Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Văn Bản Mẹ Tôi Lớp 7 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Dàn Ý Cảm Nghĩ Về Người Bố Trong Văn Bản Mẹ Tôi Lớp 7 Hay Nhất

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Người bố là một người rất yêu thương con của mình: + Viết thư để khuyên bảo về thái độ của con đối với mẹ + Âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu :”En-ri-cô ạ!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”. – Tuy nhiên, đó cũng là một người bố rất nghiêm khắc và có cách giáo dục con cái hợp lý: + Chỉ ra thái độ và lời nói thiếu lễ độ của người con + Không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ + Không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. – Người bố muốn kể cho con về công lao của mẹ và muốn con hiểu rằng mẹ là người vô cùng tuyệt vời, con phải yêu thương mẹ như yêu thương chính bản thân mình. – Cuối bức thư là lời răn đe nhưng cũng rất yêu thương của bố

III. Kết Bài: Tình cảm độc giả và giá trị tác phẩm.

Dàn ý số 2

I. Mở bài cho đề cảm nghĩ của nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi

– Giới thiệu tác phẩm, nêu vấn đề: Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-cô, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con.

– Cảm nghĩ của nhân vật người bố

– Sự yêu thương con sâu sắc: Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào.

– Sự đau lòng, thất vọng trước sai lầm của con: Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục

– Sự cứng rắn, nghiêm khắc trong việc giáo dục con: Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết

III. Kết bài

– Ý nghĩa về nhân vật người bố: Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ.

I. Mở bài:

– Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.

– Bài văn trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

II. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về tác phẩm

– Cốt truyện của tác phẩm: Tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En-ri-cô viết cho con của mình khi thấy con mình đã có thái độ vô lễ với mẹ.

– Cảm nhận về bức thư người cha gửi cho En-ri-cô: Để nhắc nhở En-ri-cô, người bố đã viết một bức thư, trong đó một phần bộc lộ tâm trạng, thái độ của mình đối với lỗi lầm mà người con đã tạo ra.

+ Lỗi lầm của En-ri-cô: Ham chơi hơn ham học, thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

+ Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:

Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.

Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.

Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…

Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

+ Lời khuyên thấm thía của người cha:

Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.

Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.

Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.

Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn lá thấy con bội bạc với mẹ.

– Cảm nhận về cậu bé En-ri-cô sau khi đọc thư của bố: Có thể thấy, những đứa trẻ nói chung và cậu bé En-ri-cô nói riêng đều mang trong mình sự bồng bột, nông nổi

– Cảm nhận về người bố của En-ri-cô: Chúng ta có thể thấy bố của En-ri-cô đại diện cho cách giáo dục con cái đúng đắn

– Cảm nhận về hình ảnh người mẹ của En-ri-cô: Đó là người mẹ luôn tận tụy, cao cả, hi sinh hết lòng và thương yêu vô bờ bến đối với En-ri-cô.

III. Kết bài

– Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

– Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

– Đặc biệt, tác phẩm đã thể hiện được sự tiếp thu, trưởng thành trong nhận thức của con cái sau những sai lầm mà chúng gây ra.

Bài Soạn Lớp 7: Mẹ Tôi

Emondo Dơ Amixi (1846-1908), quê ở vùng biển tây bắc nước Ý.

Ông là nhà văn giàu lòng nhân ái và có một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm nhiều thể loại.

2. Tác phẩm:

Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tập truyện Những tấm lòng cao cả của tác giả.

“…tác phẩm là sự kết tinh của một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh…”

3. Bố cục: 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến “xúc động vô cùng”: Lời tự bạch của đứa con.

Phần 2: Phần còn lại: Nội dung đa chiều của bức thư -lá thư phản ánh tình cảm, thái độ của người cha khi phê phán con và gợi lại trong cậu tình Mẫu tử thiêng liêng).

4. Tóm tắt tác phẩm

Đoạn trích “mẹ tôi” viết về một bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô về việc cô đã ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Thông qua lá thư, bố đã viết cho cậu bé những lời nói vừa yêu thương nhưng cũng không kém phần tực giận: Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô… Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.

Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?

Trả lời:

Văn bản là một lá thư của bố gửi cho con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề “mẹ tôi” vì hình ảnh người mẹ được kể qua lời của người bố. Và đó cũng là nhân vật trung tâm mà người bố muốn nói tới trong bức thư này.

