Được đăng: 16 Tháng 7 2019
Lượt xem: 4199
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang, nước nhà độc lập, non sông thu về một mối. Nhân tố quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại ấy, chính là sự lãnh đạo của Ðảng ta. Nghị quyết Hội nghị BCHTW Ðảng lần thứ 15 (năm 1959) là một minh chứng điển hình thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đối với cuộc đấu tranh cách mạng ở Miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung.
Sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Ðông Dương (20-7-1954), quân và dân ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Trái lại, cả Mỹ và chính quyền Ngô Ðình Diệm tìm mọi cách phá bỏ Hiệp định, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ kháng chiến và người dân yêu nước đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình. Với chính sách tố Cộng, diệt Cộng, Mỹ – Diệm đã gây cho ta những tổn thất nặng nề. Vào cuối năm 1958 đầu năm 1959, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách ác liệt. Tháng 4-1959, Ngô Ðình Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng khẩn cấp”. Tháng 5-1959, Quốc hội của chính quyền Sài gòn thông qua luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam nhằm triệt phá các tổ chức cách mạng, lùng bắt cán bộ, đảng viên ở từng ấp, xã. Chỉ tính từ 1955 đến 1958, riêng ở Nam Bộ, địch đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên, bắt 446.000 người.
Tình hình đó chỉ ra rằng, phương châm đấu tranh chính trị đơn thuần cũng như đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ như trước đó không còn phù hợp với thực tế. Đòi hỏi Đảng ta phải có sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời để duy trì và phát triển phong trào cách mạng, đáp ứng yêu cầu bức xúc của cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước miền Nam và cũng là yêu cầu cấp bách để vượt qua thử thách hiểm nghèo. Tháng 01-1959, BCHTW Đảng triệu tập Hội nghị lần thứ 15. Hội nghị họp 2 đợt tại Hà Nội, đợt 1 từ ngày 12 đến 22-01-1959, đợt 2 từ ngày 10 đến 15-7-1959. Dự họp có các đồng chí trong BCHTW, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ Nam Bộ và Đảng bộ Trung – Nam Trung Bộ.
Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị 15 đã phân tích tình hình trong nước từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết và đề ra nhiệm vụ đấu tranh, thống nhất nước nhà cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta. Hội nghị chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản mà cách mạng Việt Nam phải giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản ở miền Nam với nhân dân Việt Nam và mâu thuẫn giữa con đường XHCN và con đường TBCN ở miền Bắc.
Ở miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy: Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản. Lực lượng cách mạng gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những nhân sĩ yêu nước. Đảng chú trọng mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông làm cơ sở, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, tranh thủ những người có khuynh hướng hòa bình trung lập trong các tầng lớp khác. Đối tượng của cách mạng là đế quốc Mỹ và giai cấp tư sản mại bản, địa chủ phong kiến. Trong giai cấp tư sản mại bản có bọn thân Mỹ, có bọn thân Pháp. Trong giai cấp địa chủ, có bọn phản động dựa hẳn vào Mỹ – ngụy, làm tay sai đắc lực cho chúng; có bộ phận lừng chừng không dám theo hẳn Mỹ – ngụy; có bộ phận tỏ thái độ chống Mỹ – ngụy ở mức độ nhất định. Do đó, về sách lược cần có sự phân biệt đối xử với từng bộ phận, cần lợi dụng mâu thuẫn giữa các bộ phận để cô lập cao độ đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm.
Nghị quyết xác định: Cách mạng Việt Nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược song song
là
Nếu không ra sức củng cố miền Bắc và tích cực đưa miền Bắc tiến lên CNXH thì không có chỗ dựa vững chắc để tranh thủ hòa bình thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. Không kiên quyết đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến ở miền Nam, cụ thể là chế độ Mỹ – Diệm, thì cũng không thể tạo điều kiện thuận lợi nhất để hòa bình thống nhất Tổ quốc”
[1]
tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai cuộc cách mạng có quan hệ hữu cơ với nhau “
.
Phải biết vận dụng mọi điều kiện thuận lợi trên thế giới có lợi cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của toàn dân ta”
Nghị quyết nêu rõ: “ [2] , Hiệp định Giơnevơ có tác dụng hạn chế phần nào âm mưu gây chiến của địch, nhưng nhân tố có tác dụng quyết định thắng lợi của cách mạng là lực lượng đấu tranh của quần chúng nhân dân trong cả nước.
Hội nghị nhấn mạnh: “Vì chế độ thống trị của Mỹ – Diệm dựa vào vũ lực để tồn tại mà chúng ta thì phải dựa vào lực lượng quần chúng, lấy lực lượng quần chúng để đánh đổ chúng, cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ”. Trong quá trình đó “hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu. Song do quân thù quyết dìm cách mạng trong máu lửa, do nhu cầu của phong trào cách mạng ở miền Nam, cho nên trong một chừng mực nhất định và ở những địa bàn nhất định đã xuất hiện những lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền để trợ lực cho đấu tranh chính trị. Ðó là một điều cần thiết”. Nghị quyết cũng nêu ra một số khả năng “Thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng con đường hòa bình” khả năng đó hiện nay rất ít, song Đảng ta “không gạt bỏ khả năng đó, mà cần ra sức tranh thủ khả năng đó” [3]
Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Nhưng trên con đường dài thực hiện nhiệm vụ cơ bản ấy, quá trình cách mạng miền Nam phải đi từng bước, tiến từ những hình thức thấp, từ đẩy lùi chính quyền địch từng bước đến những hình thức cao. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”
[4]
.
