Top 15 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Văn Bản Xa Ngắm Thác Núi Lư Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Bản “Xa Ngắm Thác Núi Lư”.

[Văn 7] Văn bản “Xa ngắm thác núi Lư”.

Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp và tâm hồn tác giả được khắc hoạ trong bài xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

Đầu đề của nguyên tác là: “Vọng Lư Sơn bộc bố”,nghĩa là xa ngắm thác bạc trên Lư Sơn.Lư Sơn là dãy núi ở Sơn Tây,Trung Quốc có nhiều ngọn chạy dài,nhưng chỉ có một ngọn là có thác đổ :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác nước sông này.

Hương Lô hay Hương Lư là núi Lư Hương,một ngọn của dây núi Lư trông giống như chiếc bình hương.Hai câu đầu của bài thơ là cảnh tổng quát của bức tranh sông núi hùng vĩ.Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác.Do đó,trước mắt ông,cảnh dòng thác và núi Lư đâu khác gì một bức tranh sơn thủy treo ở lưng chừng trời.Bức tranh này có nhiều màu sắc và có vẻ đẹp huyền ảo.Ở độ cao ba ngàn thước,dòng thác đổ xuống như bay hơi nước bốc lên thành những làn khói.Các làn khói nước này với muôn ngàn thấu kính li ti được ánh nắng mặt trời rọi vào,tạo nên một sắc tía cầu vồng kỳ ảo,đó là khói tía.Màu vàng của nắng,sắc tía của khói nước gợi nên vẻ đẹp huyền ảo của toàn cảnh.Dáng núi lại gợi hình giống chiếc bình hương.Bởi vậy,khi nhìn vào,nhà thơ chợt nghĩ đến chiếc bình hương khổng lồ đang tỏa khói nghi ngút giữa trời và nước.

Bức tranh kỳ vĩ của núi sông này như được bàn tay này của người thợ vẽ tài hoa là tạo hóa đã pha màu tạo sắc.Giữa nền xanh của núi,hơi nước trắng rọi tỏa bay như khói hương là dòng nước bạc đồ sộ,tuôn dài như một tấm vải trắng.Chữ Hán “bộc” là thác,”bố” là tấm vải.”Bộc bố” ý nói thác nước tuôn như một tấm vải trắng:

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Lời thơ và nhịp thơ mạnh mẽ làm nổi bật hẳn lên hình ảnh hùng vĩ,kỳ diệu của một dòng thác từ trên cao gần ba ngàn thước bay thẳng xuống.

Chỉ với ba câu thơ ngắn,ngòi bút tài tình của nhà thơ Lí Bạch,khung cảnh Lư Sơn như hiện ra trước mắt ta với đầy đủ màu sắc,hình khối,đường nét…Nhưng dường như ba câu thơ ấy chỉ để chuẩn bị.Sức mạnh của bài thơ,vẻ đẹp huyền ảo kỳ vĩ và đồ sộ của dòng thác núi Lư đã được dồn vào câu kết:

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Câu thơ trước hết là cảm nghĩ của nhà thơ khi đứng trước cảnh thực.Ông so sánh thác bay thẳng xuống như dải Ngân Hà tuột khỏi mây.Thật là một so sánh sáng tạo bất ngờ đầy thú vị và sảng khoái cho người đọc : “Nghi thị Ngân Hà lạc hữu thiên”.Dải Ngân Hà là nơi tập trung dày đặc muôn vàn tinh tú vắt ngang trời.Ánh sáng của dải sao này được so sánh với dòng sông bạc trên trời.Cách so sánh ấy cũng làm tôn thêm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng thác nui Lư có thực ở trần thế.

Thấy dòng thác lấp lánh bạc đổ xuống tưởng như dải Ngân Hà lạc khỏi chín tầng mây ở trời cao,cao lắm,rơi xuống hạ giới,vào thời đại bấy giờ,đây là hình ảnh đầy tự hào về trí tưởng tượng của nhà thơ trước khung cảnh hùng vĩ và đầy thi vị của thiên nhiên.

Bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Thi tiên Lí Bạch đã lưu lại muôn đời bằng phương tiện văn học cái đẹp hùng vĩ của một dòng thác khổng lồ kì lạ.

