Top 9 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Văn Bản Vào Phủ Chúa Trịnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Dàn Ý Phân Tích Văn Bản Vào Phủ Chúa Trịnh

– Giời thiệu khái quát về Lê Hữu Trác: là thầy thuốc nổi tiếng với tấm lòng y đức.

– Giới thiệu chung về Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

a. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh

– Đường vào phủ: Mấy lần cửa, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai ra vào phải có thẻ. Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

– Nội cung: 5 – 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ ko nói hết.

– Phủ chúa có cả một guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập. Những người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh…Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.

– Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kị húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc,….

– Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc. Bắt đầu là: ” Tôi nín thở đứng chờ ở xa.” Rồi thầy thuốc phải quỳ 4 lạy theo lệnh của quan chánh đường. Lại theo lệnh quan, thầy thuốc già yếu được phép ngồi bắt mạch,…

– Có những chi tiết trong tác phẩm tưởng thoáng qua như ghi chép khách quan đơn thuần song lại bộc lộ một nhãn quan kí sự sâu sắc của tác giả:

+ Chi tiết thầy thuốc già yếu trước khi khám bệnh được truyền lạy thế tử để nhận lại một lời khen tặng từ một đứa trẻ năm, sáu tuổi: “Ông này lạy khéo.” Chi tiết này cùng lời chú thích về phòng trà của tác giả dường như thoáng chút hài hước. Người ta khoác cho một đứa trẻ con những danh vị, uy quyền của chốn phủ chúa, song câu ban tặng cho thấy mối quan tâm của thế tử chỉ là lạy khéo mà thôi – vì đó chỉ là một đứa trẻ và tất cả biến thành trò hề.

b. Thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

* Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa:

– Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.

– Thể hiện trực tiếp qua cách quan sát, lời bình, những suy nghĩ của tác giả. Từng là con quan, biết đến chốn phồn hoa, đô hội, vậy mà tác giả ko thể tưởng tượng được mức độ của sự tráng lệ, xa hoa nơi phủ chúa. Ông nhận xét: “Cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.” Tác giả còn làm một bài thơ miêu tả sự rực rỡ sang trọng với lời khái quát cuối bài: “Cả trời Nam sang nhất là đây.” Quan Chánh Đường mời ăn cơm ở điếm Hậu mã là dịp để tác giả mục sở thị sự ăn nơi phủ chúa – toàn của ngon vật lạ, mâm vàng chén bạc lấp lánh sáng: “Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.”

+ Ngạc nhiên trước vẻ đẹp cao sang quyền quý.

+ Thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất, ko đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do

* Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

– Hiểu rõ căn bệnh của thế tử

– Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, ko thể về núi.

+ Ông nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt.

– Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác

+ Đó là một người thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ.

+ Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, yêu thích tự do.

Cảm nhận chung về ý nghĩa của đoạn trích.

Tìm Hiểu Văn Bản: Vào Phủ Chúa Trịnh

– Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).

– Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

– Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

– Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của ông trong thời trung đại Việt Nam:

+ Tác phẩm cũng ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc.

+ Qua tác phẩm, có thể thấy Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà.

– Thượng kinh kí sự ( Kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chứ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

– Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

– Thượng kinh kí sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Qua đó, người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Tác phẩm kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan, tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, tôi được lệnh triệu vào phủ chúa. Tôi nhanh chóng được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Tôi đi vào từ cửa sau, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài quanh co tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được thiết đãi bữa sáng mĩ vị với đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước. Cuối cùng, tôi dốc lòng kê đơn cho thế tử, rồi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

+ P1 ( Từ đầu đến “…xem mạch Đông cung cho thật kĩ” ): Cuộc sống nơi phủ chúa.

+ P2 (còn lại ): Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

– Đường vào phủ: Mấy lần cửa, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai ra vào phải có thẻ. Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

– Nội cung: 5 – 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ ko nói hết.

– Phủ chúa có cả một guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập. Những người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh…Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.

– Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kị húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc,….

– Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc. Bắt đầu là: ” Tôi nín thở đứng chờ ở xa.” Rồi thầy thuốc phải quỳ 4 lạy theo lệnh của quan chánh đường. Lại theo lệnh quan, thầy thuốc già yếu được phép ngồi bắt mạch,…

– Có những chi tiết trong tác phẩm tưởng thoáng qua như ghi chép khách quan đơn thuần song lại bộc lộ một nhãn quan kí sự sâu sắc của tác giả:

– Chi tiết thầy thuốc già yếu trước khi khám bệnh được truyền lạy thế tử để nhận lại một lời khen tặng từ một đứa trẻ năm, sáu tuổi: “Ông này lạy khéo.” Chi tiết này cùng lời chú thích về phòng trà của tác giả dường như thoáng chút hài hước. Người ta khoác cho một đứa trẻ con những danh vị, uy quyền của chốn phủ chúa, song câu ban tặng cho thấy mối quan tâm của thế tử chỉ là lạy khéo mà thôi – vì đó chỉ là một đứa trẻ và tất cả biến thành trò hề.

a. Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa:

– Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.

– Thể hiện trực tiếp qua cách quan sát, lời bình, những suy nghĩ của tác giả. Từng là con quan, biết đến chốn phồn hoa, đô hội, vậy mà tác giả ko thể tưởng tượng được mức độ của sự tráng lệ, xa hoa nơi phủ chúa. Ông nhận xét: “Cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.” Tác giả còn làm một bài thơ miêu tả sự rực rỡ sang trọng với lời khái quát cuối bài: “Cả trời Nam sang nhất là đây.” Quan Chánh Đường mời ăn cơm ở điếm Hậu mã là dịp để tác giả mục sở thị sự ăn nơi phủ chúa – toàn của ngon vật lạ, mâm vàng chén bạc lấp lánh sáng: “Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.”

+ Ngạc nhiên trước vẻ đẹp cao sang quyền quý.

+ Thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất, ko đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do

b. Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

– Hiểu rõ căn bệnh của thế tử

– Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, ko thể về núi.

+ Ông nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt.

– Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác

+ Đó là một người thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ.

+ Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, yêu thích tự do.

Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của phủ chúa Trịnh. Qua đó người đọc thấy được tài năng, đức độ và cốt cách của một nhà nho, một danh y, một nhà văn trongcon người Lê Hữu Trác.

Đoạn trích đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật kí của Lê Hữu Trác:

– Kết hợp việc ghi chép chi tiết với việc mtả sinh động những điều “mắt thấy tai nghe”, bộc lộ thái độ đánh giá kín đáo.

– Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất trữ tình cho tác phẩm.

– Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm làm gia tăng khả năng phản ánh hiện thực khách quan của tác phẩm.

Tóm Tắt Văn Bản: Vào Phủ Chúa Trịnh (2 Bài Mẫu)

Đoạn trích giống như một góc quay chân thật, thông qua chuyến vào cung của lương y Lê Hữu Trác, đã cho ta thấy được chi tiết phần nào cuộc sống xa hoa nhung lụa trong phủ chúa, đối lập hoàn toàn với cuộc sống cực khổ lầm than của dân đen con đỏ ngoài kia. Được lệnh vào cung chữa bệnh cho thái tử, Lê Hữu Trác trên đường đến diện kiến cung thái tử đã đi qua bao nhiêu cung điện đồ sộ, khung cảnh được bao quanh bởi những cây cối um tùm, rợn ngợp, tạo cảm giác ngột ngạt chốn cung cấp. Người ra kẻ vào, người hậu kẻ hạ tấp nập, đồ đạc được sơn thon thếp vàng, vô cùng sang trọng. Thái tử được chẩn đoán do ở lâu trong cung cấm, nên nhược khí suy nhược, do ăn quá no mặc quá ấm mà sinh ra lười vận động. Từ đó, phần nào cho ta thấy những mặt sâu mặt sau của cuộc sống nơi cung vua phủ chúa. Lê Hữu Trác sau khi kê đơn bốc thuốc xong cho thái tử, đã xin cáo từ để lui về quê, an lành với cuộc sống bình dị, đạm bạc.

Văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” ghi lại một cách chân thực, chính xác cảm nhận, cũng như cái nhìn của Lê Hữu Trác- nhân vật chính trong truyện, một thầy lang giỏi, giàu y đức; khi được triệu vào cung chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Thông qua văn bản hiện lên bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa, nhung lụa của chốn quyền quý cao sang, đối lập hẳn với cuộc sống khốn khó, bần hàn ngoài kia của nhân dân. Trên hành trình đến được phòng của thái tử để xem bệnh, phải vượt qua cơ man là những lăng tẩm đồ sộ, những bụi cây um tùm, những hành lang dài miết quanh co, nhìn thấy vô số những đồ đạc được sơn thon, thiếp vàng. Thông qua đó, ta thấy được cuộc sống nơi cung cấm xa hoa, hưởng lạc đến tột cùng. Bệnh của thái tử được Lê Hữu Trác chẩn đoán là do được sống quen trong chốn nhung lụa, ăn quá no, mặc quá ấm, lại luôn ở trong cung cấm, không tiếp xúc với bên ngoài nhiều dẫn đến trướng khí, sinh ra xanh yếu, mệt nhọc. Vì lòng tận trung với vua, Lê Hữu Trác đã dốc sức chữa trị cho thái tử Trịnh Cán. Song là một bậc quân thần không màng danh lợi, sau khi chữa bệnh xong cho thái tử ông đã từ giã chốn cung gấm vàng ngọc để trở về quê.

