Top 11 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Vi Phạm Luật Hôn Nhân Gia Đình Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Vi Phạm Luật Hôn Nhân Gia Đình Xử Lý Thế Nào?

04/11/2019

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư cho hỏi tư vấn về giải quyết trường hợp vi phạm luật hôn nhân gia đình như sau: A và B cưới nhau cho đến nay được 8 năm nhưng thời gian gần đây A phát hiện vợ và đồng nghiệp của vợ A thường hay đi chung với nhau và tối về thường hay nhắn tin gọi điên cho nhau tới 2-3 giờ sáng với những nội dung nhạy cảm về mặt tình cảm. Khi A biết được thì A có góp ý và khuyên vợ nhưng giữa B và người kia vẫn duy trì mối quan hệ như vậy.

Vậy Luật Minh Gia cho em hỏi mối quan hệ giữa B và đồng nghiệp của B có được xem là hành vi quấy rối và phá hoại hạnh phúc người khác không, nếu vi phạm thì xử lý như thế nào ? Kính mong luật Minh Gia cho A trả lời tư vấn quy định pháp luật trường hợp trên. Xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh gia, trường hợp của bạn được chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 48, nghị định 110/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm quy định về ly hôn như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a. Đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c. Chưa có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d. Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

Như vậy, pháp luật chỉ có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chung sống như vợ chồng với người khác. Trường hợp của bạn, vợ bạn mới chỉ dừng lại ở hành vi “đi chung với nhau”, “nhắn tin với nhau”… thì pháp luật không điều chỉnh các hành vi này. Do đó hành vi của vợ bạn và đồng nghiệp không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Vi Phạm Luật Hôn Nhân Gia Đình

Vi phạm luật hôn nhân gia đình là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: Năm 2010, Anh A (30 tuổi)cùng chị B (25 tuổi) kết hôn nhưng sau đó lại chung sống như vợ chồng với chị C trong một khoảng thời gian dài tại căn nhà mình mua.

→ Hành vi chung sống như vợ chồng của anh A và chị C đã vi phạm luật hôn nhân gia đình ( hành vi trên trái với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Các hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình?

Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình. Cụ thể:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Yêu sách của cải trong kết hôn;

– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

– Bạo lực gia đình;

– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình?

Hiện tại, phần quy định những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia trong luật không có đề cập đến ngoại tình. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế, có thể thấy, về bản chất ngoại tình cũng là một dạng hành vi phá hoại sự chung thủy trong hôn nhân vợ chồng. Khi vợ (chồng) có quan hệ tình cảm với một người khác ở bên ngoài. Theo đó , khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định ” vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”. Từ cơ sở này , ta nhận định ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình.

Xử lý vi phạm luật hôn nhân gia đình như thế nào?

– Nghị định 110/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Điều 184. Tội loạn luân

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tư vấn vi phạm luật hôn nhân gia đình qua tổng đài 1900 6560

– Dấu hiệu nhận biết những hành vi là vi phạm luật hôn nhân gia đình .

– Cách thức xử lý đối với những hành vi phạm luật hôn nhân gia đình.

– …….

Như vậy, trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của TBT Việt Nam qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006560 để được tư vấn.

Những Vi Phạm Về Hôn Nhân Gia Đình Bị Xử Lý Kỷ Luật Khai Trừ Đảng

Những vi phạm về hôn nhân gia đình bị xử lý kỷ luật khai trừ Đảng. Trình tự thủ tục khai trừ khỏi đảng đối với những hành vi vi phạm về hôn nhân gia đình.

1. Các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân gia đình bị khai trừ khỏi đảng

Vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: đã bị xử lý bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức mà gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị khai trừ khỏi Đảng:

– Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của con dấu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.

– Biết nhưng để con kết hôn với người nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

– Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt.

– Bản thân biết mà không có biện pháp ngăn chặn việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng và Nhà nước.

– Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi.

2. Thời hiệu tiến hành xử lý kỷ luật đối với Đảng viên

Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

a) Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng được quy định như sau:

– 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

– 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.

3. Quy trình tiến hành xử lý kỉ luật đảng viên

Về nguyên tắc tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

Có hai trường hợp:

Trường hợp 1: Đảng viên vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự với mức án thấp hơn án phạt cải tạo không giam giữ

Bước một: Đảng viên vi phạm thực hiện kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật

Bước hai: Tổ chức đảng vi phạm kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định

Bước ba: Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến

Bước bốn: Báo cáo Quyết định kỷ luật lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp

Nếu Đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên

Bước 5: Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm

Đảng viên vi phạm đến mức bị truy cứu trách nhiệm và bị Tòa tuyên án từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên

Khi một Đảng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà mức phạt có thể áp dụng từ phạt cải tạo không giam giữ thì sẽ bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng. Trường hợp này, quy trình xử lý kỷ luật đối với Đảng viên trong trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 40 Quyết định 30 – QĐ/TW năm 2016

Bước một: Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi cơ quan có thẩm quyền bắt, khám xét khẩn cấp Đảng viên vi phạm, Thủ trưởng cơ quan đó phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên đó.

Bước hai: Xem xét kỷ luật Đảng viên vi phạm không nhất thiết chờ kết luận hoặc tuyên án của Tòa

Áp dụng đối với Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam.

– Khai trừ Đảng hoặc xóa tên trong danh sách Đảng (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật đối với trường hợp bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên và sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

– Quyết định cho Đảng viên sinh hoạt trở lại và thực hiện xử lý kỷ luật theo đúng quy trình đối với trường hợp Đảng viên vi phạm bị tòa án tuyên phạt hình phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ và sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

a. Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên được quy định như sau:

5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

b. Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới. Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp

Ví dụ: Đảng viên A có vi phạm vào ngày 02/5/2015 và còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật, đến ngày 08/9/2017 lại có vi phạm mới thì thời hiệu đối với vi phạm cũ được tính lại từ ngày 08/9/2017. Tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật.

Ngoại Tình Có Vi Phạm Luật Hôn Nhân Và Gia Đình

Nội dung tư vấn: 1. Ngoại tình là hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình.

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa thế nào là ngoại tình. Nhưng theo nghĩa thông thường, đây là hành vi mà vơ/chồng có quan hệ bất chính thể hiện qua việc có quan hệ tình dục, chung sống với người khác, có tình cảm qua lại với người thứ ba,…Dựa vào định nghĩa thông thường này, thì hành vi đó đã vi phạm 1 nguyên tắc thể hiện nghĩa vụ của vợ chồng. Cụ thể tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình2014.

“Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Hơn nữa, Pháp luật không cấm người đã có vợ/chồng”quan hệ tình dục với người khác” nhưng lại cấm hành vi chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình.

“Chung sống như vợ chồng” là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Việc sống chung thể hiện một cách công khai hoặc không nhưng được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. Hành vi này vi phạm nghĩa vụ “thủy chung” vốn có của hai bên, gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Cụ thể tại Luật hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, rõ ràng, hành vi ngoại tình đã vi phạm quy định của Luật hôn nhân và đình.

Cụ thể người Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ hoặc Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;”

Cùng với hành vi trên nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng, hoặc tái phạm sau khi đã bị xử lý hành chính thì người “ngoại tình” sẽ bị xử lý hình sự. căn cứ theo Điề 147 Bộ luật hình sự 2015:

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm…”

Hậu quả dẫn đến người ngoại tình phải chịu trách nhiệm đó là hành vi làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc tăng nặng Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.

LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn nhanh tại Việt Nam

Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay