Top 13 # Xem Nhiều Nhất Youtube Luật Sư Mai Tiến Luật Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Sư Mai Tiến Luật: Từ Cậu Học Trò Nghèo Đến “Luật Sư Của Mọi Nhà”

Luật sư Mai Tiến Luật với mong muốn trở thành “Luật sư của mọi nhà” đã tự mày mò làm Youtobe những video tư vấn pháp luật

Hành trình vào Nam của cậu bé nghèo

Sinh ra ở đất Quảng Bình cằn cỗi, gió cát, gia đình nghèo khó, mồ côi cha từ bé, cậu bé Luật vào TP HCM với mơ ước tìm kiếm tri thức, đổi đời.

Cuối năm 2009, sau khi tốt nghiệp khóa Luật sư, thay vì chọn làm nhân viên pháp chế ở những công ty lớn để có thu nhập cao như bạn bè, LS Luật quyết định thành lập văn phòng Luật sư Mai Tiến Luật. Khởi đầu một quá trình khởi nghiệp gian nan, vất vả.

Thời gian đầu, văn phòng luật gặp rất nhiều khó khăn, vì là một luật sư trẻ chưa có kinh nghiệm, ít khách hàng. Thậm chí, để có thể duy trì hoạt động của văn phòng, LS Luật phải đi làm dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các dự án khắp các tỉnh phía Nam và tạo dựng thêm mối quan hệ.

“Có những lúc tưởng chừng không thể giữ nổi văn phòng luật, nhưng nhờ có sự động viên của vợ, tôi lấy lại tự tin và nỗ lực hơn gấp nhiều lần. Câu chuyện mới ra nghề gặp khó khăn là câu chuyện rất thường tình của các luật sư. Nhiều luật sư trẻ không giữ nổi được quyết tâm, không thể giữ được văn phòng. Tôi biết điều đó nên với những luật sư mới ra nghề hiện nay, tôi hết sức quý trọng và giúp đỡ họ mọi mặt”, LS Luật chia sẻ.

Quyết tâm gầy dựng sự nghiệp, năm 2012, LS Luật dốc hết toàn lực thuê một tòa nhà lớn ngay trung tâm khu hành chính Dĩ An và thành lập nên Hãng luật BigBoss Law. “Với đội ngũ tư vấn hàng chục người, tôi vừa thực hiện các vụ án hình sự, dân sự, vừa tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp. Vì tôi biết, nhiều doanh nghiệp rất ít hiểu biết pháp luật, cần được tư vấn tốt để tránh rủi ro pháp lý”, LS Luật nói.

Với phương châm “bảo vệ quyền lợi của khách hàng”, LS Luật ngày càng được người dân, doanh nghiệp tin cậy, nhờ bảo vệ, bào chữa.

Luật sư Mai Tiến Luật và đội ngũ nhân viên.

“Những video đầu tiên rất khó khăn, khi ngồi trước khách hàng để tư vấn thì rất dễ, nhưng khi đứng trước máy quay thì rất khó để có thể truyền tải được hết những nội dung mà mình muốn nói, bởi vì nó không có sự tương tác. Muốn làm video phải biết kỹ thuật quay phim, dựng phim, thậm chí thêm kỹ xảo thêm sinh động. Mình đâu phải dân chuyên nghiệp, nên mày mò, tìm học. Nhiều hôm tôi phải quay đi quay lại video đó đến tận 11h đêm vẫn chưa thể về nhà. Vì tính cách của tôi, đã làm gì phải làm cho bằng được”, LS Luật tâm sự.

Mặc dù việc này lấy đi khá nhiều thời gian, không có thu nhập, nhưng với LS Luật đó là điều cần phải thực hiện, giúp LS tự tin hơn khi đứng trước đám đông, đứng trước tòa để bảo vệ khách hàng.

Mục tiêu những video về luật pháp của LS Luật là nhằm cung cấp thêm cho người dân kiến thức về luật. “Hiện nay, mỗi nhà đều có vài ba cái điện thoại thông minh. Từ ngày phát hành các video trên, bạn bè thường hóm hỉnh gọi tôi là với cái tên “Luật sư của mọi nhà”.

Bởi vì video đó không tư vấn cho riêng ai, nó là của tất cả mọi người. Ban đầu, bạn bè bảo tôi lo chuyện “bao đồng”, làm những việc không kiếm ra tiền. Tôi không quan tâm vì tôi đóng góp cho xã hội. Đó mới là mục tiêu lớn nhất của cuộc đời tôi”.

“Thông qua những video tư vấn trên, rất nhiều người đã nhắn tin cám ơn và nhiều người liên hệ với tôi qua điện thoại, đến gặp trực tiếp tại công ty để tư vấn các vấn đề mà họ đang gặp phải. Từ đó, tôi thấy giúp ích cho người dân trên khắp cả nước. Tôi rất vui”.

Luật sư Luật cho biết, hiện công ty đang hợp tác với một công ty công nghệ để sản xuất ra ứng dụng điện thoại có thể hỗ trợ khách hàng kết nối trực tiếp với các luật sư giỏi của Hãng luật mọi lúc, mọi nơi.

Bảo Mẫu Con Gái Mai Phương Kiện Luật Sư Của Cha Mẹ Mai Phương

Hôm 16-6, Châu Thị Họa Mi – một trong hai bảo mẫu đang chăm sóc con gái Lavie của Mai Phương – công bố đơn tố cáo vì bị xúc phạm danh dự. Đơn tố cáo đề ngày 15-6, người bị tố cáo là ông Mai Tiến Luật, luật sư đại diện cho cha mẹ của Mai Phương.

Đó là các thông tin như bảo mẫu tự ý lấy xe, lấy tiền của Mai Phương, cố ý giữ bé Lavie mà không được sự cho phép của gia đình trong thời gian Mai Phương bị bệnh, hay bảo mẫu ngăn ông bà thăm cháu…

“Những thông tin này hoàn toàn không đúng sự thật, không được kiểm chứng, cũng như bà Tâm không đưa ra được những bằng chứng thể hiện tôi có thực hiện các sự việc nêu trên. Thế nhưng, ông Mai Tiến Luật lại đăng tải video này lên kênh YouTube của ông”, đơn kiện viết.

Bảo mẫu Họa Mi cho rằng luật sư Mai Tiến Luật không kiểm chứng thông tin do bà Tâm và ông Xê cung cấp, mà đã đưa ra kết luận hành vi của bảo mẫu có thể “vi phạm pháp luật”.

Bảo mẫu Họa Mi tiết lộ thêm, ngày 4-6, cô nhận được văn bản của luật sư Mai Tiến Luật với nội dung quy kết việc cô chăm sóc bé Lavie là “hành vi bắt giữ người trái pháp luật”, nhưng không đưa ra cơ sở pháp lý để chứng minh.

Bên cạnh đó, bảo mẫu tố luật sư Mai Tiến Luật đã có hành vi quay lén video khi đến nhà cô, quay video cuộc nói chuyện với mẹ cô dù không được mẹ cô đồng ý.

Chia sẻ lại bài viết của bảo mẫu Châu Thị Họa Mi, ca sĩ Trương Bảo Như – bạn thân của diễn viên Mai Phương – thể hiện sự đồng tình. Cô cho biết từ khi về ở với hai bảo mẫu, bé Lavie đã tăng lên 23kg và khỏe mạnh hơn. Bé cũng viết chữ đẹp và học hành tiến bộ.

Trước đó, có thông tin hai bảo mẫu sinh đôi chăm sóc bé Lavie theo ủy quyền trực tiếp từ ca sĩ Phùng Ngọc Huy, cha ruột và cũng là người có toàn quyền quyết định việc ai chăm sóc cháu bé. Hai bảo mẫu cho biết họ giữ liên lạc thường xuyên với Phùng Ngọc Huy sau khi Mai Phương qua đời.

Luật Sư Trịnh Hội Viết Về Bà Đặng Tuyết Mai

Chưa bao giờ tôi thấy bà Đặng Tuyết Mai muốn chứng tỏ với bất kỳ ai rằng bà là một ai đó, từng là một bà tướng hay một ‘mệnh phụ phu nhân’.

Đây là một câu chuyện. Nó là một câu chuyện về những kỷ niệm đáng nhớ giữa hai người. Nó cũng là một câu chuyện về một người mẹ, về một gia đình, hoặc cũng có thể là về những gì mình vẫn còn giữ lại được hay đã đánh mất.

Nhưng trên hết, đây là một câu chuyện về tình yêu. Về những gì cuối cùng chúng ta chỉ có, chỉ còn lại ở nhau. Trước khi từng người một, từng người một, kể cả chính mình sẽ phải bước sang một cõi xa xăm khác.

Tôi gặp mẹ Mai lần đầu tiên vào khoảng đầu thập niên 2000, lúc tôi mới quen cô con gái út độc nhất của mẹ. Hôm ấy trời đã khuya và tôi chỉ ghé vào nhà chào hỏi thăm mẹ vài câu trước khi về lại Philippines nơi tôi sinh sống. Tôi vẫn còn nhớ lúc ấy tôi khá lo lắng và hồi hộp. Bởi ‘bác Mai’ không chỉ là mẹ của bạn gái mình mà từ nhỏ tôi đã đọc, nghe và cho biết rất nhiều điều về bà.

Về chuyện tình của mẹ với bố Kỳ. Về lý do tại sao mẹ được cho là văn minh, quý phái. Và dĩ nhiên là về sắc đẹp nổi tiếng của mẹ.

Nhưng thật lòng, ấn tượng đầu tiên của tôi lại không phải là sắc đẹp của mẹ. Có lẽ vì lúc ấy mẹ đã không còn trẻ như lúc mới về làm vợ bố để đóng vai trò là đệ nhị phu nhân của Miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960.

Lúc ấy tôi cũng chưa có dịp tiếp xúc nhiều với mẹ để có thể cho là mẹ văn minh, quý phái đến dường nào. Điều mà làm cho tôi ấn tượng nhất, nhớ nhất mãi cho đến ngày hôm nay đó là sự hoà đồng, thân thiện ở mẹ. Mẹ đã hỏi tôi muốn uống gì không và tự tay đi lấy nước cho tôi uống trước khi ân cần hỏi thăm sức khoẻ cũng như công việc tỵ nạn của tôi lúc ấy ở Philippines.

Trịnh Hội

Mẹ đã không nói gì đến mẹ, càng không (và từ đó cho đến nay) chưa bao giờ tôi thấy mẹ muốn chứng tỏ với bất kỳ ai rằng mẹ là một ai đó, từng là một bà tướng hay một ‘mệnh phụ phu nhân’ đã gặp được biết bao lãnh tụ, vua chúa. Đối với tất cả mọi người, già cũng như trẻ, mẹ luôn nhã nhặn, ân cần và gần gũi bất kể họ thuộc thành phần nào và đến từ đâu.

Đây có lẽ là lý do tại sao có khá nhiều người được mẹ nhận làm con nuôi, từ bạn bè của con ruột cho đến vợ hoặc chồng của 5 người con kế. Đối với mẹ, hình như con rể cũ hay con dâu mới không quan trọng cho lắm. Mẹ vẫn đối xử như ngày nào nếu không muốn nói là còn gần nhau hơn. Tôi là một thí dụ điển hình.

Tôi vẫn còn nhớ lúc cả gia đình còn chung sống với nhau, mẹ vẫn luôn nhỏ nhẹ, từ tốn với tất cả mọi người, kể cả những người giúp việc trong nhà. Ở Mỹ cũng thế. Về Việt Nam cũng thế. Những người từng làm việc trong nhà lúc mẹ còn là ‘bà’ bảo mẹ từ đó đến giờ vẫn vậy. Không bao giờ lớn tiếng, gọi những người giúp việc hay cận vệ là ‘thằng này’ hay ‘con kia’ kể cả lúc họ có lỡ làm điều gì sai.

Mẹ Mai là thế và đây là một trong những điều mà tôi sẽ luôn nhớ về mẹ, mỗi khi có một ai nhắc đến mẹ.

Một điều mà tôi vẫn thường tự cho là mình rất may mắn mới có được đó là những người mà tôi thương yêu nhất, kính phục nhất, gần gũi nhất đều là những người không chỉ biết chạy theo đồng tiền. Tôi vẫn còn nhớ lúc tôi quyết định lấy Duyên và đến xin phép mẹ, mẹ chỉ hỏi tôi đúng một câu. Đó là tôi có hứa sẽ thương yêu hai đứa con kế Maili và Yenli như con ruột của mình hay không?

Bà Đặng Tuyết Mai và những năm tháng bên ông Kỳ

Thật lòng lúc đó tôi chỉ có thể làm được từng ấy vì sự nghiệp chưa có, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, danh tiếng lại càng không. Thế vậy mà đã đủ đối với mẹ.

Còn nhớ cách đây chỉ vài tuần, mặc dù mẹ đang rất mệt mỏi nằm trên giường bệnh trong nhà thương nhưng lúc tôi vào thăm mẹ vẫn bảo là cho mẹ góp 200 đôla vào quỹ của VOICE để giúp những nạn nhân của lũ lụt ở miền Trung.

Tôi thương mẹ cũng vì thế. Sẽ nhớ mãi về mẹ cũng bởi thế.

The greatest thing You will ever learn Is just to love And be loved, In return Điều kỳ diệu nhất Đó là hãy thương yêu nhau

Nhất là lúc tôi và con gái mẹ quyết định chia tay. Có lẽ mẹ là người buồn nhất, thất vọng nhất và khóc nhiều nhất, chứ không phải là hai đứa con của mẹ.

Bởi trên hơn hết, mẹ là người luôn đặt nặng hai chữ thủy chung, tình nghĩa lên hàng đầu. Không chỉ đối với tình yêu đôi lứa mà còn đối với tình yêu trong gia đình, với người thân. Những lúc tôi thấy mẹ vui nhất là lúc mẹ được tận tay chăm sóc, nấu nướng cho bạn bè, con cháu trong nhà cùng nhau ăn uống, hò hát, chung vui. Mẹ không thường nấu mỗi ngày. Nhưng đã nấu thì món nào ra món đó, nhất là món gà hấp rượu Pháp không thể nào ngon hơn của mẹ.

Mãi mãi đó sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ giữa tôi và mẹ.

Mỗi khi tôi làm gỏi cuốn, tôi sẽ nhớ về mẹ. Vì đó là món mà mẹ thích tôi làm cho mẹ ăn.

Mỗi khi có một ai đó khuyên tôi nên lấy vợ mới, tôi sẽ nghĩ đến mẹ. Vì đó là điều mà mẹ vẫn thường mong, muốn tôi sớm tìm được hạnh phúc mới.

Mỗi khi tôi nghĩ đến cách xử sự, ăn nói như thế nào cho từ tốn, vừa phải đối với các thành phần khác nhau trong xã hội, tôi cũng sẽ nghĩ đến mẹ. Vì mẹ đã tạo ra một chuẩn mực mà tôi muốn học được và noi theo.

Nhưng có lẽ tôi sẽ nhớ đến mẹ nhiều nhất mỗi khi tự tay sờ vào chiếc bông tai trái mà mình đang đeo. Vì từ ngày tôi tháo nhẫn cưới ra thì mẹ là người đã bỏ công đi mua để xỏ cho tôi chiếc bông tai đầu tiên. Mẹ bảo từ đây về sau tôi không cần phải tháo ra nữa. Vì tôi sẽ mãi là con của mẹ.

Đúng thật vậy đấy mẹ ạ. Con sẽ mãi đeo chiếc bông tai này. Bởi con là con của mẹ. Vì cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra thì chúng ta cũng vẫn có thể thương yêu, bảo bọc nhau như lời mẹ từng nói. Nó làm cho con nhớ lại lời trong phần điệp khúc của bài hát ‘Nature Boy’:

Cảm ơn mẹ đã dạy cho tôi bài học kỳ diệu nhất. Để tôi và mọi người sẽ luôn nhớ về mẹ.

Sáu Luật Sư Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Cố Tiến Sĩ, Luật Sư Bùi Quang Tín

Chiều 8/4, có 5 luật sư thuộc Đoàn LS TPHCM, 1 luật sư Đoàn LS TP. Đà Nẵng xác nhận với phóng viên Tiền Phong đã nhận lời hỗ trợ pháp lý cho gia đình tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín, người vừa tử vong vào tối 5/4 sau khi rơi từ tầng 14 chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3 ở huyện Nhà Bè, TPHCM.

“Chúng tôi đã gửi thủ tục đến Cơ quan CSĐT Công an TPHCM để bảo vệ cho đồng nghiệp chúng tôi” – một luật sư xác nhận với phóng viên.

Trong cùng ngày, bà Nguyễn Thanh Bích (vợ cố tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín) đã có giấy yêu cầu gửi các luật sư, trong đó bà Bích nêu: “Trong vụ việc xảy ra chết người tại Blok D2, Chung cư New Sai Gon – Hoàng Anh Gia Lai 3- huyện Nhà Bè, TPHCM, đang được Cơ quan CSĐT Công an TPHCM thụ lý, xác minh, điều tra làm rõ”.

Bà Bích đề nghị luật sư tham gia tố tụng và trợ giúp pháp lý trong các buổi làm việc, tham gia tố tụng tại cơ quan điều tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tham gia tố tụng tại TAND các cấp, để bảo vện quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Bích trong vụ việc.

Theo thông tin ban đầu, vào ngày 5/4, ông T.V.D. (Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế – Trường ĐH Ngân hàng TPHCM) mời một số cán bộ của trường tới nhà ông D. ăn cơm tại một căn hộ ở chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Những cán bộ này bao gồm: Ông B.H.T-Hiệu trưởng, ông N.Đ.T- Hiệu phó, ông T.V.D- Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (chủ nhà), ông N.A.V- Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu, ông L.T.N- Viện phó Viện Đào tạo quốc tế, ông V.N- Phó phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, ông P.V.U- Phó khoa Khoa lý luận chính trị và ông Bùi Quang Tín. Ngoài ra, còn có 1 người nữa là giảng viên thỉnh giảng môn tiếng Anh của trường cũng tham gia buổi ăn uống trên.

Khoảng 12h30 mọi người có mặt tại nhà ông D. ăn cơm và có dùng bia, rượu. Đến khoảng 16h, bữa ăn kết thúc, khách mời lần lượt ra về và chỉ còn ông T., ông Tín và chủ nhà là ông D. ở lại nói chuyện.

Đến khoảng 17h cùng ngày, ông D. cho biết, do có hẹn với bạn nên rời khỏi nhà và có dặn hai ông N.Đ.T- Hiệu phó và ông Tín nhớ đóng cửa khi ra về. Tuy nhiên, khoảng 20 phút sau, khi ông D. đang chạy xe trên đường thì nghe điện thoại ông T. báo ông Tín đã tử vong và lập tức quay xe về ngay.

Khoảng 17h30 ngày 5/4, bảo vệ chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3 nghe một tiếng động mạnh ở khu vực giếng trời sảnh D2 nên chạy tới kiểm tra, phát hiện ông Tín nằm bất động trên sàn bê tông, tử vong. Công an huyện Nhà Bè phối hợp Công an TPHCM có mặt khám nghiệm hiện trường. Đến 20 giờ ngày 5/4, công tác khám nghiệm hiện trường kết thúc. Thi thể ông Tín được đưa đến Bệnh viện huyện Nhà Bè phục vụ công tác khám nghiệm tử thi, điều tra vụ việc.

Hiện vụ viêc đang được Cơ quan CSĐT CA TPHCM thụ lý.