Top 3 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Văn Bản Bạn Đến Chơi Nhà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Đọc Hiểu Văn Bản: Bạn Đến Nhà Chơi

Tiết 30: Đọc hiểu văn bản: BẠN ĐẾN NHÀ CHƠI

I. Đọc chú thích 1.Đọc: Gọi HS đọc 2. Chú thích: ? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến? – Bài thơ có lẽ được viết vào thời gian tác giả sống ở làng quê khi bạn đến thăm

? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Kết cấu? – Cuối Thế kỷ XIX – Đầu XX, học giỏi, đỗ đầu 3 kỳ thi – “Tam nguyên Yên Đổ” – Trừ 12 năm làm quan, còn lại sống thanh bạch ở làng quê. – Là nhà thơ nổi danh nhất với mảng đề tài nông thôn. * HS: – Đọc bài thơ… – Nước cả, khôn, rốn Tác giả ” Nhà thờ của lảng cảnh Việt Nam, nhà thơ của dân tình” Hoạt động 2 II. Đọc hiểu văn bản ? Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ? Qua đó,em hiểu được

điều gì về tâm trạng nhà * HS: Đọc 2 câu đề: – Nhịp 4/3 đ Lời chào giản dị chân tình, tiếng reo vui hồ hởi phấn chấn khi bạn tới thăm – Rất vui mừng, không lẽ nghi 1 Câu đầu thơ. Khi có bạn tới thăm snhà? * Giảng: – Câu thơ mở đầu 1 cách hết sức tự nhiên như 1 lời nói thường ngày.

cách biệt.

? Câu thơ thứ 2 nhà thơ nêu lên vấn đề gì? nhằm mục đích gì? – Đùa vui bằng cách nêu lên 1 tình thế oái oăm, lời phân bua hữu tình khởi đầu cho nụ cười vui giữa đôi bạn tri kỷ.

Hoạt động 3 ? Vì sao nói đây là 1 trong những bài thơ hay nhất về tình bạn?

– Ca ngợi tình bạn chân thành, mộc mạc, tràn ngập niềm vui dân dã. III. Luyện tập

– Tạo tình huống bất ngờ, thú vị – Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắp lấp lánh nheo cười hồn hậu của nhà thơ. ? Ngôn ngữ bài thơ và đoạn sau phút chia ly có gì khác? – Ngôn ngữ đời thường – Ngôn ngữ bác học đ Đều đạt đến trình độ kết tinh hấp dẫn

D* Về nhà:

1. Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê, vườn xanh, cây trái làng quê Việt Nam thật tài tình. Cho biết ý kiến của em. 2. Soạn bài : “Xa ngắm thác Núi Lư”

Đọc Hiểu Văn Bản: Bạn Đến Chơi Nhà

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Xin chú ý đây là bạn đến chơi nhà chứ không phải khách. Khách thì thường phải khách khí đôi chút, không như bạn. Bạn là những người thích chơi với nhau, thông cảm nhau, giúp đỡ nhau, kính trọng nhau, nhưng cũng xuê xoa với nhau. Có thứ bạn ngày nào ta cũng gặp, lại có thứ bạn vì hoàn cảnh lâu lắm mới thấy đến nhà. Người bạn ở đây thuộc loại sau, đặc biệt đến chơi khi nhà thơ không còn làm quan nữa.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Đã bấy lâu nay là một khoảng thời gian dài mà khi nói hẳn nhà thơ đã tính với lần đến trước. Bác là cách xưng hô vừa thân mật, vừa trân trọng (chẳng hạn : Bác già tôi cũng già rồi Biết thôi, thôi thế, thì thôi mới là, Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần – Khóc Dương Khuê). Câu thơ ở đây nghe như một lời chào, một tiếng reo vui.

Nhưng cái thời điểm bạn đến chơi lúc này mới oái oăm làm sao !

