Cập nhật nội dung chi tiết về Vai Trò, Ý Nghĩa Của Ngày Pháp Luật 9/11 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, nhưng tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 09/11- Ngày ban hành Hiến pháp năm 1946-đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước ta được xác định là Ngày pháp luật Việt Nam; đã được chính thức luật hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: ” Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Như vậy, sau qui định của Hiến pháp về ngày quốc khánh, đây là lần thứ hai, có một đạo luật qui định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hằng năm- Ngày pháp luật Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Mô hình “Ngày Pháp luật” trước khi Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 có hiệu lực
“Ngày Pháp luật” được Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ triển khai từ ngày 4/10/2010 thông qua Công văn số 3535/HĐPH gửi cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương.
Trước khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực, dù chưa được quy định trong văn bản luật, nhưng Ngày Pháp luật đã trở thành một hoạt động quen thuộc, giúp cho việc phổ biến, quán triệt, tìm hiểu văn bản qui phạm pháp luật không còn khô cứng. Pháp luật nhờ đó cũng đến được gần hơn với cuộc sống, hiện diện nhiều hơn, thường xuyên hơn trong hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức, góp phần tạo chuyển biến nhận thức về việc thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.
2. “Ngày Pháp luật” theo quy định của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013.
Sau hơn 02 năm thi hành hiệu quả, mô hình “Ngày Pháp luật” đã chính thức được luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (ban hành ngày 02/7/2012, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013). Luật đã dành hẳn 1 Điều (Điều 8) để quy định về Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 8 cụ thể như sau: ” Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội “. (Ngày 9/11 là ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 – đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước ta). Như vậy, bắt đầu từ năm 2013, chúng ta có một ngày quan trọng để khẳng định tính thượng tôn của pháp luật, là năm đầu tiên tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong phạm vi toàn quốc, là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị – pháp lý của đất nước ta.
Ngày Pháp luật thực sự có ý nghĩa pháp lý sâu rộng, nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, nâng cao và phát huy ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong thực hành “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, nâng cao ý thức bảo vệ pháp luật, góp phần tạo chuyển biến mới về chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong tình hình mới.
, về nội dung tổ chức “Ngày Pháp luật”, theo quy định của khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28, “Ngày Pháp luật” được tổ chức với các nội dung:
– (1) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
– (2) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
– (3) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
– (4) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
– (5) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
– (6)Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Thứ hai, về hình thức tổ chức “Ngày Pháp luật”, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 28 khẳng định “Ngày Pháp luật” được tổ chức dưới các hình thức sau:
– (1) Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
– (2) Thi tìm hiểu pháp luật;
– (3) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
– (4) Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Thứ ba, về trách nhiệm hướng dẫn và trách nhiệm tổ chức “Ngày Pháp luật”. Hàng năm, Bộ Tư pháp sẽ có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày pháp luật trong phạm vi cả nước. Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
Thứ tư, về chính sách hỗ trợ đối với cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động “Ngày Pháp luật”. Với mục đích khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động này, Nghị định số 28 quy định rõ các chính sách hỗ trợ đối với các cá nhân, tổ chức tham gia công tác này. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 28 quy định các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được hưởng các chính sách hỗ trợ sau đây:
Đồng thời nhằm xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật, theo Nghị định số 28, Nhà nước khuyến khích Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các hội công chứng, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng tham gia thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia phổ biến giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức…
III. CHỦ ĐỀ, KHẨU HIỆU NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013 1. Chủ đề:
Có thể khẳng định “Ngày Pháp luật” sẽ là một hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rất hiệu quả, bởi pháp luật quy định cho “Ngày Pháp luật” được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Với các hình thức đa dạng “Ngày Pháp luật” sẽ giúp cho những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến gần với người dân hơn và dễ dàng đi vào cuộc sống.
“Ngày Pháp luật” sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của luật pháp trong đời sống xã hội và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta.
“Ngày Pháp luật” được triển khai tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước, từ các cơ quan Nhà nước cấp trung ương đến địa phương với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Mít tinh, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động, triển lãm,… thực sự sẽ trở nên gần gũi, thiết thực với các cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân, từ đó, giúp các cán bộ, công chức, viên chức và người dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh. Với ý nghĩa đó “Ngày Pháp luật” thực sự sẽ trở thành ngày thượng tôn pháp luật.
Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, trong ngày này, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để từ một ngày này góp phần để tất cả các ngày còn lại trong năm đều là Ngày pháp luật.
Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật; xây dựng niềm tin,tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với qui định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
Ngày pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng tôn pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống nhất, ổn định, minh bạch, dân chủ và công bằng. Tổ chức Ngày pháp luật Việt Nam góp phần đáp ứng các yêu cầu trên và hình thành một trong những điều kiện quan trọng, thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc nâng cao mạnh mẽ nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân, thể hiện thái độ của các thành viên trong xã hội đối với kỷ cương pháp luật, là sự đánh giá và ghi nhận tính công bằng của pháp luật. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp nhận; chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi người. Bởi thế, phổ biến giáo dục pháp luật được coi là khâu đầu tiên của việc thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm động viên toàn dân đoàn kết, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật.
Đối với việc thi hành pháp luật, tổ chức Ngày pháp luật nhằm động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh, công bằng, thống nhất, kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng nền hành chính trong sạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, khả năng thực thi pháp luật trong mọi hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt hằng ngày của nhân dân.
Để “Ngày Pháp luật” được triển khai thống nhất, hiệu quả trong cả nước, ngày 25/9/2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 6902/BTP-PBGDPL về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2013. Theo đó, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện “Ngày Pháp luật” năm 2013 với chủ đề Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và các khẩu hiệu bao gồm: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “; “Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật là bảo vệ chính bạn, gia đình bạn và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; “Thực hiện pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân”; “Tôn trọng và chấp hành pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân”; “Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành và bảo vệ pháp luật”.
Năm 2013 là năm đầu tiên chúng ta tổ chức Ngày Pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật với quy mô rộng lớn, thống nhất trong phạm vi cả nước. Đồng thời, đây cũng là năm ghi nhận một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị – pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, Ngày Pháp luật năm 2013 có ý nghĩa quan trọng, trở thành ngày hội sinh hoạt chính trị – pháp lý sâu rộng trong phạm vi toàn quốc, nhằm phát huy ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong thực hành “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Để triển khai Ngày Pháp luật năm 2013 thống nhất và đạt hiệu quả thiết thực, theo trách nhiệm được giao quy định tại Điều 7 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và trên cơ sở ý kiến của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 6902/BTP-PBGDPL ngày 23/9/2013 hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Vào sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ sẽ tới dự và công bố Ngày Pháp luật tại buổi lễ công bố được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
– Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;
– Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
– Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật là bảo vệ chính bạn, gia đình bạn và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh;
– Thực hiện pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân;
– Tôn trọng và chấp hành pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành và bảo vệ pháp luật.
Các khẩu hiệu khác phù hợp với chủ đề Ngày pháp luật gắn với lĩnh vực của Bộ, ngành, địa phương.
Vì vậy trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân huyện Nông Sơn ngày càng được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật được cán bộ và nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh; nhiều sáng kiến mô hình hay được triển khai thực hiện. Điều đó dẫn đến kết quả tình trạng vi phạm pháp luật trong nhân dân giảm theo từng năm, nhiều thôn, khối phố, gia đình được công nhận gia đình văn hóa, thôn khối phố tiêu biểu.
Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam, huyện Nông Sơn đã đồng loạt triển khai nhiều hình thức khác nhau, từ phát động trong cán bộ, công chức đến nhân dân trên địa bàn huyện và cán bộ giáo viên các trường học.
Kết luận: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung. Để công tác này thực sự có hiệu quả và giúp nhân dân hiểu biết pháp luật từ đó hình thành ý thức sống và làm việc theo hiến pháp, đòi hỏi những người làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật phải thực sự kiên trì, bền bĩ và hết mình vì công việc. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa, sâu sắc hơn nữa, các đoàn thể và ban ngành tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và thực sự có hiệu với mục tiêu: mọi văn bản pháp luật đều được phổ biến đến cán bộ và nhân dân và mục tiêu cao hơn là góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với mỗi người dân sống trong môi trường đất nước ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy mỗi cán bộ công chức, viên chức, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật/.
