Đề Xuất 5/2023 # Trang Điện Tử Quận Sơn Trà # Top 10 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Trang Thông Tin Điện Tử Quận Sơn Trà # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trang Điện Tử Quận Sơn Trà mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

* Văn phòng UBND quận: Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân quận về: Hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

* Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua – khen thưởng.

* Phòng Tài chính-Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

* Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

* Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

* Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển.

* Thanh tra: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

* Phòng Kinh tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại.

* Phòng Quản lý đô thị: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.

* Phòng Giáo dục và đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

* Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình.

* Đội Kiểm tra quy tắc đô thị:Tổ chức kiểm tra, phát hiện, lập biên bản (hiện trạng) các hành vi vi phạm về lĩnh vực xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, trật tự đô thị, đất đai, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận (ngoại trừ các hành vi mà phát luật chuyên ngành quy định giao cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lập biên bản); báo cáo kết quả kiểm tra, phát hiện với UBND quận, Chủ tịch UBND quận để quyết định biện pháp xử lý theo thẩm quyền.Hướng dẫn, giải thích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân thi hành đúng quy định của nhà nước về xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, trật tự đô thị, đất đai, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, UBND các phường trong việc quản lý, kiểm tra việc chấp hành các quy định về các biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận.Tham gia phối hợp tổ chức thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền về các biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận.

* Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Sơn Trà: Tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa, du lịch, thông tin và thể thao; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trên địa bàn quận; Hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch tại UBND các phường thuộc quận; Tổ chức và cung ứng các dịch vụ công; đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn quận.

Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình

Phổ biến pháp luật – Tuyên truyền pháp luật

Một số điểm mới cơ bản của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN Của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Ngày 19/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định này gồm có có 4 Chương, 44 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 01 năm 2020. Nghị định 91 thay thế cho Nghi định 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ (Nghị định 102).

Phòng Tư pháp huyện xin được giới thiệu một số điểm mới cơ bản của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

1. Về bố cục của Nghị định

Nghị định 91/2019/NĐ-CP có 4 chương, 44 điều tăng 6 điều so với Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ.

2. Về đối tượng áp dụng

Nghị định 91/2019/NĐ-CP chia làm 2 nhóm đối tượng, đó là:

– Hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);

– Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).

Như vậy, ở Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì cơ sở tôn giáo đã được đưa vào nhóm tổ chức chứ không tách riêng thành đối tượng áp dụng như Nghị định 102/2014/NĐ-CP ( điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

3. Về giải thích từ ngữ

– Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã mở rộng và nêu cụ thể hành vi , theo đó: Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép. (khoản 1 Điều 3)

– Đối với hành vi chiếm đất, bên cạnh việc kế thừa quy định của Nghị định 102/2014/NĐ-CP, Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã bổ sung thêm trường hợp chiếm đất đó là: Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây (khoản 2 Điều 3)

+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

+ Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

+ Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

– Đối với trường hợp Sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP bổ sung thêm “trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp”.

– Bổ sung giải thích từ ngữ đối với hành vi hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định (Điều 3)

4. Về thời hiệu xử phạt Vi phạm hành chính

Nghị định đã bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 2 năm và xác định rõ hành vi đang thực hiện và hành vi đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt (khoản 1 Điều 4)

– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

5. Hình thức xử phạt

– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt là 02 năm và cách tính thời hiệu tương tự như trên đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Về hình thức xử phạt bổ sung: Ngoài việc ghi nhận lại hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng. Nghị định 91/2019/NĐ-CP còn bổ sung hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất (Điểm a khoản 1 Điều 5)

– Về biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài việc ghi nhận lại các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP; Nghị định số 91/2019/NĐ-CP còn bổ sung thêm các biện pháp, như:

+ Đối với biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm: Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm.

+ Bổ sung biện pháp buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

6. Bổ sung điều khoản xác định số lợi bất hợp pháp

+ Buộc sử dụng đất đúng mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất…

Nghị định số 91/2019/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể công thức tính số lợi bất hợp pháp do vi phạm hành chính có được ( Điều 7).

