Top 9 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Văn Bản Bánh Trôi Nước Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Nêu Ý Nghĩa Của Chính Của Bài Thơ Bánh Trôi Nước

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ “Bánh trôi nước”: “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương- người được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm” trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp thể chất lẫn tâm hồn, đồng thời cho thấy số phận bấp bênh và đầy truân chuyên của người phụ nữ. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc.

2. Thân bài

– Bài thơ “Bánh trôi nước” là lời khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ về cả hình thể và tâm hồn.

+ Trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã miêu tả về màu sắc, hình dáng của chiếc bánh trôi để gợi lên vẻ đẹp về hình thể của người phụ nữ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.

+ Ở câu thơ thứ hai, số phận bấp bênh lênh đênh của người phụ nữ đã được làm nổi bật: “Bảy nổi ba chìm với nước non”.

+ Trong câu thơ thứ ba, số phận người phụ nữ được nhấn mạnh ở sự phụ thuộc và không có tiếng nói riêng: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

+ Câu thơ cuối khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

– Thông qua việc làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thông qua số phận bấp bênh, chìm nổi, tác phẩm đã thể hiện những giá trị nhân đạo, nhân văn vô cùng sâu sắc:

+ đó là sự ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ.

+ thấy được thái độ đồng cảm, trân trọng, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ.

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của bài thơ: Như vậy, bài thơ “Bánh trôi nước” đã thể hiện rõ vẻ đẹp của người phụ nữ về cả hình thể và tâm hồn, cũng như số phận lênh đênh, chìm nổi bấp bênh nhưng vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng thủy thủy chung trong sáng.

Cảm Nhận Của Em Về Văn Bản “Bánh Trôi Nước”

Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

Là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh sống dưới chế độ phong kiến thời kì suy tàn, mục ruỗng, Hồ Xuân Hương sớm thấu hiểu và đồng cảm với số phận người phụ nữ trong thời đại cựa mình. Thơ ca của bà một phần lớn đã thể hiện sâu sắc nội dung đó. “Bánh trôi nước” là một bài thơ hay vừa ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời đề cập đến nỗi bất hạnh khổ đau trong cuộc đời họ.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầụ tay kể nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Là một bài thơ vịnh vật, mượn hình ảnh bánh trôi nựớc Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận và phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

Hồ Xuân Hương đã đỉễn tả chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, dáng bánh tròn xinh xắn trông thật đẹp mắt. Hai chữ “thân em” nữ sĩ mượn từ ca dao khiến ta nhớ đến những câu hát của người lao động: “Thân em như miếng cau khô…”, “Thân em như giếng gỉữa đàng. “, “Thân em như tấm lụa đào…”. Qua đó, câu thơ gợi đến vẻ đẹp của tác giả cũng như của người phụ nữ Việt Nam. Bằng hai tính từ “trắng”, “tròn” vẻ đẹp của người phụ nữ càng được miêu tả đậm nét hơn. Nhưng ngược lại, hai tiếng “Thân em” cũng gợi đến những sóng gió, bất hạnh trong đời người phụ nữ, nó giống như “gió dập sóng dồi”; “hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”,… Và trong bài thơ này thì đó là:

“Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn…”.

Trong câu thơ có yếu tố tả thực, khi nấu bánh trôi, viền bánh ban đầu chìm xuống, khi đã chín thì lại nổi lên, ấy là “bảy nổi ba chìm”. Bằng ngòi bút điêu luyện, nữ sĩ Xuân Hương diễn tả cách nấu bánh nhưng ẩn trong đó là nói đến số phận long đong, lận đận “bảy nổi ba chìm” của người phụ nữ đứng trước lễ giáo phong kiến. Không chỉ vậy, ba tiếng “với nước non” còn nâng cao vị thế, tầm vóc của người phụ nữ. Họ phải chịu long đong, vất vả như vậy là vì những công việc sánh ngang tầm non nước cao xa. Trong câu thơ tiếp bà đã sử dụng nghệ thuật tương phản trong hai từ “rắn” và “nát” để nói lên một sự thật; bánh ngon hay dở thì phụ thuộc vào “tay kẻ nặn”, còn số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều tùy thuộc vào kẻ khác.-‘tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”… Đó là những nỗi khổ cực của người phụ nữ. Họ không được quyền quyết định số phận của mình. Trong xã hội ngày xưa, phụ nữ chỉ như là một vật dụng, nếu còn giá trị sử dụng thì họ sẽ được coi trọng; ngược lại họ sẽ bị coi rẻ, coi khinh.