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Câu thơ báo hiệu một tình huống khó xử, nhưng cũng thể hiện tấm lòng đối với bạn : bạn lâu mới đến thăm thì việc đầu tiên là nghĩ đến chuyện thết bạn thật nhiều, thật ngon. Bốn câu thơ tiếp theo, câu nào cũng nghĩ đến các thứ có thể tiếp bạn mà không được, gần như một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà :

Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Cái thú của mấy câu này là tỏ cho thấy cái gì cũng có mà không có gì, không có gì mà vẫn có. Có gà, có cá, có cải, có cà, có bầu, có mướp, có ao, có vườn, cỏ thể nói là nhà cũng phong lưu, khá giả đấy chứ! Có người nhận xét các thứ có ấy gợi lên một không khí điền viên, quê kiểng rất thân thiết, đầm ấm. Nhưng có mà chẳng có gì, bởi vì không đúng lúc, đúng thời vụ. Đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện nhà thơ cũng không có. Cái này thì tác giả lại thừa nhận là không có, kể cũng lạ :

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cái sự không có của tác giả đến đây là cao trào, ở làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vỏ lảm sao lại không có, huống nữa, lại là đối với một ông đi đâu giở những cối cùng chày như Nguyễn Khuyến, thì làm sao mà không có được ? Nhưng tất cả cái sự không có ấy được cường điệu lên tới cực đại để mà nói lên cái thứ luôn luôn sẵn có để dành cho bạn : ấy là tấm lòng.

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Ta với ta hiểu nhau, ta với ta quý nhau, ta với ta là tất cả ! Phải chăng ở đây có sự tác động của nguyên tắc hữu vô tương tác : đẩy cái vô (không) cho đến tận cùng để cái hữu (có) hiện lên với tất cả sức nặng ? Phải nói rằng khi đấy cái vô lên tận cùng thì bài thơ đã ở vào cái thế chông chênh. Cái gì cũng không có thì lấy gì để tỏ tình bạn ? Câu kết bất ngờ đã cân lại tất cả, lập lại thế cân bằng. Câu kết vì vậy có một sức nặng tình cảm rất lớn. Bài thơ tự nhiên làm ta liên tưởng tới bài Ngắm trăng trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh sau này :

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà thơ Hồ Chí Minh cũng gặp một cảnh tương tư : bạn trăng đã đến, nhưng trong tù không rượu cũng không hoa, biết làm sao đây? Giải pháp cuối cùng là tấm lòng đối với tấm lòng : người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt cao lên trên mọi thiêu thốn.

Thế mới biết giải pháp của Nguyễn Khuyến cũng là giải pháp muôn thuở của con người. Ví dù mâm cơm thịt cá ê hề, mà tình cảm lanh nhạt, tiếp đón chiêu lệ, thì phỏng còn có thú vị gì ? Trong bài thơ nầy, nói là chẳng có gì, nhưng tấm lòng muốn đãi bạn tất cả đã hiện lên rất rõ.

Nhưng đây là một bài thơ đùa vui. Người đọc chớ quá thật thà, nghĩ rằng nhà thơ để bạn ngồi nói chuyện suông rồi tiễn bạn ra về. Cũng đừng tưởng rằng nhà Nguyễn Khuyến rất giàu có. Rất có thể bài thơ là lời đùa vui, một chút cường điệu duyên dáng trước bữa cơm không được thinh soạn như ỷ, là lời tự khiêm để bộc bạch tấm lòng thành.

Còn có một điều lạ nữa là trong các thứ được nghĩ đến để mời bạn ở đây lại không thấy có rượu, một thứ mà từ Đỗ Phủ đến Hồ Chí Minh, và cả Nguyễn Khuyến trong các trường hợp khác không thể không nhắc đến : Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mím ! (Khóc Dương Khuê), Rượu tiếng rằng hay… (Thu ẩm). Nhưng ai cũng biết, một bài thơ tám câu không phải cái gì cũng nói hết được, và chúng ta, những người đọc, không phải cái gì cũng hiểu hết được. Biết đâu trong mâm, rượu đã sẵn rồi !