Đọc Hiểu Vào Phủ Chúa Trịnh

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

( Trích “Thượng kinh kí sự ” – Lê Hữu Trác)

I – GỢI DẪN

1. Lê Hữu Trác (1724 – 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên). Ông là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, một nho sĩ coi thường danh lợi. Khi xã hội rối ren, người người đua chen danh lợi, ông đã lánh về quê mẹ là đất Hương Sơn, Hà Tĩnh để sống cuộc đời ẩn sĩ thanh cao, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh. Vì vậy ông tự nhận mình là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười đất Thượng Hồng). Với tư cách thầy thuốc, ông đã để lại cho y học rất nhiều bài thuốc quý. Với tư cách nhà văn, ông đã đưa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật, với cái Tôi nghệ sĩ trữ tình và bản lĩnh.

2. Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường lấy chất liệu từ là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết. Một số tác phẩm kí tiêu biểu của văn học trung đại : Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Nhị Thanh động kí sự (Ngô Thời Sĩ)…

3. Thượng kinh kí sự là tập kí sự viết bằng chữ Hán của Lê Hữu Trác, ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn mùng 2 tháng 11 năm đó.

Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì bỗng có chỉ triệu ra kinh chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. Ở kinh đô, ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng, ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết.

Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi lại chi tiết việc tác giả vào phủ và khám bệnh cho thế tử ngày 1 tháng 2 năm 1782.

4. Đọc phần văn bằng giọng trần thuật. Phần bài thơ đọc chậm, nhấn giọng ngân nga.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, các vua Lê mải ăn chơi hưởng thụ, tinh thần bạc nhược, không đủ sức lo việc đất nước. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực, nạn quan tham nổi lên khắp nơi. Họ Trịnh đã nổi lên lấn át vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn. Bên cạnh triều đình bù nhìn của nhà Lê là phủ chúa đầy uy quyền. Cung vua phủ chúa đã song hành tồn tại. Kinh thành một lúc tồn tại hai hoàng cung. Quyền lực của chúa Trịnh lấn át vua Lê. Đất nước luôn đứng trước nguy cơ nội chiến. Nhân dân một lúc còng lưng cung tiến phục dịch hai triều đình. Hiện thực rối ren và suy đồi luân lí ấy đã khiến nhiều nhà nho biết suy nghĩ, có tự trọng rút lui vào ở ẩn. Họ tìm đến chốn thâm sơn cùng cốc, chốn nhà quê thanh tịnh để sống cuộc sống ẩn dật, lánh đời. Nhưng dù ở đâu những nho sĩ đầy lòng tự trọng ấy vẫn không gạt bỏ mọi nỗi đời, họ vẫn luôn hướng lòng mình và căng tai mình để nghe những âm thanh vang vọng của cuộc sống lầm than của người lao động. Và họ đã gửi gắm tâm sự trong những dòng thơ, những trang văn đầy trăn trở. Đó là một trong những lí do làm cho văn học Việt Nam giai đoạn này phát triển rực rỡ với sự ra đời của nhiều tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật cao và chứa đầy giá trị nhân văn.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một trong những nhà nho nặng lòng với đất nước. Ông đã luôn cố gắng vận hết sức mình để giúp đời. Ông học võ, luyện văn rồi lại dồn tâm huyết cho nghề thuốc. Sự cố gắng ấy của ông đã để lại cho đời những sản phẩm thật đáng trân trọng. Đó là những bài thuốc hay, những trang văn luôn căng đầy nhiệt huyết và hơn hết đó là một nhân cách cao quý của một con người. Với tập kí Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác đã thể hiện tài năng của mình với nhiều tư cách : thầy thuốc, nhà sử học và nhà văn. Với tư cách là nhà văn, ông đã đưa thể văn xuôi tự sự trung đại lên một tầm cao mới. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc, tiêu biểu của tác phẩm. Nó cũng đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác.

Đoạn trích đã tái hiện chi tiết và cụ thể hành trình tác giả vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử. Thế nhưng nội dung kể chuyện không đơn giản là tường thuật một cuộc khám bệnh. Ẩn đằng sau lời kể chuyện rất tự nhiên và có vẻ khách quan ấy là rất nhiều điều mà người đọc có thể thu nhận và khám phá.

Thứ nhất, người đọc hình dung được trình tự một cuộc bắt mạch và kê thuốc của một thầy thuốc đối với một bệnh nhân đặc biệt, vị thế tử nhỏ tuổi của phủ chúa.

Thứ hai, người đọc hình dung được một phủ chúa sang trọng, xa hoa và đầy uy quyền. Đó không phải là một phủ chúa mà là một hoàng cung. Từ đó, người đọc phần nào nhận ra được bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh.

