản, sáng rõ và trực tiếp là những điều quan trọng được cân nhắc khi tạo lập văn bản phi hư cấu. Khái niệm này được cũng được nhắc đến trong khung chuẩn cơ bản chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mỹ.
1.2.2. Về khái niệm văn bản thông tin (informational text/ informative text)
Duke[4] (2003) đã từng đưa ra định nghĩa về văn bản thông tin như sau: “Mục đích chính của văn bản thông tin là truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội, điển hình là từ những người được cho là biết thông tin đến những người được cho là không biết.” [9, tr.16]. Từ định nghĩa trên, Duke cho rằng: “…Tiểu sử là văn bản phi hư cấu nhưng không phải là văn bản thông tin vì mục đích chính của nó là truyền tải thông tin về cuộc đời của một cá nhân. Văn bản miêu tả các quy trình hay là văn bản hướng dẫn các thao tác cũng chỉ là văn bản phi hư cấu, không phải văn bản thông tin vì mục đích của nó là hướng dẫn thao tác chứ không phải chuyển tải thông tin về một điều gì đó. Những văn bản phi hư cấu có tính chất kể chuyện hoặc là “những câu chuyện kể về sự thật” cũng là văn bản phi hư cấu chứ không phải là văn bản thông tin vì mục đích chính là kể về một sự kiện hoặc một chuỗi các sự kiện đã xảy ra.” [9, tr.16]. Từ sự phân biệt đó, Duke (2003) đã một mực khẳng định văn bản thông tin có đặc điểm là trình bày toàn bộ các phân lớp của sự vật (khác với tiểu sử – một loại văn bản phi hư cấu chỉ tập trung vào một cá thể, một cá nhân) và nhìn đối tượng theo cách phi thời gian (khác với tiểu sử, chỉ tập trung vào những điểm thời gian đặc biệt). Do đó, văn bản thông tin có nội dung bao quát hơn, tổng quan hơn. Trên cơ sở đó, Duke đã trình bày tóm tắt định nghĩa về văn bản thông tin như sau:
“Văn bản thông tin là:
– Loại văn bản mà mục đích chính của nó là chuyển tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội.
– Loại văn bản có những nét đặc trưng tiêu biểu chẳng hạn như hướng đến toàn bộ các lớp, loại của sự vật trong cách tiếp cận, không chịu sự chi phối bởi các yếu tố thời gian.
Văn bản thông tin KHÔNG PHẢI là:
– Loại văn bản mà mục đích chính của nó là những mục đích khác, ngoài việc chuyển tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội, chẳng hạn như kể chuyện về cuộc đời của một cá nhân, về một sự kiện/ chuỗi các kiện hoặc kể về quy trình thực hiện một điều gì đó.
– Loại văn bản luôn luôn chỉ có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể; trái lại đặc điểm của loại văn bản này sẽ thay đổi theo từng kiểu văn bản cụ thể.
– Chỉ là sách.” [9, tr.17]
1.2.4. Điểm thống nhất và khác biệt giữa các khái niệm
Cả hai loại văn bản này đều được tạo lập từ những thông tin có thật. Có tác giả cho rằng hai khái niệm này đồng nhất với nhau, vậy nên họ thường dùng hai khái niệm này thay thế cho nhau. Nhưng cũng có một số nhà nghiên cứu như nhóm của Nell chúng tôi (2003) lại cho rằng hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau, họ cho rằng văn bản thông tin chỉ là một loại rất quan trọng của văn bản phi hư cấu vì văn bản phi hư cấu bao gồm tất cả các văn bản viết về những sự việc có thật. Theo Duke (2003) “văn bản thông tin khác với các loại khác của văn bản phi hư cấu ở mục đích, đặc điểm và hình thức” [2, tr.16]. Vì vậy một số tiểu loại của văn bản phi hư cấu lại không được nhóm của Duke xếp vào loại văn bản thông tin, chẳng hạn như tiểu sử, tự truyện và những văn bản thuyết minh về quy trình hoặc thao tác thực hiện. Sự phức tạp trong việc xác định khái niệm và phân loại văn bản thông tin là một minh chứng cho thấy ranh giới giữa các loại văn bản là hết sức mong manh. Vì vậy, việc xác định, lựa chọn những kiểu văn bản cụ thể của loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của một số nước cũng rất khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia nhưng nhìn chung vẫn phải bảo đảm được những đặc trưng cơ bản của văn bản thông tin.
Vậy có thể thấy vấn đề tên gọi của loại văn bản này cũng khá phức tạp và gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Nhưng nhìn chung trong chương trình của các nước, loại văn bản này có thể được gọi với nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều phản ánh những sự việc, sự kiện có thật trong thế giới hiện thực, khác với văn bản văn chương – những văn bản được xem là sản phẩm của hư cấu, tưởng tượng.
Một số kinh nghiệm thu được từ việc khảo sát chương trình giảng dạy văn bản thông tin trong khung chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới
Qua khảo sát việc giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước, chúng tôi nhận thấy chương trình Ngữ văn của nước ta sau năm 2015 có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau:
