Cập nhật nội dung chi tiết về Ủy Quyền Vay Thế Chấp Sổ Đỏ Được Không? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu bạn có tài sản đảm bảo và không thể tự đi vay thế chấp ngân hàng bởi 1 lý do nào đó thì liệu có thể ủy quyền cho người khác để vay hộ không? Pháp luật nhìn nhận vấn đề này thế nào và thủ tục của việc ủy quyền vay thế chấp ra sao?
Về vấn đề này, pháp luật quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 562 Luật dân sự 2015 thì việc ủy quyền vay thế chấp hoàn toàn được pháp luật công nhận. Chính vì vậy khi bạn có hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu tài sản đảm bảo hoặc bạn viết hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền cho người khác để đi vay thế chấp thì người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng.
Tuy vậy, các ngân hàng thường muốn chủ sở hữu tài sản đảm bảo có mặt để vay thế chấp để hạn chế vấn đề rủi ro. Trên thực tế, có rất nhiều vụ lừa đảo đã xảy ra khi ủy quyền vay thế chấp dẫn tới nợ xấu. Khi nợ xấu xảy ra, bên chịu hậu quả nhiều khi là ngân hàng khi tiền mất mà tài sản đảm bảo lại không thể phát mãi do xảy ra tranh chấp.
Vì thế, khi ủy quyền để vay thế chấp, bạn nên làm việc với ngân hàng để làm rõ thủ tục phía ngân hàng đưa ra giúp việc vay tiền được nhanh chóng. Vậy thủ tục ủy quyền vay thế chấp cụ thể như thế nào?
1. Thủ tục ủy quyền thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất:
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Hợp đồng ủy quyền phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);
- Dự thảo hợp đồng ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
Trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Thời gian giải quyết: Không quá 2 ngày làm việc; còn đối với yêu cầu công chứng phức tạp thì không quá 10 làm việc
2. Thủ tục ủy quyền vay thế chấp tại ngân hàng:
Đối với thủ tục ủy quyền vay thế chấp, đầu tiên bạn cần giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền của chủ của tài sản thế chấp có công chứng:
Nếu chủ sở hữu của tài sản thế chấp là 1 người, bạn chỉ cần viết hợp đồng hoặc giấy ủy quyền, sau đó mang ra văn phòng công chứng để công chứng. Sau khi công chứng bạn hoàn toàn có thể ra ngân hàng để vay tiền theo hợp đồng và được các nhân viên tư vấn hướng dẫn.
Nếu chủ sở hữu của tài sản thế chấp là 2 người trở lên, bạn cần có chữ ký đồng ý của tất cả mọi người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng ủy quyền. Sau khi có được xác nhận đồng ý, bạn mang hợp đồng đi công chứng và hoàn thiện thủ tục vay tiền theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn.
Nếu 1 trong các chủ sở hữu tài sản thế chấp đã mất, bạn cần xác định ai là người thừa kế tài sản đảm bảo để xác nhận. Trong trường hợp có di chúc thì bạn cần có xác nhận đồng ý của những người sở hữu theo di chúc, còn không có di chúc thì bạn cần xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ/chồng, nếu vợ/chồng không còn thì sẽ là con cháu trực hệ…)
Sau khi đã có hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền, bạn chuẩn bị những giấy tờ sau để nhân viên tư vấn lập hợp đồng vay vốn:
Giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo (Giấy tờ xe, sổ đỏ…)
CMND/hộ chiếu/căn cước công dân, Sổ hộ khẩu/KT3 của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
Giấy đăng ký kết hôn/chứng nhận độc thân.
Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng)
Giấy tờ chứng minh thu nhập (HĐLĐ, bảng lương, hợp đồng cho thuê nhà…)
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Ủy Quyền Đứng Tên Sổ Đỏ
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.”
Việc ủy quyền hợp pháp là hợp đồng được thực hiện tại văn phòng công chứng. Hoặc giấy ủy quyền có chứng thực bởi UBND cấp phường/xã nơi người ủy quyền cư trú.
Nội dung trên hợp đồng ủy quyền cần nói rõ phạm vi ủy quyền và thời hạn ủy quyền.
Trường hợp là tài sản riêng
Thông thường là bố mẹ, ông bà, con cháu ruột thịt trong nhà ủy quyền cho nhau.
Việc ủy quyền này phải được chứng thực bởi văn phòng công chứng hoặc UBND phường xã.
Với văn bản ủy quyền này bạn sẽ có quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và thời hạn được ủy quyền theo điều khoản trên đó.
Trường hợp là tài sản chung
Trường hợp tài sản là tài sản thừa kế
Trường hợp ủy quyền đứng tên sổ đỏ khi tài sản của người đã mất là tài sản thừa kế.
Việc ủy quyền phải được các đồng thừa kế đồng thuận nếu là tài sản chung do thừa kế để lại.
Tùy theo điều khoản trên văn bản mà người được ủy quyền đứng tên trên sổ có quyền gì
Quyền, khai thác, sử dụng vẫn phải được sự đồng thuận của các đồng thừa kế. Người đứng tên không có quyền định đoạt.
Nên ghi trên sổ là người đại diện của những người được thừa kế gồm:…Mỗi người thường được cấp 1 sổ đỏ riêng.