Trong bức thư, người bố viết cho con vì vô lễ đối với mẹ. Thông qua lá thư, người bố muốn nhắc nhở, khuyên răn và giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

Trả lời:

Là một người bố rất yêu con nên ông càng đau đớn trước những lỗi lầm của con mình. Chính vì vậy, khi con vô lễ với mẹ, ông đã có thái độ nghiêm khắc và quyết liệt yêu cầu con sửa lỗi.

Điều này được thể hiện qua những câu văn:

“Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con”

“Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”

“Trong một thời gian con đừng hôn bố”,

“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.

“…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.

Sở dĩ, ông bố có thái độ nghiêm khắc, quyết liệt đối với con như vậy vì ông bố để ý thấy sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Chính điều đó đã khiến cho một người bố một mực yêu thương con vô cùng nhục nhã xấu hổ trong sự vong ơn bội nghĩa và nó giống như một nhát dao đâm vào tim rất đau đớn.

Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô? qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Trả lời:

Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ En-ri-cô:

“Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”.

“Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.

“Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

Theo em, điều gì đã khiến En- ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng. Ngoài những lí do đó, còn có lí do nào khác không?

a. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

b. Vì En-ri-cô sợ bố.

c. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Trả lời:

Khi đọc lá thư bố gửi, En-ri-cô cảm thấy xúc động vô cùng vì:

Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Trả lời:

Theo em, người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư vì có thể có nhiều lí do khác nhau, nhưng mục đích chính hơn hết là vì bố muốn qua lá thư ấy, ông vừa bày tỏ được thái độ nghiêm khắc tình phụ tử sâu sắc, vừa thể hiện được cách giáo dục con tinh tế kín đáo mà không làm tổn thương đén lòng tự trọng của cậu bé.

Chính điều đó đã khiến cho En-ri-cô cảm động mà sửa chữa lỗi lầm của mình.

Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.

Trả lời:

Lá thư bố gửi cho En-ri-cô là một lá thư rất hay. Tuy nhiên, nếu nói ấn tượng nhất về đoạn nào thì với tôi đó chính là đoạn:

“Khi đã khôn lớn, trưởng thành…….Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

Trả lời:

Trong mỗi cuộc đời chúng ta, hẳn ai ai cũng từng mắc những sai lầm. Với tôi cũng vậy, nhắc lại nó khiến cho tôi cảm thấy ân hận và đau lòng. Tôi còn nhớ như in vào buổi sáng hôm ấy, sau ca mổ bướu của mẹ ở bệnh viện về, mẹ hơi mệt nên bố bảo tôi ở nhà chăm mẹ để bố tranh thủ đi làm. Bố đi làm, hai mẹ con tôi ở nhà cùng nhau, do mới mổ bướu ở cổ nên mẹ tôi chưa nói được tiếng, chỉ có thể nói thầm mỗi khi cần nhờ việc gì đó. Vậy mà, sáng hôm đó, sau khi đỡ mẹ ăn cháo xong, tôi chạy tót lên phòng và ngồi ngay vào màn hình chơi trò chơi. Mải đâm đầu vào những con số mà tôi quên béng mất nhiệm vụ bố giao là chăm mẹ. Đang cặm cụi chơi, tôi nghe tiếng hét thất thanh của bà ngoại, chạy xuống tôi thấy mẹ tôi cân tay cắp lại, thở hổn hển. Tôi tái mặt người và gọi xe cấp cứu. Đứng ngoài phòng chờ, chân tay tôi run cầm cập và tim tôi như ngừng thở. Tôi sợ mẹ tôi sẽ xảy ra chuyện, mẹ tôi làm sao thì tôi sẽ sống như thế nào, càng nghĩ tôi càng thấy mình thật có lỗi, thật đáng trách. Tôi không biết được sau ca mổ ấy mẹ đã mất bao nhiêu là máu, mẹ hàng ngày vẫn phải uống thêm canxi để bổ sung cho cơ thể. Thế mà hôm ấy, mẹ gọi tôi lấy thuốc không được, mẹ khó thở mẹ gọi không được nên đành chịu đựng đến khi mọi thứ nó trở nên tồi tệ hơn. Nhưng may mắn thay, mẹ đã ổn định trở lại và được chuyển sang phòng điều trị. Lúc đó, tôi chạy vào lòng mẹ khóc nức nở và xin lỗi mẹ. Mẹ không trách tôi mà còn an ủi tôi. Đấy, mẹ tôi là thế đấy, mẹ luôn có một tình yêu bao la đối với con của mình. Vì vậy, từ đó đến nay, tôi luôn dành nhiêu thời gian để quan tâm, chăm sóc mẹ hơn và luôn cố gắng học tập để mẹ phải phiền lòng.