2.1. Trong chương trình Ngữ văn của một số nước, việc giảng dạy văn bản thông tin có một vai trò rất quan trọng.
Kết quả đánh giá quốc gia về sự phát triển giáo dục (NAEP) của Mỹ năm 2009 đã chỉ ra rằng trong khung chương trình đọc hiểu của nhà trường phổ thông tỷ lệ văn bản thông tin được giảng dạy ngày một tăng lên theo cấp lớp:
Sự phân bố văn bản văn chương và văn bản thông tin theo cấp lớp trong khung chương trình đọc hiểu của NAEP (2009)
Lớp Văn bản văn chương Văn bản thông tin
4 50% 50%
8 45% 55%
12 30% 70%
[5, tr.5]
Theo Chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ: “Phần lớn chương trình đọc hiểu bắt buộc trong những trường cao đẳng và chương trình đào tạo nhân lực là những văn bản được viết theo cấu trúc văn bản thông tin và chứa đựng nhiều thử thách về nội dung; chương trình giáo dục bậc sau trung học vừa đặc biệt cung cấp cho sinh viên cả khối lượng đọc hiểu nhiều hơn chương trình học phổ thông vừa đem đến cho người học cả những kiểu cấu trúc văn bản tương đối đầy đủ.” [5, tr.4]. Do đó chương trình giáo dục phổ thông phải quan tâm đến vai trò của văn bản thông tin trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu để học sinh được chuẩn bị đầy đủ hơn trước khi bước vào những bậc học cao hơn trong tương lai. Vì vậy, theo kết quả đánh giá từ NAEP, tỷ lệ đọc hiểu văn bản văn chương sẽ giảm dần theo cấp lớp, còn tỷ lệ của văn bản thông tin sẽ tăng dần theo cấp lớp và chiếm khối lượng đáng kể trong chương trình đọc hiểu đế đáp ứng mục tiêu của những bậc đào tạo sau trung học, đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp và cuộc sống của người học trong tương lai.
2.2 Văn bản thông tin được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn của một số nước rất đa dạng về kiểu loại.
– Chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ xác định văn bản thông tin (informational texts) được dạy với những loại cụ thể như:
Trong chương trình từ mẫu giáo đến lớp 5, văn bản thông tin được xác định với những loại cụ thể như: “văn bản phi hư cấu có tính văn chương (Literacy Nonfiction) gồm tiểu sử và tự truyện; văn bản về lịch sử, khoa học (Historical, Scientific Texts) gồm sách viết về lịch sử, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và nghệ thuật, văn bản thuộc lĩnh vực kỹ thuật (Technical Texts) gồm những văn bản hướng dẫn, những mẫu đơn và những văn bản trình bày về nhiều lĩnh vực được thể hiện dưới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc dữ liệu thông tin đã được số hóa, v.v.” [5, tr.31]
Trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 12, văn bản thông tin chỉ còn được giảng dạy với một loại là văn bản phi hư cấu có tính văn chương (Literacy Nonfiction) được chia thành những tiểu loại cụ thể như: “những kiểu văn bản giải thích; văn bản thể hiện sự tranh luận; văn bản chức năng dưới hình thức những bài tiểu luận, những bài phát biểu, nói chuyện, những mẩu ý kiến cá nhân; bài tiểu luận về nghệ thuật hay văn học; tiểu sử; tự truyện; bài báo; văn bản miêu tả; báo cáo về các vấn đề lịch sử, khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế (bao gồm cả những nguồn tư liệu đã được số hóa) dành cho đại chúng.” [5, tr.57]
– Trong chương trình Tiếng Anh của Úc, các kiểu loại cụ thể của văn bản thông tin (informative texts) và văn bản thuyết phục (persuasive texts) được qui định như sau:
Văn bản thông tin (informative text): “Loại văn bàn này bao gồm những kiểu văn bản cụ thể như văn bản giải thích và miêu tả các hiện tượng tự nhiên, văn bản thuật lại các sự kiện, văn bản hướng dẫn, văn bản trình bày các quy tắc và luật lệ, quy định cũng như những văn bản tường thuật tin tức ngắn gọn.” [1, tr.137]
2.3 Trong chương trình Ngữ văn của một số nước, chuẩn đầu ra của việc giảng dạy văn bản thông tin được thiết kế rất chi tiết, cụ thể; chủ yếu hướng đến việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản thông tin.
– Chương trình Tiếng Anh của Singapore đã xác định rõ những kỹ năng, chiến lược, thái độ và hành vi cần phải đạt được khi đọc và quan sát văn bản thông tin (informational texts)/ văn bản chức năng (functional texts) ở bậc trung học như sau:
Bố cục của văn bản
– Xác định những đặc điểm của văn bản (Vd: nhan đề/ tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích và tên của hình vẽ, biểu đồ, bảng biểu …)
– Nhận diện mô hình cấu trúc của văn bản (Vd: liệt kê chuỗi sự việc, nguyên nhân – kết quả, …)
Sự phản hồi đối với văn bản – Dự đoán nội dung của văn bản dựa vào:
+ Kiến thức nền
+ Những đặc điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và trực quan
+ Mô hình tổ chức văn bản
+ Cấu trúc tổ chức văn bản (Vd: cấu trúc theo mô hình một câu chuyện, định hướng – mâu thuẫn – cao trào – giải quyết mâu thuẫn, …)
Giải thích những dự đoán về nội dung của văn bản có thể chấp nhận được không hay phải thay đổi, điều chỉnh. Tại sao?
Trình bày lại ý tưởng chính và những chi tiết quan trọng
Kiểm tra/ nghiên cứu những ý kiến tranh luận, trái chiều đối với một vấn đề, bao gồm cả chất lượng của những tranh luận ấy
Xác định và đưa ra những bằng chứng chứng minh cho những tranh luận, gồm có:
+ Sự kiện
+ Nguyên nhân
+ Yêu cầu đặt ra đối với những người có thẩm quyền
+ Sử dụng phương pháp logic trong tranh luận
Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả (Vd: cách lựa chọn từ ngữ, câu hỏi tu từ, ….) đã thay đổi như thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản để đạt được hiệu quả như mong muốn
[8, tr.45]
– Trong chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ, mục tiêu cần đạt của việc giảng dạy văn bản thông tin chủ yếu cũng hướng đến kỹ năng đọc hiểu. Chẳng hạn, việc đọc hiểu văn bản thông tin ở lớp 9 – 10 cần phải đạt được những kết quả sau:
“Về ý chính và chi tiết: trích dẫn được những chứng cứ mạnh mẽ và xuyên suốt văn bản để củng cố cho kết quả phân tích đã được thể hiện rõ trong văn bản cũng như kết quả suy luận từ văn bản; xác định được ý chính của văn bản và phân tích sự phát triển của ý chính qua diễn biến của văn bản, bao gồm cả việc nó hiện lên nổi bật như thế nào trong văn bản và nó được chắt lọc, định hình như thế nào qua những chi tiết cụ thể; cung cấp được một bản tóm tắt khách quan về văn bản; phân tích xem tác giả đã sắp xếp và phân tích hệ thống các ý kiến và sự kiện như thế nào, bao gồm cả trật tự sắp xếp các quan điểm, cách chúng được giới thiệu và phát triển như thế nào cũng như là sự nối kết giữa các ý kiến và sự kiện đó.
