Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Nợ Theo Nghị Quyết 42 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tiếp Tục Xử Lý Nợ Xấu Theo Nghị Quyết 42

Theo số liệu thống kê của NHNN chi nhánh chúng tôi kể từ khi Nghị quyết 42 chính thức có hiệu lực (ngày 15/8/2017) đến hết ngày 31/5/2020, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã được xử lý là 123.274 tỷ đồng. Trong số này, thu từ nguồn khách hàng trả nợ là 32.583 tỷ đồng; các TCTD nhận tài sản đảm bảo thay cho nghĩa vụ trả nợ 525 tỷ đồng; bán, phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ 1.503 tỷ đồng; bán cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) 429 tỷ đồng; bán cho các tổ chức khác 5.536 tỷ đồng và xử lý theo hình thức khác trên 6.000 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo, việc xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 tại các TCTD ở chúng tôi hiện nay là gần 18.500 tỷ đồng. Các TCTD cũng đã xử lý được khoảng 58.165 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt.

Theo nhận xét của Sở Tư pháp chúng tôi hoạt động xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 mặc dù đạt được khá nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên quá trình xử lý vẫn diễn ra chậm và gặp nhiều vướng mắc. Việc xử lý nợ chủ yếu được các bên tiến hành theo hình thức thông thường, tức là đôn đốc khách hàng trả nợ và mua lại các khoản nợ đã bán cho VAMC. Việc xử lý nợ thông qua thủ tục rút gọn là không đáng kể. Vì vậy có thể cho rằng việc áp dụng triệt để các quy định của Nghị quyết 42 vào xử lý nợ xấu là chưa cao và chưa mang lại nhiều hiệu quả.

Đại diện Sở Tư pháp chúng tôi cho rằng, hiện nay những vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai Nghị quyết 42 vẫn nằm ở khâu xử lý, thu giữ tài sản đảm bảo. Ông Nguyễn Hữu Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm đấu giá chúng tôi cho rằng, thực tế kết quả những cuộc bán đấu giá thành công tài sản đảm bảo nợ chỉ chiếm khoảng 50%. Nhiều gói tài sản đảm bảo nợ xấu phải định giá, giảm giá nhiều lần, nhưng do tâm lý e ngại của nhà đầu tư nên việc bán thành công là rất khó khăn. Chưa kể thành phần tài sản đảm bảo nợ đối với nhiều khoản nợ xấu là rất phức tạp, bao gồm nhiều loại hình tài sản như xe cộ, nhà cửa, máy móc, hàng hóa nên việc định giá và hoàn thiện các hồ sơ thủ tục luôn mất nhiều thời gian, chi phí.

Quy trình rút gọn tại tòa tiếp tục phát sinh khó khăn

Ông Trần Đình Cường – Phó Giám đốc NHNN chi nhánh chúng tôi cho rằng, hiện nay việc thu giữ tài sản đảm bảo vẫn là vướng mắc chính, khiến các TCTD trên địa bàn khó tiến hành xử lý nhanh các khoản nợ xấu. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu Nghị quyết 42 được Quốc hội xem xét “luật hóa” thì cần tính đến việc mở rộng phạm vi, quyền hạn và quy định cụ thể hơn, tạo sự chủ động nhiều hơn cho các TCTD trong khâu thu giữ tài sản đảm bảo nợ.

Kết luận tại buổi làm việc, ông Dương Quốc Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, chúng tôi là địa phương đầu tiên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành làm việc, ghi nhận về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 sau 3 năm triển khai. Sắp tới đây các buổi làm việc tương tự sẽ được tổ chức tại Hà Nội và một số tỉnh thành khác.

Ông Dương Quốc Anh đánh giá cao những kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 mà hệ thống ngân hàng cũng như các cơ quan, ban, ngành tại chúng tôi đã phối hợp thực hiện được trong suốt 3 năm vừa qua. Đồng thời ghi nhận từ khi có Nghị quyết 42 nhiều TCTD trên địa bàn chúng tôi đã xử lý giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn vốn và lành mạnh về tài chính.

