Top 3 # Xem Nhiều Nhất Xử Phạt Hành Chính Luật An Toàn Thực Phẩm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong An Toàn Thực Phẩm

được quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm các vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu; về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung: i) tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; ii) tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau :

a) Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế biến thực phẩm;

b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm;

c) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp sai quy định;

d) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả;

đ) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Nghị định quy định cụ thể về 26 vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả), thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm. (Phong Lâm).

Sách Luật An Toàn Thực Phẩm, Quy Định Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Theo Nghị định này, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố đối với thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm,…

Nhằm giúp bạn đọc kịp thời nắm bắt những quy định quan trọng nêu trên, Sách pháp luật liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành cuốn sách nói trên có độ dày 400 trang

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần thứ nhất: Luật An toàn thực phẩm và các quy định mới về quản lý an toàn thực phẩm

Phần thứ hai: Cách phát hiện thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn

Phần thứ tư: Quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

Phần thứ năm: Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phần thứ sáu: Quy trình thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm

Phần thứ bảy: Quy định xử phạt vi phạm hành chính và hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm

Để giúp các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các cơ quan quản lý và đông đảo bạn đọc thuận tiện trong việc áp dụng tìm hiểu triển khai thực hiện , Ngoài ra cuốn còn hiệu lực, có thể vận dụng để bạn bạn đọc tham khảo và áp dụng trong công việc, sách còn in các văn bản pháp luật về Thực phẩm là tài liệu thực sự cần thiết đối với lãnh đạo và cán bộ, công chức và người lao động của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể. Hy vọng cuốn sách này rất hữu ích cho các bạn có nhu cầu sử dụng. Sách có độ dày 400 trang,giá phát hành 350,000đ/1 cuốn. Nộp lưu chiểu quý II / 2018.

Quy Định Mới Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực An Toàn Thực Phẩm

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm 

Ngày 04/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.

          Nghị định số 115/2018/NĐ-CP đã khắc phục được cơ bản các vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế, bổ sung một số hành vi còn thiếu, không cụ thể, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính so với Nghị định 178/2013/NĐ-CP; quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo; Nghị định quy định nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn… Đây được xem là những quy định cần thiết nhằm siết chặt hơn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

          Cụ thể: Nghị định 115/2018/NĐ-CP bổ sung và nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm về điều kiện cơ sở, kiến thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; ví dụ như kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi cống rãnh thoát nước thải trong khu vực chế biến bị ứ động, không che kín hoặc dụng cụ thu gom rác không có nắp đậy; phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với  hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống; đối với chủ cơ sở có hành vi chế biến thực phẩm không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, nghị định quy định xử phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 01 đến 04 người; xử phạt 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng…

          Nghị định cũng quy định rõ hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các loại hình khác nhau, ứng với mức tiền phạt khác nhau và mức tiền phạt từ 20 đến 60 triệu đồng;  cao hơn nhiều so với quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.

          Một điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định tự công  bố sản phẩm với các trường hợp: Không có bản tự công bố, bản tự công bố sản phẩm không đúng quy định theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính lên tới 50 triệu đồng đối với cơ sở vi phạm và thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả: Ví dụ: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc thu hồi sản phẩm thực phẩm vi phạm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái thế hoặc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;

          Tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; ngoài ra phải buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;

          Nghị định số 115/2018/NĐ-CP cũng quy định về công tác hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; qua đó, giúp các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát tốt hơn về các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình

Mẫu Biên Bản Và Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về An Toàn Thực Phẩm

25/07/2019

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Hôm nay, hồi…. giờ … ngày … tháng … năm………. tại ………………… 2

Chúng tôi gồm:

1. Ông/bà ……………………………. Chức vụ:…………………………

2. Ông/bà ……………………………. Chức vụ:…………………………

Với sự chứng kiến của:

1. Ông/bà……………………………… Nghề nghiệp:……………………

SốCMND: ………………… Ngày cấp…………… Nơi cấp: …………………

2. Ông(bà): …………………………………………………………………

Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………

SốCMND:…………………Ngày cấp …………… Nơi cấp: …………………

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính

về ……………………………………………………………………………

………………………………3………………… đối với: …………………

Tổ chức/cá nhân vi phạm…………………………………………………..