Càng đọc thơ ông,ta càng yêu thiên nhiên đất nước và càng khâm phục thi tài của ông,khâm phục sự phóng khoáng của một nhà thơ có trí tưởng tượng dồi dào,phong phú;có nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài hoa vào bậc nhất đời Đường.

Nguồn từ: [Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.]

– -¤–^]. .Hạnh phúc là khi ta[^–¤- – – -¤–^] . . yêu thương . . . . .[^–¤- – – -¤–^] và được yêu thương.[^–¤- – – -¤–^]để biết ta đang sống[^–¤- –

Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác nước núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. Cảm nhận đươc tình yêu thiên nhiên của Lí Bạch.

Mùa xuân nho nhỏ ra đời khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Với thể thơ 5 chữ, với cách ngắt nhịp nhanh, gọn mà vẫn có độ dư ba, bài thơ đã dâng lên trong lòng tôi cảm giác rộn ràng, náo nức. Những gam màu trong trẻo, những hình ảnh đẹp, tươi sáng và đầy sức sống trong mỗi câu thơ cứ thấm dần vào trái tim tuổi trẻ của tôi.

Mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước được nhà thơ cảm nhận trong sự căng đầy của nhựa sống, trong nhịp sống đang hối hả và trong sự tươi non mơn mởn của những hi vọng vào tương lai. Giữa màu xanh yên bình của dòng sông xuân, sắc tím biếc cuả bông hoa không hề lạc lõng, chông chênh. Nó bám chắc vào lòng sông như một sợi dây vô hình làm nên sức sống. Trên cái nền màu dịu êm của “sông xanh” và “hoa tím biếc”, tiếng hót trong vắt của con chim chiền chiện vút cao, ngân vang đến bất tận đến trời xanh. Từng tiếng, từng tiếng chim trong veo hay tiếng nhịp thở của khí xuân hoà vào trời đất, vang vọng vào trong lòng người như những “giọt tâm hồn” sáng long lanh. Tiếng hót ấy khiến ta không thể dửng dưng mà khiến ta phải thốt lên tiếng gọi rủ về cái khát khao muốn nắm bắt, muốn “đưa tay hứng”.

Không tách mình khỏi khí xuân của thiên nhiên, đất nước trong công cuộc chuyển mình đi lên cũng rộn ràng, hối hả. Sức sống của đất nước không chung chung, trừu tượng mà nó biểu hiện ra ở “sức xuân” của mỗi con người. Mùa xuân trên lưng lính, lộc xuân trong tay người nông dân. Mỗi bước đi của người gieo thêm một chồi biếc, một mầm non. Và cứ thế, sức xuân của đất nước lại dâng lên như những lớp sóng xôn xao. Đất nước phấn chấn, hứng khởi trong một nhịp thở mới, hối hả khẩn trương. Niềm tin mới của dân tộc được chắp cánh từ truyền thống bốn nghìn năm dựng nước. Thế nên, dẫu biết có những vất vả và gian lao nhưng cả nước “vẫn đi lên phía trước” với một quyết tâm không mệt mỏi.

Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nó tạo nên một không khí sôi nổi, háo hức, phơi phới vui tươi. Nó là một bức tranh tươi sáng sắc màu, là một bản nhạc rộn ràng tiết tấu trong trẻo, ngân nga và gợi cảm. Điều đặc biệt là: bức tranh thiên nhiên, bức tranh đất nước đầy sức sống ấy đã được nhà thơ cảm nhận khi ông đang ở vào cái giây khắc sắp lìa đời. Trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở rộng hồn mình, lắng nghe và đón nhận tất cả những thanh âm xao động của cuộc sống ngoài kia. Ông vẫn lắng nghe từng bước đi rất khẽ của đời. Bốn bức tường của phòng bệnh không thể ngăn cách cuộc đời với nhà thơ, những cơn đau của bệnh tật không làm giảm ý chí, bầu nhiệt huyết và niềm tha thiết yêu đời trong trái tim của người nghệ sĩ. Cái nghị lực phi thường ấy đáng để ta phải nâng niu và trân trọng xiết bao.

