Top 13 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Văn Bản Khi Con Tu Hú Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Ý Nghĩa Nhan Đề Khi Con Tu Hú

Đề bài: Nhan đề Khi con tu hú có ý nghĩa gì? Nhan để ấy có phù hợp với nội dung của bải thở hay không? Vì sao? HƯỚNG DẪN – Nhan đề Khi con tu hú là một vế trong câu thơ đầu: Khi con tu hú gọi hầy. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) cảm thấy phòng giam chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Nhan đề này có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú …

Đề bài: Nhan đề Khi con tu hú có ý nghĩa gì? Nhan để ấy có phù hợp với nội dung của bải thở hay không? Vì sao?

– Nhan đề Khi con tu hú là một vế trong câu thơ đầu: Khi con tu hú gọi hầy. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) cảm thấy phòng giam chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Nhan đề này có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú là tín hiệu của mùa hè, của sự sống bên ngoài. Nó tác động sâu sắc tới tâm hồn người tù làm cho người tù mang nhiều tâm trạng.

Toàn bài thơ là cảnh thiên nhiên mùa hè mà người tù tưởng tượng ra nhờ sự tác động của tiếng chim tu hú. Bức tranh thiên nhiên mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, không gian bao la khoáng đạt. Tiếng chim tu hú đã đánh thức tình yêu sự sống của người chiến sĩ. Tình yêu thiết tha cộng với một tâm hồn nhạy cảm đã khiến người tù càng yêu cuộc sống và càng khao khát tự do. Tiếng chim tu hú đánh thức tâm trạng uất ức, ngột ngạt đến bức bối, sự khao khát tự do đến cháy bỏng, muốn thoát khỏi cuộc sống tù đầy của người chiến sĩ.

-Bài thơ mở đầu và kết thúc đều bằng âm thanh tiếng tu hú. Tác giả nhấn mạnh tiếng tu hú đã tác động tới con người. Nó khơi nguồn cảm xúc, khơi dậy tình yêu cuộc sống, thôi thúc, giục giã khát vọng tự do của người chiến sĩ đang bị tù đày.

-Nhan đề Khi con tu hú dã gợi tứ chung cho toàn bài thơ, phù hợp với nội dung cảm xúc được thể hiện của bài thơ.

Nêu Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Khi Con Tu Hú

Tố Hữu làm bài thơ Khi con tu hú vào tháng 7 năm 1939 khi ông đang bị thực dân Pháp bắt giam, tiếng chim trở thành cảm hứng, khát vọng của người chiến sĩ trẻ đang sống trong cảnh tù đầy.

Trước hết ” khi con tu hú” cất tiếng kêu gọi hè thì cũng là lúc tác giả hình dung ra một bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động và náo nhiệt với bao âm thanh, bao màu sắc tươi tắn tuyệt đẹp. Đó là những hình ảnh về một cánh đồng lúa chín vàng trải dài bát ngát, từng con sáo diều được những đứa trẻ mục đồng thả ,đang bay lượn trên bầu trời trong xanh cao và rộng biết bao. Vườn trái cây nhà ai đã chín rồi, chín trong cái oi bức của trời hè, mang hương vị ngọt lịm của đất, đâu đó tiếng ve vẫn đang kêu râm ran trong những bụi cây xanh rậm rạp. Tất cả khung cảnh hiện lên làm tác giả dấy lên những khát vọng cao cả. Đó là một khát vọng được đập tan cơn oi bức ngày hè, được đạp tung cửa nhà tù chật hẹp, vượt thoát ra khỏi không gian tối tăm của tù đầy để ra ngoài kia thỏa sức được ngắm nhìn không gian ngoài kia, sự dục dã của tiếng chim tu hú khiến lòng tác giả như sôi sục một sức sống mãnh liệt, một hy vọng khó lòng dập tắt của người chiến sĩ trẻ. Tiếng tu hú trở thành tiếng gọi mời, tiếng mời mọc của tự do, thành sức mạnh thôi thúc khát vọng vượt thoát của người tù. Không chỉ thoát ra khỏi hoàn cảnh thực tại mà còn là hàm ý rằng, người tù cách mạng phải đấu tranh đưa cả dân tộc ra khỏi sự tối tăm của ách xâm lược.

Như vậy tiếng chim tu hú trong nhan đề không còn đơn gian như một dấu hiệu giúp người đọc nhận biết cảm hứng chủ đạo mà nó còn là hình tượng gửi gắm những khát vọng tự do, những nỗi lòng sâu sa của người chiến sĩ cách mạng đang bị cầm chân trong cảnh tù đầy.

BÀI LÀM 2

Khi Con Tu Hú là một bài thơ hay của nhà thơ Tố Hữu, một chiến sĩ cách mạng của là một nhà thơ tài giỏi của dân tộc. Ý tứ của bài thơ được bộc lộ qua con tu hú xuất hiện ở phần nhan đề đã giúp người đọc phần nào nhận thức được những ánh xạ tâm hồn của Tố Hữu muốn gửi gắm.

Nhan đề một bài thơ là một phần hết sức quan trọng khi bài thơ đến với sự tiếp nhận của độc giả. Bài thơ của Tố Hữu cũng vậy, tên nhan đề “khi con tu hú” đã trở thành một cánh cửa gợi mở tâm tư của tác giả. Tu Hú là một loài chim chỉ xuất hiện vào mùa hè, đó cũng là khoảng thời gian mà Tố Hữu sáng tác bài thơ vào tháng 7 năm 1939 tại Huế. Lúc này, người chiến sĩ cách mạng đang bị thực dân Pháp bắt giam. Trong nhà tù, người chiến sĩ cách mạng nghe thấy tiếng chim tu hú đang kêu trong những lùm cây cao vang vọng khắp bốn phương. Tiếng tu hú kêu tưởng chừng vô nghĩa những nó đã trở thành một nguồn cảm hứng chủ đạo giúp nhà thơ nói lên tiếng lòng của mình. Giữa khung cảnh trời hè oi ả, những cánh đồng lúa chín trải dài vô tận và những con sáo diều vi vu trên bầu trời trong xanh không một gợn mây, tiếng chim tu hú cất lên náo nức vọng khắp không gian như báo hiệu ngày về, mở đầu cho những tiếng ve râm ran trong những tán cây rậm rạp, mở đầu cho sự oi bức, nóng vội của tâm tưởng người tù. Tiếng chim tu hú không chỉ gợi ra trong tâm thức người tù một bức tranh ngày hè sống động mà còn khơi dậy những khát vọng chân chính của người chiến sĩ cách mạng. Đó là khát vọng muốn hất tung những bực bội nóng bức, đạp tung những song sắt nhà tù, phá tan sự bức bối và chật hẹp của nhà tù được bao quanh bởi bốn bức tường tăm tối phủ đầy những điều xấu xa của lũ thực dân cướp nước. Liên tưởng không gian gợi lên những khát vọng vượt thoát để được ngắm nhìn thế giới bên ngoài một cách thật trọn vẹn. Mong muốn được nghe rõ hơn tiếng rục rã của những con chim tu hú ngày hè, ngắm nhìn những đồng lúa, con diều, nghe tiếng ve và nhìn bầu trời xanh tươi chứa đầy hy vọng và ước mơ. Hơn thế nữa , đặt bài thơ trong bối cảnh thời đại, khi đất nước ta đang lâm vào cảnh bị mất nước, bị đô hộ bởi những tên thực dân đớn hèn và độc ác, khiến nhân dân ta chịu biết bao đầy dọa và khổ đau. Tiếng chim tu hú không còn là sự rục rã vượt thoát ra khỏi không gian chật hẹp của một cá thể mà nó trở thành sự rục rã cho cả một dân tộc với khát khao tự do, khát khao được dương cao ngọn cờ độc lập, và ước mong có được một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Đối với Tố Hữu, tiếng chim trở nên vô cùng đặc biệt, nhan đề đã gợi mở ra nội dung và nghệ thuật cho cả bài thơ. Bài thơ tràn ngập tiếng chim tu hú gọi bầy, gọi những cảnh sắc thiên nhiên ngày hè, gọi cả tâm hồn thi sĩ hãy sống dậy đạp tung song sắt và những áp bức bất công từ kẻ thù mang bộ mắt xấu xa của bọn thực dân. Vì vậy, nhan đề trở thành tín hiệu, nói cách khác chúng trở thành một bước đệm hoàn hảo để triển khai toàn bộ ý nghĩa của bài thơ Khi con tu hú rất sâu sắc và ý nghĩa.

Bài: Khi Con Tu Hú

TGHoạt động của GV và HSNội dung bài học

5

22Hoạt động 1: GV Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích về tác giả tác phẩm. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?(HS trả lời GV chốt lại một số ý sau )

Hoạt động 2:GV hướng dẫn : Đọc chú ý thay đổi giọng. 6 câu đầu giọng đùa vui, 4 câu sau giọng bực bội. Ngoài chú thích SGK GV bổ sung thêm các từ như từ: “lúa chiêm”: lúa cấy vào tháng 11. Hoạt động 3: Văn bản được chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?

GV định hướng HS phân tích bài thơ theo bố cục. (? Bức tranh mùa hè được tác giả hình dung qua những hình ảnh nào ? ) hoặc:? Em hãy kể những sự vật mà tác giả nhắc đến trong bức tranh mùa hè? Không gian miêu tả?? Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ở trong bài thơ?? Ở trong bức tranh tiếng chim tu hú đã thức dậy điều gì trong tâm hồn tác giả ?

? Nhờ vào điều gì mà tác giả vẽ nên bức tranh đẹp như vậy ? ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để vẽ lên bức tranh mùa hè đầy sức sống?* GV cho học sinh đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối. ?Tâm trạng nhà thơ được bộc lộ như thế nào ở đoạn trích này ? Phân tích tâm trạng đó ?

? Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào ?

?Em hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? học sinh suy nghĩ làm và giấy nháp và trả lời.I. Vài nét về tác giả – Tác phẩm 1. Tác giả: Tố Hữu – Ông giác ngộ cách mạng rất sớm. – Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền đồng thời vẫn sáng tác thơ. – Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời thơ và cuộc đời cách mạng. – Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. 2. Tác phẩm: – Sáng tác 7- 1939 khi tác giả ở trong nhà lao Thừa Phủ. II. Đọc – Tìm hiểu chú thích 1. Đọc