Về nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam, Nghị quyết chỉ rõ: “”. Nhưng trên con đường dài thực hiện nhiệm vụ cơ bản ấy, quá trình cách mạng miền Nam phải đi từng bước, tiến từ những hình thức thấp, từ đẩy lùi chính quyền địch từng bước đến những hình thức cao. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là “
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Hội nghị khẳng định: ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ. Chỉ có thắng lợi của cách mạng mới chấm dứt cảnh cùng khổ của nhân dân miền Nam, mới triệt để làm thất bại mọi chính sách nô dịch, chia cắt và gây chiến của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng ở miền Nam.
“Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu của cách mạng, thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”
[5]
.
“Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu của cách mạng, thì con đường đó là
Phải biết vận dụng mọi điều kiện thuận lợi trên thế giới có lợi cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của toàn dân ta”
Nghị quyết nêu rõ: “ [6] , Hiệp định Giơnevơ có tác dụng hạn chế phần nào âm mưu gây chiến của địch, nhưng nhân tố có tác dụng quyết định thắng lợi của cách mạng là lực lượng đấu tranh của quần chúng nhân dân trong cả nước.
Về khả năng phát triển của tình hình sau khi những cuộc khởi nghĩa của quần chúng nổ ra, hội nghị dự đoán: “Đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới là: chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta” [7]
Nghị quyết 15 chủ trương: cách mạng miền Nam cần có Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của nó nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai. Về mối quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị quyết nêu rõ: “Mặt trận miền Nam tuy là riêng cho miền Nam, không nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng phải cùng thực hiện mục tiêu chung với Mặt trận Tổ quốc là nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và thực tế phải do Đảng ta lãnh đạo” [8]
Về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam, Nghị quyết nhận định: Sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam là một nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng miền Nam. Vấn đề mấu chốt hết sức cấp bách hiện nay là phải củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp đảng bộ và nhất là của chi bộ đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ. Trong hoàn cảnh mới, Đảng bộ miền Nam phải hết sức đề cao công tác bí mật, phải biết triệt để sử dụng mọi khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp để che giấu lực lượng của Đảng, phải không ngừng nâng cao cảnh giác, tỉnh táo đề phòng mọi sự xâm nhập, phá hoại của bọn gián điệp và những phần tử đầu hàng, phản bội. Để bảo vệ các cơ quan đầu não và che giấu cán bộ, cần xây dựng ở các địa phương những cơ sở an toàn và khu an toàn…
60 năm nhìn lại
,
chúng ta
Nghị quyết Trung ương 15 rất đúng”
[9]
càng thấy rõ ý nghĩa lịch sử to lớn của Nghị quyết 15. “
bởi
đã đề ra một cách toàn diện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nó đánh dấu bước phát triển mới về tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Ðảng ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất nước nhà. Những quyết sách về con đường phát triển của cách mạng miền Nam mà Hội nghị đưa ra phản ánh đúng tình thế chín muồi của cách mạng, đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thực tế tình hình cách mạng miền Nam lúc bấy giờ, phù hợp với nguyện vọng tha thiết của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam và phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam.
Làm xoay chuyển hẳn tình thế”
Nghị quyết 15 ra đời là mốc son lịch sử vô cùng quan trọng, như một luồng sinh khí mới thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh, mở đường thúc đẩy phong trào cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ mà đỉnh cao là phong trào đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960. “ [10] , đưa cách mạng miền Nam vượt qua thử thách nguy biến nhất, chuyển sang thế tiến công đập tan hình thức xâm lược, thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới mà đế quốc Mỹ dày công tạo dựng ở miền Nam Việt Nam.
Nghị quyết 15 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ đấu tranh cách mạng giải phóng Miền Nam, đánh đổ sự thống trị của Mỹ-Diệm, với nhiệm vụ xây dựng, củng cố bảo vệ Miền Bắc, hậu phương lớn và trực tiếp của cách mạng Miền Nam. Ðồng thời, Nghị quyết 15 cũng góp phần xác định và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng, đấu tranh bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nghị quyết 15
và tiếp đó là Nghị quyết Ðại hội lần thứ III của Ðảng (9-1960) đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam nói riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước./.
[1] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2002, tập 20, tr.62.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 20, tr.67-68.
[3] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 20, tr.83-84.
[4] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 20, tr.81.
[5] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 20, tr.82.
[6] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 20, tr.67-68.
[7] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 20, tr.85.
[8] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 20, tr.89.
9; [10]Đảng Cộng sản Việt Nam-Ban Chấp hành Trung ương: Kết luận của Bộ Chính trị về Dự thảo tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, số 215-BBK/BCT, ngày 6-5-1994.Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng.