Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Văn Bản Hai Cây Phong Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Nêu Ý Nghĩa Bức Tranh Hai Cây Phong

Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu.Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” -một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnhđất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ -nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong -biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơinằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nướcào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên vớithung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đãbiết chúng từ thuở bắt đầu biết mình.Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuốngxe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anhbao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ. Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ. Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêuquê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng nhưmột mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung củachúng tôi-bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trongbóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từnhững cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay, một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như cómột phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” -chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy,không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm,ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với embé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ.Bản thân người thầyđầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

BẠN THAM KHẢO BÀI NÀY NHA

Tóm Tắt Văn Bản Hai Cây Phong

( Soạn văn lớp 8)- Em hãy tóm tắt văn bản Hai Cây Phong trong sách Ngữ Văn lớp 8. (Bài tóm tắt của bạn Dương Hương Giang).

BÀI LÀM

Văn bản được kể bằng lời kể của nhân vật “tôi”. “Tôi” giới thiệu về ngôi làng Ku-ku-rêu của mình nằm trên cao nguyên rộng có những khe nước nhiều ngách đá đổ xuống. Phía trên làng và giữa ngọn đồi có 2 cây phong lớn. “Tôi” mang một sự trân trọng tha thiết đối với 2 cây phong này. Khi nào về quê, “tôi” cũng đưa mắt hướng về 2 cây phong, dù có ở phía xa cũng nhìn rõ mồn một. Lần nào từ những chốn xa xôi trở về làng tác giả cũng nghĩ với nỗi buồn da diết:” Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?”. Làng của tác giả không thiếu các loại cây nhưng tác giả dành niềm chú ý đặc biệt tới 2 cây phong ấy. Từ sự yêu quý tha thiết mà 2 cây phong khiến “tôi” có những liên tưởng thiên nhiên vô cùng độc đáo.

Về sau, “tôi” mới phát hiện 2 cây phong ấy chỉ đứng yên trên đồi cao và đáp lại bất kì chuyển động nào của không khí, mỗi chiếc lá đều nhạy bén đón lấy những làn gió nhẹ. Dù biết rõ sự thật là cây phong không hề biết chuyển động nhưng tác giả vẫn thấy 2 cây phong có vẻ sinh động lạ kỳ.

Những kỷ niệm thời thơ ấu liên tục ùa về trong lòng nhân vật “tôi”. Đó là kỷ niệm về năm học cuối cùng ào lên phá tổ chim. Khoảng khắc chơi đùa cùng bọn con trai và ngắm nhìn vẻ đẹp của ngôi làng là những kỷ niệm tác giả nhớ nhung, trân trọng nhất.

Kỷ niệm luôn thường trực và là điều quý giá được nuôi dưỡng và bắt nguồn từ chính 2 cây phong. 2 cây phong chính là cái nôi của tuổi thơ, là nơi bắt đầu của ước mơ tuổi trẻ, và là nơi lưu giữ những kỷ niệm ngây ngô, thân thương nhất của con người.

Soạn Văn 8: Hai Cây Phong

Soạn Văn 8: Hai cây phong trích truyện Người thầy đầu tiên do Ai-ma-tốp sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Hai cây phong Tóm tắt: Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”. Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

– Phần 2 (còn lại): Kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Câu 1: (Trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

– “Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại để kể hai cây phong.

– “Chúng tôi” là người kể nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

* Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

Câu 2: (Trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

+ Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

+ Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

– Ngòi bút đậm chất hội họa:

+ Đường nét phóng khoáng: Đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

+ Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: Sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3: (Trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

– Trong mạch kể xen lẫn tả này, được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4: (Trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

– Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

– Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

– Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

– Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.

Bài Văn: Soạn Bài: Hai Cây Phong

☆☆☆☆☆

1

5.00

Tóm tắt: Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại. Hướng dẫn soạn bài: Câu 1: Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau. – Trong mạch kể xưng “tôi” là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là hoạ sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả. – Trong mạch kể xưng “chúng tôi” vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là “cả bọn con trai” ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên “tôi” có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” trong văn bản là quan trọng hơn. Câu 2: Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng “bọn con trai” ngày ấy, người kể xưng “chúng tôi” nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về “tôi”: Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè. Đoạn dưới nói đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây. Câu 3: Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: “rì rào”, “thì thầm”, “im bặt”, “thở dài”, “reo vù vù”, “tim đập rộn ràng”, “vẻ thảng thốt”, “vui sướng”, “xào xạc”… Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên “sinh động khác thường”.