Top 6 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Nghị Luận Trong Văn Bản Làng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Yếu Tố Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự, Văn Bản Tự Sự Cũng Có Thể Có Yếu Tố Nghị Luận. Yếu Tố Nghị

Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc.

Ví dụ 1. ứng đối giỏi

Được tin Án Tử, quan đại thần nước Tề sắp sang sứ nước Sở, vua Sở hỏi các cận thần:

– Án Tử là một tay hùng biện của nước Tề. Trẫm muốn hạ gục hắn một phen, các khanh có kế gì không?

Cận thần thưa: “Đợi bao giờ Án Tử sang, chúng tôi xin trói một người, dẫn đến trước đức vua”

– Để làm gì?

– Để làm giả người nước Tề.

– Cho là phạm tội gì?

– Tội ăn trộm!

Mấy hôm sau, Án Tử đến. Vua Sở đón tiếp vô cùng long trọng và mở đại tiệc chúc mừng. Lúc rượu đã ngà ngà say, bỗng thấy hai tên lính cận vệ gươm giáo tuốt trần, áp giải một người bị trói dẫn vào.

Vua hỏi: “Tên kia tội gì mà phải trói thế?”

Lính cận vệ thưa: “Tên ấy là người nước Tề, phải trói vì tội ăn trộm!”

Vua Sở đưa mắt nhìn Án Tử, hỏi rằng: “Người nước Tề hay ăn trộm lắm nhỉ?”

Đặt chén ngọc tửu xuống bàn tiệc, Án Tử ung dung đứng dậy, thưa rằng:

– Kính thưa đức Vua cùng các quý ngài. Chúng tôi trộm nghe cây quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là quất ngọt, đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa quất chua. Cành lá giống nhau mà chua, ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm, nhưng sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau, nó xui khiến ra như thế chăng!

Các quan đại thần nước Sở ngồi dự tiệc, mặt mày xịu xuống. Vua Sở cười, nói: “Ta muốn nói đùa mà thành chịu nhục. Thế mới hay kẻ cả không nên nói đùa bao giờ”.

Án Tử Xuân Thu (Theo cổ học tinh hoa)

Ví dụ 2

Trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, những câu văn, đoạn văn sau đây hàm chứa yếu tố nghị luận nói lên những suy ngẫm sâu sắc, những triết lí về những đau khổ của kiếp người bần cùng:

a. “Lão chua chát bảo:

– Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…

Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”….

b. “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiếu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dờ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.

Sử Dụng Yếu Tố Miêu Tả Trong Văn Bản Thuyết Minh

1.1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Ví dụ

Nhan đề muốn nhấn mạnh vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam từ xưa tới nay.

Thái độ đúng đắn của con người trong viêc nuôi trồng, chăm sóc, sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối.

Những câu văn thuyết minh về cây chuối

Hầu hết ở nông thôn nhà nào cũng có chuối.

Chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt.

Quả chuối là món ăn ngon.

Có nhiều loại như chuối hương, chuối ngự, chuối sứ,…

Mỗi cây chuối có một buồng chuối.

Chuối chín ăn vào không chỉ no mà còn là một chất dưỡng da làm cho làn da mịn màng.

Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn,…

Ngày lễ thường thờ chuối xanh gì, còn ngày rằm hay giỗ có thể thờ chuối chín.

Câu văn có yếu tố miêu tả

Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.

Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc chấm mắm tôm chua, khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi.

Tác dụng: Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật và gây ấn tượng. Làm cho người đọc hình dung ra một cách sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.

Bài này có thể bổ sung

Phân loại chuối: Chuối tây, chuối hột, chuối tiêu,…

Miêu tả về cây chuối thân gồm nhiều lớp bẹ, cuống lá và cọng lá. Nõn chuối màu xanh.

Công dụng của thân chuối non có thể dùng làn rau sống, có thể dùng làm phao tập bơi,…

Bắp chuối dùng để làm món nộm ăn rất ngon.

Lá chuối dùng để gói bánh, gói xôi, gói nem.

Cọng chuối dùng làm dây cột.

Lá chuối khô dùng để lót ổ gà đẻ.

1.2. Ghi nhớ (SGK)

Sử Dụng Yếu Tố Miêu Tả Trong Văn Bản Thuyết Minh Ngữ Văn Lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh biết cách sử dụng yếu tố miêu tả các văn bản thuyết minh.

