Cập nhật nội dung chi tiết về Vai Trò Công Tác Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ Trong Tình Hình Hiện Nay mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong thời gia qua cấp ủy đảng các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo công tác Bảo vệ chính trị nội bộ. Tuy nhiên, trước những diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết, đó là:
Thứ nhất: Bảo vệ chính trị nội bộ là vấn đề sống còn của chế độ, gắn liền với vận mệnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là trách nhiệm của các cấp uỷ, các tổ chức Đảng và toàn thể đảng viên, do đó, phải thực hiện đúng quan điểm của Đảng, bảo đảm kịp thời, khách quan, toàn diện, đề cao tinh thần trách nhiệm, vì sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên và sự trong sạch của nội bộ Đảng.
Thứ hai: Phải xuất phát từ nhiệm vụ và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng; gắn công tác Bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; giữ vững lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của Đảng.
Thứ ba: Trong mối quan hệ giữa yếu tố bên trong với bên ngoài thì yếu tố bên trong, nội bộ là cơ bản, quyết định. Cần đề phòng sai lầm về đường lối, chủ trương, chính sách, coi việc phòng chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội chính trị và vi phạm nguyên tắc tổ chức Đảng là cực kỳ quan trọng.
Thứ tư: Tích cực, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ mình là chính; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất về chính trị; coi trọng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, hoạt động phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch, chống đối.
Thứ năm: Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược, đặc biệt những người đứng đầu tổ chức đảng các cấp.
Thứ sáu: Bảo vệ chính trị nội bộ phải có sự phối kết hợp để phát huy sức mạnh của toàn Đảng và hệ thống chính trị trong công tác quan trọng này; kết hợp hoạt động của tổ chức đảng với hoạt động tích cực của nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Thứ bảy: Quy định của Bộ Chính trị về Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng là căn cứ, là cơ sở để xem xét, kết luận về chính trị của cán bộ, đảng viên; phải thực hiện nghiêm túc, thống nhất; khắc phục tình trạng giản đơn, vận dụng tùy tiện hoặc máy móc, thành kiến, hẹp hòi.
Để thực hiện tốt công tác Bảo vệ chính trị nội bộ, Đảng đã đề ra quan điểm chỉ đạo được thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đó là: “Nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị..”. Gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, gây mất đoàn kết trong Đảng. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, nhất là phát ngôn, tuyên truyền, tán phát tài liệu trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch”.
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác Bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay như đã nêu trên, nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của công tác Bảo vệ chính trị nội bộ cần tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt các nội dung sau:
Một là, tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về công tác Bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh việc giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên;
Hai là, công tác Bảo vệ chính trị nội bộ phải góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”;
Ba là, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; tất cả các trường hợp trước khi tiếp nhận, giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm… phải được thẩm định và kết luận về tiêu chuẩn chính trị. Những trường hợp có vấn đề về chính trị, phải được thẩm tra, xác minh và có kết luận;
Bốn là, tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên ra nước ngoài và quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
Năm là, thường xuyên rà soát chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý, sử dụng phù hợp đối với những trường hợp có vấn đề về chính trị;
Sáu là, tăng cường quản lý thông tin, tài liệu, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia; đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch;
Kết Quả Công Tác Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ
PTO- Bảo vệ chính trị nội bộ là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng đã triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ đạt kết quả khá toàn diện.
Công tác rà soát, kiểm tra hồ sơ đảng viên và hồ sơ cán bộ, rà soát chính trị nội bộ, thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ phục vụ công tác kết nạp đảng viên, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, bố trí cán bộ được thực hiện thường xuyên nghiêm túc, có chất lượng. Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ được phối hợp chặt chẽ với các cơ quan theo quy chế, nhất là lực lượng công an từ tỉnh đến cơ sở để triển khai nắm chắc tình hình, địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn đấu tranh với những âm mưu, hoạt động phá hoại của các phần tử xấu và các đối tượng chống đối; rà soát các điểm nóng về an ninh trật tự, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, sớm ổn định tình hình, không để tác động ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị và tổ chức các kỳ đại hội Đảng và bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Thực hiện Quy định số 04-QĐ/TU về xét duyệt, quản lý đảng viên ra nước ngoài, các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã làm tốt công tác học tập, quán triệt để các cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý cán bộ, đảng viên; đặc biệt là việc xét duyệt, quản lý cán bộ đảng viên đi ra nước ngoài học tập, công tác, đi thăm thân hoặc có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài từ đó công tác tổ chức chỉ đạo và thực hiện có nền nếp, hiệu quả…
Để góp phần giữ vững ổn định chính trị trong giai đoạn hiện nay, công tác bảo vệ chính trị nội bộ cần tập trung đẩy mạnh việc giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ, phương châm, phương pháp công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tập trung làm tốt công tác thẩm định tiêu chuẩn cán bộ phục vụ công tác đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, quy hoạch cán bộ theo phương châm chú trọng quản lý đầu vào là chính. Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung Quy định 57-QĐ/TƯ chú trọng quán triệt, thực hiện tốt các nội dung Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc xét duyệt, quản lý đảng viên ra nước ngoài, làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, phối hợp nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin thống nhất nhận định; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, tăng cường nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới…
Bích Nguyệt
Vai Trò Của Pháp Luật Trong Việc Bảo Vệ Môi Trường Ở Nước Ta Hiện Nay
Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.
Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của mọi người với những biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp đó là sử dụng pháp luật để quản lí và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng đất nước phát triển bền vững thì việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.Nhận thức được tính cần thiết của việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Em xin mạnh dạn chọn đề tài: ” Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay ” làm bài tập học kì của mình
I.Cơ sở lý luận của vai trò pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng. Môi trường gồm toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội. Tại khoản 1 điều 3 luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt nam thông qua ngày 29-11-2005 (sửa đổi). Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đén đời sống sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật.
Thứ nhất, Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam ra đời muộn hơn so với các lĩnh vực pháp luật khác.Có thể nói trong hệ thống pháp luật Việt nam thì pháp luật bảo vệ môi trường là lĩnh vực mới nhất. Nguyên nhân là do vấn đề môi trường mới thực sự đặt ra những thách thức khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới tới nay. Trong thời gian sau đó thì vấn đề môi trường ngày càng trở nên trầm trọng: sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất……Vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa ra và thực hiện phổ biến.
Thứ hai pháp luật bảo vệ môi trường có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện hơn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã mang lại những thành tựu to lớn cho đất nước tuy nhiên nó cũng đặt ra cho nước ta những vấn đề to lớn về môi trường và sự pháp triển bền vững.
Thứ tư pháp luật bảo vệ môi trường chịu sự điều chỉnh của công ước quốc tế về môi trường. Đây là một đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay của nước ta. Do tính thống nhất của môi trường, các yếu tố, thành phần môi trường của Việt nam vừa là đối tượng tác động của pháp luật trong nước vừa là đối tượng tác động của các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt nam đã là thành viên.Vì vậy pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam cũng được xây dựng hài hòa với các điều ước quốc tế về môi trường và chịu sự tác động của các thành viên đó.
Có thể thấy qua quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nhằm có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, có tính khả thi hơn.
Thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội đòi hỏi phải có các chuẩn mực trong mọi hành vi ứng xử, giao tiếp cho mọi thành viên trong xã hội tuân theo. Những văn bản quy định những nguyên tắc như vậy người ta gọi là văn bản quy phạm pháp luật, được nhà nước đảm bảo cho nó được thực hiện. Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường cũng chính là những quy tắc xử sự chung nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật bảo vệ Việt nam, pháp luật bảo vệ môi trường cũng có các vai trò của phap luật nói chung và cũng có những vai trò riêng của nó. Đó là pháp trong luật quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, và là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường. Nó được thể hiện như sau:
Thứ nhất là pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có thể thấy pháp luật bảo vệ môi trường có một vai trò quan trọng đối với lĩnh vực môi trường.Hệ thống cơ quan quản lí môi trường nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
Thứ hai là, pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực môi trường là cơ sở pháp lí quy định hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vức bảo vệ môi trường.
Thứ ba là pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và sử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.Việc thanh tra, giám sát được thực hiện thường xuyên , định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Thứ tư, pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành các cơ quan thực hiện theo đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Có thể thấy, pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay có vai trò hết sức quan trọng. Nó thể hiện được sự quan tâm của nhà nước tới vấn đề môi trường ngày càng được nâng cao
Trong những năm qua, việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt nam đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ chế chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện một bước. Giai đoạn 2005-2010 được coi là giai đoạn thành công nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam về bảo vệ môi trường, được đánh dấu bằng việc Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Năm 2008 Luật Đa dạng sinh học đả được Quốc hội thông chúng tôi tới nay có tổng cộng 66 văn bản luật dưới luật được xây dựng và ban hành.
Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lí bảo vệ môi trường được tăng cao. Sau 5 năm thực hiện luật bảo vệ môi trường năm 2005, hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định.Ở trung ương, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường. Ở địa phương, đã thành lập các chi cục bảo vệ môi trường thuộc Sở tài nguyên môi trường.