Địa chỉ: ……………….. 4 …………………………………………………

Nghề nghiệp: …………. 5 …………………………………………………

Số CMND:…………………. 6… Ngày cấp…………Nơi cấp………….

Đã có những hành vi vi phạm hành chính như sau:

…………………………… 7 ………………………………………………

………………………………………………………………………………

__

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi địa chỉ nơi xảy ra vi phạm.

3 Ghi theo nội dung vi phạm về an toàn thực phẩm.

4 Ghi cụ thể địa chỉ của tổ chức/cá nhân vi phạm.

5 Đối với cá nhân vi phạm.

6 Đối với cá nhân vi phạm.

7 Mô tả hành vi vi phạm.

Người lập biên bản đã yêu cầu………………………… 8 …………………

1. Đình chỉ ngay hành vi vi phạm

2. Các biện pháp ngăn chặn ( Nếu có)

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

3………….. 9……………….. có mặt tại: …………………………………

đúng … giờ…. ngày … .tháng … năm … để giải quyết vụ việc vi phạm.

Biên bản gồm … trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho….. 10…….. 01 bản, 01 bản cơ quan lập biên bản giữ.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến khác (nếu có):

8 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

9 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

10 Tổ chức/cá nhân vi phạm.

Mẫu số 02BIÊN BẢNTạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm__

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều…….. Nghị định số …/………./NĐ-CP ngày …/…/………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ngày ….tháng ….năm …………. do ………. 2……….. chức vụ……………….. ký;

Để có cơ sở xác minh thêm tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý/hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi …. giờ … ngày … tháng … năm ……. tại…………………………..

Chúng tôi gồm:3

1. ………………………………… Chức vụ: ………………………………

2. ………………………………… Chức vụ: ………………………………

Người vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức: … 4 ……………………………………………………….

Nghề nghiệp:……………………………… Năm sinh …………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………

Số CMND:………………Ngày cấp……………… Nơi cấp:……………..

Với sự chứng kiến của:

Ông (bà): … 5………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

4 Nếu là tổ chức thì ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Họ tên người chứng kiến (nếu có). Nếu có đại diện chính quyền cơ sở phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

Số CMND:……………… Ngày cấp…………… Nơi cấp: ………………

Tiến hành lập biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

Ngoài những giấy tờ, tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Biên bản kết thúc vào hồi ……………… giờ cùng ngày được lập thành 02 bản. Một bản được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm.

Biên bản này gồm ……………. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản. Hoặc có ý kiến bổ sung khác như sau:8

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

6 Nếu là phương tiện ghi thêm sốđăng ký.

7 Ghi rõ tang vật, phương tiện có niêm phong không, nếu có niêm phong thì phải có chữký của người vi phạm.

8 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản.

9 Trong trường hợp niêm phong tang vật mà người vi phạm vắng mặt thì phải có sự tham gia và chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở.

Mẫu số 03BIÊN BẢNKhám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều …………… Nghị định số …/…………/NĐ-CP ngày … tháng ….năm ……. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Hôm nay, hồi … giờ, ngày … tháng … năm…………… tại………………..

Chúng tôi gồm:2

1………………………………… Chức vụ:………………………………

2………………………………… Chức vụ:………………………………

Với sự chứng kiến của:3

1. Ông (bà):…………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………..

Số CMND:……………… Ngày cấp…………… Nơi cấp:………………

2. Ông (bà):…………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Số CMND:………………Ngày cấp……………. Nơi cấp: ………………

Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: …………………………… 4

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

__

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.

3 Họ và tên người chứng kiến. Nếu không có chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải thì phải có 02 người chứng kiến.

