Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Văn Bản Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tóm Tắt Truyện &Amp; Ý Nghĩa Hình Tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

Để hiểu hơn về truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6 chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh đồng thời nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn gọn mà vẫn đầy đủ nội dung chính. Với các nội dung bên dưới chắc chắn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học.

Bài tóm tắt số 1

Vua Hùng thứ 18 có người con gái nổi tiếng xinh đẹp, giỏi giang tên là Mị Nương. Đến tuổi lấy chồng vua mong muốn tìm cho nàng người chồng phù hợp.Hai chàng trai đến cầu hôn, cả hai đều tài giỏi và xuất chúng.

Chàng trai tên là Sơn Tinh đến từ núi Tản Viên là vị thần của vùng núi, còn chàng trai kia là Thủy Tinh cai trị vùng biển cả. Cả hai đều có tài nghệ riêng. Vua Hùng phân vân không biết chọn ai bèn ra điều kiện thực hiện theo yêu cầu lễ vật, ai đến trước sẽ được rước Mị Nương về.

Đối với Sơn Tình các lễ vật rất dễ tìm ngược lại Thủy Tinh phải tốn nhiều thời gian mới tìm đủ lễ vật. Sơn Tinh đến trước rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau nổi giận hô mưa gọi gió cướp vợ về cho bằng được.

Thủy Tinh dâng nước sông lên cao khiến thành Phong Châu ngập trong nuớc. Sơn Tinh tài nghệ không kém khi bốc từng quả đồi, dời dãy núi, đắp thành dựng luỹ ngăn dòng lũ. Hai phía giao tranh ác liệt, cuối cùng Thủy Tinh sức cùng lực kiệt đành phải rút lui.

Ghi nhớ mối thù với Sơn Tinh hàng năm Thủy Tinh hô mưa gọi gió tạo thành lũ lụt khắp nơi để tấn công Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Bài tóm tắt số 2

Truyền thuyết kể lại rằng thời vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái xinh đẹp, thùy mị và nết na tên là Mị Nương. Khi đến tuổi lấy chồng vua cha mong rằng sẽ tìm được chàng rể hết lòng yêu thương con.

Nghe tin vua kén rể, vua của núi rừng tên là Sơn Tinh đến và bên kia là vua của biển cả tên là Thủy Tinh. Cả hai đều có những tài nghệ riêng xuất chúng hơn người. Vua Hùng không biết chọn ai đã nghĩ ra cách yêu cầu lễ vật, ai đến trước đầy đủ lễ vật sẽ được cưới Mị Nương.

Sơn Tinh đến trước đầy đủ lễ vật, rước Mị Nương về. Thủy Tinh chậm chân hơn thấy Mị Nương bị cướp đi liền nổi giận, xua quân đi đánh Sơn Tinh. Mưa to gió lớn, nước dâng lên cao nhưng khi nước dâng lên bao nhiêu thì núi dâng lên bấy nhiêu. Cả hai đánh nhau ác liệt mấy tháng trời. Sức cùng lực kiệt Thủy Tinh đành rút lui.

Oán thù sâu nặng nên hàng năm Thủy Tinh vẫn tạo mưa to gió lớn, lũ lụt để tiến đánh Sơn Tinh nhưng đều thảm bại.

Bài tóm tắt số 3

Tương truyền rằng thời vua Hùng Vương thứ 18 ông có cô con gái xinh đẹp đã đến tuổi lấy chồng. Mãi vẫn chưa tìm ra người ưng ý, nhà vua tổ chức kén rể cho con gái với mong muốn tìm được người chồng xứng đôi vừa lứa cho con gái.

Trai tráng khắp nơi về kinh thành thi thố, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa lọt vào mắt xanh của nhà vua. Đến khi hai người tiến vào xin thi tài họ là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai cùng trổ tài với nhà vua, Thủy Tinh kêu gọi gây sấm sét, gió thổi, mây đen, bốn bề tối tăm. Còn Sơn Tinh dùng phép dời từng ngọn núi, phá rừng, lấy đất chặn dòng nước đang dâng lên cao. Trời đất bỗng trở lại yên bình.