Giáo Án Ngữ Văn 8: Khi Con Tu Hú

I. Giới thiệu tác giả * Chú thích (SGK – tr. 21) * Bổ sung – Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với con đường cách mạng. – Thơ của ông được soi sáng bởi lý tưởng cách mạng. – Trong thơ Tố Hữu ta bắt gặp một tâm hồn nồng nhiệt của tuổi trẻ gặp lý tưởng cách mạng. – Khi bị tù đày: Thơ của ông vượt qua song sắt để cổ vũ cuộc đấu tranh, – Bài thơ: Khi con tu hú được sáng tác tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ II. Đọc hiểu văn bản: * Nhan đề bài thơ – Tên bài thơ: Chỉ là một vế phụ của một câu trọn ý. VD: Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng gian chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Tên bài thơ đã gợi mạch cảm xúc của bài thơ. Tiếng chim tu hú được gợi từ đầu bài thơ đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng tự do. Tiếng chim đã tác động mạnh đến tâm hồn người tù. * Thể thơ: – Bài thơ được viết theo thể lục bát. – Tiếng 6 của câu 6 hiệp vần với tiếng 6 của câu 8. 1. Sáu câu thơ đầu: Cảnh vào hè + Sáu câu thơ lục bát đã mở ra một thế giới rộn ràng tràn trề nhựa sống. – Hình ảnh: nắng đào lúa chín trái cây, hạt bắp, tiếng ve, bầu trời cao rộng, cánh diều chao lượn. Mùa hè rộn rã âm thanh rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vụ, bầu trời thoáng đạt tự do. Tiếng chim tu hú đã thức dậy tất cả. Đây là cảnh trong tâm tưởng người chiến sĩ trẻ trong cảnh thân thù. Từ tiếng chim tu hú tác giả đã huy động mọi giác quan để đón nhận mọi tín hiệu của sự sống bên ngoài. Đây là sự cảm nhận mãnh liệt tinh tế của mọt tâm hồn trẻ trung yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do. 2. Bốn câu cuối: Tâm trạng của người tù + Tâm trạng đau khổ, uất ức ngột ngạt được nhà thơ biểu hiện trực tiếp. – Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 (câu 8), 3/3 (câu 9). – Cách dùng từ ngữ mạnh.. đạp tan phòng, ngột, chết uất… – Từ ngữ cảm thán: ôi, thôi, làm sao… Tạo cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát mãnh liệt muốn thoát khỏi tù ngục, trở về cuộc sống tự do. Tiếng chim tu hú mở đầu đưa tác giả vào cảnh mùa hè với bầu trời tự do. Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ cách kết cấu đầu cuối tương ứng tạo hiệu quả nghệ thuật thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy. IV. Tổng kết: Bài thơ lục bát giản dị, giọng điệu tha thiết đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ. tham khảo Cũng là một tiếng chim, nhưng tiếng gọi bầy của con chim tu hú gợi lên sự tưởng tượng phong phú về bức tranh thiên nhiên rộng lớn và tinh tế. Từ thế giới vĩ mô đến thế giới vi mô, từ cánh đồng, bầu trời, khu vườn, vạt sân đến hạt bắp, trái cây. Còn nhớ những tiếng chim độc đáo trong thơ: – Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng). – Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm (Định Hải). – Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng (Trần Hữu Thung)… ở bài thơ này, chim tu hú gọi bầy thức dậy trong tâm tưởng nhà thơ bao nhiêu hình ảnh, âm thanh, màu sắc, hương vị của mùa hè. Sắc màu thật là rực rỡ và lộng lẫy: – Cánh đồng lúa chín ửng vàng – Vườn cây râm mát xanh – Nắng đỏ tươi – Ngô vàng – Trời xanh thăm thẳm Những âm thanh thật là náo nức, rạo rực. Tiếng chim tu hú lảnh lót trên nền nhạc rộn rã của những tiếng ve ngân. Trên cao xanh điệp vào đó là tiếng sáo diều réo rắt. Cùng với sự đầy ắp âm thanh, màu sắc là hương thơm. Hương của đồng lúa chín, hương của những trái cây ngọt ngào từ những khu vườn, hương từ những vạt ngô đang rây vàng hạt mẩy. Cảnh vật rất sống động, chúng như đang phát triển, đang cựa quậy một cách hết sức tự nhiên, mạnh mẽ. Tiếng ve “dậy”, nắng đào “đầy”, trời xanh bát ngát như căng ra – “càng rộng càng cao”. Đến cả những cánh diều vô tri vô giác cũng biến thành vật sống – con diều sáo – bay lượn thoải mái tự do trong bầu trời khoáng đãng. Tuy nhiên, đặc sắc của bức tranh không phải chỉ là chất liệu, mặc dù chúng làm nên vẻ đẹp bề bộn, rậm rạp của Huế lúc vào hè. Đặc sắc là bức tranh này được vẽ bằng sự tưởng tượng, vẽ trong tưởng tượng. Nó là mùa hè, nhưng mùa hè “dậy” lên qua tiếng chim lọt vào buồng giam, mùa hè “nghe” thấy “cảm” thấy trong tiếng chim tu hú và xa xa là tiếng ve, tiếng sáo diều. Thiên nhiên tự do phóng khoáng bên ngoài được dành cho nhiều dòng thơ. Trong khi đó cuộc sống mùa hè của người bị giam chỉ được viết trong một dòng thơ ngắn ngủi vỏn vẹn sáu tiếng: Ngột làm sao, chết uất thôi Sự tương phản không chỉ là cảnh vật mà thậm chí đến ngay cả cấu tứ và diễn đạt. Không cần nói nhiều về tình trạng đối lập bên trong và bên ngoài phòng giam, mà vẫn cứ ngồn ngộn sự đối lập. Bởi vì rằng cảnh vật tự nó gợi lên sự đối lập. Bên ngoài là thiên nhiên phóng khoáng, dịu mát, thơm hương tràn đầy sức sống. Thế mà, cũng là mùa hè, nhưng trong phòng giam là sự ngột ngạt – và chết uất. Thế giới tù tội và thế giới tự do vốn là đối lập, nhưng nếu như không đặt chúng cạnh nhau, không so sánh bởi cùng một thước đo thì sự đối lập và tương phản ấy sẽ không có được tính chất gay gắt mãnh liệt. Tiếng chim tu hú cứ như khoan vào trong phòng giam để cho thế giới bên ngoài tràn vào ào ạt. Mà như vậy càng khiến cho sự ngột ngạt càng trở nên ngột ngạt, sự khao khát càng thêm khao khát, sự bức bối càng thêm bức bối. Đến nỗi người trong tù phải kêu lên, phải khao khát hành động đập phá, tháo cũi, sổ lồng. Người tù muốn đập tan phòng để ôm lấy mùa hè tự do. Người tù cảm thấy không thể sống nổi cuộc sống tù tội. Trong khi đó tiếng chim tu hú vẫn cứ giục giã, giục giã… Ban đầu tiếng chim tu hú chỉ là tiếng chim hiền lành gọi bầy, nhưng đến đây nó thấm đầy tâm trạng cho nên thành tiếng kêu. Nó Kêu ở ngoài trời, nó Kêu ở nơi tự do, nó Kêu ở trong lòng người. Nó khắc khoải, giục giã, thiêu đốt. Bài thơ kết thúc ở tiếng chim cứ kêu cứ kêu… Người tù có đạp tan phòng giam, có bị chết vì ngột, vì uất ở trong đó hay không bài thơ không nói rõ. Nhưng người đọc thì rõ điều này: Người thanh niên 19 tuổi “gân đang săn và thớ thịt căng da” khao khát tự do, căm thù sự giam cầm trói buộc. Cuộc đấu tranh của anh cực kì quyết liệt: – Hoặc là phá tan tù ngục – giành tự do – Hoặc sẽ bị nhà tù tiêu diệt – chết ngột, chết uất. Chỉ có một cách lựa chọn duy nhất giữa hai khả năng đó. Con chim tu hú cứ kêu hay đó là tiếng đời, tiếng gọi do như thúc giục, như khích lệ đập tan cái xà lim nhốt người, và tiến tới đập tan cái chế độ dã man đang cầm tù cả một dân tộc, một đất nước.