Đề Xuất 3/2023 # Trình Tự, Thủ Tục Chuyển Công Năng Đất Vườn Chưa Tách Thửa Và Cấp Sổ Đỏ # Top 8 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Trình Tự, Thủ Tục Chuyển Công Năng Đất Vườn Chưa Tách Thửa Và Cấp Sổ Đỏ # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trình Tự, Thủ Tục Chuyển Công Năng Đất Vườn Chưa Tách Thửa Và Cấp Sổ Đỏ mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

-Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu về vấn đề trình tự, thủ tục chuyển công năng đất vừn chưa tác thửa và cấp sổ đỏ.

-Với các luật sư giỏi ở Công ty Luật TNHH TGS sẽ hỏi đáp và giải thích rõ về trình tự, thủ tục chuyển công năng đất vườn chưa tách thửa và cấp sổ đỏ.

Hỏi: Chào Luật sư, tôi mua một miếng đất thổ vườn 200m2 ở Huỳnh Tấn Phát – Nhà Bè – chúng tôi chưa tách thửa. Vậy thì tôi xin hỏi luật sư trình tự, thủ tục chuyển công năng và ra sổ đỏ như thế nào. Xin cảm ơn Luật sư?

Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo đó, hồ sơ đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu gồm:

Đơn đăng ký, cấp (theo mẫu)

Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP .

Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất nếu trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa có sơ đồ tài sản đúng với hiện trạng.

Chứng từ tài chính đất đai như giấy tờ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất ( nếu có).

Ngoài ra, đối với đất của tổ chức tôn giáo, đất dùng vào mục đích quốc phòng… thì cần thêm một số giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 8 Thông tư này.

– Thứ hai, về thủ tục chuyển công năng của đất

Điều 69, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 69: Trình tư, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

Theo điểm a, khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Ngoài ra, theo Thông tư số 76/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, tại khoản 2, Điều 5 hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất khi hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp như sau:

“Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được ông nhận là đất ở thì thu tiền sửu dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo gía đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp”

– Thứ ba, bạn sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hồ sơ chuyển công năng của đất (chuyển mục đích sử dụng đích sử dụng đất) kèm theo hồ sơ xin tách thửa. Theo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hồ sơ xin tách thửa bao gồm:

Đơn xin tách thửa

GCNQSDD hoặc một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013

Giấy xác nhận của UBND về việc đất không tranh chấp và phù hợp với quy hoạch của địa phương.

– Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2018

– Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình tự cấp

Mọi vấn đề xin liên hệ số để được tư vấn chi tiết và miễn phí

Xin chân thành cảm ơn !

Đất Chưa Có Sổ Đỏ Có Được Chuyển Nhượng

Hiện nay, nhu cầu chuyển nhượng đất đang diễn ra mạnh. Khi mua đất, ngoài giá bán thì người mua thường quan tâm tới việc người bán có giấy tờ hay không. Vậy có một thắc mắc, băn khoăn khi Đất chưa có sổ đỏ thì có được chuyển nhượng không?

Luật tư vấn P&P xin giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của khách hàng về Đất chưa có sổ đỏ có được chuyển nhượng.

Cơ sở pháp lý

– Luật đất đai 2013

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP

– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Thế nào là đất chưa có sổ đỏ

– Đất chưa có sổ đỏ là đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Thế nào là chuyển quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013

– Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất

 Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), trừ trường hợp 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khoản 3 Điều 86 Luật Đất đai

+ Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp Sổ đỏ nhưng được quyền bán cho người khác.

Trường hợp 2: Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai

+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền bán khi có điều kiện để cấp Sổ đỏ (chưa cần có Sổ).

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Đất không có tranh chấp;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Khách hàng hỏi: Tôi muốn chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ mà không thuộc trường hợp người nhận thừa kế thì có được chuyển nhượng không.

Luât tư vấn P&P trả lời: Khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua bán nhà đất phải có đủ 04 điều kiện trên, trong đó phải có Sổ đỏ. Nếu bên bán không thuộc một trong hai trường hợp trên thì bên bạn không được quyền chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ cho người khác.

Hướng dẫn chuyển nhượng đất khi chưa có Sổ đỏ

Trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Sổ đỏ hoặc người sử dụng đất chưa làm Sổ đỏ nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì thực hiện theo 02 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Làm Sổ đỏ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân khi có giấy tờ về quyền sử dụng đất chuẩn bị 01 bồ hồ sơ như sau:

– Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;

– Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu cùng với cấp Sổ đỏ cho đất).

–  Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Trường hợp Tỉnh thành thố chưa có văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh thì nộp hồ sơ tại UBND cấp quận, huyện, thị xã.

– Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Giai đoạn 2: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

–  Lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng

–  Kê khai nghĩa vụ tài chính

Nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khách hàng hỏi: Sau khi tôi chuyển nhượng đất thì có phải chịu nghĩa vụ tài chính gì không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ đối với người chuyển nhượng đất và người nhận chuyển nhượng đất như sau:

Theo quy định tại Luật phí và lệ phí thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu không thuộc trường hợp được miễn) và phải kê khai nghĩa vụ tài chính như sau:

Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ gồm:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN;

– Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.

– Bản sao, bản chụp Sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có).

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí:

– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

– Nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời điểm làm thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên Sổ đỏ)

Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) hồ sơ sang tên Sổ đỏ gồm:

+ Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản gốc Sổ đỏ;

+ Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.