Cảm Nghĩ Về Bài Văn Mẹ Tôi Lớp 7 Hay Nhất

Mỗi một tác phẩm văn học khi qua đi đều để lại trong trái tim chúng ta một dư âm nào đó. Có thể là một bài học triết lí nhân sinh, cũng có thể là tình cảm cao đẹp còn đọng lại. Bài văn “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là một tác phẩm như vậy.

BÀI LÀM VĂN SỐ 1 CẢM NGHĨ VỀ BÀI VĂN “MẸ TÔI” LỚP 7

Trong trái tim mỗi chúng ta luôn tồn tại những tình cảm cao đẹp. Lòng nhân ái, tình phụ tử hay tình bà cháu,… nó khiến cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và gắn kết khó có thể tách rời. Viết về tình mẫu tử, bức thư mà người bố gửi cho Enrico trong bài văn “Mẹ tôi” có lẽ thể hiện được sâu sắc nhất.

Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn của nước Ý. Câu chuyện được kể dưới hình thức một bức thư, tạo nên hiệu ứng thú vị cho người đọc. Theo lời của người cha, Enrico đã có những lời nói và hành động thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo. Điều ấy làm cho người bố phải phiền lòng và suy nghĩ nên đã viết thư răn bảo đứa con trai. Qua nội dung ấy, toát lên là tình mẫu tử thiêng liêng và cũng là tình cảm cha con đầy gắn bó.

Trước hết, văn bản để lại cho chúng ta dấu ấn đậm nét về một người mẹ tần tảo hi sinh vì con. Người mẹ ấy, trong lúc con bị bệnh đã thức suốt đêm, lo lắng đến quằn quại chỉ vì sợ sẽ mất đi đứa con của mình. Cũng chính người mẹ ấy, sẵn sàng đổi lấy một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, chỉ mong sao con được an lành. Và bạn có biết không, có một người mẹ sẵn sàng đi ăn xin để nuôi sống con, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng vì con. Đó có lẽ chính là biểu hiện cao nhất của tình mẫu tử. Dường như, ta nhận ra mỗi người mẹ của mình trong bức tượng đài sừng sững ấy. Nhân hậu và bao dung, mẹ sẵn sàng tha thứ cho con những sai lầm, mẹ sẵn sàng đánh đổi để đem đến điều tốt đẹp cho con. Chúng ta có thể phủ định mọi thứ, nhưng tình mẫu tử không bao giờ hết thiêng liêng. Bố của Enrico đã kể về người mẹ với tất cả sự ngưỡng mộ, đáng kính, để đứa con hiểu được rằng, mẹ quan trọng như thế nào.

Trước thái độ vô lễ với mẹ của Enrico, người bố đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của mình. Ông kể về sự hi sinh của người mẹ như một lời nhắc nhở, để khắc sâu hơn lòng biết ơn trong tâm trí Enrico. Người bố đã nói một cách rõ ràng rằng, sự hỗn láo của Enrico như một nhát dao đâm vào trái tim người bố vậy, và ông không thể nén cơn tức giận mỗi khi nghĩ đến điều ấy. Rõ ràng, trước sai lầm của con trai, ông đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc tôn kính của một người cha, để đứa con nhận ra sai lầm của mình. Ông cũng khuyên con đừng hôn bố nữa, vì bố không thể chấp nhận nụ hôn ấy. Đứa con nào nghe những câu ấy mà không khỏi đau lòng sợ hãi? Nhưng trong bức thư ấy, ta vẫn thấy rõ tình yêu thương và thái độ mềm mỏng của người cha. Ông nhắc đến hình ảnh, khi mẹ chết, đứa con sẽ đau khổ và hụt hẫng đến nhường nào? Đó như một đòn tâm lí mạnh mẽ, để đứa con thức tỉnh mà sửa sai. Ở người cha ấy, ta cũng thấy tràn đầy một tình yêu thương con, luôn muốn con sống có tình có nghĩa, sống cho phải đạo làm người.

