Top 3 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Luật Khoáng Sản Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Xử Phạt Hành Chính Đối Với Hành Vi Vi Phạm Trong Hoạt Động Khai Thác Khoáng Sản?

10/08/2020

Các hoạt động khai thác khoáng sản luôn được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và phải đáp ứng được những điều kiện nhất định mới có thể khai thác. Nhiều cá nhân, tổ chức không tuân thủ các quy định của pháp luật và cố ý vi phạm hoạt động khai thác khoáng sản.

1. Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp

Khoáng sản là nguồn tài nguyên có hạn và cần được khai thác, sử dụng có kế hoạch hợp lý. Sự gia tăng dân số kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt trong vấn đề sử dụng khoáng sản. Nhu cầu con người ngày càng cao thì nhiều cá nhân, tổ chức bất chấp lợi nhuận, vi phạm quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản.

Quản lý của Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản thể hiện qua việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và sự thống kê trữ lượng khai thác khoáng sản. Nếu có hành vi vi phạm, thông thường biện pháp xử phạt bổ sung sẽ là thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản và xử phạt hành chính.

Nếu bạn đang cần tư vấn về vấn đề khai thác khoáng sản như: điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản, mức xử phạt hành vi khai thác trái phép khoáng sản,… bạn có thể liên hệ Tổng đài Luật sư tư vấn trực tuyến của Luật Minh Gia theo số điện thoại: 1900.6169 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư Email tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản

Nội dung câu hỏi: Em làm phòng cảnh sát môi trường xin hỏi luật sư tư vấn cho em: Có công ty khai thác cát bị UBND tỉnh cho tạm dừng hoạt động khai thác vì lí do chưa chuyển đổi mục đích đất làm bãi tập kết cát. Trong thời gian tạm dừng công ty vẫn tiếp tục khai thác thì xử phạt như thế nào? Hành vi có thoả mãn Điều 48 Nghị định 33 xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản? Và Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính không? Khái niệm tạm dừng hoạt động và đình chỉ hoạt động khác nhau như thế nào?

Tại Điều 58 Luật khoáng sản 2010 quy định về các trường hợp thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:

UBND tạm dừng việc khai thác của công ty nhằm yêu cầu công ty thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất kinh doanh, sản xuất. Hành vi không thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp với mục ” nhu cầu sử dụng đất” theo dự án đầu tư.

Căn cứ Điều 37 Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước quy định về vi phạm các quy định về thiết kế mỏ:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với một trong các hành vi: Lập, phê duyệt thiết kế mỏ có nội dung không phù hợp với dự án đầu tư, thiết kế cơ sở đã phê duyệt và giấy phép khai thác khoáng sản; điều chỉnh, thay đổi công nghệ khai thác, công suất khai thác so với thiết kế mỏ đã duyệt mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, cụ thể như sau:a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản, cụ thể như sau:a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.3. Phạt tiền đối với một trong các hành vi: Khai thác không đúng phương pháp khai thác; không đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); khai thác không đúng trình tự khai thác, hệ thống khai thác; sử dụng bãi thải không đúng vị trí trình tự, công nghệ đổ thải đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản, dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản, cụ thể như sau:a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, đá quý, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có thiết kế mỏ theo quy định, cụ thể như sau:a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;đ) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;e) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, đá quý, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.5. Hình thức xử phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.6. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác; phương án khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), phương án mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); khai thác đúng trình tự khai thác, hệ thống khai thác; sử dụng bãi thải đúng vị trí và diện tích xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này”.

Theo đó, hành vi của công ty là hành vi vi phạm các quy định về thiết kế mỏ. Nên trong trường hợp UBND cấp tỉnh đã có quyết định tạm dừng mà công ty vẫn cố tình khai thác khoáng sản Căn cứ điểm i, khoản 1, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tình tiết tăng nặng:

“i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó”.

Như vậy nếu công ty đang trong quá trình tạm dừng để xử lý mà vẫn tiếp tục vi phạm thì đây là tình tiết tăng nặng để xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy công ty vẫn sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 37 Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước, tuy nhiên mức tiền phạt có thể tăng nhưng không được vượt quá mức tối đa trong khung tiền phạt.

Căn cứ khoản 2, Điều 25, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:

” 2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.”

Như vậy nếu tổ chức, cá nhân thuộc một trong hai trường hợp tại khoản 2, Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính thì sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Đối với tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản thì trong luật không có quy định tuy nhiên tạm dừng trong trường hợp này có thể hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước yêu cầu cá nhân, tổ chức không thực hiện hoạt động khai thác trong thời gian xử lý vi phạm hành chính. Và hoạt động chỉ được tiếp tục khi không còn hành vi vi phạm.

Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Nguyên Tắc Xử Lý Vi Phạm Hành Chính? Các Trường Hợp Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:

– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trân trọng./.

Với vấn đề bạn đang gặp phải chúng tôi xin được tư vấn như sau :

Khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;

b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%

Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2019/ND-CP:

– Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.”

Nếu bạn vừa là chủ phương tiện, đồng thời là người điều khiển xe thì bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt đối với chủ phương tiện từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng kèm theo hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.

Trân trọng./.

3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đánh nhau

Thưa luật sư, em có tham gia một vụ đánh nhau với đám bạn và bị công an xã bắt được, yêu cầu về trụ sở để giải quyết. Hậu quả hai bên chỉ bị tím và trầy xước nhẹ. Luật sư cho em hổi trong trường hợp này, em bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu TNHH ạ?