I. Tìm hiếu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ đóng vai trò phụ trợ, nếu lạm dụng sẽ làm lu mờ nội dung tri thức được thuyết minh trong bài.

II. Đọc hiểu

1. Đọc văn bản Cậy chuối trong đời sông Việt Nam dẫn trong SGK, trang 24- 25.

а. Nhan đề văn bản cho ta thấy, bài thuyết minh sẽ đề cập đến hai nội dung chủ yếu sau:

Nêu đặc điểm của cây chuối Việt Nam.

Nêu những tác dụng của cây chuối trong đòi sông người Việt Nam.

b. Những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuôi:

Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta củng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.

Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mộc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lủ”.

…..Cây chuối là thức ăn thực dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả!

Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng.

….chuối xanh lại là món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng ngày.

Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như: chuối ép, mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối…

… quả chuối đã trở thành vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngủ quả…

c. Những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối:

… gốc chuối tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm ngay dưới mặt đất.

Quả chuối là một món ăn ngon… cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp hẫn… Có một loài chuối được người ta rất ưa chuộng, đấy là chuối trứng cuốc – không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.

Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cầy.

Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó củng là món ăn rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Chuối xanh nấu với các loại thực phàm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó củng thừa hưởng cái ngon, cái bô của thực phẩm truyền lại.

Những câu văn miêu tả, giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về những đặc điểm của các bộ phận khác của cây chuối: thân, lá, nõn, bắp chuối.

d. Công dụng của một vài bộ phận khác của cây chuối.

Lá chuối (tươi và khô): dùng để gói một số loại bánh (bánh giò, bánh gai,.bánh nếp…) và nem (nem chua).

Bắp chuôi hay còn gọi là hoa chuối: dùng để chê biến các món nộm (nộm hoa chuối).

Các em đọc lại văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam và phần gợi ý trên để trả lời câu hỏi.

2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn dẫn trong SGK, trang 26.

Đây là đoạn văn thuyết minh về cái chén, trong đó sử dụng các yếu tố miêu tả là:

3. Bài tập này yêu cầu các em đọc đoạn văn bản Trò chơi ngày xuân dẫn trong SGK, trang 26 – 27 và chỉ ra những câu miêu tả trong đó.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng tiếng, trống hội xuân thúc giục lòng người.

Liền anh, liền chị ở các làng đi lại thăm hỏi, tặng quà rồi hát với nhau đến tận nửa đêm.

Những nhóm quan họ nam và nữ trong trang phục dân tộc đi tìm nhau trong ngày hội, mời nhau xơi trầu và nhận lời hát kết nghĩa giữa các làng. Hát trên đồi và hát cả dưới thuyền. Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.

Các đoàn lăn có khi đông tới hàng trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngủ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các hoạ tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khoẻ khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúa, leo cột… Bên cạnh có ông Địa vui nhộn chạy quanh.

Những người tham gia chia thành hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một số cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe thì nắm tay nhau cho chắc, lấy dấu vạch vôi ở giữa làm mốc được, thua. Bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng.

Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển kí hiệu quân cờ. Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng. Khi muốn đi một nước cờ, người đấu gõ một tiếng trống báo cho người chạy cờ tới nghe lệnh. Người này sẽ truyền đạt lậi lệnh để quân cờ di chuyên. Có thê người đấu cờ cầm lá cờ nhỏ, định đi quân nào thì trực tiếp phât cờ vào quân đó rồi dẫn đến vị trí mới.

Với khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thì phải vo gạo, nhóm bếp, giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khè… ơ một số vùng còn có hát đối đáp, giao duyên trong hội thi, tạo không khí náo nhiệt, vui vẻ.

Tuy theo từng nơi, mỗi thuyền đua có khoảng chừng chục tay bơi nam giới đại diện các phường, xóm, làng. Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút trong tiếng hò reo cổ vũ và chiêng trống rộn rã đôi bờ sông.

Bài đọc tham khảo

Lúc bé dưới nước, áo đen

Lớn không áo lục nhảy lên trên bờ.

Biết bơi, biết hát, biết hò

Có đầu không cổ, mắt không lông mi, lông mày.

Đó là một câu đố nêu được một số nét tiêu biểu của con ếch: Khi mới nở là con nòng nọc ở dưới nước, có màu đen. Khi lớn lên, ếch mới có màu xạnh lục.