Nguồn Gốc Ra Đời Và Ý Nghĩa Ngày Pháp Luật Việt Nam 9/11
Nhân kỷ niệm 8 năm ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử cũng như ý nghĩa của sự kiện đặc biệt này.
Lịch sử ra đời ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Theo lịch sử nguồn gốc ra đời, năm 2012, ngày 09/11 được chọn làm ngày Pháp luật Việt Nam bởi đây là ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam được thông qua (9/11/1946).
Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 ra đời từ năm 2012 dựa trên ý nghĩa của ngày khai sinh bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam 1946
Cụ thể, từ năm 1946 đến hiện tại, Việt Nam đã có 05 bản Hiến pháp, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, ý nghĩa của ngày “khai sinh” ra bản Hiến pháp đầu tiên vẫn rất được trân trọng (1946). Đó cũng chính là lý do luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (điều 8) quy định ngày 09/11 hàng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ý nghĩa Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên…về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.
Quà tặng tri ân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Là một ngày đặc biệt để xã hội tuyền truyền các vấn đề pháp luật cũng như dành sự quan tâm đến những người đang công tác trong ngành pháp luật tại Việt Nam như luật sư, thẩm phán, viện kiểm soát… Đây là những con người đang ngày đêm lao động, cố gắng đấu tranh và đem lại sự công bằng, kỷ cương cho phép tắc xã hội, đem đến sự bình an cho cuộc sống.
Vì vậy, nếu đối tác khách hàng của bạn hay bạn có người thân, bạn bè đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực pháp luật thì bạn đừng quên gửi lời chúc mừng cùng những món quà mang ý nghĩa về pháp luật hoặc là món quà là sở thích, đam mê của người được tặng quà thì cũng phù hợp để bạn thể hiện tấm lòng của mình.
(tượng nàng Lady Justice) là món quà ý nghĩa và sang trọng nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
Golden Gift Việt Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tác quà tặng mạ vàng cao cấp, sẽ là địa chỉ vàng để bạn có thể lựa chọn hơn 200+ mẫu chế tác mạ vàng tinh xảo và hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân Hà Nội.
Để được tư vấn chú đáo nhất, khách hàng vui lòng liên hệ về hotline: 0903.68.1551 để đội ngũ tư vấn sẽ đem đến cho quý khách những thông tin bổ ích về quà tặng ngày pháp luật Việt Nam 9/11.
Thống kê ngày Pháp luật Việt Nam qua các năm gần đây
Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018 rơi vào thứ 6, ngày 9/11/2018
Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019 rơi vào thứ 7, ngày 9/11/2019
Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 rơi vào thứ 3, ngày 9/11/2021
Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 rơi vào thứ 4, ngày 9/11/2022
Nguồn: https://quavang.vn/blogs/tin-thi-truong/nguon-goc-ra-doi-va-y-nghia-ngay-phap-luat-viet-nam-9-11
→ Nên mua quà gì tặng thầy giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
→ Bạn nên mua tượng khỉ phong thủy mạ vàng 24K ở đâu uy tín?
→ Những lời chúc tết dành cho đối tác – khách hàng giúp duy trì mối quan hệ lâu dài
→ Gợi ý quà tặng tết cho thầy cô thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt
→ Gợi ý quà tặng ngày 8/3 ý nghĩa độc đáo cho mẹ, vợ và bạn gái
→ Top những vật phẩm phong thuỷ giúp tuổi Ất Tỵ tài lộc dư giả
→ Tìm hiểu ý nghĩa của Tượng gà mạ vàng 24K trong phong thủy
→ Hướng dẫn bài trí bàn thờ Thần Tài – Thổ địa đúng phong thủy
→ Hướng dẫn bài trí tượng chó phong thủy trong gia đình và nơi làm việc
→ Ngày quốc tế Nam giới 19/11: Lời chúc hay và quà tặng ý nghĩa để tôn vinh các quý ông
→ Đại lễ Phật Đản năm nay là ngày nào theo dương lịch và âm lịch?
Vai Trò, Ý Nghĩa, Nội Dung Phần Cơ Sở Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Vai trò, ý nghĩa, nội dung phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bài tập lớn môn Xây dựng văn bản pháp luật 9 điểm.
Vai trò, ý nghĩa, nội dung phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bài tập lớn môn Xây dựng văn bản pháp luật 9 điểm.
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, mỗi văn bản cụ thể đều giữ vai trò nhất định và lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những căn cứ có vai trò quan trọng trong toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó là phần cơ sở ban hành văn bản.
1. Vai trò phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những phần có vai trò vô cùng quan trọng. Dựa vào phần này, chúng ta có thể xác định:
Thứ hai: vị trí của văn bản đang soạn thảo trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Do một trong những nguyên tắc chọn văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lí là văn bản đó phải có hiệu lực pháp lí cao hơn văn bản đang soạn thảo. Ví dụ, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất nên không có cơ sở pháp lí, cơ sở pháp lí của Luật là Hiến pháp, cơ sở pháp lí của Pháp lệnh là Hiến pháp hoặc Luật.
Thứ tư: văn bản đó có được ban hành ra một cách hợp lí hay không. Bởi như ta đã biết Luật được soạn thảo dựa trên nhu cầu của đời sống xã hội. Ví dụ, văn bản Luật ngân sách nhà nước được soạn thảo thì cơ sở thực tiễn của nó phải nhằm quản lí thống nhất, có hiệu quả nền tài chính quốc gia chứ không thể nhằm bảo vệ môi trường hay giúp quản lí có hiệu quả quỹ đất được. Bên ngoài đời sống xã hội cần phải điều chỉnh vấn đề gì, có vấn đề gì còn bất cập thì đó chính là cơ sở hợp lí nhất cho sự ra đời của một văn bản quy phạm pháp luật.
Vai Trò Đảm Bảo Pháp Luật Của Wto
Mỗi nước có mỗi pháp luật khác nhau và có thể không tương đồng, vai trò đảm bảo pháp luật của WTO được thể hiện ở nhiều khía cạnh.
Việc giao thoa kinh tế các nước, đặc biệt hơn là mỗi nước có mỗi pháp luật khác nhau và có thể không tương đồng, nếu không được hoạch định chung trong một văn bản, văn kiện nào thì sẽ dẫn đến việc xung đột pháp luật. Như vậy, các quy định thể hiện trong các hiệp ước, hiệp định quốc tế giúp cho các nhà kinh doanh biết rõ điều kiện thương mại, cách thức cũng như phương thức giao kết và cũng giúp cho các chính phủ tuân theo các quy định.
Hơn thế nữa các quy tắc của WTO sẽ làm giảm sự tham nhũng. Các quy tắc mậu dịch quốc tế giúp cho các chính phủ không thi hành các chính sách kém khôn ngoan. Sự bảo hộ nói chung là một chính sách kém khôn ngoan, nó làm thiệt hại cho nền kinh tế nội địa và nền kinh tế quốc tế. Các hàng rào thuế gây nên nhiều thiệt hại vì nó tạo ra các cơ hội cho tham nhũng và các hình thức chính phủ xấu.
Vì vậy, giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần làm nghiêm minh trong pháp luật quốc gia, tăng cường sự quyền uy của pháp luật quốc tế.
Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO năm 1995, sau nhiều năm, đánh giá, đàm phán thì đến ngày 11/1/2007 Việt Nam nhận được phê chuẩn chính thức thành thành viên đầy đủ của WTO.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương, đa phương, cũng như các quy chế của WTO. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về kinh tế – xã hội của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ cũng là khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng nhận biết và tránh né các rào cản, đồng thời còn lúng túng trong việc tìm biện pháp xử lý, tháo gỡ. Việc mở cửa thị trường trong nước chưa được tiến hành song song với việc thiết lập hàng rào kỹ thuật hiệu quả để ngăn chặn những bất lợi, rủi ro từ bên ngoài.
Nhưng rõ ràng với Việt Nam đây lại là bước ngoặt có ý nghĩa, với nhiều bài học
lớn cho Chính phủ cũng như các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Việc gia nhập này góp phần giúp Việt Nam phát triển hơn nhờ sự giao thoa kinh tế cũng như sự trợ giúp của các nước thành viên.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vai Trò, Ý Nghĩa Của Ngày Pháp Luật 9/11 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!