Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Văn Bản Tôi Đi Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Nêu Ý Nghĩa &Amp; Tóm Tắt Văn Bản Tôi Đi Học Của Thanh Tịnh

Đề bài: Nêu Ý Nghĩa & Tóm Tắt Văn Bản Tôi Đi Học Lớp 8 Của Thanh Tịnh

Tác phẩm truyện ngắn “Tôi đi học” được tác giả Thanh Tịnh sáng tác và in trong tập Quê mẹ, xuất bản vào năm 1941. Với những ai đã trải qua ngày đầu tiên cắp sách đến trường chắc hẳn sẽ đều có những thiên hồi ức vô cùng xúc động, với biết bao kỉ niệm đẹp về cảnh vật, thầy cô, bạn bè, những cảm xúc rụt rè, bỡ ngỡ núp sau lưng mẹ giống như Thanh Tịnh ba mươi năm về trước.

Tóm tắt truyện ngắn “Tôi đi học”

Tác giả Thanh Tịnh – chính là nhân vật “Tôi”, nhân vật tự sự trong truyện ngắn này. Tôi dường như cứ vào dịp cuối thu trong lòng lại mơn man nhớ như in về ngày đầu tiên cùng mẹ đến trường. Hôm đó là một buổi sáng mùa thu, trời se se lạnh, lá rụng nhiều, mẹ dắt tôi đi trên con đường làng quen thuộc nhưng hôm nay đối với tôi bổng dưng thấy thật lạ lẫm. Vì, hôm nay tôi đi học. Mặc trên mình bộ đồng phục, tôi thấy mình trang trọng và đứng đắn hẳn lên, lúc đó trong đầu xuất hiện một ý nghĩ thật non nớt là chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước. Và rồi những suy nghĩ đó cũng nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng đang trôi bồng bềnh trên trời.

Khi bước đến trường, tôi cảm thấy ngôi trường sao khang trang, to đẹp hơn hẳn những gì tôi thấy trước đây, tôi sợ và vội nép sau áo mẹ giống như một chú chim nhỏ. Bổng, tiếng trống trường vang lên, tôi theo mọi người xếp hàng trước cửa lớp học và chờ đợi nghe ông đô đốc trường làng Mỹ Lí gọi tên mình. Tôi hồi hộp, nhiều bạn nhỏ khóc làm tôi cũng dúi vào áo mẹ mà khóc nức nở. Ông đốc an ủi, động viên chúng tôi bằng những lời nói vô cùng ấm ấp, trìu mến. Rồi tôi rời tay mẹ và một thầy giáo trẻ tươi cười đón mời chúng tôi bước vào lớp học.

Ngồi trong lớp, tôi nhìn những bức tranh, tấm bản đồ treo tường, người bạn nhỏ ngồi kế bên và cảm thấy nơi đây thật thân quen dù lần đầu gặp gỡ. Tôi ngồi ngay ngắn, vòng tay lên bàn, nhìn theo từng nét chữ thấy viết bài và nhẫm đọc dòng chữ: “Tôi đi học”.

Ý nghĩa truyện ngắn “Tôi đi học”

Thanh Tịnh nổi tiếng với những tác phẩm thơ ca, truyện ngắn thắm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa ngọt ngào sâu lắng, vừa có chút hoài niệm buồn vương. Và trong tác phẩm “Tôi đi học”, ông đã vô cùng thành công khi kết hợp giữa chất biểu cảm trong lối viết tự sự, mang đến giọng văn nhẹ nhàng như đang thử thỉ tâm sự với người đọc. Cũng nhờ đó, biết bao kĩ niệm về hồi ức xúc động của buổi tựu trường ba mươi năm về trước của ông đã làm người đọc cũng bồi hồi theo. Trong kí ức của mỗi chúng ta, những kỉ niệm vui buồn tuổi học trò luôn được lưu giữ trong tâm trí, trong các trang lưu bút một cách lâu nhất. Và những câu văn đậm chất thơ ấy gieo cho bạn, cho tôi sự khó tả của một thời kỉ niệm. Đó chính là thành công mà tác giả Thanh Tịnh đã làm được trong tác phẩm của mình.

Từ khóa: thanh tịnhtôi đi học

Tìm Hiểu Văn Bản: Tôi Đi Học

Văn bản Tôi đi học

I/ Một vài nét về tác giả – Tác phẩm1. Tác giả. – Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký….nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn2. Tác phẩm: – Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tịu trường. II/ Phân tích tác phẩm 1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trườnga. Trên đường tới trường: – Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn.b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường

– Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá – Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về…. – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập … oà khócnức nở. c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên. – Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. 2. Hình ảnh người mẹ – Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con….

Dàn Ý Chất Trữ Tình Trong Văn Bản Tôi Đi Học Của Thanh Tịnh

“Tôi đi học” được đánh giá là truyện ngắn đậm chất trữ tình của nhà văn Thanh Tịnh. Dàn ý chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh sẽ cùng các bạn tìm hiểu và chứng minh nhận định này.

Dàn ý chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh 1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Tịnh (đặc điểm sáng tác, các sáng tác chính của ông,…)

– Giới thiệu khái quát về văn bản Tôi đi học (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

– Nêu vấn đề: Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học.

2. Thân bài a. Chất trữ tình là gì?

– Chất trữ tình của tác phẩm văn học chính là vẻ đẹp của tư tưởng, tình cảm, cảm xúc chủ quan của con người.

– Điều ấy được thể hiện qua cách xây dựng, lựa chọn tình huống truyện, cách miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật và việc sử dụng từ ngữ, các hình ảnh so sánh.

b. Biểu hiện của chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học

– Kết cấu của tác phẩm: Toàn bộ tác phẩm được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật chứ không có cốt truyện.

– Khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong ngày tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi:

+ Mở đầu tác phẩm là một câu văn miêu tả thiên nhiên đầy xúc cảm của nhân vật tôi

+ Khung cảnh thiên nhiên trong buổi sớm mai tựu trường.

+ Khung cảnh của lũ học trò nhỏ khi đứng giữa sân trường chờ được gọi tên vào lớp

– Cách tác giả xây dựng nhân vật với những mối quan hệ, những tình cảm bình dị, thân thương song rất dịu dàng, đẹp đẽ.

+ Người thầy “với cặp mắt hiền từ và cảm động”

+ Những người bạn thuở ấu thơ với biết bao kỉ niệm khó quên và cả những người bạn mới quen.

+ Người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến, điều đó được thể hiện rõ nét qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế, dạt dào cảm xúc của chính tác giả.

– Sử dụng những câu văn giàu cảm xúc với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh độc đáo và việc sử dụng hàng loạt các từ láy .

+ Các hình ảnh so sánh: “…như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”, “…như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”, “…như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”…

+ Sử dụng từ láy trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên và tái hiện chân thực, rõ nét cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè của nhân vật tôi trong ngày tựu trường.

3. Kết bài

Khái quát về chất trữ tình trong tác phẩm và nêu suy nghĩ của bản thân.

Xem bài mẫu: Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh

Tóm Tắt Nội Dung Văn Bản “Tôi Đi Học”

Tóm tắt nội dung văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh

Văn bản tóm tắt 1:

Không khí mùa thu tràn về khiến nhân vật tôi nhớ về những kỉ niệm bâng khuân của ngày tựu trường đầu tiên trong cuộc đời mình bao nhiêu năm trước. Buổi sớm hôm ấy, một buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh, nhân vật tôi cùng mẹ đến trường trong tâm trạng háo hức và hồi hộp. Trên đường cùng mẹ đến trường, trong lòng nhân vật tôi cảm thấy tưng bừng rộn rã đến lạ thường. Mọi thứ xung quang cậu đều thay đổi chỉ vì bốn chữ : hôm nay tôi đi học. Cậu cảm thấy mình trang trọng và đứng đắng hơn trong bộ đồng phục tươm tất. Khi đứng trước sân trường, cậu cảm thấy có chút bỡ ngỡ và lo sợ vẩn vơ. Trong lúc ông đốc đọc tên, tim cậu như ngừng đập, quên cả mẹ đứng sau. Nghe gọi đến tên, cậu tự nhiên giật mình và lúng túng. Được nhiều người nhìn, cậu càng lúng túng hơn. Khi chuẩn bị vào lớp, cậu tự nhiên nặng nề một cách kì lạ, bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở. Ở trong lớp học, cậu lạm nhận bàn học là của mình. Người bạn chưa quen nhưng không thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên khiến cậu bất ngờ quá đến nỗi cậu cũng không tin có thật. Cậu đưa mắt thèm thuồng nhìn cánh chim nhưng tiếng phấn của thầy đã mang cậu trở về.

Văn bản tóm tắt 2:

Khi mùa thu đến, lá ngoài đường rụng trên không là những đám mây bàng bạc,lòng của nhân vật tôi lại cứ nao nức kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên tựu trường. Buổi sáng ấy, nhân vật tôi nao nức sửa soạn cùng mẹ đến trường tham dự buổi tựu trường đầu tiên. Con đường đến trường, lòng nhân vật tôi hân hoan, rộn rã háo . Mọi thứ xung quanh đều có sự thay đổi, thấy mình đứng đắn nghiêm trang hơn trong bộ đồng phục mới. Tôi muốn thử sức ôm sách vở bút thước như mấy cậu đi đằng trước nên bảo mẹ cho đưa cho mình cầm. Còn nghĩ chỉ có người thạo mới cầm được. Khi đứng trước sân trường rộng lớn đông kín người, ai ai cũng quần áo sạch sẽ tươm tất, cậu thấy hồi hộp, bỡ ngỡ. Ngôi trường hôm nay cao ráo và oai nghiêm hơn mọi ngày. Xung quanh ai cũng nô nức, hớn hở. nhìn những cậu học trò mới rụt rè nép mình ben cánh tay mẹ, tự nhiên cậu cũng thấy sợ. Khi tiếng trống vang lên, học sinh bắt đầu xếp hàng vào lớp, cậu thấy lúng túng. Khi nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp, quả tim cậu như ngừng đập rồi lại nói phải cố gắng học hành cho ba mẹ vui lòng. Cậu thấy xa mẹ hơn bao giờ hết. Ở trong lớp học, ngửi thấy một mùi hương xộc lên, nhìn lớp học mới, những người bạn mới vừa xa lạ, vừa rất thân quen được . Cậu cho rằng mọi thứ ở lớp đều là của cậu. Cậu chú ý đến cánh chim bên cửa sổ và mơ mộng thả tầm nhìn theo cánh chim khi nó bay lên bầu trời. Tiếng viết bảng của thầy giáo đưa cậu trở về với thực tại và tập đọc theo bài học.

Giá trị nội dung và nghệ thuật:

Truyện ghi lại chân thực và sinh động cảm giác hồi hộp, tâm trạng bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học. Đó cũng là những kỉ niệm không bao giờ quên của mỗi con người. Nó được gìn giữ mãi mãi như những kỉ vật thiêng liêng không bao giờ tàn phai. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

– Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. – Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. – Giọng điệu trữ tình, trong sáng.