Đặc sắc của bài thơ là lời thơ luật mà diễn đạt như lời nói thường, lời khẩu ngữ : Đã bấy lâu nay, bấc tới nhà, Trẻ thời đi vắng,-, chợ thời xa… cải chửa ra cây, cà mới nu, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa… Bác đến chơi đầy, ta với ta. Lời thơ tự nhiên như là xuất khẩu thành chương, tưởng như không có chút dụng công nào. Đặc sắc thứ hai là tạo một thế chênh vênh, sáu câu nói tới cái không có, để rồi dùng một câu kết bất ngờ cân bằng lại tất cả, biến những câu thơ về cái không có trở thành vô nghĩa, không quan trọng, và đề cao cái ta với ta ấm áp, thân tình.

(Trần Đình sử, Đọc văn – học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

TỰ TRÀO

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

(Nguyễn Khuyến)

Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà

Soạn bài Bạn đến chơi nhà

Bố cục: 3 phần

– Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến

– 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

– Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn

Câu 1 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

+ Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

+ Nhịp điệu: hài hòa,

Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

– Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

– Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

+ Muốn ra chợ thì chợ xa

+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

+ Muốn bắt cá thì ao sâu

+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

+ Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

– Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

+ Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

+ Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

+ Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Luyện tập

Bài 1 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc đời thường

– Ngôn ngữ trong bài Sau phút chia ly là ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng

– Cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang chỉ một mình bà với tình riêng của bà

Bài giảng: Bạn đến chơi nhà – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà (Ngắn Gọn)

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Vì cả bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ . Có gieo vần ở các câu cuối 1,2,4,6,8 : nhà – xa – gà – hoa – ta. Có các phép đối ở câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6.

Câu 2:

a. Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế vì bạn bè đã lâu lắm không gặp “Đã bấy lâu nay, Bác tới nhà”.

b. Tuy nhiên ở 6 câu thơ tiếp thì tác giả lại kể về hoàn cảnh đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Tác giả cho thấy là có sẵn tất cả mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì.

Tác giả khi tạo ra tình huống như vậy là có dụng ý: tác giả nói lên sự mong ước muốn tiếp đãi bạn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng giờ đây vật chất thì không có nên sự chân tình có thể bù đắp những thiếu hụt về vật chất.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà cái quan trọng là tình cảm chân thực giữa bạn bè với nhau. Những người tri âm, tri kỉ chỉ cần gặp nhau là thấy vui sướng lắm rồi, không nhất thiết là cứ phải vật chất, mâm cao cỗ đầy thì mới có tình cảm.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:

Qua cách ứng xử của Nguyễn Khuyến đối với bạn, cho thấy Nguyễn Khuyến rất đối tốt với bạn và muốn tiếp đãi bạn một cách chu đáo. Ngoài ra, ta cũng thấy được tình bạn tốt đẹp, trong sáng của của những người bạn thân với nhau. Tác giả tiếp bạn bằng những gì chân tình, sâu sắc và tôn trọng nhất.

II. LUYỆN TẬP: Câu 1:

a. Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà” mang tính chất dân dã, đời thường, gần gũi với mọi người. Còn ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia li” là bài được dịch ra từ chữ Hán nên mang tính trang trọng và mẫu mực.

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” với “Qua Đèo Ngang”:

*Giống nhau: đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

*Khác nhau:

– Trong bài “Qua Đèo Ngang”: Hai từ ta nhưng chỉ một người , một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai.

*Trong bài “Bạn đến chơi nhà”: hai từ ta chỉ hai người (Nguyễn Khuyến và ông bạn già Dương Khuê) chung một tâm trạng mừng vui vì lâu rồi mới gặp lại nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe, còn nhớ đến nhau, chung niềm tâm sự của những nhà Nho về ở ẩn trước cảnh đất nước sắp mất về tay người khác nhưng không làm gì được. Cho nên vui đấy mà vẫn buồn, vẫn cô đơn.

Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

chúng tôi