Nghị Quyết 42 Về Xử Lý Nợ Xấu

Ngoài ra, không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, áp dụng đối với toàn bộ nợ xấu tính đến thời điểm trước khi Nghị quyết có hiệu lực (trước ngày 15/08). Bên cạnh những ưu điểm, một số quy định của Nghị quyết vẫn gây nhiều quan ngại về khả năng thực thi và cần có Thông tư hướng dẫn thực hiện chi tiết. Do vậy, mặc dù đánh giá cao sự cần thiết của Nghị quyết đối với mục tiêu giảm lãi suất của Thủ tướng Chính phủ nói chung và tháo gỡ phần nào khó khăn trong việc xử lý nợ cho các ngân hàng nói riêng, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn cần bổ sung thêm các văn bản nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ.

Theo Chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực, có rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết nhờ Nghị quyết về xử lý nợ xấu. Ví dụ như các khoản nợ xấu phải được mua bán theo cơ chế thị trường, đặc biệt cho phép các công ty định giá độc lập định giá nợ và tài sản thế chấp, cho phép phần chênh lệch so với sổ sách được phân bổ trong 10 năm, đặc biệt là phần tài sản đảm bảo được xử lý khá tích cực.

“Có 2 việc cần hết sức khẩn trương. Thứ nhất là rất nhiều văn bản sẽ phải được ban hành, thứ hai là phải xác định được quy mô chính xác hơn về nợ xấu,” TS. Cấn Văn Lực nói.

“Bởi vì trong Nghị quyết của Quốc hội cũng có một số tiêu chuẩn về nợ xấu rõ ràng, cụ thể hơn. Như vậy, rõ ràng đó là tín hiệu tích cực đối với hệ thống ngân hàng. Tôi tin tưởng rằng khi các bộ ngành vào cuộc xử lý rất quyết liệt thì sẽ có những kết quả tích cực, bản thân các ngân hàng cũng đang tiến hành rà soát phân loại nợ xấu.

“Điều thứ hai là đã tái lập những công ty mua bán nợ của ngân hàng. Những công ty này trước đây đã có nhưng hiện nay đã tái hoạt động. Các công ty này sẽ tham gia vào quá trình mua bán nợ. Lượng nợ xấu chiếm 10% dư nợ tín dụng sẽ tốn khoảng vài năm nữa để giải quyết xong và đưa nợ xấu xuống còn 3%”.

Nghị quyết có thể không chỉ giúp các ngân hàng giải quyết các tài sản tồn đọng không sinh lãi mà còn có thể mang lại các khoản lợi nhuận bất thường thông qua hoàn nhập dự phòng một khi khoản nợ xấu được xử lý. Do đó, theo Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, Nghị quyết xử lý nợ xấu chỉ có tác dụng đối với các khoản nợ xấu đến ngày 15/8, nên các nhà đầu tư chứng khoán phải chọn những ngân hàng nào có nhiều bất động sản có giải chấp trước 15/8.

Cũng theo ông Phong, để đảm bảo an toàn cho thị trường từ nay đến cuối năm, Nhà nước phải quản lý chặt nợ vay dưới chuẩn. Bên cạnh đó, cần nâng trách nhiệm của các ngân hàng có vấn đề.

Theo Ngân Giang

6 Ngân Hàng Được Thí Điểm Xử Lý Nợ Xấu Theo Nghị Quyết 42

Có 6 ngân hàng gồm ACB, BIDV, Vietinbank, Sacombank, Agribank và Techcombank sẽ được phép thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Trong số đó, Vietinbank và Sacombank có lượng nợ xấu bán cho VAMC cao nhất.

Theo Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực từ 15/08/2017, quá trình thu giữ tài sản đảm bảo của các ngân hàng có thêm nhiều sự hỗ trợ khi phải giải quyết các trường hợp khách hàng vay tiền bất hợp tác. Theo đó, chính quyền và công an có thể sẽ tham gia khi có sự đề nghị từ phía ngân hàng, từ đó giảm thời gian và chi phí thu hồi tài sản đảm bảo.

Có 6 ngân hàng gồm ACB, BIDV, Vietinbank, Sacombank, Agribank và Techcombank sẽ được phép thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Trong số đó, Vietinbank và Sacombank có lượng nợ xấu bán cho VAMC cao nhất.

Ngay khi có kết quả thí điểm, NHNN sẽ áp dụng Nghị quyết 42 cho tất cả các tổ chức tín dụng. Theo Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), đây là bước quan trọng để xử lý dứt điểm 153 nghìn tỷ đồng nợ xấu ước tính đang nằm trong hệ thống ngân hàng, cùng 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang nắm giữ.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 2,55%. Nếu tính cả 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang giữ, tỷ lệ nợ xấu là khoảng 6,1%.

Việc VAMC gần đây áp dụng Nghị quyết 42 trong việc thu giữ Saigon One Tower, tòa nhà cao thứ 3 tại chúng tôi là tài sản đảm bảo cho khoản vay ngân hàng trị giá trên 7 nghìn tỷ đồng (khoảng 331 triệu USD), đã cho thấy tính khả thi của Nghị quyết.

Tuy nhiên, mặc dù các ngân hàng có thể giảm nợ xấu công bố bằng việc thu hồi nhanh hơn tài sản đảm bảo nhờ Nghị quyết 42, HSC cho rằng chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chỉ được cải thiện nếu các ngân hàng này hoặc VAMC bán được tài sản đảm bảo sau khi thu giữ với giá bán bằng hoặc cao hơn giá trị khoản nợ sau khi đã xóa bớt nợ.

Trên thực tế, VAMC cũng có quyền định giá và bán tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu đã mua nếu cần thiết. Điều này có vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình xử lý dứt điểm nợ xấu. Đồng thời NHNN sẽ yêu cầu các ngân hàng chưa tích cực xử lý/xóa nợ phải tích cực hơn. Để tránh việc khi thanh lý tài sản thế chấp, giá bán trên thị trường thấp hơn giá trị sổ sách còn lại (chưa dự phòng) của khoản nợ. Từ đó, tránh khỏi khoản lỗ lớn từ giá bán thấp hơn nhiều giá trị còn lại.

Theo khảo sát của HSC, các nhà băng như ACB, MBBank và Vietcombank có thể hạch toán lợi nhuận “không thường xuyên” từ bán tài sản đảm bảo với giá thị trường cao hơn giá trị sổ sách còn lại của khoản nợ sau khi đã trích lập dự phòng hết hoặc dự phòng phần lớn. Những ngân hàng tích cực trong xử lý nợ xấu như ACB, MBBank và Vietcombank chắc chắn sẽ thu hồi tài sản đảm bảo nhanh hơn, sau đó sẽ bán tài sản đảm bảo và ghi nhận lợi nhuận “không thường xuyên”.

Hơn 138 Nghìn Tỷ Đồng Nợ Xấu Đã Được Xử Lý Theo Nghị Quyết 42

Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, được Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng ngày 28/8 tại Hà Nội.

Trải qua 1 năm triển khai áp dụng vào thực tiễn, Nghị quyết số 42 và Đề án 1058 đã có những tác động tích cực đối với hệ thống ngân hàng. Trong đó, năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. Tính đến 30/6/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519,01 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017, tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720,43 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017, tăng 21,1% so với cuối năm 2016.

Trong thời gian qua, các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD. Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 bước đầu đã tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các TCTD. Đến cuối tháng 6/2018 tỷ lệ nợ xấu so với so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với thời điểm 31/12/2016 (2,46%).

Đến 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng). Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%).

Mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự chung sức, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là sự hỗ trợ, phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương như: Thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSĐB) của các khoản nợ xấu còn hạn chế do chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều.

Ngoài ra còn có những hạn chế trong công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ các TCTD trong việc thu giữ TSĐB của các khoản nợ xấu, vấn đề xử lý TSBĐ là dự án bất động sản còn dở dang.

Trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm thiếu chữ ký của bên thế chấp, quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là TSĐB cho các khoản nợ mà các cá nhân, tổ chức mua lại từ VAMC…

Bên cạnh đó là cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ chưa đáp ứng yêu cầu của các TCTD nên các TCTD gặp khó khăn trong việc xác định TSĐB nào đang tranh chấp, TSĐB nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.

Đồng thời NHNN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) sớm có văn bản chỉ đạo về việc hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42…