Nếu muốn chỉ ghi tên 1 người đại diện đứng tên trên sổ. Và chỉ nhận 1 sổ đỏ cho tiện quản lý. Những người còn lại ủy quyền và kèm theo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản.
Việc ủy quyền đứng tên sổ từ người ngoài
Thông thường chỉ áp dụng cho trường hợp ủy quyền để đi làm các thủ tục và ký thay theo quy định của pháp luật.
Một số người vì nhiều lý do mà nhờ bạn bè đứng tên giúp. Trường hợp này khá rủi ro cho người ủy quyền bởi chỉ là “lòng tin”.
Đặc biệt trong một số trường hợp là ủy quyền đứng tên bằng miệng. Người được đứng tên trên sổ nghiễm nhiên có toàn quyền định đoạt. Một số phát sinh khi người này có toàn quyền nên có thể sang nhượng lại. Gây ra tranh chấp khiếu kiện về sau.
Do vậy ủy quyền đứng tên sổ đỏ từ người ngoài bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Tránh bớt những hậu quả nặng nề có thể xảy ra, bởi lòng tham là không có giới hạn.
Ủy quyền đứng tên sổ đỏ không có công chứng
Ủy Quyền Đứng Tên Trên Sổ Đỏ
Câu hỏi:
Bố tôi mất năm 2004, mẹ tôi mất năm 2009, có để lại một mảnh đất, bố mẹ tôi có 3 người con. Nay xã có đợt làm sổ đỏ, mà 3 anh em tôi chưa muốn chia đất, cộng với việc tôi với em gái tôi ở xa nên có thể ủy quyền cho anh trai cả đứng tên trên sổ đỏ được không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Bộ Tài nguyên Môi trường thì:
” Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
Theo đó, giữa ba anh em phải có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho anh trai của bạn đối với toàn bộ diện tích mà bố mẹ để lại (bao gồm tài sản gắn liền với đất nếu có). Giấy tờ này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, bạn có thể tới Văn phòng công chứng để lập văn bản này.
Khi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận phải kèm theo văn bản trên, khi đó trên giấy Chứng nhận sẽ ghi thông tin của anh trai bạn, nội dung tiếp theo ghi tên anh bạn, của bạn và em gái bạn (những người được thừa kế).
Mọi yêu cầu tư vấn xin liên hệ :
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI Hotline: 1900 636259 FB: Luatsuthanhdat Zalo : 0385665148 Địa chỉ:
: Phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn!
Trích Đo Có Làm Được Sổ Đỏ Không?
1. TRÍCH ĐO KHÔNG PHẢI LÀ GIẤY TỜ ĐỂ CĂN CỨ CẤP SỔ ĐỎ THEO PHÁP LUẬT
Thông tư 25/2014/TT-BTMNT quy định về bản đồ địa chính, tại Điều 3 thông tư quy định về giải thích từ ngữ:
“5. Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
6. Mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất.”
Trích đo địa chính thửa đất theo quy định do Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện lập. Tuy nhiên, những bản trích đo người dân đang có hiện nay là TRÍCH ĐO HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT do phường, xã cấp. Đây là Trích đo theo nhu cầu của người sử dụng đất, thực hiện theo hợp đồng dịch vụ trả phí. Trích đo do Phường cấp chỉ ghi nhận thực tế người đó đang sử dụng đất tại địa chỉ trong trích đo, với diện tích và số đo cụ thể, các nhà giáp danh. Trích đo chỉ thể hiện việc đang sử dụng thực tế, không thể hiện quyền sở hữu với nhà đất đó.
Các giấy tờ là căn cứ để cấp Sổ đỏ theo quy định của pháp luật đất đai được quy định tại:
Điều 100 Luật Đất đai năm 2013;
Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTMNT;
(Tham khảo bài viết: Giấy tờ cấp sổ đỏ lần đầu không phải nộp tiền)
Các giấy tờ được pháp luật ghi nhận là căn cứ để cấp Sổ đỏ là những giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, có được bằng cách nào? Là đất ông cha để lại, nhận thừa kế, tặng cho; đất được cơ quan, tổ chức giao, đất khai hoang,..vv.. Như đã nêu trên, trích đo do phường xã cấp chỉ thể hiện hiện trạng thực tế của đất lúc được cấp trích đo, không thể hiện nguồn gốc đất như nào, chỉ cần người đang sử dụng đất yêu cầu là có thể làm được. Vì vậy pháp luật không ghi nhận Trích đo là giấy tờ căn cứ cấp Sổ Đỏ.
Thực tiễn: Mặc dù không phải là một trong các giấy tờ được liệt kê chính thức trong các văn bản pháp luật về căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Tuy nhiên, mảnh trích đo nếu có đẩy đủ thông tin thì có giá trị xác định người sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất để làm căn cứ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy thời điểm lập mảnh trích đo thì giá trị pháp lý của mảnh trích đo có ý nghĩa quan trọng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nghĩa vụ của người sử dụng đất với nhà nước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT CHỈ CÓ TRÍCH ĐO LÀ GIAO DỊCH KHÔNG HỢP PHÁP
Căn cứ Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất. …..”
Và căn cứ Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 quy định về Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch:
“1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, nếu chỉ có trích đo thửa đất, thì theo quy định trên người sử dụng đất chưa thể làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ủy Quyền Vay Thế Chấp Sổ Đỏ Được Không? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!