Thứ ba, người đọc thấy được một thầy thuốc, một người kể chuyện có một phong thái rất ung dung mặc dù ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại của ông rất khách quan và đúng mực một kẻ bề tôi.

Tất cả những điều trên, có lẽ đều nhằm vào một mục đích duy nhất, mục đích cuối cùng và mục đích nghệ thuật sâu xa của nhà văn : đó là thể hiện thái độ của mình đối với “triều đình” phủ chúa.

Vốn con nhà quan lại nên cũng không mấy lạ lẫm với cảnh xa hoa của hoàng cung, vậy mà khi được triệu vào phủ chúa, tác giả đã không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh lộng lẫy nơi đây. Mặc dù bị mời đi vội vã, ngồi trên chiếc cáng “chạy như ngựa lồng”, “bị xóc một mẻ, khổ không nói hết” nhưng bước chân vào phủ, ông vẫn có đủ thời gian để quan sát, để ngạc nhiên.

Có bao nhiêu sự làm ông thầy thuốc ẩn sĩ vừa từ Hương Sơn ra kinh thành, dù “vốn con quan, sinh trưởng, chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết” vẫn phải ngạc nhiên. Cảnh thì đẹp như chốn “đào nguyên”, người đi lại phục vụ nhà chúa đông như mắc cửi, vào đến chỗ ở của thế tử thì phải qua bao nhiêu lần cửa. Nơi thế tử “dùng trà” (uống thuốc) cũng là gác tía với cột và đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Phòng ở của thế tử thì ngào ngạt hương hoa. Một cậu bé năm sáu tuổi sống như bậc đế vương. Trịnh Cán là con trai của Trịnh Sâm với Tuyên phi Đặng Thị Huệ (người thiếp yêu của chúa Trịnh Sâm). Căn nguyên căn bệnh của thế tử chính là sự quá xa hoa và thừa thãi.

Nhìn bề ngoài, cách nói, cách tiếp đón, các nghi lễ, người hầu… có vẻ như chúa Trịnh Sâm có một uy quyền thật lớn, phủ chúa thật mạnh, thật nghiêm trang. Thế nhưng, tất cả chỉ là một vở chèo hài hước. Đã có rất nhiều cái chệch choạc, uể oải, nhốn nháo và bệnh hoạn trong phủ chúa. Sự rệu rạo của nhà Trịnh thể hiện ở hình ảnh bệnh hoạn của Đông cung thế tử, người đã được chọn để nối ngôi chúa.

III – LIÊN HỆ

Qua Thượng kinh kí sự, có thể thấy rõ tính cách của Lê Hữu Trác, một người coi khinh bả danh lợi. Ông muốn làm việc gì có ý nghĩa và ông đã quyết tâm đi vào con đường làm thuốc, chữa bệnh, “quyết dựng lên một lá cờ đỏ trong y giới”. Lê Hữu Trác là một nhà y học nổi tiếng, qua Thượng kinh kí sự còn thấy ông là một nhà văn có tâm hồn, giàu cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật. Những bài thơ của ông viết về thiên nhiên trong Thượng kinh kí sự hết sức trữ tình. Thượng kinh kí sự còn có giá trị đặc biệt ở những trang miêu tả cuộc sống trong phủ chúa. Ngòi bút của tác giả kín đáo và tinh tế. Ông có vẻ không phê phán một cái gì cả ; nhưng những điều được ông nói lên một cách chính xác, tự nó lại có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Hình ảnh phủ chúa Trịnh hiện lên trong tác phẩm của ông với những cung điện kiêu xa, cầu kì, với những con người từ chúa Trịnh Sâm, ông quan đầu triều Hoàng Đình Bảo ( ? – 1786) đến đám công khanh quan lại… tất cả như vô nghĩa, tật bệnh, không thấy một người nào có năng lực, bản lĩnh. Họ đi đứng trịnh trọng, nói năng kiểu cách, làm thuốc, làm thơ cái gì cũng có vẻ biết, nhưng không biết cái gì đến nơi đến chốn. Cuối tác phẩm, tác giả nói Trịnh Sâm chết vì mắc một trong tứ chứng nan y. Không khí phủ chúa vẫn cứ âm u bằng lặng như thế, chưa thấy mầm mống của những đổi thay. Cái bằng lặng ấy gây cho người đọc cảm giác nặng nề, khó chịu, đến nỗi không chịu đựng được mà muốn thét to lên cho nó vỡ tan đi. Và với cái tin “cả nhà quan Chánh đường bị hại”, tác giả viết như muốn tổng kết lịch sử : “Than ôi ! giàu sang như đám mây bay. Đền vũ tạ, thú ca lâu phút chốc thành nơi hoang phế”. Thượng kinh kí sự là một tác phẩm kí sự bằng chữ Hán rất có giá trị trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII.

(Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, NXB Văn học, 1986)