Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Bản Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỷ Mới Của Vũ Khoan mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất, Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kit tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế trí thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập, giữa các nên kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
Trong một thé giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệ, đẩy mạnh công nghiệp hoám hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấu đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Cái mạnh cảu con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Những bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chạy học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
Cái mạnh cảu con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cash sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghê. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguye, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ất thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lỗi sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ” trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lặp tức tản ra xem những thứ mình thích, người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau xong người Việt lại thường đố kị nhau…
Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt” , “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Soạn Bài Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới
Thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. * Vấn đề tác giả nêu ra là lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.* Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỉ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. * Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ là:– Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.– Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.– Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
Câu 2 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.
Tác giả trình bày bài viết theo trình tự lập luận sau:– Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.– Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta.– Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.– Nhiệm vụ của thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới.
Câu 3 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất“. Điều đó có đúng không? Vì sao?
Tác giả cho rằng việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất:– Vì con người là động lực của lịch sử.– Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người ngày càng nổi trội.
Câu 4 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?
Câu 5 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?
Bên cạnh việc chỉ ra những mặt mạnh, tác giả còn phân tích những điểm yếu kém của con người Việt Nam. Chỉ ra mặt mạnh để phát huy và điểm yếu kém để khắc phục là một việc làm cần thiết. Thái độ của tác giả là một thái độ tôn trọng sự thật khách quan, giúp thế hệ trẻ vững tin bước vào thế kỉ mới.
Câu 6 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.
Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt làm cho cách nói cô đọng, có hình ảnh, đồng thời gần gũi với những cách nghĩ, cách cảm của chúng ta. Ví dụ: ” nước đến chân mới nhảy”; “liệu cơm gắp mắm”; “nhiễu điều phủ lấy giá gương”; “trâu buộc ghét trâu ăn”; “bóc ngắn cắn dài “…
Câu 1 – Luyện tập – Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam: cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
Những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam:– Điểm mạnh: Cần cù, thông minh, sáng tạo.– Điểm yếu: kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
Câu 2 – Luyện tập – Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương pháp khắc phục những điểm yếu.
Ôn Thi Vào 10 Môn Văn: Chuẩn Bị Hành Trang Bước Vào Thế Kỉ Mới
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG BƯỚC VÀO THẾ KỈ MỚI
Vũ Khoan
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: SGK 2. Tác phẩm:
– Đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001
– In vào tập “Một góc nhìn của tri thức” – năm 2002.
1. Tìm hiểu chung:
– Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
– Vấn đề nghị luận: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
– Bố cục 3 phần
– Hệ thống ý trong phần giải quyết vấn đề:
+ Sự chuẩn bị của bản thân con người.
+ Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.
+ Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
2. Tìm hiểu chi tiết:
2.1 Đặt vấn đề:
– Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng.
2.2 Giải quyết vấn đề:
a. Sự chuẩn bị của bản thân con người:
– Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển lịch sử.
– Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
b. Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.
– Khoa học, công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
– Nhiệm vụ và mục tiêu của đất nước ta:
+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:
– Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
– Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.
– Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhưng thường đố kị trong làm ăn.
– Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt…
2.3: Kết thúc vấn đề:
– Khẳng định, chỉ ra phương pháp hành động.
+ Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
+ Làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó…
III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống dân tộc.
– Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.
– Sử dụng cách nói sinh động, cụ thể, lại ý vị sâu sắc mà vẫn ngắn gọn của tục ngữ, thành ngữ.
2. Nội dung: Ghi nhớ, sách giáo khoa.
IV. Bài tập vận dụng:
Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.
Link đăng kí tuyển sinh Online: ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH
Tính Chuẩn Xác Hấp Dẫn Của Văn Bản Thuyết Minh Trang 24 Sgk Ngữ Văn 10
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
– Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan vẻ cấu tạo, tính chất, quan hệ. giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người
– Cần chú ý tới các điểm sau:
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
+ Thu thập đầy đủ tài liệu về vấn đề cần thuyết minh.
+ Chú ý đến thời điểm xuất bản của tài liệu để có thể cập nhật những thống tin mới và những thay đổi (nếu có).
2. Luyện tập
Đọc các câu hỏi a, b, c (mục I.2, SGK, trang 24, 25), trả lời để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:
– Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.
– Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao. tục ngữ.
Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.
b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ “thiên cổ hùng văn”. ‘Thiên cổ hùng văn ” là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.
c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ.
II. TĨNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Bốn biện pháp chủ yếu tạo tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh:
– Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
– So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe).
– Kết hợp sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.
– Nên biết phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
2. Luyện tập
Đọc đoạn văn (1) (SGK, trang 26) và phân tích biện pháp làm cho luận điểm: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phái chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.
“Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loại những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng… để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động.
3. Đọc đoạn trích (2) (SGK trang 26) và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết vé hòn đảo An Mạ.
– Nếu chỉ nói “Hồ Ba Bể là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng…” thì cũng đủ và chắc ít người phản đối, như thế là đúng nhưng chưa hấp din.
– Nhưng khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết Pò Giá Mải thì nó trờ nén hấp dẫn và dễ nhớ hơn. Khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hồn ta sẽ giàu có hơn, sâu sắc hơn.
LUYỆN TẬP Đọc đoạn trích trong tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng (SGK, trang 27) và phân tích tính hấp dẫn của nó.
Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:
– Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.
– Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: “Bó hành hoa xanh như lá mạ”, “… một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”…
– Tác giả bộc lộ rất nhiên cảm xúc: ‘Trông mà thèm quá”, “có ai lại đừng vào ăn cho được”…
Đã có app Học Tốt – Giải Bài Tập trên điện thoại, giải bài tập SGK, soạn văn, văn mẫu…. Tải App để chúng tôi phục vụ tốt hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Bản Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỷ Mới Của Vũ Khoan trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!