Bài 21. SÔNG NƯỚC CÀ MAU
1. Đoạn trích Sông nước Cà Mau là của tác giả nào?
A. Đoàn Giỏi.
B. Nguyễn Tuân.
C. Sơn Nam.
D. Tô Hoài.
2. Đoạn trích Sông nước Cà Mau được trích trong tác phẩm nào?
A. Hương rừng Cà Mau.
B. Đất rừng phương Nam.
C. Bến Nghé xưa.
D. Đất phương Nam.
3. Nội dung chính trong các tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi là gì?
A. Tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân chống thực dân Pháp,
C. Cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
D. Những nét đẹp văn hóa của vùng đất Cà Mau.
A. Là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi, được viết năm 1957.
B. Nhân vật chính trong truyện là cậu bé An.
C. Truyện miêu tả cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống của con người ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.
D. Truyện nêu lên những khó khăn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của người dân vùng đất Cà Mau.
5. Tác giả đã miêu tả địa danh nào trong đoạn trích trên?
A. Chợ Năm Căn.
B. Chợ Cà Mau.
C. Rừng U Minh.
D. Chợ Bạc Liêu.
6. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích trên?
A. So sánh.
B. Miêu tả thực.
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.
7. Người dân vùng đất Cà Mau thường dựa vào đâu để đặt tên cho các con sông, con rạch?
A. Căn cứ vào thời gian xuất hiện của con sông, con rạch đó.
B. Căn cứ vào vùng đất mà con sông, con rạch đó chảy qua.
C. Căn cứ vào đặc điểm riêng biệt của từng vùng đất, từng con sông, con rạch.
D. Căn cứ vào tên người phát hiện ra con sông, con rạch đó.
8. Quang cảnh chợ Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào trong đoạn trích?
A. Chỉ đông đúc vào những giờ nhất định.
B. Không tạo cho con người cảm giác về một buổi chợ.
C. Ồn ào, đông vui, tấp nập và bán đầy đủ các vật dụng cần thiết.
D. Vắng lặng, buồn tẻ, ít kẻ mua người bán.
9. Đoạn trích đã cho thấy cảnh sông nước Cà Mau như thế nào?
A. Một vùng đất nhỏ hẹp, thiên nhiên và con người đều thiếu sức sống.
B. Một vùng đất thơ mộng và quyến rũ.
C. Hết sức hiện đại cả về thiên nhiên lẫn con người.
D. Có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
10. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng Năm Căn có sự bề thế của:
A. Trấn “anh chị rừng xanh”.
B. Những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa.
C. Những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng.
D. Những đống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ.
II. TỰ LUẬN
Vài nét về nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam.
Gợi ý trả lời:
Đoàn Giỏi sinh năm 1925, mất năm 1989. Ông sinh ra ở Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Đoàn Giỏi là tên thật của ông, ngoài ra ông còn có nhiều bút danh khác như Nguyễn Hoài, Phạm Phú Lễ, Huyền Tư.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, sau đó ông chuyển qua công tác thông tin, văn nghệ. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1955, ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II và III. Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
Đoàn Giỏi viết rất nhiều tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm đã xuất bản của ông có thể kế đến như kịch thơ Người Nam thà chết không hàng (1947), kí Khí hùng đất nước (1948), kí Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (1948), truyện Đường về gia hương (1948), kịch thơ Chiến sĩ Tháp Mười (1949), thơ Giữ vững niềm tin (1954), truyện kí Trần Văn Ơn (1955), truyện Cá bống mú (1956), truyện kí Ngọn tầm vông (1956), truyện Đất rừng phương Nam (1957), truyện ngắn Hoa hướng dương (1960), truyện Truy tìm kho vũ khí (1962), biên khảo Những chuyện lạ về cá (1981), biên khảo Tê giác giữa ngàn xanh (1982)…
Truyện Đất rừng phương Nam kể về quãng đời lưu lạc của chú bé An, cũng là nhân vật chính trong truyện, tại vùng U Minh của miền Tây Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Qua hình ảnh lưu lạc của chú bé, tác giả đưa người đọc đến với những cảnh thiên nhiên hoang dã, phì nhiêu; những con người mộc mạc, chân chất, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc ở vùng đất Cà Mau. Qua tác phẩm, tác giả mang đến cho người đọc những hiểu biết phong phú và tình yêu đối với thiên nhiên, con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
I. TRẮC NGHIỆM
[…] Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như Tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn ngay trước mắt ban giám khảo. Trước khi đi thi, nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
– Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
– Con đã nhận ra ai chưa? – Mẹ tôi vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
1. Đoạn trích Bức tranh của em gái tôi là của tác giả nào?