Bài thơ khép lại trọn vẹn trong tâm hồn và sự say sưa của người đọc bằng một ước nguyện thật chân thành và mãnh liệt biết bao. Nó thực là một khát khao đang bùng cháy: muốn được làm một nhành hoa như bông hoa tím biếc kia, muốn làm con chim hót vang trời những giọt long lanh như con chim chiền chiện. Cái khát khao không hề gợi một chút gì về hình ảnh khổ đau của một con người đang chết. Nó giống cái mãnh liệt và rạo rực của một sức thanh xuân đang tràn trề nhựa sống và khát khao cống hiến cho đời.

Nhiều người đã từng đồng ý với tôi rằng: những người trẻ tuổi đọc Mùa xuân nho nhỏ có thể tìm ra lý tưởng sống cho mình, còn với những người đã dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước thì vẫn thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn. Mùa xuân nho nhỏ quả đã không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là một bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người.

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

Đầu đề của nguyên tác là: “Vọng Lư Sơn bộc bố”,nghĩa là xa ngắm thác bạc trên Lư Sơn.Lư Sơn là dãy núi ở Sơn Tây,Trung Quốc có nhiều ngọn chạy dài,nhưng chỉ có một ngọn là có thác đổ :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác nước sông này.

Hương Lô hay Hương Lư là núi Lư Hương,một ngọn của dây núi Lư trông giống như chiếc bình hương.Hai câu đầu của bài thơ là cảnh tổng quát của bức tranh sông núi hùng vĩ.Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều ca

Đọc Hiểu Văn Bản: Xa Ngắm Thác Núi Lư

(Vọng Lư sơn bộc bố)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TÌM HIỂU KHÁI NIỆM – Thơ Đường

Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt được cả nền và đỉnh. Kéo dài suốt từ thời nhà Đường, từ khi Đường Thái Tông Lí Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường mất, ròng rã ba trăm năm (618 – 907). Số lượng có tới hàng vạn bài thơ của khoảng hai nghìn ba trăm nhà thơ… Cái nền vĩ đại ấy, lại có những thi hào nổi danh trở thành những danh nhân thế giới như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Một phong trào thơ, mở đầu và phát triển, luôn luôn có những tên tuổi mới, vượt trội lên. Phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của đời Đường rất đa dạng : Manh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trần Tử Ngang, Cao Thích, Lí Thương Ân, Trương Tịch, Đỗ Mục, Lưu Vũ Tích, Đỗ Tuân Hạc, Tào Đường/… Thơ của họ đã rất khác nhau, nói chi đến Lí Bạch và Đỗ Phủ. Đề tài thể hiện từ những sinh hoạt xa hoa quý tộc, đến cảnh nghèo túng nhất của dân chúng, cảnh đời, cảnh tiên, cảnh thiền, núi non, sông nước, trận mạc, biên tái, hoa cỏ rất phong phú : ở tài thơ này với tài thơ khác, một đề tài lại có vẻ đẹp chung, những phong vị riêng. Vua chúa như Đường Thái Tông, Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên, Đường Huyền Tông (Minh Hoàng), Hiển Tông, Mục Tông, Tuyên Tông, nữ thi sĩ như Đỗ Thu Nương, Trần Ngọc Lan, Dương Quý Phi,… hoặc những dân chúng bình thường ở thành thị hoặc thôn dã đều làm thơ, yêu thơ. Sinh hoạt ngâm thơ, thưởng thơ ở các nhà giàu đã đành, mà trong quân, những tiệc lớn của nhà vua hay tết nhất, lễ hội của dân chúng, thơ cũng là một thứ được nhiều người mến mộ.

Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngàn năm nay, không những ở trong nước mà đã vượt ra ngoài nước. Thơ đã là một quy định trong thi cử…

Thơ Đường có ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá Trung Hoa, với các nước láng giềng.

Di sản đồ sộ và tính hoa của thơ Đường đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa và là một trong những điểm sáng rực rỡ của văn hoá nhân loại.

Không riêng gì thơ ca mà cả ngành khác như hoạ, nhạc, múa cũng đều phát triển. Do đó, ngành này đem những vẻ đẹp cho những ngành khác. Thơ Đường rất trọng âm nhạc, hình ảnh, khắc hoạ. Sự trau chuốt khổ công đi đôi với những cảm hứng tự nhiên/ không phải tự dưng hái được, mà do những kiến thức thu hái từ nhiều nguồn của các nhà thơ đời Đường. Vương Duy không những là một nhà thơ, còn là một hoạ sĩ, một nhà thư pháp. Do đó trong thơ ông thơ và hoạ kết hợp rất điêu luyện. Sau này, thi hào Tô Đông Pha đời Tống đã phải thốt lên rằng : “mỗi bài thơ của ông (Vương Duy) là một bức hoạ, và trong mỗi bức hoạ của ông lại có một bài thơ”. Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Cao Thích nghe hát ở Kì Đình, thẩm âm sành điệu chẳng khác gì nhạc công, nhạc sĩ…

Thơ Đường sâu sắc về nội dung, đẹp về hình thức ; hiện thực và lãng mạn đều đạt tới những đỉnh cao…

Thơ Đường được chia ra hai loại : cổ thể và tân thể (luật). Trong cổ thể lại có bài năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).

Trong thơ luật có loại tuyệt cú (bốn câu) và bát cú (tám câu), mỗi phần trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định về cấu trúc (phá, thừa, thực, luận và kết). Ngoài ra, còn có luật bằng trắc, bắt buộc để tạo thành âm điệu và vần, làm phong phú cho bài thơ.

Thơ Đường có mấy thời kì :

Cũng có nhà nghiên cứu chỉ chia gọn làm ba thời kì là sơ, thịnh và vãn hoặc sơ, trung và vãn. Mỗi thời kì đều có những nhà thơ rất tiêu biểu.

( Theo Ngô Văn Phú, 300 bài thơ tình tiêu biểu,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ thất ngôn tuyệt cú (cũng gọi là tứ tuyệt) của Lí Bạch. Đây là bài thơ thứ hai trong chùm thơ hai bài, một bài thơ thuần tuý tả cảnh. Bài thơ làm vào khoảng cuối đời, khi nhà thơ lại có dịp ngao du, thưởng ngoạn phong cảnh (Trước đó, do Lí Lân, người mà ông phò tá bị dẹp, nên ông bị đày đi Dạ Lang, giữa đường thì được tha, lại trở về Giang Tây).

Lư sơn là thắng cảnh nổi tiếng ở phía nam thành phố cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Hương Lô tức là Hương Lô Phong trên núi Lư. Đỉnh núi vừa cao, vừa tròn, mây trắng bay lơ lửng trên đỉnh, xa trông như cái lò hương đang toả khói (lò đốt trầm hương) nên mối có tên như thế. Nhưng dưới mắt Lí Bạch, cảnh tượng lại hiện ra với màu sắc mới :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Ánh nắng chiếu xuống núi làm cho mây hiện thành màu tía và lò hương toả khói tía, một sắc màu lộng lẫy, rực rỡ khác thường. Câu này nguyên tác là “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”, nghĩa là nắng chiếu lò hương làm cho nó sinh ra khói tía. Chữ sinh rất thần tình, nó làm cho đỉnh núi tĩnh bỗng nhiên sống động. Tiếc là câu thơ dịch chưa lột được ý này. Câu thứ nhất dành để giới thiệu núi Lư, chưa nói gì đến thác, nhưng nó không hề lạc đề. Nhà thơ phải dựng núi trước để tả “thác treo” tiếp sau. Ba câu còn lại chỉ nói tới thác nước và cảm giác khi ngắm thác.

Xa trông dòng thác trước sông này

Câu thơ nói rõ điểm nhìn là xa trông. Nhiều sự vật khi ngắm xa có một vẻ đẹp mà khi ngắm gần không thấy. Tô Đồng Pha, đời Tống, làm bài thơ Đề Tây Lâm Bích, khi đến thăm Lư sơn, có hai câu nổi tiếng :

Bất thức Lư sơn chân diện mục Chỉ duyên thân tại thử sơn trung.

(Nghĩa là : Không biết được diện mạo thực của Lư sơn, Chỉ biết vì thân đang ở trong núi ấy.)

Như vậy, cảnh đẹp của thác nước Lư sơn như Lí Bạch tả thì chỉ xa trông mới thấy được. Câu thứ hai này trong nguyên tác là :

Dao khan bộc bố quái tiền xuyên

(Nghĩa là : Nhìn xa thấy thác nước như treo trước dòng sông phía trước núi.)

Chữ quải (treo) đây là một nhãn tự (chữ mắt), nó lây tĩnh để tả động. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông trước núi. Chữ treo còn gợi ra hình tượng dòng thác như dải lụa khổng lồ, bởi chỉ có dải lụa thì người ta mới treo được, chứ làm sao treo được dòng thác đang chảy ? Câu thơ bao hàm một ý vị ngợi ca thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Đáng tiếc là câu thơ dịch bỏ mất cái chữ treo thần tình đó.

Từ trạng thái tĩnh, dòng thứ ba chuyển sang tả thác nước trong trạng thái động :

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Đã bay lại còn thẳng xuống, rồi ba nghìn thước cao vòi vọi, cực tả ấn tượng về cái thế thác chảy vừa nhanh, vừa mạnh, vừa cao, tưởng như là gần ngay trước mắt. Dường như câu thơ vẫn chưa nói hết cảm giác về khí thế hùng mạnh của thác nước, nhà thơ lại bồi thêm một ẩn dụ, tạo thành câu kết :

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Nguyên tác câu thơ này là :

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

(Nghĩa là : Ngỡ như dải Ngân Hà rơi từ chín tầng trời xuống.)

Chín tầng trời là cao lắm. Dải Ngân Hà vốn rất cao, trên chửi tầng trời. Câu dịch nói “dải Ngân Hà tuột khỏi mây” không chính xác. Tưởng như Ngân Hà ở trên mây mà trên mây thì đã lấy gì làm cao. Dải Ngân Hà rơi từ chín tầng trời xuống thì hẳn là mạnh lắm, khủng khiếp lắm, không sức mạnh nào ngăn đỡ được !

Liên tưởng dòng thác với Ngân Hà là hết sức độc đáo, bởi vì dòng thác và Ngân Hà vốn rất xa nhau. Nhưng độc đáo mà vẫn tự nhiên, bởi vì dòng thác dưới ánh nắng hẳn sáng lên trong dòng sông bạc, lại chảy mạnh như thế thì chỉ rơi từ trên trời xuống mới hình dung được.

Chỉ bốn câu thơ, 28 chữ, mà tác giả đã vẽ lên được cảnh đẹp phi thường. Không phải giản đơn là cảnh đẹp tự nhiên mà là cảnh đẹp trong con mắt nhìn đầy tưởng tượng độc đáo, luôn biến hoá của tác giả. Mỗi câu mỗi cảnh, mỗi cách hình dung. Từ nắng chiếu làm lò hương sinh khói tía, đến tả dòng thác theo bút pháp hoá động làm tĩnh, như dải lụa treo, rồi lại tả thác lao nhanh, lao mạnh, rồi lại tả thác cao đổ xuống như sông Ngân rơi từ chín tầng trời. Một cảnh thác hùng vĩ, ngoạn mục hiện lên trước mắt.

Chữ dùng trong bài rất sinh động, có thần : chữ sinh (sinh), chữ treo (quải), chữ rơi (lạc) đều lột tả được thần thái của cảnh sắc. Các hình ảnh đều độc đáo, do trí tưởng tượng phong phú, phóng khoáng, khác thường.

Lư sơn là một danh thắng. Sau Lí Bạch, còn có nhiều nhà thơ Trung Quốc khác cũng làm thơ về cảnh thác Lư sơn, nhưng chỉ có bài của Lí Bạch là hay nhất. Đúng như nhà thơ Tô Đông Pha, đời Tống, nói:

Để khiển Ngân Hà nhất phái thuỳ

Cổ lai duy hữu trích tiên từ.

(Nghĩa là : Trời khiên Ngân Hà sa xuống đất, Nhưng xưa nay chỉ có bài thơ của trích tiên Lí Bạch mà thôi.)

(Trần Đình sử, Sđd)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIÊN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Manh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

(Lí Bạch, Ngô Tất Tô’ dịch)

* Gợi dẫn

Những hình ảnh trong bài thơ giúp em hiểu thêm gì về phong cách nghệ thuật của Lí Bạch ?