Về những kỹ xảo ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và cấu trúc văn bản: xác định được ý nghĩa của từ và ngữ được sử dụng trong văn bản, bao gồm ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa mở rộng, và cả ý nghĩa chuyên môn; phân tích được những tác động cộng hưởng của việc lựa chọn từ ngữ đối với ý nghĩa và giọng điệu của văn bản; phân tích chi tiết những ý kiến và sự khẳng định của tác giả đã được phát triển và chắt lọc như thế nào qua những câu văn, đoạn văn đặc biệt hoặc là từ những bộ phận lớn hơn câu, đoạn; xác định được quan điểm hoặc mục đích của tác giả qua văn bản và phân tích được tác giả đã sử dụng những hình thức tu từ nào để phát triển quan điểm hoặc mục đích của mình. …” [5, tr.40]
“Quan sát xem chuỗi các sự kiện liên tiếp được thể hiện bằng những phương tiện hình ảnh như thế nào thông qua loạt hình ảnh, bao gồm cả những tranh hài hước, chuỗi hình ảnh được sắp xếp theo dòng thời gian, những biểu đồ có tính quá trình, biểu đồ phát triển, biểu đồ chu trình, chuỗi hình ảnh trong những quyển sách hình ảnh.” [1, tr.70]
“So sánh nhiều văn bản với nhau bao gồm cả những văn bản đa phương tiện để tìm hiểu các cách khác nhau mà các văn bản đã sử dụng để trình bày ý kiến và sự kiện.” [1, tr.72]
Một số gợi ý từ việc khảo sát chương trình giảng dạy văn bản thông tin của một số nước trên thế giới
– Trong chương trình Ngữ văn của chúng ta sau năm 2015, văn bản thông tin nên được cân nhắc giảng dạy ở một mức độ phù hợp với vị trí quan trọng của loại văn bản này trong cuộc sống. Chúng ta không nên chỉ coi trọng văn bản văn chương mà quên đi vai trò của văn bản thông tin trong việc chuẩn bị kỹ năng đọc hiểu cho học sinh trước hết là ở những bậc học sau trung học cũng như cho cuộc sống và công việc của các em trong tương lai.
– Khi thiết kế nội dung giảng dạy văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn sau năm 2015, có lẽ các nhà biên soạn sách giáo khoa nên lưu ý đến tính đa dạng của kiểu loại văn bản này để tạo cơ hội giúp học sinh tiếp cận với càng nhiều kiểu loại văn bản thông tin cụ thể càng tốt vì đây chủ yếu là những dạng văn bản mà các em tiếp xúc hàng ngày. Đó cũng là một trong những tiêu chí để học sinh cảm thấy môn Ngữ văn thiết thực, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và công việc của họ
– Trong chương trình Ngữ văn của chúng ta hiện nay vẫn có một số văn bản thuộc loại này nhưng cách khai thác của chúng ta trong giảng dạy chủ yếu vẫn thiên về nội dung của văn bản mà chưa hướng học sinh đến việc tìm hiểu những đặc điểm của văn bản (chẳng hạn như đặc điểm hình thức, đặc điểm ngôn ngữ, đặc điểm cấu trúc, hoặc là việc khai thác ý nghĩa từ những công cụ trình bày trực quan, v.v.) nên học sinh của chúng ta chưa có kĩ năng tiếp nhận và tạo lập những loại văn bản như thế. Vì thế từ kinh nghiệm xây dựng chương trình giảng dạy văn bản thông tin của một số nước, chúng tôi hi vọng rằng chương trình của chúng ta sau năm 2015 cũng sẽ chú ý nhiều hơn đến việc dạy loại văn bản này theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ACARA (2013). The English – The Australian Curriculum, Version 5.1. http://www.australiancurriculum.edu.au/
Barbara Moss (2004). “Teaching Expository Text Structures through Informational Trade Book Retellings”. The Reading Teacher, 57, No.8 (05/2004), tr. 710 – 718.
Beth Maloch & Randy Bomer (2013). “Informational Texts and the Common Core Standards: What are we talking about, anyway?”. Languague Arts, 90, No.3 (01/2013), tr. 205 – 213.
California Department of Education (2007). Language Arts Framework for California Public Schools (Kindergarten Through Grade Twelve).
Common Core State Standards for English Arts and Literacy http://www.corestandards.org/assets/CCSSI_ELA%20Standards.pdf
Diana M.Barone (2011), Children’s Literature in the Classroom. The guilford press, U.S.A.
Ministry of Education Singapore (2010). English Language Syllabus 2010 – Primary & Secondary (Express/ Normal [Academic]). http://www.moe.gov.sg/education/syllabuses/english-language-and-literature/files/english-primary-secondary-express-normal-academic.pdf1.
Nell K.Duke, V.Susan Bernett-Armistead, P.David Pearson (2003), Reading & Writing Informational Text in the Primary Grades. Scholastic Inc, U.S.A.
New Zealand Ministry of Education (2013). The New Zealand Curriculum. http://www.minedu.govt.nz/Boards/TeachingAndLearning/NewZealandCurriculum.aspx
Wikipedia, the free encyclopedia. Non-fiction.
http://en.wikipedia.org/wiki/Non-fiction
[1] Th.S, Khoa Ngữ Văn – Đại học Sư phạm Tp.HCM
[2] Một trong hai mục tiêu quan trọng trong chương trình Tiếng Anh của Singapore là: “Nghe, đọc và quan sát với thái độ phê phán, đánh giá, sự chính xác; hiểu và đánh giá được những văn bản thuộc hai loại văn bản là văn bản văn chương và văn bản thông tin/ văn bản chức năng ở cả dạng văn bản in và văn bản đa phương tiện.” [8, tr.10]
[3] Khái niệm về từng loại văn bản được xác định dựa theo mục đích của văn bản, trong đó văn bản thông tin và văn bản thuyết phục được định nghĩa như sau:
Văn bản thông tin (informative text): “là những văn bản mà mục đích chính là cung cấp thông tin. Chúng bao gồm những văn bản có nội dung quan trọng về phương diện văn hóa trong xã hội và nội dung thông tin có thể được đánh giá như một kho lưu trữ tri thức hoặc chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày.” [1, tr.137]
Văn bản thuyết phục (persuasive text): “là những văn bản mà mục đích chính là đưa ra một quan điểm và thuyết phục người đọc, người xem hoặc người nghe.” [1, tr.137]
[4] Theo Duke và Tower (2004), văn bản phi hư cấu được chia thành 5 loại như sau: văn bản thông tin, sách trình bày khái niệm, văn bản miêu tả quá trình, tiểu sử và những văn bản là tài liệu tham khảo. Cách sử dụng thuật ngữ văn bản thông tin (informational text) của họ hẹp hơn cách mà các nhà nghiên cứu khác vẫn thường sử dụng.
Share this:
Like this:
Like
Loading…
Related
Bảo Đảm An Ninh Mạng Của Một Số Nước Trên Thế Giới
Hệ thống bảo mật an ninh của Mỹ được cho là lâu đời, mạnh mẽ và có hiệu quả nhất trên thế giới. Các đạo luật về bảo mật an ninh mạng yêu cầu các công ty và tổ chức phải bảo vệ hệ thống và thông tin của họ từ các vụ xâm phạm an ninh mạng như: vi-rút, trojan horse (một loại phần mềm ác tính), tấn công giả mạo, truy cập trái phép (nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ hoặc thông tin bí mật) và tấn công vào hệ thống kiểm soát.
Chính vì vậy, các đạo luật của liên bang gần đây được ban hành với một số quy định mới về an ninh mạng, đồng thời sửa đổi các quy định cũ đảm bảo cho vấn đề an ninh mạng được an toàn và chặt chẽ hơn, cụ thể: (1) Đạo luật Chia sẻ thông tin an ninh mạng (CISA – Được Thượng viện Mỹ thông qua ngày 27-10-2015) đưa ra các quy định nhằm cải thiện an ninh mạng tại Mỹ thông qua việc chia sẻ thông tin về các mối đe dọa an ninh mạng và cho các mục đích khác. Luật cho phép chia sẻ thông tin trên Internet giữa Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất công nghệ. (2) Đạo luật Tăng cường an ninh mạng năm 2014 quy định mối quan hệ giữa nhà nước và tư nhân trong việc tăng cường nghiên cứu, phát triển an ninh mạng, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề an ninh mạng. (3) Đạo luật Thông báo vi phạm dữ liệu trao đổi liên bang (Federal Exchange Data Breach Notification Act) năm 2015 yêu cầu trao đổi bảo hiểm y tế để thông báo ngay khi có thể cho từng cá nhân biết khi thông tin cá nhân của họ đã bị thu thập hoặc tiếp cận bởi một hành vi xâm phạm an ninh, trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi xâm phạm. (4) Đạo luật Tăng cường bảo vệ an ninh mạng quốc gia (National Cybersecurity Protection Advancement Act) năm 2015 sửa đổi Đạo luật An ninh nội địa năm 2002 nhằm cho phép Trung tâm tích hợp truyền thông và An ninh không gian mạng Quốc gia của Bộ An ninh Quốc nội Mỹ (NCCIC) kiểm soát thêm các đại diện không thuộc liên bang như các bộ lạc, trung tâm phân tích, chia sẻ thông tin và tư nhân.
Ngoài ra, chính quyền các tiểu bang tại Mỹ cũng thi hành các biện pháp nhằm cải thiện an ninh mạng như tăng cường chế độ hiển thị công khai của các công ty có bảo mật yếu. Năm 2003, California đã thông qua đạo luật Thông báo vi phạm an ninh nhằm quy định các công ty đang giữ thông tin cá nhân của cư dân California khi gặp hành vi xâm phạm an ninh mạng phải tiết lộ chi tiết về vụ việc đó. Quy định các công ty sẽ bị phạt khi không bảo vệ được hệ thống an ninh của mình và để xảy ra vi phạm an ninh mạng, đồng thời cho phép công ty tự lựa chọn phương thức bảo vệ cho hệ thống của mình.
Riêng tại New York, đạo luật An ninh mạng của New York (có hiệu lực từ ngày 01-01-2017) đã xác định ngành dịch vụ tài chính là mục tiêu chủ yếu của các cuộc tấn công an ninh mạng. Cơ quan dịch vụ tài chính của New York thực hiện giám sát sát sao các nguy cơ đe dọa hệ thống tài chính, thông tin quốc gia, tổ chức khủng bố và cá nhân có hành vi phạm tội. Tội phạm an ninh mạng có thể khai thác các lỗ hổng để truy cập đến dữ liệu thông tin nhạy cảm và gây ra những thiệt hại tài chính nặng nề. Các cơ quan, tổ chức hoặc người dân New York có nguy cơ bị tiết lộ hoặc bị đánh cắp thông tin vì mục đích bất hợp pháp. Đạo luật này được đưa ra nhằm thúc đẩy sự bảo vệ thông tin của người dùng và hệ thống công nghệ thông tin của các đối tượng được quy định trong luật. Luật yêu cầu mỗi công ty phải đánh giá những nguy cơ cụ thể của các hồ sơ thông tin và thiết kế chương trình nhằm giải quyết các nguy cơ rủi ro đó. Luật cũng quy định, hàng năm, các cơ sở dịch vụ y tế phải gửi Chứng nhận tuân thủ các quy định về an ninh mạng của cơ quan dịch vụ tài chính New York cho giám sát viên từ ngày 15-02-2017.
Australia là quốc gia có khung văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện về an ninh mạng, bao gồm: Đạo luật về tội phạm mạng; đạo luật về thư điện tử rác; đạo luật về viễn thông và đạo luật bảo mật.
– Đạo luật về thư điện tử rác: Đạo luật này được đưa ra bởi Cơ quan Truyền thông và Thông tin Australia, quy định về thư điện tử mang tính thương mại và các loại tin nhắn điện tử khác. Đạo luật giới hạn gửi các loại tin nhắn điện tử mà không được sự cho phép của người nhận trừ một số trường hợp ngoại lệ. Các quy tắc về sự đồng ý, xác nhận của người gửi và tính năng không đăng ký được nêu rõ trong Đạo luật.
– Đạo luật viễn thông: Mục đích của đạo luật này là bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân sử dụng hệ thống viễn thông của Australia và quy định những trường hợp cụ thể cho việc chặn hoặc truy cập thông tin với các thông tin lưu trữ và các thông tin được trao đổi ngay lập tức.
Mới đây, Cục Tình báo Tín hiệu điện tử Australia (ASD) vừa cho ra mắt “Hướng dẫn an ninh mạng” phiên bản mới, được kỳ vọng là sẽ giúp ngăn chặn ít nhất 85% hành vi xâm nhập mạng. Hướng dẫn này đã đề ra 4 biện pháp an ninh mạng lớn giúp làm giảm các hành vi xâm nhập mạng gồm: danh sách trắng các ứng dụng, các bản vá ứng dụng, bản vá hệ điều hành và hạn chế quyền quản lý của người dùng.
Ngoài ra, Australia cũng đã đưa ra Chiến lược an ninh mạng quốc gia và khẳng định rằng an ninh mạng là một phần quan trọng trong chiến lược giúp đảm bảo an ninh và phát triển đất nước, tạo ra một chiến lược nhiều năm trong việc xây dựng năng lực và lực lượng cho lĩnh vực không gian mạng trong tương lai. Mục đích của chiến lược này là giúp Australia trở thành quốc gia kinh doanh trực tuyến an toàn nhất trên thế giới bằng cách: (1) Trở thành quốc gia có hạ tầng mạng “sạch nhất” trên thế giới thông qua tỉ lệ nhiễm phần mềm độc hại thấp nhất; (2) Hình phạt nghiêm khắc nhất cho tội phạm an ninh mạng; (3) Nhiệm vụ giáo dục cho các thành viên hội đồng quản trị và CEO về an ninh mạng; (4) Tối đa gián đoạn các dịch vụ công do các lỗ hổng bảo mật trên mạng; (5) Gia tăng sự tự tin của người dân trong việc sử dụng và phụ thuộc vào các dịch vụ internet.
Gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua kế hoạch đào tạo gần 1.000 chuyên gia an ninh mạng trong 4 năm tới nhằm tăng cường năng lực phòng thủ đối với các cuộc tấn công mạng trong thời gian diễn ra Olympic 2020 tại Tokyo. Kể từ năm 2017, Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản hỗ trợ ưu đãi cho các nhân viên, yêu cầu các cơ quan chính phủ đề ra kế hoạch bồi dưỡng về an ninh mạng. Các nhân viên ưu tú nhất sẽ được chuyển đến Trung tâm An ninh mạng Nội các (NISC) và các doanh nghiệp tư nhân, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tấn công mạng nhằm vào chính phủ(2).
(Tham khảo Thư viện Quốc hội, Tổng hợp thông tin về an ninh mạng của một số nước trên thế giới, Hà Nội, tháng 10/2017)
(1) Văn phòng Ủy viên Thông tin Australia là cơ quan độc lập của chính phủ Australia và được thành lập để: quảng bá việc truy cập thông tin từ chính quyền, kể cả quyền hạn của cá nhân được truy cập các tài liệu chiếu theo Đạo luật Tự do Thông tin 1982 (FOI Act); tư vấn cho Chính phủ Australia về chính sách thông tin.
(2) Thông tin về tình hình an ninh mạng một số nước của Bộ Công an 2017.
Skkn Dạy Văn Bản Nhật Dụng Trong Chương Trình Ngữ Văn Thcs
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN: 1. Tên sáng kiến: “DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy Ngữ văn các Trường THCS. 3. Tác giả: Nguyễn Thị Quất Sinh ngày 02 tháng 9 năm 1962. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 0912 754 185 4. Đồng tác giả: Không. 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quất. 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Tổ Khoa học xã hội – Trường THCS Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Địa chỉ: Thôn Cúc Thị, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203 769 214. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: – Áp dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ văn (phần văn bản nhật dụng) các Trường THCS thuộc loại hình hệ thống giáo dục quốc dân có đủ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2010- 2011. Tiếp tục áp dụng: Năm học 2011 – 2012. Áp dụng đạt hiệu quả cao: Năm học 2012 – 2013, Năm học 2013 – 2014 đến nay. TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1
2
TÓM TẮT SÁNG KIẾN Phần văn bản trong chương trình ngữ văn THCS được bố trí theo các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính – công vụ, nghị luận. Do yêu cầu gắn với cuộc sống nên trong hệ thống các văn bản được học ở THCS có điểm mới so với sách giáo khoa trước đây là ở các khối lớp đều có khoảng 10% các văn bản nhật dụng. Các văn bản nhật dụng cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày. Nội dung các văn bản nhật dụng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý…Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các kiểu văn bản. Với mục tiêu nhằm giảm bớt tính hàn lâm, tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy văn học gắn kết với đời sống, nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nên các văn bản nhật dụng không phải là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả tiêu biểu. Tuy vậy vẩn đề nội dung tư tưởng của nó lại rất sâu sắc và giầu ý nghĩa nhân văn. Vậy dạy các văn bản nhật dụng như thế nào để HS yêu thích văn học để rồi hàng ngày, khi tiếp cận với cuộc sống xung quanh các em sống nhân hậu, nhân ái và có trách nhiệm cao hơn, đó là điều tôi suy nghĩ, trăn trở và đúc rút sáng kiến: Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS. Sáng kiến này sẽ gồm các nội dung sau: 1. Một số kiến thức về văn bản nhật dụng: Bao gồm nhận diện các đặc điểm nổi bật về hình thức, nội dung. Hệ thống tên, đề tài nhật dụng của văn bản theo từng khối, lớp trong chương trình ngữ văn THCS.. 2. Phương hướng dạy học văn bản nhật dụng: Cần chú ý: Xác định mục tiêu bài học đúng, phù hợp.. Chuẩn bị dạy học: Chuẩn bị kiến thức và phương tiện dạy học. Phương pháp dạy học: – Phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản. 3
– Đáp ứng dạy học tích hợp. – Đáp ứng dạy học tích cực. 3. Vận dụng dạy học văn bản nhật dụng( Thiết kế bài giảng: Văn bản: ” Thông tin về ngày trái đất năm 2000″, (Tiết 39 – Ngữ văn 8) Mong muốn sáng kiến này sẽ là một nhành hoa nhỏ đồng hành cùng ngàn hoa tươi sắc trong các trường THCS, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết 29 – NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN VẤN ĐỀ: Môn Ngữ văn trong chương trình THCS được xây dựng theo quan điểm tích hợp giữa ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn, gồm các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính, nghị luận. Văn bản nhật dụng đã thể hiện sự hiện diện của các kiểu văn bản trên. Sự hiện diện của các văn bản nhật dụng vừa mang tính đổi mới so với chương trình cũ, vừa cuốn hút học sinh yêu môn ngữ văn và thích viết văn hơn . Mang nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, các văn bản nhật dụng thường hướng người đọc vào những vấn đề thời sự gần gũi hàng ngày mà mỗi cá nhân và cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh, các tệ nạn xã hội như ma tuý, thuốc lá, lao động, trẻ em, vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc…Vì lẽ đó nên trong các văn bản nhật dụng tính chất :” văn, sử, triết bất phân” thể hiện rất rõ. Sự khác biệt của nó so với các kiểu văn bản khác khó có thể chỉ ra rành rọt, có chăng là ở những đề tài có tính chất rất thời sự và cập nhật với cuộc sống hiện đại của nó. Một sự hiện diện khoảng 10%, các văn bản nhật dụng đã làm cho chương trình Ngữ văn THCS phần nào giảm bớt tính hàn lâm, tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy văn học gắn kết với đời sống – một trong những mục tiêu đổi mới của việc dạy ngữ văn trong nhà trường. Văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS trong khi trước đó lí luận dạy học văn chưa từng đặt vấn đề về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Đây là một khó khăn cho giáo viên. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn của các tác giả SGK Ngữ văn trong các cuốn SGV Ngữ văn 6 hoặc Ngữ văn 9 về đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng chính là những chỉ dẫn quan trọng
5
giúp giáo viên và học sinh nhận diện văn bản nhật dụng và định hướng cách dạyhọc văn bản nhật dụng. Thực tiễn việc dạy học văn bản nhật dụng ở một số trường THCS hiện nay đã bộc lộ những bất cập cả trong kiến thức và phương pháp, nhất là phương pháp dạy học. Có giáo viên còn mơ hồ về hình thức kiểu loại văn bản nhật dụng, xác định mục tiêu bài học chưa chính xác, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi trong hoạt động đọc hiểu văn bản chưa hợp lí, chưa tạo sự hứng thú và chưa đạt hiệu quả dạy học tích cực cho các bài học văn bản nhật dụng. Có một số học sinh lớp 9 mặc dù đã được học các văn bản nhật dụng nhưng khi viết một văn bản thuyết minh hoặc nghị luận về một vấn đề có tính chất thời sự ở địa phương, ở cuộc sống xung quanh thì lúng túng, thiếu tự tin. Thực trạng trên khiến tôi thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm sâu hơn, có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng cả về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả phần văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS. Xuất phát từ những lí do trên, nên khi giảng dạy thực hiện chương trình Ngữ văn THCS, bằng kinh nghiệm của bản thân kết hợp với việc dự giờ, khảo sát kết quả học tập trong học sinh của đồng nghiệp, và việc tự học tập nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tôi đã rút ra sáng kiến: DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS.