A. Đoàn Giỏi.
B. Tạ Duy Anh.
C. Đào Duy Anh.
D. Nguyễn Tuân.
2. Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại nào?
A. Truyện dài.
B. Tiểu thuyết.
C. Truyện ngắn.
D. Hồi kí.
A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.
B. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Khăn quàng đỏ.
C. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Nhi đồng.
D. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Hoa học trò.
4. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai?
A. Người anh trai.
B. Người mẹ.
C. Chú Tiến Lê.
D. Bé Kiều Phương.
5. Nhân vật chính trong truyện có tài gì?
A. Hội họa.
B. Diễn xuất.
C. Chơi nhạc.
D. Ca hát.
6. Câu chuyện được kể lại theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Ngôi thứ tư.
7. Kiều Phương trong đoạn trích là người như thế nào?
A. Có tính ích kỉ, thường xuyên ganh đua với người anh.
B. Có tính siêng năng, chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ.
C. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu.
D. Lười biếng, suốt ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng.
8. Nội dung Kiều Phương thể hiện trong bức tranh tham gia trại thi vẽ quốc tế là gì?
A. Cha mẹ và những người thân trong gia đình.
B. Góc học tập của em.
C. Ngôi trường mà em đang theo học.
D. Người anh trai.
9. Thái độ của người anh trai thế nào khi nhận ra nội dung trong bức tranh của em gái?
A. Từ ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
B. Cảm thấy hãnh diện và tự hào vì có một người em gái tài giỏi.
C. Cảm thấy buồn vì mình thua em gái.
D. Lòng tức giận lại dâng trào vì thành tích của em gái.
10. Người anh trai đã gọi những gì trong bức tranh là:
A. Tài năng của người em gái.
B. Tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
C. Những gì đẹp nhất trên đời này.
D. Chính bản thân người anh trai.
II. TỰ LUẬN
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
Gợi ý trả lời:
Trong truyện Bức tranh của em gái tôi của tác giả Tạ Duy Anh, tâm trạng của người anh diễn biến theo từng hành động của người em gái có biệt danh là Mèo.
Khi thấy em gái tự chế màu vẽ, người anh tỏ ý xem thường và đặt cho em gái biệt danh là Mèo. Người anh có tâm trạng không vui khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. Mọi người ai cũng xúc động, mừng rỡ và ngạc nhiên thì em cảm thấy buồn hơn và cảm nhận được sự thua kém của mình khi không ai thèm để ý đến mình. Từ đó, em cảm thấy không thể nào chơi thân với em gái được nữa bởi em vốn coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra là rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi như các em.
Khi nhận ra nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của em gái là mình, người anh ban đầu là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ. Em ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng trong con mắt em gái, hình ảnh của mình lại toàn mĩ đến thế; sau những gì mình đối xử với em gái, em gái vẫn có cái nhìn hết sức hoàn hảo về mình. Từ sự ngỡ ngàng đó, người anh chuyển sang hãnh diện. Hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh, mà còn chính là tâm hồn cao thượng và lòng vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề Anh trai tôi là hình ảnh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng kì lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ là sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính lòng vị tha và lòng mong ước của em gái đã làm cho người anh chuyển từ hãnh diện sang xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng trong thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em, ngay trong cách đối xử và những suy nghĩ của em về em gái cũng không được như vậy. Người anh đã nhận ra những khuyết điểm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.
Như vậy có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thể của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thể hiện tính cách nhân vật của tác giả.
Поделитесь с Вашими друзьями: