Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Kỷ Luật Hành Chính Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Xử Lý Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được đặt ra nhằm bảo đảm sự công bằng, minh bạch, đúng pháp luật của chủ thể thi hành quy định về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định 19 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đó là các hành vi:

1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

3. Không xử phạt vi phạm hành chính; không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật.

4. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật.

5. Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.

6. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

7. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

8. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

9. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

11. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra.

12. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.

13. Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.

14. Không thực hiện kết luận kiểm tra.

15. Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra.

16. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

17. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

18. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra.

19. Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

Quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong số các hình thức sau:

– Khiển trách;

– Hạ bậc lương;

– Giáng chức;

– Cách chứcchức;

– Buộc thôi việc.

Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

Việc xem xét, tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính.

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quy Định Xử Lý Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực 31/3/2020. Các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Theo đó, từ ngày 01/7/2020, theo Nghị định 19/2020/NĐ-CP các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

I. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính. 2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

3. Không xử phạt vi phạm hành chính; không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật. 4. Xử phạt vi phạm hành chính,áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật.

5. Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính. 6. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính. 7. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính. 8. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 9. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

(Xem tất cả vướng mắc, hướng dẫn nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính mới nhất )

14. Không thực hiện kết luận kiểm tra. 15. Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra. 16. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

17. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính. 18. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra. 19. Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

(Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải slide Nghị định 19) 3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. Việc xem xét, tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính. 4. Việc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tải toàn văn Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Rubi

Triển Khai Xử Lý Kỷ Luật Về Hành Chính Ông Vũ Huy Hoàng

Xử lý không có vùng cấm

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT T.Ư) cho hay: “Theo quy định của Đảng thì sau khi xử lý về mặt Đảng thì chính quyền và đoàn thể phải xử lý tương ứng”. Vì thế, Ban Bí thư đã đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng. Ông Vượng cũng nhấn mạnh “giữa hình thức kỷ luật cảnh cáo và cách chức thì cách chức nặng hơn”.

Trước ý kiến cho rằng, việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương của ông Hoàng nhiệm kỳ 2011 – 2016 chỉ “mang ý nghĩa về mặt danh dự”, Chủ nhiệm UBKT T.Ư cho rằng, ý kiến đó là không đúng.

“Ở đây, anh không thể trốn tránh trách nhiệm, vi phạm của mình trong lúc đang giữ chức vụ và việc này phải bị xử lý. Việc cách chức như vậy thì sau này người ta sẽ không nói ông Vũ Huy Hoàng là Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương ở giai đoạn đó nữa. Và nếu như có chế độ kèm theo chức vụ đó thì sẽ không được hưởng nữa”, ông Vượng nói đồng thời cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Ban Bí thư có quyết định xử lý kỷ luật như trường hợp của ông Hoàng mà trước đây cũng vẫn làm như vậy.

Việc cách chức như vậy thì sau này người ta sẽ không nói ông Vũ Huy Hoàng là Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương ở giai đoạn đó nữa. Và nếu như có chế độ kèm theo chức vụ đó thì sẽ không được hưởng nữa

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng

Về việc ông Vũ Huy Hoàng bị cách chức, vậy các quyết định của ông này ở cương vị Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương thời gian 2011-2016 có bị thu hồi, hủy bỏ hay không, ông Vượng cho biết, cơ quan chức năng sẽ xem xét dựa trên quy định của Đảng và pháp luật, chỉ xử lý đối với các quyết định sai trái, còn những quyết định khác có hiệu lực bình thường.

Ông Vượng cũng khẳng định thêm, tinh thần của Đảng là sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm minh, thích đáng với những trường hợp vi phạm. “Xử lý không có vùng cấm, bất cứ ai vi phạm cũng phải xử lý, đúng theo tinh thần của Đảng, Nhà nước”, ông Vượng nhấn mạnh thêm. Trước câu hỏi là cần có cơ chế như thế nào để giám sát những người ở chức vụ cao như ông Hoàng để có thể phát hiện các sai phạm sớm hơn, không để nghỉ hưu rồi mới phát hiện ra, ông Vượng trả lời: “Tất cả các cơ chế giám sát của chúng ta đều có thể làm được việc đó nếu như chúng ta đồng lòng, hiệp lực. Còn dĩ nhiên, bây giờ, phải tiếp tục hoàn thiện các cơ chế đo”.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng khẳng định, sau khi xử lý về mặt Đảng, chính quyền và đoàn thể phải xử lý tương ứng. Ảnh: Như Ý.

Nghỉ hưu nhưng phát hiện sai phạm vẫn phải xử

Về việc triển khai các quyết định của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, thay mặt Ban cán sự đảng Chính phủ làm việc với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan để thống nhất quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư và các quy định của pháp luật, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trước ngày 10/11.

Về phía Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, đang giao cho các đơn vị chức năng xem xét tham mưu việc xử lý đối với trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên, theo ông Phúc, đây là việc rất khó vì hiện nay ông Hoàng là đại biểu khóa XIII, đã được Quốc hội khóa XIII miễn nhiệm nên đến nay ông Hoàng không còn chức bộ trưởng nữa.

“Việc xử lý một người, Quốc hội đã miễn nhiệm rồi mà không còn chức vụ bộ trưởng nữa thì phải xử lý ra làm sao để đảm bảo đúng pháp luật là điều cần tính đến. Phải chặt chẽ về pháp luật như thế, kỷ luật nghiêm minh nhưng phải đúng pháp luật”, ông Phúc nói.

Nhận định về mức kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng, ông Phúc cho biết, đây là trường hợp cách chức với người không còn chức vụ nữa. “Việc xử lý đúng là rất khó. Nhưng dù sao việc đó cũng có tính chất răn đe để những người khác thấy dù anh đã nghỉ hưu nhưng khi phát hiện sai phạm thì việc xử lý vẫn phải làm”, ông Phúc nói.

Văn Kiên

Nguyên Tắc Xử Lý Kỷ Luật

Nội dung câu hỏi của bạn đọc Nguyễn Đức Mạnh được nêu tại Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Cụ thể, Điều 2, Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ:

Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

2- Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3- Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn nhưng vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất đầy đủ, kịp thời; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.

4- Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

5- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

6- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

7- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

8- Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.

9- Tổ chức đảng có thẩm quyền khi thi hành kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.

10- Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực.

11- Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật./.