Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một bước trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên việc ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo đúng quy định pháp luật về thẩm quyền, nội dung, hình thức, quy trình….để không bị sai sót yêu cầu người tham mưu và người có thẩm quyền ban hành quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính phải nắm vững quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt là kỹ năng, phương pháp xác định thẩm quyền, nội dung, cách áp dụng mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính… Vì vậy chuyên đề này tôi tổng hợp một số yêu cầu khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ thực tiễn làm công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở pháp luật hiện hành như sau:
1. Căn cứ pháp lý ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Quyết định xử lý vi phạm hành chính là quyết định của người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật ban hành, theo hình thức, thủ tục do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thành mệnh lệnh pháp luật, áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường hợp cụ thể và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Vì vậy việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định sau:
Quá thời hạn quy định trên người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định bao gồm các biện pháp như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính; không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Lưu ý: những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Thứ tám, Sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định hành chính mới khi có sai sót:Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và có hiệu lực kể từ thời điểm ký hoặc thời điểm cụ thể ghi trong quyết định. Thời hạn thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì cá nhân vi phạm phải thi hành ngay khi nhận được quyết định. Thời hiệu thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ban hành quyết định.
2. Một số yêu cầu khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được coi là hợp phải phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm quyền, nội dung, hình thức … Các yêu cầu về tính hợp pháp luôn gắn liền với yêu cầu, mục đích của hoạt quản lý hành chính và được quy định cụ thể trong Luật Xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một yếu tố quan trọng nhất của quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên yêu cầu đặt ra phải đảm bảo:
– Đúng căn cứ pháp lý: Phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm (trừ trường hợp pháp luật quy định chuyển tiếp); đúng hành vi, đúng lĩnh vực; không áp dụng vào một quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực hoặc quy phạm pháp luật đó nhằm áp dụng vào những tình huống khác;…Trong thực tiễn thi hành có nhiều trường hợp quy phạm pháp luật giống nhau nhưng lại nằm ở hai lĩnh vực khác nhau, vì vậy đòi hỏi người thi hành phải lựa chọn đúng quy phạm tương ứng với lĩnh vực hành vi vi phạm xảy ra.
– Đúng căn cứ thực tế: Tình tiết thực tế phải đảm bảo chính xác, khách quan phản ánh đúng tích chất sự việc vi phạm và phải cấu thành hành vi vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm đó phải được mô tả, quy định trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính ở một lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nhất định (không xử phạt đối với hành vi vi phạm chưa được thể chế hóa bằng quy phạm pháp luật). Khi áp dụng các biện pháp hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) trong nội dung của quyết định phải có mục đích được pháp luật quy định, hoặc cho phép, phù hợp, có tính khả thi và đảm bảo các quyền cơ bản của tổ chức và công dân.
– Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo mẫu quyết định ban hành kèm theo theo Nghị định số 97/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử vi phạm hành chính bao gồm: địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; thông tin của người vi phạm (họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm); hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành
Yêu cầu hợp pháp về thẩm quyền bao gồm: thẩm quyền theo lĩnh vực, thẩm quyền theo lãnh thổ và giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính:
– Thẩm quyền theo lĩnh vực: Phân biệt thẩm quyền giữa hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với nhau. Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính theo lĩnh vực phải căn cứ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên về nguyên tắc thì Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các lĩnh vực xảy ra trên địa bàn đơn vị hành chính. Các thẩm quyền còn lại phải dựa trên cơ sở quy định của Nghị định chuyên ngành theo từng lĩnh vực.
– Thẩm quyền theo lãnh thổ: Hành vi vi phạm hành chính diễn ra tại đơn vị hành chính nào thì chủ thể có thẩm quyền xử phạt ở đơn vị đó sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo lãnh thổ phải dựa trên cơ sở vị trí địa lý. Lưu ý: đối với trường hợp một người thực hiện một hành vi vi phạm hành chính tại hai đơn vị hành chính khác thì cán bộ tham mưu xử phạt vi phạm hành chính phải báo cáo người có thẩm quyền quản lý trực tiếp của hai đơn vị để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không tách vụ việc để xử lý riêng theo đơn vị hành chính.
– Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính: Trong một số trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định thay mình và nhân danh mình. Tuy nhiên, việc giao quyền phải tuân thủ theo nguyên tắc bằng văn bản theo hình thức quyết định.
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các trình tự thủ tục chung do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định. Khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải lưu ý trường hợp xử phạt không lập biên bản thì ra quyết định xử phạt tại chỗ, trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính thì phải đảm bảo về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Không ra quyết định xử phạt và những trường hợp: tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính; không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng thủ tục có thể làm cho nội dung quyết định không chính xác, thiếu khách quan, không có hiệu lực pháp lý.
Hình thức quyết định xử phạt vi phạm hành chínhphải được ban hành bằng hình thức văn bản theo mẫu quyết định số 01 đối với trường hợp ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản vàbiểu mẫu quyết định số 02 đối với trường hợp vi phạm hành chính có lập biên bản vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 97/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số ddieuf và biện pháp thi hành Luật xử vi phạm hành chính. Ngoài ra, có thể sử dụng biểu mẫu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Mẫu quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng mẫu được in sẵn hoặc tự in các mẫu theo quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành không đúng hình thức có thể gây hiểu sai lệch về nội dung, tính chất vụ việc.
Quyết xử phạt vi phạm hành chính phải được ban hành đúng thời hạn theo quy định, hết thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên nếu hành vi vi phạm hành chính có hình thức xử phạt phạt tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền chỉ ban hành quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (không áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền).
– Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt; trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức; trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được ban hành ít nhất 02 bản (01 bản giao cho người vi phạm và 01 bản lưu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính).
Yêu cầu khi sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định hành chính mới khi có sai sót phải đảm bảo kịp thời ngay sau khi phát hiện sai sót; lựa chọn hình thức sửa đổi, bổ sung; đính chính hay hủy bỏ phải đảm bảo tương ứng với nội dung sai sót; đúng thời hạn ban hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; đúng hình thức, nội dung và thẩm quyền ban hành quyết định. Chỉ thực hiện đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; không đính chính khi sai thẩm quyền, sai nội dung; sai thủ tục…
Xử lý Vi phạm Hành chính