Soạn Văn 7: Xa Ngắm Thác Núi Lư

Soạn Văn 7: Xa ngắm thác núi Lư do Lí Bạch sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về hình ảnh núi Hương Lô thật mĩ lệ được thể hiện qua ngòi bút của tác giả để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Xa ngắm thác núi Lư Hướng dẫn soạn bài

Bố cục (2 phần):

– Câu đầu: Tả núi Hương Lô

– 3 câu sau: Tả thác nước núi Lư

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tác giả đứng ngắm thác nước từ xa, nơi có thể quan sát toàn cảnh để có cái nhìn tổng thể vẻ đẹp thác nước.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được mặt trời chiếu rọi ánh nắng sinh ra những khói tía huyền ảo. Theo tên gọi đỉnh núi – Hương Lô – luôn có mây mù bao phủ nhưng khi nắng chiếu càng làm cảnh vật lộng lẫy. Hình ảnh được miêu tả tạo ra một phông nền cho hình ảnh trung tâm là thác nước.

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Những vẻ đẹp khác nhau của thác được miêu tả trong ba câu tiếp:

– Câu thơ thứ hai: Từ “quải” (treo) được sử dụng biến cái động thành cái tĩnh (Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Ở đây bản dịch thơ đã làm mất đi cái tĩnh của từ “quải”.

– Câu thơ thứ ba: Miêu tả thác nước với tốc độ mạnh, độ cao ngút và dốc thẳng, khung cảnh trở nên hùng vĩ, mãnh liệt.

– Câu thơ cuối: Lối nói phóng đại nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực, dòng nước cao, mạnh, sự so sánh lột tả hết sức mạnh nên thơ, như thực mà lạ thường.

Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nhà thơ Lí Bạch qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả: Tâm hồn mạnh mẽ, phóng khoáng, ưa thích sự hùng vĩ, phi thường, yêu và say đắm vẻ đẹp thiên nhiên.

Câu 5* (trang 112 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Mỗi cách hiểu đều có nét hay riêng, cách hiểu trong chú thích (2) rõ ràng hơn nhưng cả hai cách hiểu đều thể hiện được cảm xúc, tâm trạng tác giả.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Văn Bản Xa Ngắm Thác Núi Lư

Phiên âm chữ Hán : Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. Tương Như dịch thơ : Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tương dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thuộc đề tài tả cảnh ngụ tình. Tuy là bốn câu theo thể Đường thi, nhưng bố cục bài thơ khá độc đáo. Không bố cục từng câu, nêu từng ý kiểu 1/1/1/1, cũng không bố cục hai phần 2 ý kiểu 2/2 mà là 1/3. Câu thứ nhất: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Phác ra cái phồng nền của bức tranh toàn cảnh thác núi Lư. Nhà thơ Lí Bạch miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi, nắng sáng. Thác nước đổ mạnh, tung bọt, bay như sương khói phản quang dưới nắng, hắt ra một màu tía rực rỡ, kì ảo. Ba câu tiếp sau đặc tả hình ảnh dòng thác đang tuôn chảy. Câu thứ hai tả nét tĩnh của dòng thác. Câu thơ nguyên tác phải hiểu là “Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước”. Động từ “quải” nghĩa là “treo” có vẻ như “tĩnh”, biến cảnh “động” thành nét “tĩnh”. Tiếp đó là câu thứ ba: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Từ nét “tĩnh” chuyển sang cảnh “động”. “Nước bay thẳng xuống”, nguyên tác chữ Hán “phi” nghĩa là bay, khiến bức tranh trớ nên linh hoạt, sống động. Và đến câu cuối thì cảnh thác Hương Lô mới thực là tuyệt vời: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây Nghệ thuật so sánh ở đây cũng như phép cường điệu, phóng đại ở hai câu trên có vẻ như vô lí. Song đặt trong văn cảnh, người đọc vẫn cảm thấy chân thực, tự nhiên. Vì ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ nên nhìn từ xa có cảm giác dòng nước như một dải lụa treo lơ lửng vắt từ trong mây, từ trên đỉnh trời mà trải xuống, chảy xuống. Do dó thi sĩ lãng mạn Lí Bạch mới ngỡ rằng sông Ngân Hà – một dòng sông đầy sao sáng trong huyền thoại cổ xưa – đang tuột khỏi mây, chảy xuống trần gian vậy. Nhiều người coi câu cuối bài thơ này là “danh cú” (câu thơ, câu văn nổi tiếng) bởi nó đã huyền thoại hoá một hình ảnh tạo vật ở trần gian và ngược lại nó trần gian hoá một hình ảnh của huyền thoại. Qua câu thơ, tác giả đã biểu hiện một cái nhìn đầy sáng tạo và một cảm xúc thật mạnh mẽ. Có thể nói, với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài Xa ngắm thác núi Lư đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô, thuộc dãy núi Lư. Qua đó, Lí Bạch thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước đằm thắm và phần nào hộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của một hồn thơ lãng mạn mà người đời thường gọi ông là “Tiên Thi”. Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Thị Khánh Ly lớp 7A2 Trường THCS Phan Bội Châu – Đà Nẵng Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên Dịch thơ: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây (Tương Như dịch) Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc. Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này. Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao: Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực. Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy: Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ. Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút. Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên – Lý Bạch. Bài làm 3: Cảm nghĩ về bài thơ Xa ngắm thác núi lư của Lý Bạch. Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng. Thơ ông có nhiều bài rất hay về chiến tranh, tình yêu, tình bạn và đặc biệt là về vẻ đẹp của những phong cảnh thiên nhiên. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” là bài thơ hay về cảnh thiên nhiên như thế:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây

Lý Bạch tính tình phóng khoáng. Ông thường đi thăm thú nhiều nơi và đến đâu ông cũng để lại những áng thơ tuyệt bút. Khi ông đến Hương Lô, một ngọn núi cao ở phía tây bắc của dãy Lư Sơn, ông cũng hạ bút viết những câu thơ tươi sáng: Nắng rọi Hương Lô khói tía hay, Xa trông dòng thác trước sông này Cảnh Hương Lô được quan sát từ xa vào buổi sáng. Vì thế mà toàn cảnh trông giống như một bức tranh sơn thủy kỳ vĩ lớn lao. Hương Lô đã có mây mù bao phủ, lại có bọt khì từ thác nước bay lên. Nó gặp đúng lúc mặt trời hồng chiếu rọi vì thế mà những làn khói mới sinh màu đỏ tía. Cảnh đã đẹp và kỳ vĩ lại thêm sự thơ mộng, kỳ ảo lung linh. Câu thơ thứ nhất đã là một cái nhìn sáng tạo. Thế nhưng đến câu thơ thứ hai, chúng ta mới thấy nhà thơ Lý Bạch thật tài hoa. Chính vì tác giả đứng từ xa mà dòng thác thực sự hiện lên chẳng khác nào một dòng sông đang dựng ngược và treo ngay trước mặt. Cầu thơ đúng như một sự sáng tạo đầy táo bạo và ngẫu hứng của thi nhân. Hai câu thơ đầu bao quát toàn cảnh Hương Lô với những hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo. Thế nhưng vẻ đẹp của dòng thác và vẻ đẹp tâm hồ của nhà thơ còn bay bổng hơn ở những câu sau: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây Thật là một sự so sánh rất thần tình. Dòng thác chảy nhưng như là đang bay thẳng xuống. Nó như là một dải lụa trắng tinh ngàn vạn sải treo xuống trần gian từ phía chân trời. Nhưng chưa hết, câu thơ cuối còn là một sự liên tưởng táo bạo hơn. Dòng thác giờ đây không còn là cảnh của trần gian mà nó là dòng sông Ngân bị đánh rơi bởi bàn tay thượng đế. Chữ nghị thị (ngỡ là) dường như được viết bằng cả tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Nó đẩy câu thơ vào giữa hai bờ thực – ảo khiến cho bức tranh phong cảnh mang nhiều nét thơ mộng thần tiên. Cảnh Hương Lô lúc ấy thật đắm say và cuốn hút lòng người. Xa ngắm thác núi Lư là một bài thơ phóng khoáng. Cảnh thiên nhiên được miêu tả toát lên toàn bộ cái khí phách và tâm hồ đầy tài hóa lãng mạn của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta say yêu cảnh đẹp đồng thời cũng xúc động trước tình yêu đằm thắm và sâu sắc của nhà thơ.