Nhưng dầu vậy, ở người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng kiên trinh, son sắt:

Cho dù “rắn” hay “nát” thì chiếc bánh trôi nước vẫn giữ được viên đường đỏ thắm trong lòng. Cũng như người phụ nữ Việt Nam, đù cuộc đời mang nhiều đau thương khổ cực nhưng họ vẫn luôn “giữ tấm long son”. Chữ “son” mang ý nghĩa sắt son, chung thủy. Đó là tấm lòng đối với tình đời, tình người trong cuộc sống của họ. Điều đó càng làm nâng cao phẩm giá của người phụ nữ. Câu thơ thể hiện một niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách nữ sĩ Hồ Xuần Hương, đó là niềm kiêu hãnh, là sự tự tin trước cuộc đời đầy giông bão của bà.

Giờ đây xã hội mà ta đang sống là một thế giới hiện đại. Nam nữ đều bình đẳng, ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Người phụ nữ được coi trọng họ có quyền được tham gia các hoạt động xã hội như học tập, văn hóa thể thao, họ được sống bằng chính sức lao động của mình. Từ đó ta đồng cảm hơn với nỗi bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa đồng thời cảm phục hơn tấm lồng son sắt của họ trước cuộc đời. Bài thơ khiến người đọc trân trọng hơn nỉềm hạnh phúc ngày hôm nay đang được trao tặng.

“Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một bài thơ độc đáo, lời ít mà các tầng nghĩa đan xen sâu sắc. Bài thơ giống như một lời tuyên ngôn về cuộc đời và phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bài Thơ: Bánh Trôi Nước

-Hồ Xuân Hương lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn (1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

-Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ, ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Kinh

-Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội

-Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm

1. Giá trị nội dung

-Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi

-Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

2. Giá trị nghệ thuật

-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

-Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

I. Mở bài

-Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương

-Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật)

II. Thân bài

1.Hình ảnh bánh trôi nước

-Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn

-Cách thức làm bánh:

+Bảy nổi ba chìm

+Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

-Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son

⇒Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

2.Hình ảnh người phụ nữ

-Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ

-Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

+Bảy nổi ba chìm

+Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

-Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son

⇒Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ

III. Kết bài

-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

+Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…

-Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Soạn Bài: Bánh Trôi Nước – Ngữ Văn 7 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1)

2. Tác phẩm

Bài thơ Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gồm có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, cách ngặt nhịp 4/3 truyền thống và vần được gieo ở chữ cuối của những câu 1,2,4.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bởi vì:

Bài thơ có 4 câu

Mỗi câu thơ gồm 7 chữ

Ngắt nhịp 4/3

Vần được gieo ở cuối những câu 1,2,4

Câu 2:

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được Hồ Xuân Hương miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì bánh sẽ nát (nhão), còn nếu ít nước quá thì bánh sẽ rắn (cứng), được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi, khi chín thì bánh sẽ nổi lên, còn những chiếc bánh vẫn chìm là chưa chín.

b) Với nghĩa thứ hai, có thể nói, hình ảnh bánh trôi nước đã trở thành một biểu tượng, tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa qua những phương diện:

Bề ngoài: xinh đẹp, trắng trẻo

Phẩm chất: thủy chung, son sắt một lòng, không bị cảnh ngộ chi phối

Thân phận: chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.

c) Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai mới chính là nghĩa quyết định giá trị của bài thơ. Bời vì nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Hình ảnh bánh trôi nước là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam với những vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt nhưng số phận của họ lại bấp bênh, chìm nổi. Đây mới chính là mục đích sáng tác của nhà thơ và nhờ đó mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

5

/

5

(

2

bình chọn

)