Vua thấy cả hai đều tài giỏi, phân vân chưa biết chọn ai bèn ra lệnh cả hai mang lễ vật đầy đủ đến vào sáng mai. Ai đến sớm được rước Mị Nương làm vợ. Sáng hôm sau Sơn Tinh đến trước với lễ vật voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Chàng được rước Mị Nương về làm vợ.

Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng tức giận kêu mưa, gọi gió, trời đất tối tăm, nước dâng lên ngập nhà cửa, đất đai. Tuy nhiên nước dâng lên bao nhiêu, núi dâng lên bấy nhiêu. Đánh mãi mà vẫn không thắng được Sơn Tinh, sức lực cạn kiệt, Thủy Tinh cùng quân rút lui.

Nhớ mối thù hàng năm, Thủy Tinh vẫn xua quân tiến đánh Sơn Tinh gây ngập lụt, nhà cửa đất đai chìm trong nước.

Bài tóm tắt số 4

Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái xinh đẹp, nết na được ông hết mực yêu quý. Vua muốn chọn chàng rể vừa tài giỏi vừa hiền lành nên đã mở hội kén rể. Rất nhiều chàng trai tham gia ứng tuyển nhưng không ai vừa lòng. Một hôm có hai chàng trai vào ứng tuyển họ là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi người đều có tài năng riêng, Sơn Tinh thì dời núi, lấp biển còn Thủy Tinh hô mưa, gọi gió là chúa tể biển cả. Cả hai ngang sức ngang tài, vua phân chưa biết chọn ai đành ra quy định sắm đủ sính lễ đến vào sáng mai để rước Mị Nương về làm vợ. Vì sính lễ chủ yếu trên rừng nên Sơn Tinh dễ dàng hơn, chàng rước Mị Nương về núi.

Thủy Tinh đến sau tức giận, hô mưa, gọi gió khiến lũ lụt khắp nơi tấn công đòi vợ nhưng nước lên bao nhiêu thì núi lên bấy nhiêu. Mệt mỏi, thất thế, Thủy Tinh rút lui.

Nhớ mối thù cướp vợ hàng năm Thủy Tinh dâng nước tấn công nhưng đều thảm bại.

Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.

Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

Như vậy các em vừa tham khảo bài hướng dẫn tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh và nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh, tham khảo sử dụng tư liệu trên để làm bài tập, các em học sinh khi sử dụng không sao chép nguyên bản phải nhớ chỉnh sửa lại hoàn chỉnh nhất. Chúc các em học thật tốt.

Ngoài ra, mời các em tìm hiểu bài viết Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em dành cho học sinh lớp 6.

Ý Nghĩa Của Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh trong chương trình Ngữ văn lớp 6 giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, những yếu tố kỳ ảo của câu chuyện giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.

Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Ngữ văn 6

– Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ

– Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ

– Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua Hùng

– Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao.

Bài tập Ngữ văn lớp 6 – Sơn Tinh, Thủy Tinh

Mở bài Sơn Tinh, Thủy Tinh lớp 6

Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Số 1

Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Số 2

Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Số 3

Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em

Lập dàn ý: Kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh

Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Soạn Văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tưởng tượng về cuộc đọ sức của Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện hiện đại ngày nay

Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng

Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Soạn Bài Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6 Ngắn Gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

Cuộc đấu vô cùng khốc liệt, quyết chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

Vừa qua các em đã được học 2 truyền thuyết nổi tiếng của văn học Việt Nam là Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến một truỳen thuyết khác mà ắt hẳn các em ai ai cũng đều đã được nghe qua, đó là Sơn Tinh Thủy Tinh.

Nội dung của truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh kể về vị vua Hùng Vương đời thứ 18 có cô con gái xinh đẹp, tài giỏi tên là Mị Nương. Vì vậy vua Hùng muốn tìm kiếm một chàng rể tương xứng. Một ngày nọ, đã có hai vị thần là Sơn Tinh (thần Núi rừng) và Thủy Tinh (thẩn biển cả) đến để kén rể. Kết quả sau đó Sơn Tinh đã giành chiến thắng khi đáp ứng được những yêu cầu do nhà vua đề ra. Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó, sau thất bại, Thủy Tinh đã nổi giận và kéo quân để đến cướp lại Mị Nương. Là hai vị thần ngang tài, ngang sức cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đánh nhau suốt mấy ngày đêm. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng phải chịu thất bại vì kiệt sức.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như những giá trị của truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh một cách ngắn gọn nhất.

Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?Trả lời: – Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh – Những chi tiết kì ảo, tưởng tượng miêu tả hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh:

Đều là những vị thần, khỏe mạnh, sức mạnh vô địch.

Sơn Tinh: “vẫy tay về phía đông, … từng dãy núi đồi” / “dùng phép lạ … cao lên bấy nhiêu”.

Thủy Tinh: “gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về” / “hô mưa, gọi gió … chuyển cả đất trời”.

– Ý nghĩa tượng trưng:

Sơn Tinh: Sức mạnh, ý chí kiên cường chống chọi với thiên tai của con người.

Thủy Tinh: bão lũ, lũ lụt, thiên tai gây hiểm họa cho cuộc sống và tính mạng con người.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?Trả lời: Ý nghĩa của truyện đã có thấy được sức tàn phá kinh khủng của thiên tai, tuy nhiên con người vẫn kiên cường, chống chọi đến cùng để bảo vệ được tính mạng cũng như cuộc sống của mình.

Hướng Dẫn Đọc Hiểu Văn Bản Sơn Tinh Thủy Tinh Ngữ Văn 6

1.Xem lại mục I. 1, bài Con Rồng cháu Tiên (trang 5).

2.Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt thường diễn ra trên lưu vực sông Hồng, gây những thiệt hại lớn cho cuộc sống của nhân dân ; đồng; thời thể hiện ước mơ chinh phục và chiến thắng thiên nhiên của người xưa.

3.Tóm tắt truyện

Biết tin Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho Mị Nương, Sơn Tinh (Thần Núi) và Thuỷ Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thưòng, vua bèn ra điều kiện : Hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước và rước được Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh đành rút quân.

Từ đấy, hằng năm Thuỷ Tinh vần làm mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.a) Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể chia thành ba đoạn :

– Đoạn một (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”) : Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể.

– Đoạn hai (từ tiếp theo đến “thần Nước đành rút quân”) : Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.

– Đoạn ba (phần còn lại) : Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thuỷ Tinh.

b)Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng 4000 năm và kéo dài chừng 2000 năm). 

2.Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo :

-Nhân vật Sơn Tinh : “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng đấy núi đồi”. Sơn Tinh có thể “dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”.

Nhân vật Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

-Nhân vật Thuỷ Tinh : “gọi gió, gió đến ; hô mưa, mưa về”. Thuỷ Tinh có thể “hô mây, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời”.

Nhân vật Thuỷ Tinh tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, ThuỷTinh :

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

1.Muốn kể (diễn cảm) được truyện này, các em cần thể hiện :

-Giọng kể chậm thể hiện nội dung đoạn một;

-Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh Cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thể hiện nội dung đoạn hai;

-Giọng kể chậm thể hiện nội dung đoạn ba.

2.Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nêu lên hiện tượng lũ lụt kinh hoàng và ước mơ khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. Ngày nay, ước mơ độ đã trở thành hiện thực khi Nhà nước và nhân dân tích cực xây dựng và củng cố hệ thống đê điều, nghiêm, cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều người cho rằng, Thuỷ Tinh là sự hình tượng hoá và thần thánh hoá nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hoá và thần thánh hoá tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.

Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó, những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hoà lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hoá, hình tượng hoá và thần thánh hoá không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.

Xem lại hướng dẫn đọc hiểu văn bản Thánh Gióng :

Ngữ văn 6 : Bài 2 Thánh gióng