Sáng kiến này sẽ gồm các nội dung sau: 1.Một số kiến thức về văn bản nhật dụng (bao gồm nhận diện các đặc điểm nổi bật về hình thức và nội dung của văn bản nhật dụng). 2. Phương hướng dạy học văn bản nhật dụng (Đề xuất một số biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học và những phương tiện dạy học tương ứng với dạy văn bản nhật dụng). 3.Vận dụng dạy học văn bản nhật dụng( Thiết kế bài giảng : Văn bản:” Thông tin về ngày trái đất năm 2000″, (Tiết 39 – Ngữ văn 8) 6
Hy vọng sáng kiến nhỏ này sẽ giúp bạn đọc tham khảo việc dạy học mảng văn bản nhật dụng trên cả hai mặt: lí thuyết và vận dụng thực tế. Từ đó cùng với những tìm tòi sáng tạo của bản thân, bạn sẽ có thêm sáng kiến để dạy tốt phần văn bản nhật dụng góp phần thực thi đổi mới chương trình Ngữ văn THCS, góp phấn tích cực vào việc thực hiện nghị quyết số 29 – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khoá XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường và định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
7
PHẦN II: NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1.1. Nhận diện văn bản nhật dụng: Văn bản nhật dụng là gì? “Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ loại thể, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý…Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản”. (Ngữ văn 6, tập 2, trang 125-126). Sau đó ý kiến này còn được lý giải thêm:” Có một nội dung mà chương trình Ngữ văn quan tâm là sự cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày , vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả chúng ta đều quan tâm hướng tới…Những vấn đề này, “phần cứng” của chương trình có thể chưa đáp ứng được… Nếu các văn bản văn chương nghệ thuật lấy hình thức( kiểu văn bản và thể loại ) làm tiêu chí lựa chọn, thì văn bản nhật dụng được lựa chọn theo tiêu chí nội dung như đã nêu. Chính vì thế, văn bản nhật dụng có thể thuộc bất cứ kiểu văn bản hoặc bất cứ thể loại nào.”( Ngữ văn 7, tập một( SGV), NXB Giáo dục Hà Nội Tr 5-6). Các chỉ dẫn trên có thể xem là tiêu chí cơ bản để nhận diện các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS. Nhìn vào hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS, ta sẽ nhận thấy chúng tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản thuyết minh( Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử; Ca Huế trên sông Hương; Động Phong Nha), văn bản nghị luận( Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học( Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá). Nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia 8
tay của những con búp bê)…Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của đời sống cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, chẳng hạn là những báo động về sự gia tăng dân số, sự huỷ hoại môi trường, sức khoẻ và chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống của con người trên trái đất, những quan tâm về vai trò của người mẹ và nhà trường, về quyền sống của trẻ em, về di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc…Các bài học về những vấn đề đó sẽ đánh thức và làm giầu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học, giúp các em hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống. 1.2. Hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS Lớp Ngữ văn 6
Tên văn bản – Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử – Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Đề tài nhật dụng của văn bản – Di tích lịch sử – Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
– Động Phong Nha – Cổng trường mở ra
– Danh lam thắng cảnh – Nhà trường
– Mẹ tôi
– Người mẹ
– Cuộc chia tay của
– Quyền trẻ em
những con búp bê – Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn – Thông tin về ngày trái 8
– Văn hoá dân tộc – Môi trường
đất năm 2000 – Ôn dịch thuốc lá
– Tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ.
– Bài toán dân số – Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
– Dân số – Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
– Phong cách Hồ Chí 9
– Hội nhập với thế giới và bảo
Minh
vệ bản sắc văn hoá dân tộc
– Tuyên bố thế giới về sự
– Quyền sống của con người
sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản nhật dụng được phân phối dạy học đều ở các khối lớp: 6,7,8,9, bình quân mỗi khối lớp 03 văn bản, riêng khối 7 có 04 văn bản. Ý nghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiết đối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề được đề cập trong các văn bản nhật dụng ngày một phức tạp hơn. Vậy để mỗi văn bản nhật dụng thấm sâu và có ý nghĩa thiết thực đến với từng học sinh thì khi dạy các văn bản này, mỗi giáo viên cần am hiểu sâu sắc về nội dung, hình thức và ý nghĩa nhân văn của từng văn bản, đổi mới phương pháp dạy học để mang lại hiệu quả cao nhất. 2. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Sự xuất hiện mới của các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS đòi hỏi hoạt động dạy và học được tổ chức như thế nào? Vấn đề này, các tác giả SGK đã lưu ý giáo viên ở hai điểm sau: – Một là, không nên quan niệm đây là những sáng tác tiêu biểu cho các tác phẩm văn học, để đặt ra và đòi hỏi quá cao yêu cầu về nghệ thuật của văn bản. Khi dạy văn bản nhật dụng, GV nên tập trung khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản, từ đó mà liên hệ, giáo dục tư tưởng tình cảm và ý thức cho học sinh trước những vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. – Hai là, nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của nội dung đặt ra trong mỗi văn bản nhật dụng để hướng dẫn HS tự liên hệ, rút ra bài học cho chính bản thân mình.
10
Những chỉ định như thế rất cần cho hoạt động dạy học văn bản nhật dụng trúng hướng. Có điều trong thực tế dạy học văn bản nhật dụng, cái mà người giáo viên cần không chỉ là những định hướng, mà quan trọng hơn, thiết thực hơn là cách thực hiện những định hướng ấy ở mọi khâu, mọi việc, mọi thao tác dạy học. Theo tôi, nói một cách khái quát, toàn bộ họat động dạy học văn bản nhật dụng sẽ bao gồm những vấn đề: Xác định mục tiêu bài học; Chuẩn bị bài học; Lựa chọn phương pháp tương ứng thích hợp. Nếu giải quyết được những vấn đề này trên cả lí thuyết và thực nghiệm, ta sẽ có được những định hướng cần thiết hơn về yêu cầu phương pháp dạy học các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, bằng sáng kiến của cá nhân, tôi xin đề xuất một số giải pháp, biện pháp dạy học văn bản nhật dụng như sau: 2.1. Xác định mục tiêu bài học: Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần chú ý hai điểm nhấn mà bài học văn bản nhật dụng tác động tới người học: mục tiêu trang bị kiến thức và mục tiêu trau dồi tư tưởng tình cảm, thái độ. Về kiến thức: bài học văn bản nhật dụng giúp học sinh hiểu đúng ý nghĩa xã hội (chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi) qua việc tự nắm bắt vấn đề được đề cập đến trong văn bản. Hoạt động đọc – hiểu ở phần văn bản, nếu đối tượng là các tác phẩm văn chương thì việc đọc có nghiền ngẫm, phân tích, cảm thụ những vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, để từ đó hiểu được những khái quát đời sống của tác giả, nghĩa là người đọc tự mình khám phá và rung động lấy ý nghĩa đời sống và thẩm mĩ của tác phẩm sẽ là mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nghệ thuật. Nhưng khi đối tượng đọc – hiểu là các văn bản nhật dụng thì mục tiêu kiến thức của bài học sẽ nhấn mạnh vào nội dung tư tưởng của văn bản, tức là nắm bắt vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết, mang tính thời sự hơn là đi sâu khám phá giá trị 11
Tân…). Văn bản ” Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” và “Thông tin về ngày trái đất năm 2000″ sẽ gợi cho HS liên hệ tới thực trạng báo động về môi trường sống và sức khoẻ con người ở mỗi làng quê, thành phố, đất nước đang bị chính con người huỷ hoại, từ đó các em biết hành động cho đúng. Về mục đích giao tiếp, các văn bản nhật dụng chủ yếu thoả mãn mục đích truyền thống xã hội hơn là sự thoả mãn giao tiếp thẩm mĩ. Cho dù văn chương thẩm mĩ không nhiều đặc sắc trong văn bản. Chẳng hạn” Ca Huế trên sông Hương”, không chỉ khơi dậy trong học sinh tình yêu dòng sông âm nhạc nổi tiếng mà còn đánh thức họ tình yêu, niềm tự hào, ý thức giữ gìn và bảo vệ những di tích lịch sử văn hoá vàng son của đất nước mình. Về hình thức thể hiện, các văn bản nhật dụng không nằm ngoài cách thức của phương thức biểu đạt nào đấy. Có thể nhận ra phương thức thuyết minh nổi trội trong các văn bản :”Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá.” Nhưng những văn bản khác như “Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử”; “Ca Huế trên sông Hương” không thuần tuý thuyết minh khi yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen. Và trong khi phương thức biểu cảm nổi bật ở các văn bản “Cổng trường mở ra”; “Mẹ tôi”; “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, thì tính nghị luận lại là cách biểu đạt làm thành sức truyền cảm của các văn bản nhật dụng khác như “Phong cách Hồ Chí Minh “; “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. Nếu dạy học đọc – hiểu diễn ra theo nguyên tắc dựa vào các dấu hiệu hình thức để khám phá nội dung biểu đạt của văn bản thì dạy học văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc này. Và như thế không thể loại bỏ phạm vi kiến thức này khỏi bài học, cho dù đó không phải là mục tiêu chính của bài học văn bản nhật dụng. Chẳng hạn khi xác định mục tiêu bài học” Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” cần chú ý trước hết đến mục đích giao tiếp: HS cảm nhận từ văn bản: Ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên và tình yêu của tác giả dành cho cây cầu này, từ đó mở rộng hiểu biết, ý thức trân trọng các di tích lịch sử của quê hương, đất nước, gắn kết với việc kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, 13
14
Tên văn bản Phương thức biểu đạt -Cầu Long Biên- chứng nhân lịch Thuyết minh 15
Thể loại Bút kí
sử – Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Biểu cảm
– Động Phong Nha
Thuyết minh
– Cổng trường mở ra
Biểu cảm
– Mẹ tôi
Biểu cảm
– Cuộc chia tay của những con
Tự sự
búp bê
Bút kí
Truyện ngắn
– Ca Huế trên sông Hương
Thuyết minh
– Thông tin về ngày trái đất năm
Thuyết minh
Bút kí
2000 – Ôn dịch thuốc lá
Thuyết minh
– Bài toán dân số
Nghị luận
– Phong cách Hồ Chí Minh
Thuyết minh
– Đấu tranh cho một thế giới hoà
Nghị luận
– Tuyên bố thế giới về sự sống
Nghị luận
bình còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Nhìn vào bảng trên sẽ thấy: Nếu gọi tên văn bản nhật dụng bằng thể loại văn học, thì ngoại trừ ” Cuộc chia tay của những con búp bê”, ” Cầu Long Biênchứng nhân lịch sử”, ” Động Phong Nha”,” Ca Huế trên sông Hương”, còn lại phần lớn là các bức thư, công báo, bài báo khoa học, khó gọi chúng bằng tên của thể loại. Trong khi, nếu xác định hình thức của các kiểu văn bản này theo phương thức biểu đạt sẽ dễ dàng nhận ra kiểu văn bản của chúng. Điều này cho thấy dạy học văn bản nhật dụng đáp ứng mục đích và cách thức diễn đạt sẽ phù hợp hơn so với dạy học chúng theo đặc trưng thể loại văn học. Khi thiết kế chương trình văn bản nhật dụng, các tác giả SGK Ngữ văn THCS nhấn mạnh rằng: Dạy học văn bản nhật dụng chủ yếu là tập trung khai thác các 16
vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản. Nhưng trong bất kì văn bản nào, nội dung không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó, cho nên hoạt động đọc hiểu nội dung văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc đi từ các dấu hiệu hình thức biểu đạt tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy, cho dù không cần sa đà vào hình thức của chúng. Chẳng hạn: Văn bản” Cổng trường mở ra” được tạo theo phương thức biểu cảm, nhằm mục đích nhận thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi người, thì con đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ văn bản sẽ là dạy học theo các dấu hiệu của văn bản biểu cảm biểu hiện qua lời văn thấm đẫm cảm xúc, suy tư của tác giả và giầu có hình ảnh liên tưởng trong mỗi sự việc. Còn khi văn bản nhật dụng được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như” Ôn dịch thuốc lá” thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung văn bản từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: Tiêu đề, bố cục văn bản, vai trò của tác giả trong văn thuyết minh, đặc điểm của lời văn thuyết minh. Ví dụ: – Đoạn văn nào nói về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người? – Tác hại này được phân tích trên các chứng cớ nào? – Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? – Từ đó cho thấy mức độ tác hại như thế nào của thuốc lá đến sức khoẻ con người?. – Ở đây, những tri thức nào về thuốc lá hoàn toàn mới lạ đối với em?… Bên cạnh phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận và thuyết minh, văn bản nhật dụng còn đan xen các yếu tố của phương thức khác. Sự đan xen này xuất hiện khi người viết không chỉ trình bày các tri thức về đối tượng hoặc`sự nhận thức tỏ tường về hiện tượng mà còn muốn làm cho sự vật hiện tượng trình bày hiện lên rõ nét đồng thời thể hiện trong đó cảm xúc hoặc suy tư của mình.
17
18
19
Thông Tin Giá Xăng Trên Thế Giới Mới Nhất
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Bản Trong Chương Trình Ngữ Văn Của Một Số Nước Trên Thế Giới trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!