Thứ ba, công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lí chất thải được tăng cao, cụ thể. Hoạt động kiểm soát môi trường khu công nghiêp đã có nhiều tiến bộ đáng khích lệ: Nhiều địa phương đã có lộ trình, kế hoạch về xây dựng trạm sử lí nước thải.Hoạt động của ban quản lí các khu công nghiệp bài bản hơn.Hoạt động quan trắc môi trường ở cả trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển.
Thứ tư: hoạt động phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường dã được đẩy mạnh. Nhiều mỏ than sau khi khai thác được cải tạo phục hồi môi trường thành các khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái hoặc phục hồi đất trồng cây..Tính tới nay, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường quan trọng phải hoàn thiện việc xử lí thì đã có 325 cơ sở không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng(chiếm 74%) và 114 cơ sở đang triển khai thực hiệ biện pháp khắc phục(chiếm 26%)
Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn góp phần năng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, công tác kiểm tra sử lí vi phạm pháp luật về môi trường cũng được tăng cường. Năm 2010 theo kết quả thanh tra, kiểm tr 9 tháng đầu năm, các Đoàn thanh tra đã lập 133 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phạt 9.666.700.000đồng đến 15.269.000đồng.Hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Đầu tiên là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa hoàn thiện,còn sơ sài. Các văn bản pháp luật về môi trường chưa được rà soát kĩ. Các hoạt động giám sát cần phải được rà soát để tránh luật bảo vệ môi trường ban hành phải chờ các văn bản hưỡng dẫn thi hành làm cho luật khó điu vào đời sống.
Thứ hai là pháp luật môi trường còn quy định khá học thuật, rất phức tạp và khó hiểu nên người dân khó có thể nắm bắt được hết ý đồ của nhà nước,.
Thứ ba là từ góc độ quản lí của nhà nước thì công tác bảo vệ môi trường dù luôn được nêu ra nhưng vẫn còn ở hàng thứ yếu khi xử lí đối kháng lợi ích, vẫn tập trung ưu tiên phát triển kinh tế.
Thứ tư là nhận thức của cán bộ về vấn đề môi trường còn rất hạn chế,quy trình thủ tục còn tồn tại quá nhiều bất cập, việc giám sát thực hiện chưa đi liền với sử lý các vi phạm pháp luật về môi trường, mức phạt thấp,, chỉ phạt tiền rồi yêu cầu khắc phục. Cư như vậy, sau khi phạt xong thì tiếp tục vi phạm tiếp.
Thứ năm là các quyết định xử ;lí vi phạm đo không được theo dõi chặt chẽ nên dễ để cho một số đối tượng lợi dụng cố tình không chấp hành .
Để pháp luật bảo vệ môi trường có những hiệu quả cao hơn thì phải tiến hành khắc phục những nhược điểm hiện có, đang tồn tại trong hệ thống pháp luật môi trường hiện nay, cụ thể như sau:
Thứ nhất là hoàn thiện các quy định pháp lí (trách nhiệm hành vi, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự) đối với những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Thứ hai hoàn thiện cơ chế tổ chức và đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.Tăng cường nắm bắt tình hình, thanh tra kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường.
Thứ ba là tang cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thuwch hiện đầy đủ các cam kết quốc tế.Đẩy mạnh hợp tác song phương.
Thứ tư là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong xã hội.
Nhìn chung, pháp luật Việt nam về bảo vệ môi trường đã tạo hành lang pháp lí để các chủ thể trong xã hội thực hiện đầy đủ, triệt để các quy phạm pháp luật. Vấn đề thực hiện pháp luật hiên nay cần phải được nghiên cứu tổng thể, đánh giá toàn diện nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Bài làm của em do còn thiếu sự hiểu biết sâu rộng nên còn nhiều thiếu sót. Rất mong thầy cô đọc và góp ý để em có kinh nghiệm cho các bài tập sau này. Em xin trân thành cảm ơn.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội,Giáo trình môn lí luận nhà nước và pháp luật,nxb.CAND,Hà Nội,2014.
2. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật,nxb.ĐHQGHN,2005
3. Nguyễn Văn Hùng, Luận văn Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt nam trong điều kiện hiện nay.
4. Bộ tư pháp (2005), Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức các nhân về bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội
Quán Triệt Quan Điểm Của Đảng, Tăng Cường Công Tác Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ Trong Quân Đội
Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị, việc quán triệt, thực hiện các văn bản quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ chưa chặt chẽ, còn có những sơ hở, thiếu sót, nhất là trong công tác quản lý chính trị nội bộ và công tác bảo vệ bí mật trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, sử dụng in-tơ-nét và các thiết bị công nghệ thông tin,… dẫn đến lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự. Một số cán bộ, chiến sĩ thiếu tu dưỡng, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, còn có biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của địch; chấp hành chưa nghiêm quy định về quan hệ với người nước ngoài, có trường hợp quan hệ nhưng không báo cáo, thậm chí trao đổi, cung cấp thông tin cho nước ngoài hoặc bị họ móc nối, lôi kéo; ý thức tổ chức kỷ luật kém, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ vật chất và sự tác động tiêu cực bởi tệ nạn xã hội, dẫn đến vi phạm kỷ luật, pháp luật. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động ráo riết sử dụng mọi thủ đoạn thâm nhập chống phá nội bộ Quân đội hết sức tinh vi, như: lợi dụng những sơ hở trong quá trình nước ta hội nhập, hợp tác quốc tế để tuyên truyền, xuyên tạc, phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập tình báo, móc nối, lôi kéo, cài cắm, nhất là hoạt động gián điệp tấn công các mục tiêu trọng yếu, cơ mật của Đảng, Nhà nước, Quân đội, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa” Quân đội.
Tình hình trên đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải hết sức cảnh giác, chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các ngành và mọi cán bộ, đảng viên trong toàn quân. Ngành Bảo vệ an ninh Quân đội nói chung, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội nói riêng phải thường xuyên nắm chắc tình hình, làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong Quân đội. Để thực hiện yêu cầu trên, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tiến hành tốt một số nội dung, biện pháp chủ yếu sau đây:
Một là, thường xuyên quán triệt, giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác và trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ đối với việc bảo vệ Đảng, bảo vệ Quân đội. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là trong tình hình hiện nay. Mục tiêu của công tác bảo vệ chính trị nội bộ là nhằm làm cho các cơ quan, đơn vị Quân đội tuyệt đối an toàn về chính trị. Do đó, nội dung giáo dục cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải toàn diện, song cần tập trung giáo dục về tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ và việc xây dựng Quân đội về chính trị, làm cơ sở để bảo đảm cho Quân đội luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin, thông báo, phân tích rõ những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phần tử xấu, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Qua đó, để cán bộ, chiến sĩ nâng cao cảnh giác, biết tự bảo vệ mình, bảo vệ nội bộ cơ quan, đơn vị. Để đạt hiệu quả, các cơ quan, đơn vị phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chung với giáo dục riêng cho từng đối tượng, từng bộ phận; giữa giáo dục cơ bản với thường xuyên, trong mọi nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, học tập, công tác và sinh hoạt của đơn vị. Trong đó, cần coi trọng giáo dục cho những cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đặc biệt, công tác lẻ, những người làm công tác bảo mật, cảnh vệ, quản lý kho tàng, vũ khí, trang bị kỹ thuật, chiến sĩ mới.
Ba là, thường xuyên rà soát, nắm và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nhất là tư tưởng, mối quan hệ của cán bộ, đảng viên. Coi trọng việc nắm, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng và người lao động; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Phối hợp chặt chẽ với công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kịp thời phát hiện, xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước và kỷ luật Quân đội. Yêu cầu, nội dung quản lý phải toàn diện, nhất là khi cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ khó khăn, khi có thay đổi về tổ chức, biên chế, v.v. Để quản lý chặt chẽ, các đơn vị cần vận dụng nhiều hình thức, biện pháp và thực hiện tốt chế độ phân công, phân cấp trong nắm, báo cáo tình hình theo quy định. Đồng thời, chăm lo xây dựng, củng cố các tổ chức trong đơn vị luôn trong sạch, vững mạnh; phát huy tốt vai trò của đội ngũ bí thư, cấp ủy viên phụ trách công tác bảo vệ và chiến sĩ bảo vệ ở cơ sở trong thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Cùng với đó, các cơ quan đơn vị phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự. Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ bí mật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản và sử dụng dịch vụ in-tơ-nét, các thiết bị công nghệ thông tin. Kịp thời phát hiện, khắc phục những sơ hở, thiếu sót; hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc lộ, lọt, mất bí mật có thể xảy ra.
Năm là, thực hiện tốt công tác xây dựng đơn vị an toàn, gắn với xây dựng địa bàn an toàn. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt phương châm lấy xây dựng bên trong để hỗ trợ ngoài và lấy xây bên ngoài để củng cố bên trong. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương; bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của địch trên địa bàn đóng quân để xây dựng kế hoạch thực hiện. Khi xảy ra các tình huống phức tạp, các đơn vị phải kịp thời báo cáo trên và chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn để xử lý triệt để, không để kéo dài, lan rộng. Đồng thời, duy trì tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cũng như tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm những quy định về phòng gian, giữ bí mật.
Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ Quân đội trong tình hình hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thiết thực góp phần quán triệt, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng, đảm bảo cho Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
1 – Trích Chỉ thị 39-CT/TW, ngày 18-8-2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vai Trò Công Tác Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ Trong Tình Hình Hiện Nay trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!