Trả lời:

Để xác định xem hành vi của bạn bị chỉ xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường dân sự hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào tỉ lệ thương tật mà hành vi đánh đạp này gây ra. Vì vậy, chúng tôi đưa ra các cở pháp lý sau để bạn tham khảo về trường hợp của bạn.

– Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng…2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;……3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau

– Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;i) Có tính chất côn đồ;k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;c) Phạm tội 02 lần trở lên;d) Tái phạm nguy hiểm;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:a) Làm chết người;b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Làm chết 02 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Vì vậy, bạn cần căn cứ vào mức độ thương tật do cơ quan giám định sức khỏe xác định để biết hành vi của bạn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xin cảm ơn!

4. Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất đai

Thưa Luật sư, hàng xóm lấn chiếm 10 m2 đất ở cuả gia đình tôi thì có bị xử ohajt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai không ạ?

Tôi xin cảm ơn Luật Minh Khuê đã tư vấn.

Trả lời:

Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai:

4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Như vậy, hàng xóm nhà bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng về hành vi lấn chiếm đất ở (đất phi nông nghiệp).

5. Hành vi ngoại tình bị xử phạt hành chính thế nào?

Hành vi “ngoại tình” tùy theo mức độ mà có cách xử lý khác nhau (không xử lý, xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự). Với trường hợp xử lý vi phạm hành chính, từ ngày 01/9/2020, những hành vi sau đây sẽ bị tăng nặng mức phạt theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ:​

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật Minh Khuê

Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Năm 2012

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.

1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.

5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.

6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

7. Vi phạm hành chính có tổ chức là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

8. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.

9. Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

12. Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.

13. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.

14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

15. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

16. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

17. Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.

Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Nguyên Tắc Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính thường được hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca, Minnesota[2] định nghĩa VPHC là hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và phải chịu các hình thức xử phạt hành chính theo quy định…”. Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa năm 1996 (Điều 3) định nghĩa vi phạm hành chính là ” hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và pháp nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liên bang Nga[3] thì vi phạm hành chính được định nghĩa là “hành động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”.

Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính,có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện pháp/chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Như vậy, xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác là hai “nhánh” chế tài cưỡng chế hành chính trong xử lý vi phạm hành chính có sự khác biệt nhất định.

5. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, theo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 12 năm 2007, lực lượng quản lý xuất cảnh, nhập cảnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với 12.065 người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh với tổng số tiền phạt lên đến hơn 3 tỷ đồng; đưa vào diện “cấm nhập cảnh” 109 đối tượng, đưa vào diện “chú ý nhập cảnh” 220 đối tượng. Đối với người Việt Nam , các vi phạm hành chính chủ yếu là các hành vi xuất cảnh trái phép, sử dụng hộ chiếu giả, thị thực giả, giả mạo hồ sơ cấp hộ chiếu, khai sai sự thật để được cấp hộ chiếu, thị thực. Đối với người nước ngoài, vi phạm hành chính chủ yếu là các hành vi nhập cảnh trái phép, sử dụng hộ chiếu, thị thực giả để nhập cảnh, xuất cảnh; ở lại quá thời hạn cho phép, hoạt động trái mục đích nhập cảnh, lừa đảo, môi giới phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trái phép…

Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản ở nước ta, trên thực tế, đời sống sinh hoạt của nhân dân, hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi các hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Những sản phẩm kém chất lượng do thuỷ sản bị nhiễm bẩn, nhiễm tạp chất, nhiễm kháng sinh đã từng bị một số nước hạn chế nhập hoặc cấm nhập và đều gây thiệt hại về uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam . Đời sống sức khoẻ cộng đồng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tiêu dùng các sản phẩm này. Điều đó không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới chính sách xuất khẩu nói riêng và tới nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội nói chung của Nhà nước.

Điểm a khoản 1 Điều 66 của Pháp lệnh quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định thì bị cưỡng chế bằng một trong những biện pháp được ghi nhận tại Pháp lệnh, trong đó có biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế không hiệu quả, việc khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng khó thực hiện vì các tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt có tài khoản không tiến hành trích chuyển vì bảo vệ quyền lợi khách hành của mình. Để đảm bảo tính răn đe, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước, Dự án Pháp lệnh cần tiến hành nghiên cứu để quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, nội dung điều này cần quy định theo hướng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vào tài khoản của ngân hàng nhà nước đối với số tiền phạt phải nộp theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Mặc dù về hình thức, Điều này vẫn giữ cách quy định như PLXLVPHC là chia các lĩnh vực quản lý nhà nước thành 5 nhóm lĩnh vực để quy định mức phạt tiền tối đa. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính là 500 triệu đồng nhưng trong một số nhóm lĩnh vực đã quy định nâng mức phạt tiền tối đa như bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản…, đồng thời bổ sung mức phạt tiền ở một số lĩnh vực trước đây PLXLVPHC chưa quy định như phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể chúng tôi định này nhằm nâng cao tác dụng răn đe, giáo dục người vi phạm, đồng thời cũng là để Chính phủ có thêm điều kiện chủ động trong việc quy định cụ thể mức phạt tiền đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước cho sát hợp với thực tế.

Chương IV của PLXLVPHC (từ Điều 28 đến Điều 40) về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là nội dung được sửa đổi “đậm nét” nhất trong PLXLVPHC. Các nội dung được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở quá triệt quan điểm chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung là đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho cấp cơ sở nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

– Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 61 của PLXLVPHC về việc phân cấp thẩm quyền bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thutheo hướng không phân cấp theo trị giá tang vật, phương tiện mà quy định thành các trường hợp cụ thể sau:

Công ty luật Minh Khuê – Sưu tầm và biên tập.