4 Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, sốbiển kiểm soát (đối với phương tiện).

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải):5

1. Ông/bà: …………………………… Nghề nghiệp: ………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Số CMND:……………… Ngày cấp…………… Nơi cấp:………………

2. Ông/bà: …………………………… Nghề nghiệp: ………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Số CMND: …………………Ngày cấp…………… Nơi cấp:……………..

Phạm vi khám:………………………………………………………………

Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:

Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính kết thúc hồi … giờ … ngày … tháng…………. năm……………

Biên bản này gồm ………. trang, được người vi phạm, người chứng kiến, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải được giao một bản và một bản lưu hồ sơ.

Biên bản được đọc lại cho mọi người cùng nghe, đồng ý và cùng ký tên vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) 6

5 Ghi rõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải.

6 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình.

Mẫu số 04QUYẾT ĐỊNHXử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm_

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều ………….. Nghị định số …/…………./NĐ-CP ngày … tháng … năm …………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do … 2………………………………..

Lập hồi giờ … ngày … tháng … năm…………… tại………………………

Tôi: …….. 3…………………. Chức vụ:………………………………………

Đơn vị: ……………………………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức:………4……………. Nghề nghiệp……………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Số CMND:…………….. Ngày cấp…………… Nơi cấp…………………

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm …. Khoản …. Điều …. của Nghị định số….. /…./NĐ-CP. Mức phạt:……………………………… đồng.

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm …. Khoản …. Điều …. của Nghị định số ….. /…./NĐ-CP. Mức phạt:………………………………đồng.

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm …. Khoản …. Điều …. của Nghị định số….. /…./NĐ-CP. Mức phạt:………………………………đồng.

__

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi họ, tên chức vụ người lập biên bản.

3 Ghi họ, tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức: Ghi họ và tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

Tổng cộng tiền phạt là:……………………………………………… đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):……………………………………

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức …………………………………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt trừ trường hợp được hoãn chấp hành vì………………. 5 ……………………………………………………………………

Quá thời hạn nêu trên, nếu ông (bà)/tổ chức……………………………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ……….. của Kho bạc Nhà nước …….. 6 ………. trong vòng mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức………………… có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày….. tháng….. năm 7………

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức:…………………………………………….. để thi hành.

2. Kho bạc ………………………………………………… để thu tiền phạt.

3. ……………………………………………………………………………

Quyết định này gồm….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

5 Ghi rõ lý do.

6 Ghi rõ tên, địa chỉ của Kho bạc.

7 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

Mẫu số 05QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (Theo thủ tục đơn giản)

_

Căn cứ Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Điều … Nghị định số …/……/NĐ-CP ngày … tháng … năm… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Xét hành vi vi phạm hành chính do … 2……………………………………. thực hiện;

Tôi: …………. 3………………… Chức vụ: ………………………………

Đơn vị: ………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt tiền đối với:

Ông (bà)/tổ chức:………. 4…………… Nghề nghiệp……………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………

Số CMND:………………Ngày cấp……………. Nơi cấp………………..

Mức tiền phạt là:…………………………………………….. đồng.

(ghi bằng chữ……………………………………………………………….)

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính:5…………………………………………

Quy định tại Điểm … Khoản….. Điều … của Nghị định số…/…../NĐ-CP ngày … tháng … năm …… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức bị xử phạt.

3 Họ và tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Nếu là tổ chức: Ghi họ tên chức vụ người đại điện cho tổ chức bị xử phạt.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

Địa điểm xảy ra vi phạm:

………………………. 6………………………………………………………….

Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

………………………………………………………………………………………

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt là ngày … tháng … năm………. trừ trường hợp………….. 7

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức ……………………….cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc nộp tại Kho bạc Nhà nước……….. 8…………….. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ……………………….. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………… để chấp hành.

2. Kho bạc…………………………………………………để thu tiền phạt

3……………………………………………………………………………

Quyết định này gồm ……………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.