Ếch không có cổ, mắt không có lông mi, lông mày. Ếch là động vật sống lưỡng thể, vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn. Lưng ếch có màu vàng xanh hay màu nâu xám, điểm một số chấm đen. Ếch có tài giấu mình trong đám cỏ xanh hay trong hồ nước, nếu không chú ý thì không nhận ra ếch ở đâu. Khi có động, chỉ cần hai ba bước là ếch nhảy tùm xuống nước, hoặc nhanh nhẹn nhảy khỏi mặt nưốc lao vào đám cỏ rậm. Êch có một cấu tạo cơ thể đặc biệt. Khi ở dưối nước loài cá thở bằng mang thì ếch thở bằng phổi và bằng da, tim ếch có thêm 1 ngăn. Trên cạn, ếch thở bằng phổi, nhưng da ếch có chất nhầy làm cho da ướt, dù ở nơi khô ráo, ếch vẫn thích nghi được. Chân sau của ếch là một công cụ để bơi. Bàn chân có màng như mái chèo bơi rất đẹp. Chả thê mà có kiểu bơi gọi là “bơi ếch”. Lưõi ếch mối thật đặc biệt. Đầu lưỡi lại chẻ làm hai, như cái móc cuốn vào trong, mặt lưõi có chất dính. Côn trùng hễ bị ếch “liếm” trúng là dính ngay vào lưõi, không chạy thoát được. Miệng ếch lại có một hàm răng nhỏ mà dày, khi côn trùng bị ngậm trong miệng ếch thì hết đưòng thoát. Êch là giống vật ăn các côn trùng có hại, mỗi ngày mỗi con ếch có thể bắt ăn hơn một trăm con côn trùng. Ếch là vệ sĩ của đồng ruộng. Có ếch là đảm bảo đồng ruộng yên lành.

(Theo Bài tập Ngữ văn 9, tậpl)

Soạn Bài Sử Dụng Yếu Tố Miêu Tả Trong Văn Bản Thuyết Minh

1. Ôn tập văn bản thuyết minh:

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng.

2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Câu 1 trang 12 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ôn tập văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng.

– Văn bản thuyết minh: Kiểu văn bản thông dụng, phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống.

– Tính chất của văn bản thuyết minh: tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

– Mục đích của văn bản thuyết minh: cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Các phương pháp thuyết minh thường dùng: Định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,…

Câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Đọc văn bản “Hạ Long đá và nước SGK trang 12 Ngữ văn 9 tập 1” và cho biết:

Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Viết văn bản thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:

– Đối tượng thuyết minh: Đá và Nước Hạ Long.

– Văn bản đã cung cấp các tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh, đó là sự kì lạ vô tận của Đá và Nước Hạ Long.

– Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng trong văn bản là phương pháp liệt kê (về số lượng và quy mô để cho thấy sự kì lạ vô tận của Đá và Nước Hạ Long)

– Để tạo sự sinh động cho bài viết, tác giả còn sử dụng phép nhân hóa (về Đá Hạ Long với sự hóa thân không ngừng của đá tùy theo theo góc độ và tốc độ di chuyển của con người trên mặt nước), biện pháp liên tưởng, tưởng tượng (về Nước Hạ Long).

– Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết minh trở nên sinh động, hấp dẫn và làm cho hình ảnh Đá và Nước Hạ Long trở thành thế giới sống động, có hồn.

Ghi nhớ:

– Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca…

– Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bât đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

II. Luyện tập:

Câu 1 trang 13, 14 SGK Ngữ văn 9 tập 1. Đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” trang 14 SGK Ngữ văn 9 tập 1và trả lời câu hỏi:

a) Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng? b) Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

a. Văn bản có tính chất thuyết minh vì văn bản cung cấp cho ta tri thức khách quan về loài ruồi.

– Tính chất thuyết minh thể hiện ở các chi tiết sau:

+ “Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruòi vằng, Ruồi giấm…” + “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa tới 28 triệu vi khuẩn…” + “một đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi…” + “một mắt nó chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân…”

– Phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, liệt kê, số liệu, phân loại.

b. Đây lả một văn bản thuyết minh đặc biệt vì nó được thuyết minh trong vỏ bọc là một câu chuyện, tạo sự hứng thú trong tiếp nhận, giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và đồng thời tạo sự vui vẻ, nhẹ nhàng.

– Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, liên tưởng, tưởng tượng, hư cấu trong văn bản

c. Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa thêm tri thức.

Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 9 tập 1:

Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh:

Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.