Cuối cùng, người bố khuyên nhủ Enrico, cũng là lời khuyên đối với mỗi chúng ta. Người bố khuyên con rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Con không bao giờ được vô lễ với mẹ một lần nữa, hãy cầu xin sự tha thứ và xin mẹ hôn lên trán con. Mỗi đứa con cũng tự nhìn thấy mình trong đó. Đã bao nhiêu lần bạn có lỗi với cha mẹ? Bao nhiêu lần bạn phớt lờ lời xin lỗi? Nếu đã từng là Enrico, hãy sửa sai lỗi lầm của mình bằng những hành động thiết thực nhất. Hãy yêu thương và tôn kính cha mẹ, hãy biết xin lỗi và cảm ơn khi cần. Đừng để đau lòng những đấng sinh thành!

Một bài văn thôi nhưng để lại cho ta những ý nghĩa sâu xa không tưởng. Ta nhận thức về tình mẫu tử, ta biết tôn kính cha mẹ mình. Có lẽ bởi vậy mà đến bây giờ, “Mẹ tôi” vẫn mãi trường tồn cùng thời gian.

BÀI LÀM VĂN SỐ 2 CẢM NGHĨ VỀ BÀI VĂN “MẸ TÔI” LỚP 7

Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước Ý. Ông để lại sự nghiệp văn chương đáng tự hào hơn một thế kỷ qua, trẻ em trên khắp các hành tinh đều được đọc và học tác phẩm của ông. Tên tuổi của ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. “Mẹ tôi” là đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm giáo dục con người về chữ hiếu đối với cha mẹ.

“Mẹ tôi” là bức thư của bố gửi cho En-ri-cô vào thứ năm ngày 10-11 trích trong “Những tấm lòng cao cả”. Phần đầu tác phẩm giới thiệu lý do bố viết thư và cảm xúc tâm trạng của En-ri-cô khi đọc thư. En-ri-cô đã rất xúc động khi đọc thư của bố bởi: “Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ con có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.

Thái độ và tâm trạng của người bố là vô cùng tức giận, bực bội, đau xót khi chứng kiến sự vô lễ của con: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”, “Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”, “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”. Bố đã khơi dậy cho En-ri-cô về hình ảnh người mẹ thương yêu, giàu đức hi sinh cao cả: “Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”, “Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”, “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con như bao người mẹ khác. Mẹ En-ri-cô rất mực yêu thương con, lo âu đau đớn khi nghĩ rằng có thể mất con, chịu khổ sở đói rét, không quản ngại vất vả và hi sinh tất cả bằng tấm lòng, bằng sức lực, hạnh phúc riêng tư và cuộc sống của mình cho con.

Cha đã đưa ra tình huống trong đời: “Con có thể trải qua những ngày buồn chán nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ” để khẳng định một chân lý, một quy luật của muôn đời: tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít bền vững muôn đời. Cha muốn nhấn mạnh cho con hiểu rằng trong nhiều tình cảm cao quý thì tình yêu thương,kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Những lời lẽ của bố đã khơi gợi những tâm tư, tình cảm suy nghĩ của En-ri-cô về mẹ rất chân thành, nhẹ nhàng, sâu sắc. Lời lẽ, giọng điệu của bố vừa kiên quyết vừa như ra lệnh nhưng lại rất chân tình, khuyên nhủ. Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư bởi đây là một cách giáo dục con rất sâu sắc. Bố muốn nói riêng cho người con biết rằng con đã có lỗi – điều đó được giữ kín đáo và không làm cho con mất đi lòng tự trọng.

Tác phẩm hấp dẫn người đọc với lối viết thư nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm thía đan xen yếu tố nghị luận. Giọng văn nhẹ nhàng vừa chân thành, tha thiết vừa nghiêm khắc, dứt khoát vừa thấm thía, sâu sắc, đầy sức thuyết phục phù hợp với tâm lý trẻ thơ. “Mẹ tôi” là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả mà tác giả để lại trong lòng người đọc về hình ảnh thân thương của người mẹ hiền, qua đó giáo dục chúng ta về đạo hiếu với cha mẹ, về tình cảm thiêng liêng cao quý.

“Mẹ tôi” vẫn mãi là những trang viết đượm hồn, đượm tình, nhắc nhở con người về tình yêu thương, kính trọng với cha mẹ, cảnh tỉnh cho những người con bạc tình bạc nghĩa phải thay đổi, sống hiểu thảo và trân quý tình cảm gia đình nhiều hơn.

Bài Văn Cảm Nghĩ Về Người Bố Trong Văn Bản Mẹ Tôi Lớp 7 Hay Nhất

Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bốrất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.

Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.

Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.

Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bốhơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.