– Trường hợp sử dụng đất sang mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và 13 của Nghị định này thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị chênh lệch của loại đất trước và sau khi vi phạm tính trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu chuyển mục đích sử dụng đất đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính).

– Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm quy định tại Điều 14 của Nghị định này thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị của phần diện tích đất lấn, chiếm trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất lấn, chiếm đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính), tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với loại đất đang sử dụng sau khi lấn, chiếm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

– Trường hợp chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18, khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 22, Điều 25, khoản 3 Điều 27 của Nghị định này được xác định bằng giá trị chuyển quyền sử dụng đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã chuyển quyền, nhưng không thấp hơn giá trị tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

– Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không đủ điều kiện trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18, khoản 2 và 4 Điều 19, Điều 20, khoản 2 Điều 27 của Nghị định này được xác định bằng giá trị cho thuê, cho thuê lại đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã cho thuê, cho thuê lại đất, nhưng không thấp hơn giá trị tiền thuê đất tính theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhân (x) với diện tích đất cho thuê, cho thuê lại (x) với số năm đã cho thuê, cho thuê lại (trong đó giá đất xác định cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất).

– Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở quy định tại Điều 21 của Nghị định này được tính bằng giá trị chênh lệch giữa tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khi được giao đất (đối với diện tích đã phân lô, bán nền) và giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế của chủ đầu tư theo các hợp đồng đã ký sau khi đã trừ chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng (nếu có).

– Trường hợp bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này được xác định bằng giá trị khấu hao tài sản trong thời gian đã mua bán (tính theo giá trị của tài sản ghi trong hợp đồng mua bán đã ký). Thời hạn sử dụng của tài sản để tính khấu hao được xác định theo quy định của pháp luật đối với loại tài sản đã mua bán.

– Trường hợp cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này thì được xác định bằng giá trị cho thuê tài sản thực tế theo Hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã cho thuê (kể từ ngày cho thuê đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính).

– Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại đất, bán hoặc cho thuê tài sản gắn liền với đất quy định tại Nghị định này mà đã nộp thuế thu nhập từ việc giao dịch đó thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số lợi tính theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này trừ (-) đi số tiền thuế thu nhập đã nộp.

7. Bổ sung cách xác định diện tích đất vi phạm

– Số năm vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đối với trường hợp có lẻ ngày, tháng thì số ngày, tháng lẻ đó được quy đổi một ngày bằng 0,0028 năm.

– Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất thì xác định theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.

– Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đã có bản đồ địa chính thì sử dụng bản đồ địa chính để xác định; trường hợp không có bản đồ địa chính mà có bản đồ khác đã, đang sử dụng quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định…

Cổng Thông Tin Điện Tử Quận Hai Bà Trưng

Nội dung và các điểm mới của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020

Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của  Quốc hội được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV gồm 16 chương và 172 Điều, cụ thể:

Chương I. Những quy định chung: từ Điều 1 đến Điều 6.

Chương II. Bảo vệ các thành phần môi trường, di sản thiên nhiên: gồm 04 Mục, từ Điều 7 đến Điều 21.

Chương III. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh: từ Điều 22 đến điều 24.

Chương IV. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường: gồm 4 mục, từ Điều 25 đến Điều 49.

Chương V. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đô thị và nông thôn; trong một số lĩnh vực: gồm 02 Mục, từ Điều 50 đến Điều 71.

Chương VI. Quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác: gồm 6 Mục, từ Điều 72 đến Điều 89.

Chương VII. Ứng phó với biến đổi khí hậu: Từ Điều 90 đến Điều 96.

Chương VIII. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường: từ Điều 97 đến Điều 105.

Chương IX. Quan trắc môi trường, thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường: gồm 03 Mục, từ Điều 106 đến Điều 120.

Chương X. Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường và Bồi thường thiệt hại về môi trường: gồm 02 Mục, từ Điều 121 đến Điều 135.

Chương XI. Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường: gồm 04 Mục, từ điều 136 đến Điều 154.

Chương XII. Hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường: từ Điều 155 đến Điều 156.

Chương XIII. Trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Chính trị – xã hội, tổ chức Chính trị xã hội – Nghề nghiệp, tổ chức Xã hội – Nghề nghiệp và Cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường: từ Điều 157 đến Điều 159.

Chương XIV. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý vi phạm, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường: từ Điều 160 đến Điều 163.

Chương XV. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: từ Điều 164 đến Điều 168.

Chương XVI. Điều khoản thi hành: từ Điều 169 đến Điều 171.

Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2022, riêng đối với khoản 3 Điều 29 quy định “Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2021.

(Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14)

Phòng TN-MT quận

Trang Thông Tin Điện Tử Sở Y Tế

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng nhận được Công văn số 24026/QLD-TTra ngày 28/12/2018 của Cục Quản lý Dược về việc hướng dẫn tạm thời triển khai kết nối liên thông dữ liệu.

Theo đó, Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định số 540/QĐ-QLD ngày 20/8/2018 về việc ban hành “Chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc” phiên bản 1.0 và Quyết định số 777/QĐ-QLD ngày 27/11/2018 về việc ban hành “Chuẩn kết nối dữ liệu phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc” phiên bản 1.0 (đính kèm).

Để đảm bảo việc kết nối liên thông dữ liệu, Sở Y tế hướng dẫn tạm thời việc triển khai kết nối  như sau:

1. Quy định chung

– Mỗi đơn vị cung cấp phần mềm được đăng ký và sử dụng 01 tài khoản cho các cơ sở sử dụng phần mềm của nhà cung cấp đó.

-  Đơn vị cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” là Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel và Chi nhánh Viettel các tỉnh, thành phố.

– Các đơn vị cung cấp phần mềm, cơ sở sử dụng phần mềm phải thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Các đơn vị cung cấp phần mềm, cơ sở sử dụng phần mềm phải đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra theo Quyết định số 540/QĐ-QLD và chuẩn kết nối dữ liệu theo Quyết định số 777/QĐ-QLD.

– Dữ liệu phải được gửi lên hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” ngay sau khi kết thúc giao dịch.

2. Hướng dẫn kết nối đối với các công ty cung cấp phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc

– Bước 1: Các công ty cung cấp phần mềm có nhu cầu kết nối dữ liệu với hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” gửi yêu cầu đề nghị liên thông kết nối bằng văn bản về Cục Quản lý Dược.

– Bước 2: Cục Quản lý Dược chuyển danh sách các đơn vị cho Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel.

– Bước 3: Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel mở cổng, cấp tài khoản, thiết lập kênh kết nối để các đơn vị thực hiện được việc kết nối và chuyển dữ liệu vào hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia”.

3. Hướng dẫn kết nối đối với các cơ sở bán lẻ thuốc đang sử dụng phần mềm khác ngoài phần mềm Viettel/VNPT/phần mềm đã được cấp tài khoản kết nối dữ liệu vào hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia” (gọi tắt là cơ sở bán lẻ thuốc)

– Bước 1: Các cơ sở bán lẻ thuốc gửi yêu cầu đề nghị kết nối liên thông bằng văn bản về Sở Y tế.

– Bước 2: Sở Y tế chuyển danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc cho Viettel Đà Nẵng.

– Bước 3: Viettel Đà Nẵng thực hiện cấp tài khoản, hướng dẫn kết nối cho các cơ sở bán lẻ thuốc.

4. Đầu mối liên hệ

– Về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị liên hệ:

+ Cục Quản lý Dược (Phòng Thanh tra dược, mỹ phẩm, SĐT: 0859816886)

+ Sở Y tế (Phòng Quản lý hành nghề y tế, SĐT: 0236.3702377)

– Về hỗ trợ kỹ thuật, đề nghị liên hệ:

+ Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel (ông Trần Quốc Tuấn, SĐT: 0986724186)

+ Viettel Đà Nẵng (ông Đoàn Công Huy, SĐT: 0972221368)./.

Quyết định số 540/QĐ-QLD /documents/10180/3262366/540-cqld.pdf

Quyết định số 777/QĐ-QLD /documents/11358/aaf9779a-f1fe-4c0f-a022-05d2df44954a

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trang Điện Tử Quận Sơn Trà trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!