Cập nhật nội dung chi tiết về Uel Đồng Hành Cùng Thí Sinh mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
[TRUYỀN HÌNH TƯ VẤN] UEL ĐỒNG HÀNH CÙNG THÍ SINH
Với mong muốn cung cấp thông tin về các phương thức xét tuyển Đại học và Sau đại học của UEL, các chương trình đào tạo của các ngành, chương trình chất lượng cao và chương trình liên kết quốc tế đến với các bạn thí sinh, giúp các bạn hiểu rõ hơn về Trường Đại học Kinh tế – Luật và có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
Ban Tư vấn tuyển sinh UEL giới thiệu đến các bạn chuỗi trò chuyện truyền hình tư vấn UEL đồng hành cùng thí sinh. Các bạn sẽ được gặp gỡ các chuyên gia tư vấn, cố vấn chuyên môn với những thông tin hữu ích và thiết thực. Bên cạnh đó, những đoạn clip ngắn giới thiệu về hình ảnh học tập, môi trường sinh hoạt của sinh viên UEL giúp các bạn hình dung được nơi các bạn sẽ theo học trong tương lai.
Các bạn đừng quên 20h00, tối thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần trên trang fanpage UEL – Tư vấn tuyển sinh 2017 và kênh Youtube UEL Truyền thông ( để theo dõi các số:
– Ngày 07/3: Nhu cầu nguồn nhân lực khối ngành kinh tế (gồm Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế)
– Ngày 10/3: Nhu cầu nguồn nhân lực khối ngành kinh doanh quản lý (gồm Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Marketing)
– Ngày 14/3: Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực Luật (gồm Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự, Luật Tài chính ngân hàng)
– Ngày 17/3: Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực tài chính và kế toán (gồm Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán)
– Ngày 21/3: Tìm hiểu các chương trình đào tạo Sau đại học tại UEL
– Ngày 24/3: Những điểm mới trong phương thức tuyển sinh của UEL năm 2017
– Ngày 28/3: Những thế mạnh khi học chương trình chất lượng cao
– Ngày 04/4: Kinh nghiệm chọn học chương trình liên kết quốc tế.
Các bạn còn có những thắc mắc không biết hỏi ai thì đừng ngại gửi câu hỏi về cho Ban tư vấn tuyển sinh UEL qua các kênh:
– Email: tuvantuyensinh@uel.edu.vn – Inbox fanpage: – Cố vấn chuyên môn: – Hotline: (08) 37244550 Hoặc các bạn có thể đặt câu hỏi ngay bên dưới clip bạn quan tâm.
Buổi Chia Sẻ Với Sinh Viên Đại Học Kinh Tế Luật (Uel) Về Cho Thuê Tài Chính
Ngày 20/3/2019 vừa qua, nhận lời mời của thầy Nguyễn Duy Hiệp – Giám đốc trung tâm quan hệ doanh nghiệp trường Đại học Kinh tế Luật (UEL), công ty cho thuê tài chính Chailease đã cử đại diện của mình để chis sẻ với các em sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Chị Tạ Phan Hoàng Vân – Trưởng phòng dịch vụ khách hàng của Chailease Việt Nam, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê tài chính đã thay mặt Công ty Chailease chia sẻ những kiến thức cũng như kinh nghiệm của chị để có thể giúp các em có cái nhìn tổng quát về ngành cho thuê tài chính ở Việt Nam mà sách vở cũng như giáo trình giảng dạy chưa được đề cập nhiều.
Chị Tạ Phan Hoàng Vân – chia sẻ với các bạn sinh viên về cho thuê tài chính
Đến với buổi chia sẻ lần này, một điểm quan trọng mà chị Vân muốn nhấn mạnh cho các bạn sinh viên biết rằng cho thuê tài chính cũng là một giải pháp cấp vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp bên cạnh việc đi vay ngân hàng. Tuy rằng, vay ngân hàng hay cho thuê tài chính đều có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng việc đa dạng hóa đòn bẩy tài chính giúp giảm thiểu rủi ro về dòng tiền của doanh nghiệp và chính các em sinh viên trong tương lai khi phụ trách mảng Tài chính – kế toán cho doanh nghiệp thì các em có thể tư vấn cho các giám đốc tài chính hay chủ công ty có thể lựa chọn được một giải pháp tài chính tối ưu cho công ty mình.
Chị Vân giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên
Ngoài việc chia sẻ những kiến thức chuyên môn, Chaiease Việt Nam cũng mang đến cho các em thông tin về cơ hội thực tập tại công ty Chailease. Chị Nguyễn Thị Hồng Quyên – Phó phòng Quản lý nguồn nhân lực của Chailease Việt Nam cho biết ” Hiện nay cơ hội việc làm trong ngành tài chính là rất lớn, khi chọn làm Thực tập trong ngành tài chính, ngoài việc được nhận phụ cấp thực tập thì các em còn có cơ hội được công ty giữ lại để trở thành nhân viên chính thức. Tại Chailease, công ty đã có một lộ trình sẵn cho những bạn Thực tập sinh, các bạn sẽ được trải nghiệm công việc như một nhân viên bình thường chứ không phải chỉ làm những công việc hành chính không đúng chuyên môn. Chính việc này sẽ giúp cho các em có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn trước khi rời khỏi nghế nhà trường “.
Chị Nguyễn Thị Hồng Quyên chia sẻ cho các bạn sinh viên về cơ hội thực tập tại Chailease Việt Nam
Buổi chia sẻ đã diễn ra thành công tốt đẹp, và đây không phải lần đầu Chailease Việt Nam và UEL tổ chức việc hợp tác dưới hình thức này, trao đổi với các đại diện của Chailease Việt Nam, thầy Hiệp cho biết ” Định hướng sắp tới của UEL là muốn hợp tác sâu hơn với các doanh nghiệp, ngoài những buổi chia sẻ về kiến thức chuyên môn, nhà trường cũng muốn hợp tác với doanh nghiệp như giới thiệu những sinh viên có kết quả học tập tốt đến thực tập hoặc làm việc tại các doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhà trường trao học bổng cho những sinh viên vượt khó có thành tích học tập tốt, tạo điều kiện cho các em sinh viên có thể tham quan môi trường làm việc thực tế của doanh nghiệp và được các anh chị có kinh nghiệp truyền đạt lại những kiến thức, kỹ năng quan trọng để có thể tự tin làm việc sau khi ra trường “. Đây chính là tầm nhìn chung của cả hai bên và đặt nền tảng cho sự hợp tác lâu dài trong tương lai.
Các anh chị chụp chung với các bạn sinh viên trước khi kết thúc buổi chia sẻ
Thầy Nguyễn Duy Hiệp (áo xanh bên trái ảnh) chụp chung với các đại diện của Chailease Việt Nam
Phòng kế hoạch
Tin tức khác
Dự Án Đại Học Kinh Tế Luật Uel
TƯ VẤN HỖ TRỢ: 028 62 853 428
Trường Đại học Kinh tế – Luật được thành lập theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 24/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế – Luật là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), được thành lập theo quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc ĐHQG-HCM. Việc thành lập Trường Đại học Kinh tế – Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế – Luật đứng trước rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, chỉ có 12 cán bộ viên chức. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQG-HCM, sự chung sức đồng lòng của tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức, Trường đã từng bước khắc phục khó khăn, đi vào ổn định và không ngừng phát triển.
Đến nay, Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, trong đó có một số chuyên gia đầu ngành có uy tín, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ, cơ cấu tổ chức của Trường ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Tính đến ngày 30/10/2014, tổng số cán bộ, viên chức và nhân viên của Trường là 349: trong đó có 227 giảng viên và 122 chuyên viên, nhân viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm gần 90%, trong đó có 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 56 tiến sĩ, 143 thạc sĩ; hơn 45% (chủ yếu là cán bộ trẻ) được đào tạo sau đại học ở nước ngoài; 25% cán bộ có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tham gia giảng dạy trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Hoạt động đào tạo không ngừng phát triển, Trường đang đào tạo 15 chương trình giáo dục ở trình độ đại học, 8 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 4 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, gần 6.500 sinh viên hệ chính quy, gần 900 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh. Để nâng cao chất lượng đào tạo khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, Trường đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo, thực hiện nghiêm túc quy chế, kỷ cương giảng dạy và học tập, đặc biệt công tác đảm bảo chất lượng được chú trọng. Trường đã tích cực triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên theo từng học kỳ, công tác đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network – Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA) và cơ sở đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp phần quan trọng cho Trường có những cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được các mục tiêu chiến lược của Nhà trường.
Cùng với sự phát triển của hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học của Trường cũng ngày càng phát triển và hiệu quả. Trường đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Cán bộ giảng viên của Trường chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu trọng điểm, đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở. Các đề tài nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học đã đóng góp tích cực cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Quan hệ đối ngoại của Trường ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực công tác đào tạo, NCKH và cải thiện nguồn thu. Trường đã tạo được mối quan hệ tốt với các trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và ngoài nước trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên và cung ứng nguồn nhân lực.
Nguồn lực tài chính của Trường ngày càng cải thiện, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, mở rộng nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu đào tạo và NCKH. Hệ thống giảng đường, phòng ốc khang trang, trang thiết bị hiện đại phù hợp từng chương trình học. Đặc biệt, là trường đại học đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam có Phòng mô phỏng thị trường tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành trong các lĩnh vực kinh tế – tài chính, kinh doanh và quản lý.
Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh trong Trường tạo ra được nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng, phát triển của Nhà trường và kết quả hoạt động được đánh giá xuất sắc.
Với những thành tích đạt được, Nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng của Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2007), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Giám đốc ĐHQG-HCM trong nhiều năm liên tục.
Chính Phủ Ban Hành Nghị Quyết Về Gói An Sinh Xã Hội 62.000 Tỷ Đồng
Tối 9/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký nghị quyết về gói an sinh xã hội lên tới 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Legalzone giới thiệu chi tiết đến bạn đọc nội dung của Nghị quyết về gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng này.
An sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội là gì
An sinh xã hội được hiểu như một sự bảo đảm bằng vật chất, tinh thần và các dịch vụ xã hội, được Nhà nước thực hiện bằng nguồn ngân sách và sự huy động từ nhiều nguồn lực nhằm nâng cao năng lực của người dân, gia đình, cộng đồng, tăng cường khả năng ngăn ngừa, chống đỡ, giảm nhẹ, khắc phục những rủi ro gặp phải trong cuộc sống.
Chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam chủ yếu bao gồm 4 nhóm: (1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo như: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; (2) Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già… thông qua tham gia BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính sách trợ giúp xã hội, gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất; (4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về an sinh xã hội bao gồm các quy định pháp luật về Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; ưu đãi đối với người có công; vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cơ sở bảo trợ xã hội; các chương trình xã hội.
Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”.
Quyết định 31/2011/QĐ-TTg ngày 2/6/2011 quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội.
Hiến pháp 2013.
Luật bảo hiểm xã hội 2014
Luật việc làm 2013
Bộ luật lao động 2012
Đối tượng và điều kiện hưởng an sinh xã hội theo Nghị quyết mới nhất
2.1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho NLĐ theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng NLĐ theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1-4-2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì NLĐ và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
2.2. Người lao động
Người lao động (NLĐ) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1-4-2020 và không quá 3 tháng.
NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6-2020.
2.3. Đối tượng đang hưởng chính sách xã hội
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả 1 lần.
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả 1 lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31-12-2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6-2020 và được chi trả 1 lần.
Thủ tục và nơi nhận hỗ trợ an sinh xã hội
Tối 9/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký nghị quyết về gói an sinh xã hội lên tới 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký nhận như thế nào, cơ quan chi trả trợ cấp thì chưa có quy định cụ thể do đối tượng nhận trợ cấp bao gồm người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Chính Phủ giao Bộ LĐ-TB và XH chủ trì, hướng dẫn, xác định đúng đối tượng thực hiện chính sách này. Việc xác định đối tượng và chi trả trợ cấp theo Nghị quyết trên phải đảm bảo thực hiện các quy định về cách ly, phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Uel Đồng Hành Cùng Thí Sinh trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!