Top 11 # Xem Nhiều Nhất Yêu Cầu Của Quyết Định Quản Trị Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Khái Niệm, Đặc Điểm Và Yêu Cầu Của Quyết Định Quản Trị

1. Quyết định quản trị là gì?

Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu , chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chính muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường

2. Đặc điểm của quyết định quản trị là gì?

Các quyết định quản trị là sản phẩm tư duy của chủ thể quản trị, chứa đựng một hàm lượng tri thức khoa học lẫn cả yếu tố sáng tạo và tính nghệ thuật nhất định.

Các quyết định quản trị đề ra khi vấn đề đã chín muồi xoay quanh vấn đề của tổ chức. Chất lượng của quyết định quản trị phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu nhận và khả năng phân tích của nhà quản trị.

Khả năng ra quyết định quản trị không phải là khả năng bẩm sinh.

3. Yêu cầu của 1 quyết định quản trị là gì?

– Tính hợp pháp : Quyết định quản trị là hành vi của tổ chức hay cá nhân các nhà quản trị nên nó phải tuân theo pháp luật.

+Quyết định phải được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân .

+ Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định.

+ Quyết định phải được ban hành đúng thủ tục và thể thức.

– Tính khoa học: Tính hợp pháp chưa đủ đảm cảo cho quyết định có hiệu quả.Muốn có hiệu quả thì quyết định phải có tính khoa học.Đó là các quyết định quản trị phải có căn cứ khoa học bất kể đó là quyết định loại nào, nó phải được đề ra trên cơ sở nắm vững những đòi hỏi của các quy luật khách quan dựa trên cơ sở những thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng.

– Tính thống nhất: tính thống nhất được thể hiện:

+ Các quyết định được ban hành bởi các cấp và bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng một hướng. Hướng đó do mục tiêu chung xác định

+ Các quyết định được ban hành tại thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược, phủ định lẫn nhau. Quyết định nào đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp cần phải loại bỏ.

– Tính linh hoạt: Đòi hỏi các quyết định phải phản ánh được các nhân tố mới trong lựa chọn quyết định, phản ánh tính thời đại, môi trường mà quyết định ra đời và thực hiện.

– Tính cụ thể về thời gian và người thực hiện: Các quyết định quản trị đòi hỏi phải thật cụ thể về thời gian, đặc biệt là các quyết định có tính chất dây chuyền công nghệ, bộ phận này phải hoàn thành nhiệm vụ vào thời điểm nào để bàn giao cho bộ phận kia thực hiện chuyển tiếp.

Quyết Định Quản Lí (Managerial Decision) Là Gì? Yêu Cầu Đối Với Quyết Định Quản Lí

Định nghĩa

Quyết định quản lí trong tiếng Anh là Managerial decision. Quyết định quản lí là phương án hợp lí nhất trong các phương án có thể để xử lí vấn đề theo mục tiêu và những điều kiện, môi trường của hệ thống trong hiện tại và tương lai.

Đặc điểm của quyết định quản lí

– Quyết định quản lí là sản phẩm của hoạt động quản lí.

– Chủ thể ra quyết định là những cá nhân hay tập thể có quyền hạn.

– Phạm vi tác động rộng, thường ảnh hưởng tới nhiều nguời, thậm chí cả quốc gia.

– Gắn liền với hoạt động thu thập và xử lí thông tin.

Phân loại quyết định quản lí

* Theo thời gian: Quyết định dài hạn, quyết định trung hạn, quyết định ngắn hạn.

* Theo tính chất vấn đề của quyết định: Quyết định chuẩn tắc, quyết định không chuẩn tắc.

* Theo mức độ tổng quát: Quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật, quyết định tác nghiệp.

* Theo cơ quan ra quyết định: Quyết định quản lí Nhà nước, quyết định của các tổ chức.

* Theo số người cần ra quyết định: Quyết định tập thể, Quyết định cá nhân.

