Top 7 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Giáo Án Ngữ Văn 9 Tiết 10: Luyện Tập Sử Dụng Yếu Tố Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

– Kiểu bài : Thuyết minh.

– Nội dung ( đối tượng ) : Con trâu

– Phạm vi ( Giới hạn ) : Trong đời sống của người nông dân Việt Nam

TIẾT 10LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINHKiểm tra bài cũ :1. Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò gì ? A . Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi,dễ hiểu.B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.C. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính loogic và màu sắc triết lí.2. Trong các câu sau, câu nào là câu văn miêu tả?A. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu.B. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. C. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân.D. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàngĐề bài : Con trâu ở làng quê Việt Nam. - Kiểu bài : Thuyết minh. - Nội dung ( đối tượng ) : Con trâu - Phạm vi ( Giới hạn ) : Trong đời sống của người nông dân Việt NamDàn ý :* Mở bài : Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.* Thân bài : - Định nghĩa về con trâu, nguồn gốc. - Đặc điểm, cấu tạo. - Vai trò của con trâu : + Trong nghề làm ruộng ( trong nông nghiệp ): . Cày, bừa... . Kéo xe... + Trong lễ hội: . Lễ chọi trâu ( Hải phòng ); lễ đâm trâu ( Tây Nguyên )... . Đồ mĩ nghệ... + Với tuổi thơ ở nông thôn Việt Nam + Cung cấp thực phẩm ...* Kết bài : Khẳng định vai trò, vị trí của con trâu với làng quê.* Hình ảnh con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam* Luyện tập : - Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tảHướng dẫn về nhà:- Viết hoàn thiện văn bản thuyết minh về con trâu có sử dụng yếu tố miêu tả .- Ôn luyện về văn bản thuyết minh.- Chuẩn bị cho bài viết vào tuần sau.

Soạn Bài: Sử Dụng Yếu Tố Miêu Tả Trong Văn Bản Thuyết Minh

Soạn bài tập làm văn: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

I: Kiến thức cơ bản cần năm vững

1: Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.

2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Nhan đề văn bản là Cây chuối trong đời sống Việt Nam (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.24 – 25). Đối tượng để thuyết minh là cây chuối. Tuy nhiên cây chuối được xem xét trong quan hệ đời sống của người Việt Nam chứ không phải cây chuối thuần túy là một loại thực vật.

Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Cây chuối rất ưa nước… Chuối phát triển rất nhanh…Quả chuối là một món ăn ngon.

Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:

… cây chuối thân mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến rừng núi.

… chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.

… chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.

Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây.

Những câu văn có yếu tố miêu tả làm cho người đọc hình dung rõ ràng đối tượng được miêu tả như là nó vốn có trong đời sống.

Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, văn bản này có thể bổ sung thêm về công dụng của lá chuối, thân cây chuối, nõn chuối, bắp chuối,…

II: Hướng dẫn luyên tập

1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh:

Thân cây chuối có hình trụ, nhẵn bóng gồm nhiều lớp bẹ xếp lên nhau theo thứ tự từ trong ra ngoài.

Lá chuối tươi to bản xanh mướt, non chẳng khác một con thuyền xanh úp ngược, che mát cho cả khóm.

Lá chuối khô không còn màu xanh mà chuyển sang màu đất. Khi ấy lá không còn vươn lên trên mà rũ xuống, nằm ép mình như còn cố bao bọc, chở che cho thân cây.

Nõn chuối khi nhú lên có màu xanh non rất đặc trưng, gọi là màu nõn chuối. Từ chỗ cuộn chặt, nõn chuối lớn dần, lỏng ra. Chẳng mấy chốc nõn chuối nở òa thành một tàu chuối.

Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu tím nhạt hoặc tím sẫm. Bắp chuối vươn lên từ giữa lòng thân cây chuối. Đây chính là một bông hoa chứa rất nhiều quả chuối non xếp thành từng nải chuối.

Quả chuối xếp thành nải chuối. Khi mới xuất hiện, nải chuối giống như một bàn tay xinh xắn có những ngón tay trắng hồng. Cả khi lớn, nải chuối vẫn giống bàn tay. Chả thế mà người ta ví von có người có bàn tay chuối mắn.

2: Yếu tố miêu tả trong đoạn văn đã cho:

Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa ròi mới uống.

3 : Các câu miêu tả trong văn bản Trò chơi ngày xuân (SGK Ngữ văn 9, tập một , tr.26 – 27 – 28) :

Sử Dụng Mội Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

Mục đích của bài học giúp học sinh biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

1. Ôn tập văn bản thuyết minh.

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Đặc điểm của văn bản thuyết minh:

Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con ngưòi.

Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,…

Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

Đọc văn bản Hạ Long – Đá và Nước trong SGK, trang 12 – 13 và trả lời câu hỏi.

Văn bản thuyết minh về sự kì lạ của thắng cảnh Hạ Long. Chỉ với Đá và Nước đã đem lại cho Hạ Long vẻ đẹp vô tận, luôn tạo sự bất ngờ đối vối du khách. Thiên nhiên Hạ Long còn thể hiện sự “thông minh đến bất ngờ” của tạo hoá.