+ Các giấy tờ chứng minh nhân thân 

Khi nộp hồ sơ, người mua còn phải nộp thêm một số khoản lệ phí khác như: Lệ phí địa chính; Lệ phí thẩm định; Lệ phí cấp sổ đỏ…. Thời hạn thực hiện thủ tục không quá 10 ngày làm việc

Công việc của chúng tôi

– Hỗ trợ quý khách hàng  trong quá trình ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất

– Thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước

– Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Luật Sư Chuyên Sâu Luật Đất Đai Nhà Ở Thủ Tục Cấp Sổ Đỏ Sang Tên

Luật sư chuyên sâu luật đất đai nhà ở thủ tục cấp sổ đỏ sang tên

1. Đại diện thực hiện các thủ tục về đất đai cấp sổ đỏ, sang tên sổ đỏ do chuyển nhượng, tặng cho, di sản thừa kế.

– Giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng về pháp luật đất đai, nhà ở

– Đại diện nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy chứng nhận sở hữu căn hộ chung cư, căn hộ liền kề.

– Soạn hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liến với đất nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

– Tư vấn các quy định về mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, chuyển nhương, góp vốn quyền sử dụng đất, nhà ở

– Tư vấn thủ tục khai nhận thừa kế

– Tư vấn về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất

– Soạn hồ sơ sang tên Quyền sử dụng đất từ di sản thừa kế, tặng cho. Thay mặt khách hàng nộp, theo dõi hồ sơ, nhận kết quả.

2. Luật sư bảo vệ tranh chấp về đất đai, tranh chấp thừa kế

Chúng tôi cung cấp quý khách hàng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về đất đai, bao gồm các tranh chấp:

– Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:

+ Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác.

+ Tranh chấp giữa những người trước đây đã được phân ruộng để sản xuất, để ở, sau đó họ không sản xuất nông nghiệp nữa hoặc chuyển đi nơi khác để làm nghề, đến nay họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở.

+ Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ.

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi vợ chồng ly hôn

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tài sản khác gắn liền với đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

– Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng.

– Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

– Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

– Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích sử dụng đất nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang sử dụng đất khiếu kiện việc chuyển mục đích sử dụng đất hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất.

– Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định của Luật Đất đai

Ngoài ra còn nhiều vấn đề tranh chấp đất đai sẽ được chúng tôi tư vấn theo đúng quy định pháp luật.

Đối với những tranh chấp đất đai này, chúng tôi cung cấp tới quý khách dịch vụ:

– Tư vấn hướng dẫn thủ tục, thời hiệu và điều kiện khởi kiện.

– Soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.

– Thu thập chứng cứ, tài liệu để đưa ra trước Tòa án.

– Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ kiện tranh chấp đất đai.

3. Luật sư bảo vệ trong giai đoạn khiếu nại, khởi kiện hành chính.

Luật sư tư vấn, bảo vệ trong khiếu nại, khởi kiện hành chính:

– Xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính

– Tư vấn các quy định pháp luật và trình tự thủ tục về khiếu nại, khởi kiện hành chính

– Soạn đơn khiếu nại nộp tới cơ quan có thẩm quyền

– Soạn đơn khởi kiện nộp tới tòa án nhân dân có thẩm quyền

– Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính của khách hàng

– Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.

Liên hệ dịch vụ pháp lý:

Công ty Luật TNHH Đức An

Địa chỉ: 51A Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà

Nội

Điện thoại:: 090.2201233.

Website: luatducan.vn

Email: luatsubichhao@gmail.com

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Thủ Tục Làm Sổ Đỏ Nhà Tập Thể Cũ

Thủ tục làm sổ đỏ nhà tập thể cũ

Chào luật sư, tôi hiện đang có ý định mua 1 căn trong khu nhà tập thể cũ, những vẫn chưa hiểu rõ về các điều kiện mua bán nhà tập thể cũ và thủ tục làm sổ đỏ nhà tập thể cũ như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.

Đầu tiên, về các điều kiện mua bán nhà tập thể cũ, anh/chị có thể tham khảo chi tiết tại Khoản 2 và Khoản Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Khoản 2 điều luật trên quy định “Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;b) Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở;a) Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Điều 62 của Nghị định này; b) Nhà ở phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu kiện; c) Trường hợp nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân và thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở theo quy định trước khi thực hiện bán nhà ở này; d) Trường hợp bán nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý.” c) Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ đang thuê.”

Và Khoản 3 Điều luật trên quy định: “Điều kiện bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 được quy định như sau:

Do đó, căn cứ vào các quy định trên anh/chị có thể xác định được các điểu kiện để thực hiện việc mua bán nhà tập thể cũ.

Đối với trường hợp mua bán căn hộ tập thể đã có sổ đỏ thì khách hàng thực hiện ký hợp đồng mua bán, tặng cho tại Văn phòng công chứng nơi có nhà. Sau khi công chứng xong hoặc sau khi chuẩn bị xong hồ sơ làm sổ lần đầu, khách hàng nộp hồ sơ làm sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà.

– Thuế thu nhập cá nhân;

– Lệ phí trước bạ;

– Phí thẩm định hồ sơ;

– Phí cấp đổi phôi sổ đỏ (trong trường hợp đã được cấp sổ đỏ và có nhu cầu cấp đổi phôi sổ mới);

– Phí đăng ký biến động;

Sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ và thuế phí theo yêu cầu, anh/chị vui lòng chờ thời hạn thực hiện thủ tục là 3 tuần đối với trường hợp làm sổ đỏ lần đầu, đối với thời hạn thực hiện sang tên sổ đỏ khi mua bán, tặng cho là 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của Văn phòng đăng ký đất đai.

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/QeRup

Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này: https://bitly.com.vn/gMD6V

Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: https://bitly.com.vn/68yYw

Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:

ĐT: 0909 283 917

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trình Tự, Thủ Tục Chuyển Công Năng Đất Vườn Chưa Tách Thửa Và Cấp Sổ Đỏ trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!