Yêu cầu đối với quyết định quản lí

– Tính hợp pháp (tính pháp lí)

Trong một Nhà nước pháp quyền, mọi hành vi của tổ chức và cá nhân đều phải tuân theo pháp luật, nên các quyết định dù của tập thể hay của cá nhân nhà quản lí cũng không được trái với luật pháp.

– Tính khoa học

Tính khoa học của các quyết định thể hiện sự vận dụng hợp lí những cơ sở, căn cứ, thông tin, nhận thức, kinh nghiệm trong việc xử lí, giải quyết các vấn đề cụ thể, đòi hỏi có sự can thiệp bằng những quyết định của nhà quản lí. Ngoài ra, các quyết định còn phải tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu của qui luật khách quan.

– Tính hệ thống (thống nhất)

Tính hệ thống của quyết định quản lí thể hiện trên những mặt sau:

+ Mọi quyết định được ban hành bởi các cấp và bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng một hướng do mục tiêu chung xác định.

+ Các quyết định ban hành tại những thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược và phủ định lẫn nhau. Quyết định nào đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp cần phải loại bỏ.

– Tính tối ưu

Quản lí quyết định thực chất là phương án hành động được lựa chọn nhằm giải quyết một vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Tính linh hoạt

Yêu cầu về tính linh hoạt đòi hỏi các quyết định quản lí phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lựa chọn quyết định; phản ánh tính thời đại, môi trường mà quyết định ra đời và thực hiện.

– Tính cô đọng, dễ hiểu

Dù biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào thì các quyết định cũng đều phải ngắn gọn, dễ hiểu nhằm tiết kiệm thông tin và tiện lợi cho việc bảo mật, di chuyển; mặt khác, tạo điều kiện để người thi hành không thể hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện.

– Tính cụ thể về thời gian thực hiện

Ngày ban hành, thời điểm quyết định có hiệu lực; cũng như đối tượng, phạm vi điều chỉnh đều phải rõ ràng, minh bạch.

Nghĩa là, trong mỗi quyết định cần bảo đảm những qui định về quá trình triển khai và hoàn thành để cấp tiếp nhận không được kéo dài thời gian thực hiện.

Quyết Định Của Nhà Quản Trị

Cơ sở cây quyết định

Cây quyết định là mô hình đồ họa về quá trình ra quyết định. Với mô hình này, sử dụng lý thuyết xác suất vào việc phân tích những quyết định phức tạp bao gồm:

Nhiều đơn vị cần lựa chọn.

Nhiều yếu tố chưa biết nhưng có thể biểu hiện thông qua một loạt xác suất riêng rẽ hoặc phân phối xác suất liên tục.

Thí dụ về cây quyết đinh: Mở dịch vụ khu bãi tắm thiên nhiên ở vùng núi có cơ sở du lịch và nghỉ ngơi.

Ta sử dụng cây quyết định để giúp giám đốc khu dịch vụ này quyết định xem dơn vị của ông sẽ hoạt động như thế nào trong mùa hè tới.

Phân phối lượng mưa và lợi nhuận của khu bãi tắm

Gần đây ông giám đốc đã nhận được đề nghị của công ty khách sạn trong vùng xem thuê khu bãi tắm trong mùa hè và trả 45.000 ngàn đồng lợi nhuận. Ông ta cũng đang xem xét việc thuê các thiét bị bơm nước từ giếng lên. Nếu thuê các thiết bị này thì khu bãi tắm có khả năng đầy đủ, bất kể lượng nước mưa ít. Nếu quyết định sử dụng nước nhân tạo bổ sung nước mưa tự nhiên, lợi nhuận của ông ta trong cả mùa hè 120 triệu đồng, chưa trừ chi phí thuê và vận hành thiết bị bơm nước. Chi phí thuê khoảng 12 triệu đồng một mùa không kể sử dụng nhiều hay ít. Chi phí sử dụng cho máy bơm là 10 triệu đồng nếu mưa lớn hơn 40cm, 50 triệu đồng nếu mưa trong khoảng từ 20-4-cm; 90 triệu đồng nếu mưa ít hơn 20cm.

Hình dưới 11.3 trình bày vấn đề của ông giám đốc khu bãi tắm dưới dạng một cây quyết định.

Hình 11.3: Cây quyết định của ông giám đốc khu bãi tắm

Nguyên tắc phân tích cây quyết định

Có hai nguyên tắc thực hiện:

Thứ nhất, nếu phân tích điểm nút khả năng có thể xảy ra (vòng tròn) ta tính các giá trị dự đoán tại điểm nút bằng cáh nhân xác suất trên mỗi nhánh bắt đầu từ điểm nút ấy với mức lợi nhuận ghi cở tận cùng của nhánh. Sau đó cộng tất cả các kết quả tính được của nhánh bắt nguồn từ nút này.

Thứ hai, nếu phân tích nút quyết định (hình vuông) thì ta đặt vào hình vuông con số giá trị dự đoán lớn nhất trong tất cả các giá trị cra các cành bắt nguồn từ nút này. Bằng cách ấy, ta chọn được cành có kết quả dự đoán tốt nhất và loại bỏ các cành có giá trị dự đoán nhỏ hơn. Ta đánh dấu vào những cành này bằng hai gạch nhỏ để tỏ ý rằng chúng bị loại bỏ.

Vấn đề quyết định của ông Giám đốc khu bãi tắm được minh họa ở hình 11.4

Hình 11.4. Phân tích cây quyết định của Giám đốc khu bãi tắm.

Như vậy, quyết định tối ưu của ông ta là độc lập mở khi dịch vụ bãi tắm và có thuê thiết bị bơm nước.

thực hiện đầu tư giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng thường kéo dài, có khi đến 5-10 năm. Do vậy, thời gian thực hiện kinh doanh giảm. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa được chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp hoặc dùng đất thuê để góp vốn đầu tư. Hạn chế này cũng góp phần làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn.

Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Đảng và Chính phủ Nhà nước ta là phải sớm đưa ra quyết định: rà soát và thay đổi các quy định, luật lệ đang cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật; xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế độ tư pháp.

Vai Trò Quyết Định Của Nhà Quản Trị

Nhóm vai trò cuối cùng của nhà quản trị gồm 4 vai trò: vai trò doanh nhân, vai trò người giải quyết xáo trộn, vai trò người phân phối tài nguyên và vai trò nhà thương thuyết.

0 Vai trò doanh nhân: Xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức. Việc này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.

® Vai trò người giải quyết xáo trộn: Nhà quản trị là người phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nảy sinh làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức như mâu thuẩn về quyền lợi, khách hàng thay đổi… nhằm đưa tổ chức sớm trở lại sự ổn định.

◉ Vai trò người phân phối tài nguyên: Khi tài nguyên khan hiếm mà lại có nhiều yêu cầu, nhà quản trị phải dùng đúng tài nguyên, phân phối các tài nguyên cho các bộ phận đảm bảo sự hợp lý và tính hiệu quả cao. Tài nguyên đó có thể là tiền bạc, thời gian, quyền hành, trang bị, hay con người. Thông thường, khi tài nguyên dồi dào, mọi nhà quản trị đều có thể thực hiện vai trò này một cách dễ dàng. Nhưng khi tài nguyên khan hiếm, quyết định của nhà quản trị trong vấn đề này sẽ khó khăn hơn, vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một đơn vị hay thậm chí của toàn thể tổ chức.

® Vai trò đàm phán: Thay mặt cho tổ chức thương thuyết trong quá trình hoạt

động, trong các quan hệ với những đơn vị khác, với xã hội.

Mười vai trò này liên hệ mật thiết với nhau và bất cứ lúc nào trong hoạt động của mình, nhà quản trị có thể phải thực hiện nhiều vai trò cùng một lúc, song tầm quan trọng của các vai trò thay đổi tuỳ theo cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức.

Với chức năng và vai trò của mình, nhà quản trị giữ phần quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Và đó cũng là lý do chính của nhu cầu cấp bách phải đào tạo các nhà quản trị, vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước.