Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Kỷ Luật Có Phải Là Xử Lý Hành Chính Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Ngoại Tình Có Bị Xử Lý Kỷ Luật Hoặc Xử Phạt Hành Chính Không?

“Ngoại tình bị xử phạt thế nào? kỷ luật đảng, phạt hành chính, hay phạt tù? Đáp: 1. Đối với cán bộ, công chức, đảng viên:

Hiện nay, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể về mức phạt đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi ngoại tình hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Tuy nhiên, tùy theo nội quy, quy chế cụ thể của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định riêng. Vì vậy, việc công chức ngoại tình có bị xử lý kỷ luật hay không và mức kỷ luật như thế nào phụ thuộc vào quy chế nội bộ của từng cơ quan, đơn vị.

Người là đảng viên mà vi phạm chế độ hôn nhân gia đình như “ngoại tình” có thể bị khai trừ đảng mà không cần xem xét tới hậu quả như thế nào (Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng).

2. Đối với công dân không phải là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên:

Công dân có thể bị xử phạt hành chính theo điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP) quy định phạt từ 01 – 03 triệu đồng đối với người hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, cụ thể như sau:

– Đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm cũng bị xử phạt hành chính như một công dân, bên cạnh kỷ luật theo quy định nội bộ. 3. Xử lý hình sự – phạt tù nếu vi phạm nghiêm trọng:

Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên hay công dân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Điều 182 của Bộ luật Hình sự.

Việc xử lý hình sự được áp dụng nếu cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn. Mức phạt từ cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như:

Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Đã có quyết định của Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng mà vẫn duy trì quan hệ thì mức phạt có thể lên đến 03 năm tù.

Như vậy, Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, hay bất kỳ công dân đều có thể bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân gia đình – “ngoại tình”.

Khiển Trách Có Phải Làm Đúng Trình Tự Xử Lý Kỷ Luật Không ?

Thưa Luật sư, em hiện đang làm việc tại công ty HBI Huế. Đọc trên trang web thì em được biết hình thức kỷ luật bao gồm khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức, sa thải.

Em có thắc mắc mong luật sư tư vấn: Đã nói đến kỷ luật thì mình phải làm theo đúng trình tự của xử lý kỷ luật: gửi thông báo, xét kỷ luật và ra quyết định. Trong trường hợp mình khiển trách bằng miệng thì có phải làm theo đúng trình tự khi xử lý kỷ luật không ạ. Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư. Chân thành cảm ơn!

Điều 125 của Luật lao động năm 2012 quy định về hình thức xử lý kỷ luật như sau:

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.

Theo đó, khiển trách được quy định là một hình thức xử lý kỷ luật trong lao động.

Đồng thời, tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP hướng dẫn Điều 123 Bộ luật lao động 2012 cũng có quy định cụ thể về trình tự xử lý kỷ luật như sau:

“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật lao động được quy định như sau:

1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

2. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:

a) Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

5, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Kết luận, khiển trách bằng miệng là một trong 03 hình thức kỷ luật lao động do luật định. Do vậy, khi tiến hành khiển trách người lao động, người sử dụng lao động phải đảm bảo đúng trình tự xử lý kỷ luật nêu trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật Minh Khuê

Quy Định Xử Lý Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực 31/3/2020. Các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Theo đó, từ ngày 01/7/2020, theo Nghị định 19/2020/NĐ-CP các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

I. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính. 2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

3. Không xử phạt vi phạm hành chính; không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật. 4. Xử phạt vi phạm hành chính,áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật.

5. Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính. 6. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính. 7. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính. 8. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 9. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

(Xem tất cả vướng mắc, hướng dẫn nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính mới nhất )

14. Không thực hiện kết luận kiểm tra. 15. Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra. 16. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

17. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính. 18. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra. 19. Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính.

(Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải slide Nghị định 19) 3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. Việc xem xét, tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính. 4. Việc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tải toàn văn Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Rubi

Đảng Viên Sinh Con Thứ Ba Có Bị Xử Lý Kỷ Luật Không?

03/07/2020

Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Luật sư cho hỏi thắc mắc về việc đảng viên sinh con thứ ba có vi phạm và bị kỷ luật không, cụ thể: Tôi là đảng viên và sinh con lần 1 lại là sinh đôi 2 con gái. Tôi có được phép sinh thêm con nữa không mà không bị vi phạm vào luật sinh con thứ 3 đối với người đảng viên? Hay có quy định gì là tôi được phép sinh con nữa hay không? Tôi xin cảm ơn luật sư.

Theo quy định tại Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật Đảng viên sinh con thứ ba, vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như sau:

1 – Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.2 – Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).3 – Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Theo Khoản 1 Điều 26 Quy định số 181/ 2013/QĐ-TW của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định:

“Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: …..”

Căn cứ tại Điểm c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn số 09 -HD/UBKTTW ngày 06 tháng 06 năm 2013 của Uỷ ban kiểm tra trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy định số 181 – QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình:

“+) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và đầu tư.+) Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.+) Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.+) Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.+) Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giam định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.+) Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):– Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).– Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.+) Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.+) Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162 – QĐBT, ngày 18 -10 -1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”)”.

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn số 09/HD/UBKTTW ngày 06 tháng 06 năm 2013 thì bạn được phép sinh con thứ ba mà không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nếu bạn không thuộc các trường hợp đó mà vẫn sinh con thứ ba, bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quy định số 181 – QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013.

– Tư vấn thắc mắc quy định về xử lý vi phạm

Em chào luật sư luật minh gia em có một số thắc mắc mong luật sư giúp em ạ: Vừa rồi vô tình lục giấy tờ đảng viên của em ra thấy trong tờ quyết định kết nạp đảng của em được chi bộ kết nạp đảng vào ngày 20/02/201x, nhưng em thấy ở thẻ đảng ghi ngày vào đảng là 20/03/201x chính thức 20/03/201x, em thấy tháng ở tờ quyết định và thẻ đảng không trùng nhau như vậy có sai gì không và em còn được công nhận là đảng viên không ? Rất mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

“Điều 5.1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.”

Như vậy, kể từ ngày ghi trong quyết định kết nạp Đảng thì anh/chị được công nhận là Đảng viên chính thức. Thông tin trong thẻ Đảng viên có thể do sai sót nên anh/chị có quyền đề nghị điều chỉnh lại thông tin.

– Sinh con thứ ba bị xử lý thế nào?

Câu hỏi 1: Xin chào quý công ty, tôi xin được tư vấn về vấn đề dân số kế hoạch hó gia đình. Vào tháng 1/2014 tôi có sinh con thứ 3 và bị phạt cắt thưởng( thu nhập tăng thêm) vĩnh viễn. vậy tôi có thể khiếu nại cơ quan tôi không và các chế độ phạt khi sinh con thứ 3 được áp dụng theo quy định nào ạ Tôi xin cảm ơn

Câu hỏi 2: Xin công ty Luật Minh Gia giải đáp giúp vấn đề: Đơn vị tôi có 1 anh đi học nghiên cứu sinh tập trung ở Hàn Quốc. Trong thời gian này anh sinh con thứ 3 ở Hàn Quốc vào năm 2014 (2 vợ chồng cùng đi học tập trung ở đây). Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ, anh về cơ quan công tác năm 2015. Anh bị cơ quan quản lí kỉ luật mức Khiển trách; còn đơn vị quản lí bị hạ một bậc thi đua. Xử lí của cơ quan như vậy có đúng hay không?

Trả lời tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

Trân trọng