Văn bản đã cung cấp tri thức khách quan về đối tượng. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất khó đối vối những người không am hiểu về thiên nhiên Hạ Long.

Để làm sáng tỏ vấn đề được thuyết minh, tác giả đã sử dụng phương pháp liệt kê:

Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách.

Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng…

Tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng…

Thiên nhiên tạo nên thế giới bằng những nghịch lí đến lạ lùng…

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hoá. Theo tác giả, Nước ở Hạ Long tạo cho du khách sự hưởng ngoạn tự do đủ kiểu. Sự hoạt động tự do đó cùng với ánh sáng mặt trời làm thay đổi thường xuyên các góc nhìn, thay đổi hình dáng sự vật làm cho chúng sông động, có hồn như con người.

… Đả chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn…

Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xoá lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi.

Cùng với việc sử dụng phép liệt kê, miêu tả và trí tưởng tượng, tác giả còn sử dụng phép lập luận giải thích… để tạo thành những dẫn chứng sinh động, có tính thuyết phục cao. Cuối cùng, tác giả nâng lên thành triết lí: Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. cho đến cả Đá. Từ đó, người viết khen tạo hoá thông minh.

Với cách viết này, bài viết không những tạo sức thuyết phục đối vối ngưòi đọc, mà còn đánh thức ham muốn được đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hạ Long.

a. Có thế xem Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh là văn bản có tính chất thuyết minh.

Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ tác giả giới thiệu về loại ruồi một cách có hệ thống:

Những đặc tính chung về họ, giống, loại, các tập tính sinh sống: Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm… Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè…, bât cứ chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B.

Những đặc điểm về sinh đẻ: Một đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi.

Những đặc điểm cơ thể: Mắt ruồi như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thê tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân.

Từ đó, thức tỉnh mọi người giữ vệ sinh, phòng bệnh: Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường; nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới…

Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng trong văn bản:

Phương pháp định nghĩa: ruồi thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới.

Phương pháp phân loại: các loại ruồi: Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm…

Phương pháp nêu số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi.

Phương pháp liệt kê: nêu các đặc điểm về giống loài, sinh đẻ, cơ thể, cách gây bệnh…

b. Bài thuyết minh này còn có nét đặc biệt là đã kết hợp phương pháp thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật. Đó là các biện pháp hư cấu, nhân hoá.

c. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản có tác dụng gây hứng thú cho người đọc, nhất là các bạn đọc nhỏ tuổi.

2. Bài tập này yêu cầu các em đọc đoạn văn trong SGK, trang 15 và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp liệt kê (liệt kê các đặc điểm của chim cú):

Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lủ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng.

Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông.

Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lủ chuột đồng đào hang.

Biện pháp nghệ thuật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về loài vật được coi là “người bạn của nhà nông”.

Soạn Bài Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

Đề bài: Soạn Bài Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

Bài Làm

I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.

1. Ôn tập văn bản thuyết minh

– Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (Kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Cung cấp tri thức (Kiến thức) song đòi hỏi phải khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.

– Các phương pháp: Nêu định nghĩa, giải thích, phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,…

2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

a) Đối tượng thuyết minh ở văn bản Hạ Long – Đá và nước là Vịnh Hạ Long. Bài văn thuyết minh về đặc điểm của đối tượng: Sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên, đó chính là vẻ đẹp hấp dẫn kỳ diệu của Hạ Long.

b) Văn bản cung cấp tri thức khách quan vềđối tượng đó là sự kỳ là của Hạ Long là vô tận.

c) Các phương pháp thuyết minh chủ yếu mà văn bản vận dụng: liệt kê, giải thích.

d) Sử dụng các biện pháp nghệ thuật:

+ “Chính nước làm cho đá sống dậy… tâm hồn”.

+ “Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách” tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.

+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng dọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng: Biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động có hồn.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

a)

– Văn bản này có tính chất thuyết minh rất rõ ở việc giới thiệu loài ruồi (Những tri thức khách quan về loài ruồi):

+ Những tính chất chung về họ, giống, loài.

+ Các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ

– Văn bản đã cung cấp các kiến thức đáng tin cậy: Từ đó thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.

– Phương pháp thuyết minh được sử dụng:

+ Nêu định nghĩa.

+ Phân loại.

+ Số liệu.

+ Liệt kê.

b)

– Một số nét đặc biệt của bài thuyết minh này:

+ Về hình thức: Giống như văn bản tường thuật một phiên toà.

+ Về cấu trúc: Giống như biên bản 1 cuộc tranh luận về mặt pháp lý.

+ Về nội dung: Giống như một câu chuyện kể về loài ruồi.

– Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, có tình tiết, miêu tả,…

c) Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật:

+ Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị.

Bài tập 2: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

– Nói về tập tính của chim én.

– Biện pháp nghệ thuật: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.