Top 11 # Xem Nhiều Nhất Xuất Xứ Của Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Bản “Chiếc Lá Cuối Cùng”

Chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, là tác phẩm nghệ thuật bất tử. Cụ Bơ- men xứng đáng là người nghệ sĩ chân chính, sáng tạo nghệ thuật vì cuộc đời, vì cuộc sống của con người. Thật đáng trân trọng và cảm phục !

*Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống : -Cô chán nản,lo lắng khi buộc lòng phải kéo tấm mành lên lần 1 -Cô thức trắng đêm,khuôn mặt hốc hác,lo lắng,sợ sệt chiếc lá cuối cùng sẽ rụng xuống. -Cô ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùnh vẫn chưa rụng xuống khi kéo mành lần 2 *Nếu Xiu biết được thì truyện sẽ kém đi phần hấp dẫn.Vì Xiu sẽ không bất ngờ và ta sẽ không thấy được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn

3.Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi,của Xiu và của bạn đọc khi lần hai Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên.Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

*Tâm trạng của Giôn-xi,Xiu và người đọc khi lần 2 Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên: căng thẳng,hồi hộp đến nghẹn thở,tưởng chừng như giây phút ra đi vào cõi vĩnh hằng của Giôn-xi đã tới. *Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi :Đó là sự gan góc của chiếc lá,chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nhiệt,bám lấy cuộc sống trái ngược với nghị lực yếu đuối buông xuôi muốn chết của Giôn-xi. *Nhà văn kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm vì con người hồi sinh ấy chỉ còn biết lắng nghe để ngạc nhiên khâm phục,biết ơn ngưòi đã cứu sống mình.Nhà văn không để Giôn-xi phản ứng gì thêm nghĩa là cô hoàn toàn tin vào sự thật,cô đã nhận ra vẻ cao đẹp của ân nhân cứu mình và cũng là nghệ thuật kết thúc câu chuyện để dư âm lời kể của Xiu về chiếc lá cuối cùng âm vang mãi trong lòng người đọc. -Lần 1: Giôn-xi bệnh nặng,nghèo túng,chán đờikhiến đọc giả thương cảm,lo lắng nhưng tình huống bỗng ngược lại,Giôn-xi cảm thấy yêu đời ,thoát khỏi bệnh tật làm người đọc bất ngờ. -Lần 2: Cụ Bơ-men đang khỏe bỗng nhiên chết vì sưng phổi khiến người đọc bất ngờ

Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng

Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng – Bài số 1

Hướng dẫn làm bài

Ở một khu phố tồi tàn tại Oa-sinh-tơn, có một xưởng vẽ chung của hai người bạn là Xiu và Giôn-xi có cùng sở thích về nghệ thuật và hợp nhau về nhiều mặt.

Giôn-xi bị chững viêm phổi và cuộc sống chỉ còn được tính từng ngày. Bác sĩ chỉ còn bó tay và Xiu cũng vô cùng thương xót, cố động viên cô ăn uống và vui vẻ.

Giôn-xi nhìn ra cửa sổ- khi ấy là mùa đông- đếm từng chiếc lá rơi. Cô tin rằng có khi chiếc lá cuối cùng trên cây leo già cỗi rụng xuống là cô sẽ vĩnh biệt cuộc đời.

Chỉ còn một chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi muốn nhìn thấy nó lìa cành trước khi trời tối và cô cũng sẽ đi xa.

Thầm hiểu, thương bạn, Xiu đến nhờ bác họa sĩ già ở tầng dưới, ông họa sĩ đã hai mươi lăm năm cầm bút vẽ nhưng chưa có tác phẩm nào ưng ý – Kiệt tác mà ông mơ ước. Ông tự coi mình là con chó loại đặc biệt luôn sẵn sàng bảo vệ cho hai nữ nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ tầng trên. Biết được Giôn-xi sắp sửa đang tuyệt vọng, ông buồn bã vô cùng.

Trong một đêm mưa gió bão bùng, người nghệ sĩ già tuổi ngoài năm mươi lại bị lao ấy, đã vẽ nên Chiếc lá cuối cùng trên bức tường – kiệt tác của mình. Ông mất hai ngày sau đó nhưng Giôn-xi đã khỏe mạnh lại và đã sống với con người mà trước đó chưa có.

Bài làm

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng – Bài số 2

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý.

Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng – Bài số 3

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.

Thanh Bình tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

Ôn Tập Văn Bản “Chiếc Lá Cuối Cùng”

Đoạn trích là phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

– P1: Từ đầu ” ….tảng đá”- Cụ Bơ-men và Xiu thăm Giôn-xi

– P2: Tiếp “…thế thôi” – Chiếc lá vẫn còn sau hai trận bão

– P3: Còn lại: ” ….” – Cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men.

– Nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong căn hộ thuê.

– Mất hết hi vọng vào cuộc sống

– Gắn số phận mình vào những chiếc lá thường xuân

à Số phận đáng thương.

– Sau trận mưa: (lần kéo rèm thứ nhất)

+ thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh

+ nhìn thấy chiếc lá vẫn còn chắc chắn lá sẽ rụng và mình sẽ chết.

+ không quan tâm đến những lời động viên của Xiu

tuyệt vọng và chán chường, sẵn sàng chờ đón cái chết, không còn mong chờ điều gì vào cuộc sống.

– Sau trận gió bấc của đêm tiếp theo:(lần kéo rèm thứ hai)

+ Giôn-xi nhìn chiếc lá hồi lâu, nhận ra suy nghĩ của mình là tồi tệ.

+ Muốn ăn, muốn soi gương, muốn xem Xiu nấu nướng

+ Hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ

à Giôn-xi đã được hồi sinh. Cô quan tâm đến mình, đến cuộc sống xung quanh mình và đã nghĩ về tương lai với niềm tin, hi vọng.

Nguyên nhân: Hình ảnh chiếc lá gan góc chống lại bão gió, bám lấy cuộc sống đã giúp Giôn-xi nhận ra sự yếu đuối, buông xuôi của mình là đáng trách.

– Sau khi hồi sinh, Giôn-xi hiện lên thật vui vẻ, hồn nhiên, yêu đời, tràn ngập sức sống của tuổi trẻ (vui vẻ đan chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng).

– Xiu cũng là họa sĩ trẻ, bạn cùng phòng của Giôn-xi à hai cô gái cùng lứa tuổi, cùng cảnh ngộ, cùng chung mơ ước, khát vọng à thân thiết như hai chị em.

– Những hành động, lời nói của Xiu:

+ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ

+ chán nản khi kéo chiếc rèm

+ an ủi Giôn-xi, lo sợ nếu Giôn-xi chết đi

à đã thể hiện rõ sự săn sóc, lo lắng và tình thương yêu dành cho Giôn-xi.

3. Cụ Bơ-men và kiệt tác của tình yêu thương

+ họa sĩ già ngoài 60 tuổi

+ kiếm ăn bằng cách làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ

+ ước mơ vẽ được một kiệt tác, nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được

+ Cao thượng, quên mình vì người khác

– Cái chết của cụ Bơ-men: bất ngờ, đầy chua xót.

– Bức tranh là một kiệt tác vì:

+ Vẽ rất đẹp, rất giống chiếc lá.

+ Bức tranh đem lại sự sống cho Giôn-xi.

+ Được vẽ bằng tình yêu thương bao la và sự hi sinh thầm lặng, cao cả.

+ Được trả bằng mạng sống của cụ Bơ-men (người nghệ sĩ đã lao động hết mình, dành hết tâm huyết của mình)

– Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ.

– Tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng mọi bệnh tật.

– Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, vì con người.

– Đảo ngược tình huống hai lần:

+ Giôn-xi – bệnh phổi – nhờ chiếc lá cuối cùng – khỏi bênh

+ Cụ Bơ-men – khỏe manh – vẽ chiếc lá cuối cùng – bệnh phổi – chết

Qua Văn Bản “Chiếc Lá Cuối Cùng” Của O Hen

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry – nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men – một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men

Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.

Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương – cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.

Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.

Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.