Top 15 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Luật Im Lặng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

3 Trường Hợp Im Lặng Là Đồng Ý Theo Luật

Thường thì im lặng có nghĩa là đồng ý tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp. Có thể thấy, theo quy định của pháp luật thì chỉ có 03 trường hợp im lặng là đồng ý phổ biến sau đây:

1. Trong giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết khi các bên có sự thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên (khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).

Trong đó, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Còn lại, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Lưu ý, trong thực tiễn xét xử, sự im lặng đồng nghĩa với chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:

– Bên nhận đề nghị giao kết im lặng nhưng đã thực hiện một phần nghĩa vụ của hợp đồng;

– Biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không có phản đối;

– Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.

2. Khi đăng ký nội quy lao động

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Theo Điều 28 Nghị định 05/2015, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.

Nếu nội quy lao động có nội dung trái với pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

Trường hợp không có ý kiến gì thì nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

Như vậy, nếu sau 15 ngày gửi hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội im lặng, không có ý kiến gì thì nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.

3. Trong các thủ tục hành chính về đầu tư

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định, quá thời hạn mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình (khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2015).

Cụ thể như, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền được gửi hồ sơ để lấy ý kiến phải có ý kiến về những nội dung điều chỉnh của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (khoản 1 Điều 34 Nghị định 118/2015).

Quá thời hạn trên mà các cơ quan không có ý kiến thì được coi là đồng ý với nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý của mình.

Quyền Im Lặng Là Gì? Quyền Im Lặng Được Hiểu Như Thế Nào Trong Pháp Luật

Quyền im lặng là gì?

Quyền im lặng chính là một trong những quyền của con người, nếu nhìn nhận từ dưới góc độ tư pháp hình sự thì đây là quyền cơ bản của mỗi công dân. Theo luật quốc tế, quyền im lặng được xem là một quyền cực kỳ quan trọng của bị cáo, bị can trong tố tụng hình sự, đây là yêu cầu đảm bạo sự công bằng trong một phiên tòa xét xử, đảm bảo luật nhân quyền quốc tế, được thông qua một tập hợp các đảm bảo tố tụng nhằm:

Bảo vệ các quyền tự do và an ninh cá nhân của con người, về tính mạng, thân thể, nhân dự, danh dự, nhân phẩm, và đảm bảo quá trình xét xử được công bằng. Quyền im lặng không được quy định cụ thể trong luật nhân quyền quốc tế, nhưng được coi là quyền và đây là quyền không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế, trong một kết luận nhân quyền quốc tế, trong một kết luận của ủy ban nhân dân quyền quốc tế đã nêu rõ: (Bất kỳ ai bị bắt giữ về một cáo buộc hình sự cần được thông báo về quyền giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát. Ở cấp độ khu vực hay rõ hơn là Công ước châu Mỹ về quyền con người cũng khẳng định rằng bất kỳ người bị buộc tội nào đều không phải làm nhân chứng chống lại chính mình hoặc bất lợi cho mình. Ở Việt Nam, cách đây hơn 1 năm, chắc hẳn mọi người còn nhớ vụ việc xôn xao của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga đã sử dụng “quyền im lặng”. Khi đó cô đã từ chối tất cả các câu hỏi mà cô cho là bất lợi về phía mình của đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP HCM và Hội Đồng xét xử đặt ra trong quá trình xét xử trên tòa.

Nguồn gốc của quyền im lặng là ở đâu?

Quyền được im lặng là một chuẩn mực là một chuẩn mực đã được pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận, theo đó người bị cáo buộc có quyền từ chối đưa ra ý kiến hay trả lời của giới chấp pháp cả trước và trong quá trình xét xử. Cụm từ tiếng La- tinh “nemo tenetur prodere seipsum” đã xuất hiện từ thời La Mã, có nghĩa là không ai bị ràng buộc để phản bội chính mình. Vì vậy, trong khoa học pháp lí đã tồn tại quan điểm cho rằng quyền im lặng có nguồn gốc từ luật La Mã cổ đại, xuất phát từ nguyên tắc của người La Mã và được sử dụng trong lĩnh vực dân sự, thương mại khi ở đó người ta khẳng định “trách nhiệm chứng minh thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. A khẳng định B nợ mình thì A phải chứng minh”. Ở thời kì đó, chế định này nhiều khi đã bị lợi dụng để sử dụng như là công cụ bảo vệ cho giai cấp thống trị hơn là quyền cho bất kì cá nhân nào bị buộc tội. Chế định này đảm bảo rằng chỉ khi có lí do hợp lí để nghi ngờ ai đó vi phạm pháp luật thì người đó mới có thể bị buộc trả lời những câu hỏi buộc tội. Tuy nhiên, chế định này gần như đã bị “tê liệt” trong các toà án suốt thời trung cổ, nó chỉ được phục hưng và tôn trọng kể từ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Sự phục hồi của quyền này dẫn đến sự ra đời của nguyên tắc khác chi phối toàn bộ pháp luật hình sự của thế giới đó là quyền không tự tố giác.

Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng ở nước anh là quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm về quyền được im lặng. Ở Anh xuất phát từ quan điểm lịch sử về sự cân bằng quyền lực giữa nhà nước và quyền công nhân. Ngay từ thế kỷ xa xưa XVI đã tồn tại nguyên tắc về quyền im lặng, giống như câu nói ” không ai bị ràng buộc để buộc tội mình, bất kỳ hình thức hoặc tòa án”. Lịch sử tố tụng Anh chứng kiến sự thay đổi từ thuyết học “người bị buộc tội trình bày” đến học thuyết ” kiểm tra sự buộc tội” trong việc xét xử hình sự thay thế học thuyết “người bị buộc tội trình bày”. Có thể thấy bị cáo có quyền được từ chối trả lời những buộc tội đến với mình. Những người bào chữa đã góp phần lớn trong việc cho ra đời ra đặc quyền chống lại sự tự buộc tội và quyền im lặng, cũng như tạo nên cuộc cách mạng về tố tụng mà kết quả của nó vẫn tồn tại trong hệ thống tư pháp ở Anh.

Dù không có căn cứ nào rõ ràng nhưng ngày nay, tại vương quốc xứ sở sương mù Anh quốc và các nước thuộc dòng họ pháp luật Anh, quyền im lặng vẫn được giữ gìn. Các quốc gia này đều có những điều luật quy định về quyền được im lặng của công dân trước các hình thức chất thức chất vấn của nhà nước, trước và trong quá trình xét xử. Ví dụ như Australia, mặc dù không được quy định trong Hiến pháp song chính quyền vẫn thừa nhận về quyền này trong các luật và bộ quy tắc cấp bang và liên bang. Quyền im lặng được coi là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng nhất để bảo vệ người dân trước các hành động tùy tiện của nhà nước, quyền tính này có tính bảo vệ quyền con người trất cao.

Tuy nhiên, khi nói về quyền im lặng, người ta thường nhắc nhiều hơn đến Hoa Kỳ với câu nói “Anh có quyền im lặng” đây là câu nói bắt nguồn từ vụ Miranda kiện Arizona mà sau này trở thành nguyên tắc cơ bản về quyền im lặng trong luật tố tụng hình sự của Hoa Kỳ. Từ đó cụm từ “Miranda warning”được dùng như công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền của nghi phạm hình sự nhằm tránh việc tự buộc tội chính mình do bị bức cung.

Theo tu chính án Hiến pháp lần thứ năm của Hoa Kỳ quy định rằng:”… và trong bất kỳ vụ án hình sự nào cũng không phải bị ép buộc làm nhân chứng chống lại chính mình, và không thể bị tước đoạt sinh mạng, tự do, hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng thủ tục quy định của pháp luật 8…”

Có nghĩa là một người bị tình nghi không thể bị bắt buộc theo bất cứ cách nào để thú tội hay thú tội do bị cưỡng ép. Toà án tối cao Hoa Kỳ coi câu trên trong Tu chính án năm là một trong những quyền căn bản của công dân và gọi nó là “quyền không tự buộc tội bản thân”. Việc sử dụng quyền này bao gồm cả quyền từ chối trả lời mọi câu hỏi, bởi vì mọi lời nói của một người đều có thể bị đem ra làm bằng chứng chống lại chính mình. Như vậy, có thể thấy rằng quyền im lặng là một trong những quyền con người căn bản và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ. Theo cuốn từ điển pháp luật của Hoa Kỳ thì Tu chính án năm còn bắt công tố viên phải mang ra được các bằng chứng khác, ngoài lời khai của bị cáo để chứng minh bị cáo có tội. Theo Toà án tối cao, việc Miranda thú tội là kết quả của việc cảnh sát sử dụng phương pháp tra tấn trong suốt cuộc hỏi cung của họ. Vì vậy, sự kết án về Miranda đã bị thay đổi và toà án đã đưa ra một bộ hướng dẫn hành động cho cảnh sát trước khi hỏi cung người bị tình nghi tại đồn cảnh sát. Những quyết định trong những trường hợp sau đã cô đọng những quyền của những người bị tình nghi được trình bày trong lời cảnh báo Miranda. Theo Toà án tối cao Hoa Kỳ, trước khi thẩm vấn, cảnh sát phải thông báo cho nghi phạm hình sự như sau: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói sẽ cũng được dùng để làm vũ khí chống lại anh trước toà. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư”

Bản chất của quyền im lặng

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của quyền im lặng dưới góc độ tư pháp hình sự.

Quan điểm thứ nhất

Đây là quan điểm cho rằng quyền im lặng chỉ là một trong những vấn đề cụ thể của nguyên tắc suy đoán vô tội, tức là quyền im lặng là quyền phát sinh từ nguyên tắc suy đoán vô tội.

Quan điểm thứ hai

Khác với quan điểm thứ nhất, quan điểm này lại cho rằng g quyền im lặng là một trong những quyền để thực hiện quyền bào chữa, là bộ phận cấu thành của quyền bào chữa. Để bảo đảm quyền bào chữa phải có quyền im lặng10. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là tổng hợp các quyền mà pháp luật dành cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để chống lại sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Chúng ta đã nghe rất nhiều về đối tượng lao động trong quá trình sản xuất kinh tế. Vậy đối tượng lao động là gì?, khái niệm này được định nghĩa theo Chủ nghĩa Mác – Lê nin như thế nào, bạn hãy tham khảo thông tin chi tiết tại chúng tôi

Như vậy, quyền bào chữa trước hết phải là những điều được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, có nghĩa là phải được ghi nhận về mặt pháp lí. Những gì không được pháp luật ghi nhận thì cũng không được coi là quyền bào chữa. Cùng với việc ghi nhận, pháp luật còn xác định cơ chế đảm bảo cho chủ thể (cụ thể là người bị tạm giữ, bị cáo, bị can) thực hiện quyền này. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan, cá nhân khác không hạn chế, ngăn cản người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa. Quyền bào chữa gắn liền với chủ thể bị buộc tội (người bị tam giữ, bị can, bị cáo) được thể hiện thông qua quan hệ pháp luật hình sự giữa một bên là nhà nước và bên kia là người bị buộc tội. Nội dung của quyền bào chữa là người bị buộc tội sử dụng mọi lí lẽ, chứng cứ, tài liệu để chống lại toàn bộ hoặc một phần sự buộc tội của Nhà nước (cụ thể là cơ quan công tố) nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thật ra từ thời La Mã rất cổ đại về xưa, có nhiều người đã khẳng định trách nhiệm chứng minh là thuộc về bên tố cáo, chứ hoàn toàn không phải do bên phủ định. Những tư tưởng này chỉ được các quan tòa áp dụng trong tố tụng dân sự. Đây hoàn toàn có thể được coi là một cội nguồn của nguyên tắc vô tội suy đoán. Ở Anh, ngay từ thế kỷ XV, Hoàng gia Anh đã đề ra nguyên tắc “chưa bị tòa kết án thì vẫn coi là vô tội” và chế độ cho người bị bắt tại ngoại. Khi nói về suy đoán vô tội, học giả học giả Trezare Becaria trong cuốn “về tội phạm và hình phạt” năm 1764 đã viết: “Không ai có thể bị coi là kẻ có tội khi còn chưa có bản án kết tội và xã hội không thể tước của bị can sự bảo hộ của mình trước khi quyết định rằng anh ta đã vi phạm những điều kiện mà sự tuân thủ các điều kiện đó thì anh ta được đảm bảo sự bảo hộ”.

Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 nổ ra, tư tưởng này mới được ghi nhận như là nguyên tắc của pháp luật.

Hiện nay trong hệ thống khoa học pháp lý vẫn còn xuất hiện và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của vấn đề này.

1. Quan điểm thứ nhất:

Cho rằng nguyên tắc suy đoán vô tội chính là nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Quan điểm thứ hai:

Quan điểm thứ hai cho rằng nguyên tắc suy đoán vô tội gồm những nội dung sau:

(1) Người bị tình nghi, bị can, bị cáo (người bị buộc tội) được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của toà án kết tội đối với người đó

(2) Nghĩa vụ chứng minh một người có tội thuộc về bên có trách nhiệm buộc tội. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình

(3) Khi có những nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ xuất hiện thì những nghi ngờ này phải được hiểu và giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi và bị can, bị cáo.

Tóm lại hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội.

Phạm vi áp dụng của quyền im lặng đến đâu?

Qua những nguồn nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự ở các nước các nước có chế định quyền im lặng đều cho thấy chế định này được áp dụng hầu hết trong các giai đoạn tố tụng. Theo đó, người bị bắt, bị tạm giam giữ, hay bị can, bị cáo không chỉ có thể im lặng trong suốt quá trình điều tra, cho đến khi giai đoạn xét xử, mà tại phiên toà đều có quyền giữ im lặng, không bị phụ thuộc việc có hay không có sự có mặt của luật sư, chứ không nhất thiết phải nói bất cứ điều gì vào bất cứ thời điểm nào cả hoặc không cần phải trả lời.

Bộ luật tố tụng hình sự của Cộng hoà Liên bang Đức quan niệm người bị bắt giữ được thông báo quyền giữ im lặng và quyền được tư vấn bởi người bào chữa (do anh ta lựa chọn) ở bất kì giai đoạn tố tụng nào, thậm chí trước khi tiến hành thủ tục thẩm vấn. Chính vì vậy, khi bị bắt giữ, người bị bắt thường được khuyên nên im lặng nếu bị cảnh sát thẩm vấn và yêu cầu được gặp luật sư.

Việc giữ im lặng cho đến khi nói chuyện với luật sư sẽ không bị coi là tình tiết chống lại người bị bắt. Bộ quy tắc về tố tụng hình sự của Hoa Kỳ cũng có những quan niệm tương tự với nội dung: Người bị buộc tội có quyền tiếp xúc với người bào chữa trong mọi giai đoạn tố tụng hình sự, bắt đầu từ lần xuất hiện lần đầu tiên của người bị buộc tội i trước cơ quan tố tụng có thẩm quyền. Nếu người bị buộc tội yêu cầu sự có mặt người bào chữa trong quá trình thẩm tra của cảnh sát thì cảnh sát viên buộc phải chấm dứt việc xét hỏi cho đến khi có mặt người bào chữa.

Có một số người thì lại cho rằng quyền im lặng làm giảm thiểu tác động tổng hợp này, do đó làm giảm tỉ lệ kết tội nhầm, bằng cách cung cấp cho tội phạm điều thay thế hấp dẫn để nói dối. Theo quan điểm này sẽ hiểu nếu người vô tội nói sự thật, trong khi thực hiện quyền im lặng thì những tên tội phạm nguy hiểm thì lại lời khai dối trá và không muốn thú nhận.

Sự tách biệt này sẽ giúp nhà lập pháp có những thiết chế dành riêng trong trường hợp đi chứng minh sự có tội của những tên tội phạm nguy hiểm vì lời khai dối trá và không muốn thú nhận. Sự luận giải này giải thích cho lý do quyền im lặng không phải là gây cản trở điều tra và giúp nhiều tội phạm nguy hiểm lọt lưới khỏi sự trừng trị của pháp luật.

Kết luận

Quyền im lặng là quyền im lặng cơ bản của con người trong tố tụng hình sự và là một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ quyền con người. Việc quy định rõ ràng quyền im lặng trong pháp luận tố tụng hình sự là hết sức cần thiết nhằm tránh hiện tượng oan sai, bức cung, nhục hình, các sai phạm trong tố tụng hình sự của các chủ thể tiến hành tố tụng. Thực tiễn tố tụng hình sự của nhiều nước có nền tư pháp phát triển như Anh, Hoa Kỳ, CHLB Đức,… Có quy định về chế định quyền im lặng đã chứng minh điều này. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền im lặng trong pháp luật.

Trích Dẫn Sách Luật Im Lặng

Đừng có tin vào lòng biết ơn về những gì đã làm cho con người trong quá khứ […] cháu phải bắt họ mang ơn vì những gì cháu sẽ làm cho họ trong tương lai.

1. Có những người đáng kính dành cả đời mình chuẩn bị cho một hành vi phản bội lớn nhất.

2. Đừng có tin vào lòng biết ơn về những gì đã làm cho con người trong quá khứ […] cháu phải bắt họ mang ơn vì những gì cháu sẽ làm cho họ trong tương lai.

3. Raymonde Aprile là kẻ sống bằng những luật lệ hà khắc xuất xứ từ chuẩn mực riêng biệt của chính mình.

Nguyên tắc ứng xử của lão đã làm lão được trọng nể suốt hơn ba mươi năm và làm nảy sinh nỗi khiếp sợ lạ thường tạo ra nền tảng uy quyền của lão. Giáo điều chính của nó là hoàn toàn không có lòng nhân từ. Điều đó bắt nguồn không phải từ cái ác bẩm sinh, từ lòng thèm muốn bệnh hoạn được thấy kẻ khác phải chịu đau đớn và khuất phục mà là từ niềm tin tuyệt đối: Những kẻ ấy luôn luôn từ chối vâng lời. Ngay cả Lucifer, đường đường là một vị thánh, còn bị tống cổ khỏi thiên đường vì dám coi thường Chúa cơ mà.

4. – Lòng nhân từ là một sự yếu đuối, là khát vọng vươn tới những quyền lực mà ta không có được. Những kẻ thể hiện lòng nhân từ đã xúc phạm nạn nhân đến mức không thể tha thứ được, và đấy không phải là bổn phận của chúng ta trên trái đất này.

5. Khi thẩm vấn chị ông rất ngạc nhiên bởi chị không có thành kiến hay căm ghét ông – một nhân viên FBI. Thực vậy, chị có vẻ tò mò về công việc của ông. Ông nói với chị đơn giản ông là một trong những người bảo vệ xã hội. Một xã hội không thể tồn tại được nếu thiếu một vài quy định. Ông nửa đùa nửa thật nói thêm, ông là một tấm lá chắn giữa những người như chị và những kẻ muốn ăn tươi nuốt sống chị để phục vụ cho những mưu đồ riêng của họ.

6. Người thuyết minh ngân nga: Mỗi công nương xứng với một hoàng tử. Nhưng nàng công nương này còn có một bí mật”. Một người sành điệu luôn có một lọ nước hoa bằng pha lê tao nhã, nhãn hiệu sản phẩm rất rõ ràng. Người thuyết minh tiếp tục: ” Với một giọt nhỏ nước hoa Princess, các bạn cũng có thể bắt được chàng hoàng tử của mình – và không bao giờ phải lo về mùi khó ngửi nữa.

7. – Đừng có tin vào lòng biết ơn về những gì đã làm cho con người trong quá khứ, chàng nhớ ông Trùm đã dạy chàng. Cháu phải bắt họ mang ơn vì những gì cháu sẽ làm cho họ trong tương lai. Các nhà băng là tương lai của gia đình Aprile, Astorre và đội quân đang lớn mạnh của chàng. Đó là một tương lai đáng để đấu tranh bảo vệ bằng mọi giá.

8. Thế đấy cuộc sống vẫn luôn tàn nhẫn và đầy rẫy những khó khăn với lớp trẻ.

Người Đầu Tiên Phá “Luật Im Lặng” Của Mafia

Tommaso Buscetta sinh ngày 13/7/1928, trong gia đình có 17 con ở Palermo, Sicily, Italy. Lớn lên trong nghèo khó và có ít cơ hội việc làm, Buscetta nhanh chóng bị con đường phạm tội hấp dẫn và trở thành thành viên duy nhất trong gia đình gia nhập mafia.

Tommaso Buscetta (giữa) bị cảnh sát Italy áp giải năm 1972. Ảnh: AP.

Buscetta bắt đầu dính líu đến mafia ở Italy từ cuối Thế chiến II, khi mới 17 tuổi. Ông tham gia hoạt động buôn lậu thuốc lá của các băng nhóm trong suốt những năm 1950 và 1960 với địa bàn hoạt động ở Argentina và Brazil. Đầu thập niên 1960, Buscetta đến New York và làm việc trong một thời gian ngắn cho gia đình Gambino, một trong 5 nhóm mafia thống trị thế giới ngầm New York.

Mặc dù Buscetta không có thứ hạng cao trong hàng ngũ mafia, đầu óc và kinh nghiệm của ông khiến ngay cả những thành viên cấp cao nhất cũng xin lời khuyên từ ông. Buscetta được đặt biệt danh “ông trùm của hai thế giới”.

Tuy nhiên, những vụ trả thù và thanh toán nội bộ đã khiến Buscetta quay lưng với mafia. Năm 1982, sát thủ mafia giết hai con trai, con rể, người anh thân nhất và cháu trai của Buscetta ở Palermo.

Buscetta bị bắt ở Brazil một năm sau và bị trục xuất về Italy ngày 28/6/1984. Sau khi tự tử bất thành, Buscetta đồng ý hợp tác với giới chức Italy và Mỹ. Ông yêu cầu được nói chuyện với thẩm phán chống mafia Giovanni Falcone và dành 45 ngày để cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ, cấu trúc và ủy ban cầm đầu của mafia, nhưng từ chối tiết lộ về các mối liên hệ của mafia với giới chính trị.

Ông trở thành người đầu tiên phá vỡ Omerta, “luật im lặng” yêu cầu các thành viên mafia giữ bí mật về hoạt động của tổ chức và từ chối cung cấp thông tin cho chính quyền.

“Đối với tôi, cái chết giống như bóng râm vào ngày nắng. Là một thành viên mafia, tôi biết rằng tôi phải tuân thủ các quy định”, Buscetta nói. “Nhưng những cái chết oan uổng của những người vô tội đã khiến tôi không thể tiếp tục làm thành viên mafia. Đây là đòn trả thù”.

“Phá vỡ luật im lặng là quyết định khó khăn nhất trong đời Buscetta vì ông ấy có cảm giác rằng mình phá vỡ thứ gì đó thiêng liêng”, vợ của Buscetta, sử dụng tên giả là Cristina, nói với một đoàn làm phim tài liệu về chồng mình.

Italy không có chương trình bảo vệ nhân chứng, vì vậy, Mỹ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Buscetta. Họ đưa ông đến Mỹ, cho ông nhập tịch và sống trong một ngôi nhà bí mật ở New Jersey. Đổi lại, Buscetta tiết lộ cho họ các thông tin về mafia ở Mỹ.

Một đặc vụ Cục Phòng chống Ma túy Mỹ mô tả Buscetta vào thời điểm đó là “nhân chứng quan trọng nhất, bị truy tìm gắt gao nhất và tính mạng bị đe dọa nhất trong lịch sử tội phạm Mỹ”.

Năm 1986, Buscetta ra làm chứng tại phiên tòa chống lại mafia lớn nhất trong lịch sử có tên là Maxi, diễn ra ở Palermo. Buscetta đã giúp các thẩm phán Giovanni Falcone và Paolo Borsellino đạt được thành công đáng kể bằng việc truy tố 475 thành viên mafia và kết án 339 người.

Tuy nhiên, Buscetta đã cảnh báo thẩm phán Falcone rằng ông đang đi một con đường nguy hiểm. “Đầu tiên, chúng sẽ tìm cách kết liễu tôi, sau đó đến lượt ông”, Buscetta nói. “Chúng sẽ kiên trì cho đến khi thành công”.

Giovanni Falcone (trái) và Paolo Borsellino tại Italy tháng 3/1992. Ảnh: Commons.

Falcone bị ám sát trong một vụ đánh bom tháng 5/1992. Thẩm phán Paolo Borsellino bị ám sát hai tháng sau. Buscetta sau đó cung cấp thêm cho giới chức thông tin về những chính trị gia qua lại với mafia.

Công tố viên Louis Freeh, người sau này trở thành giám đốc FBI, nói rằng Buscetta đã cung cấp những thông tin rất quan trọng về cách mafia hoạt động. Trước khi qua đời, Falcone nói trong một cuộc phỏng vấn về sự hợp tác của Buscetta rằng: “Trước khi ông ấy tiết lộ thông tin, chúng tôi chỉ có những hiểu biết hời hợt về mafia. Nhờ có ông ấy, chúng tôi hiểu được nội tình tổ chức”.

Sự hợp tác của Buscetta mang đến cho ông sự tự do, thoát khỏi cảnh tù tội. Tuy nhiên, Buscetta phải sống trong “nhà tù” của riêng mình: ông phải dùng tên giả, luôn phải giữ kín hành tung vì lo sợ bị truy sát.

Sau khi qua đời năm 2000 ở tuổi 71 vì ung thư, Buscetta được chôn cất tại Miami, Florida. Vợ ông nói rằng ngay cả hàng xóm cũng không biết họ thực sự là ai.

Đến giờ con cháu của Buscetta vẫn sống trong nỗi lo bị trả thù. Các thành viên mafia có thể coi việc giết được hậu duệ của Buscetta là “chiến lợi phẩm”. “Mafia không quên đâu”, Cristina nói.

Theo VNE