Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Phap Luat Va Doi Song Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Gdcd Lop 12 Hoc Ky I Cau Hoi Trac Nghiem Ve Phap Luat Va Doi Song Doc

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .

B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

B. Quy định các hành vi không được làm.

C. Quy định các bổn phận của công dân.

D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

A. Tính qui phạm phổ biến

B. Tính quyền lực bắt buộc chung

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Vì sự phát triển của xã hội.

C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức .

D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 5 : Pháp luật có tính QP phổ biến vì:

A. Là quy định với mọi người.

B. Là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. Là quy định đối với người đã thành niên

D. Là khuôn mẫu cho công chức, viên chức Nhà nước

Câu 7 : Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung ” cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:

A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.

B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

C. Nguyện vọng của mọi công dân.

D. Hiến pháp.

Câu 8 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 10: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11 : Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

Câu 12 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………..

Câu 13 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 14 : Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 15 : Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17 : Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18 : Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.

B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:

A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.

C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21 : Chủ thể của hợp đồng lao động là:

Câu 22 : Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là:

Câu 23 : Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân:

Câu 24 : Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là:

Câu 25: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là:

Câu 26 : Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

Câu 27 : Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:

Câu 28 : Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa:

Câu 29 : Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:

Câu 30: Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là:

Câu 31 : Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng:

Câu 32 : Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị:

Phong Xay Dung Va Kiem Tra Van Ban Quy Pham Phap Luat

PHÒNG VĂN BẢN VÀ QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

I. Vị trí, chức năng của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính

Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện về tổ chức và hoạt động của Giám đốc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

 Tham mưu cho Giám đốc Sở:

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo nghị quyết, quyết định và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi được Giám đốc Sở phân công.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được Giám đốc Sở giao.

4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

c) Tham gia xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo; 

d) Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;

e) Hướng dẫn việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quá trình đề nghị xây dựng chính sách và soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân nhân và quyết định của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

5. Về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn Phòng Tư pháp cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

6. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Về công tác pháp chế:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương;

đ) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.

8. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;

b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

9. Kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Giám đốc Sở Tư pháp.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên.

a) Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thực hiện một số nội dung công việc do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng đi vắng, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của phòng.

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là biên chế hành chính nhà nước, số lượng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định trên tổng số biên chế hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Phap Luat Kinh Doanh Bao Hiem

Lược thuật Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người” (là 2 loại hình bảo hiểm được nhận định phát sinh nhiều trường hợp trục lợi bảo hiểm nhất) do Cục QLGSBH và Hiệp hội bảo hiểm Việt nam phối hợp tổ chức ngày 17/8/2012

Trục lợi bảo hiểm và thực trạng hiện nay ở Việt Nam

            Trục lợi bảo hiểm là bất kỳ hành vi lừa dối nào nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm rất đa dạng, dưới nhiều hình thức. Ngành bảo hiểm trên thế giới thông thường chia hành vi trục lợi làm 2 dạng : “Trục lợi cứng” (Hard Fraud) và “Trục lợi mềm”(Soft Fraud).

            “Trục lợi cứng” là hành vi khi một người cố tình lập hồ sơ khiếu nại cho một vụ tổn thất không có thật; hoặc cố tình khởi tạo một vụ tổn thất, tự phá hủy tài sản để đòi bồi thường bảo hiểm (ví dụ cố ý dàn dựng đâm va ô tô, tự đốt cháy tài sản …). “Trục lợi mềm”, hay còn được gọi là “trục lợi cơ hội” (opportunistic fraud), là hành vi người được bảo hiểm khai tăng khiếu nại hợp pháp của họ. Trục lợi “mềm” cũng có thể phát sinh khi bắt đầu mua một hợp đồng bảo hiểm mới, người tham gia bảo hiểm kê khai không trung thực các tình trạng hiện tại hoặc trước đây của đối tượng bảo hiểm nhằm mục đích hưởng lợi bất hợp pháp (như được hưởng một mức phí bảo hiểm rẻ hơn).

            Tổng hợp ý kiến của đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người” (là 2 loại hình bảo hiểm được nhận định phát sinh nhiều trường hợp trục lợi bảo hiểm nhất) do Cục QLGSBH và Hiệp hội bảo hiểm Việt nam phối hợp tổ chức ngày 17/8/2012, có thể nhận thấy hành vi trục lợi, cả trục lợi “cứng’ và trục lợi “mềm”, đã xuất hiện, ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng ở Việt Nam. Đa số trục lợi bảo hiểm là trục lợi “mềm” (trục lợi cơ hội), tuy nhiên cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp trục lợi cứng như cố tình đốt cháy tài sản, xe cộ, giả mất cắp xe, ngụy tạo hồ sơ điều trị y tế khống…(*). Hiện tại chưa có một nghiên cứu đầy đủ về trục lợi bảo hiểm, tuy nhiên theo khảo sát của Bộ tài chính tại 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (PNT) lớn nhất Việt Nam năm 2010 cho thấy trục lợi bảo hiểm (bị phát hiện và từ chối bồi thường) lên tới trên 10%  số tiền bồi thường của doanh nghiệp (Thiệt hại do trục lợi không bị phát hiện và đã giải quyết bồi thường được nhận định cao hơn nhiều so với tỷ lệ này).

Tại sao trục lợi bảo hiểm ngày càng trở nên khó kiểm soát ở Việt Nam?

Đọc tiếp »

Ly Luan Cua Phap Luat Ve Thanh Tra Chuyen Nganh Y Te

Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên làm thuê khóa luận xin chia sẻ đến bạn những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế.

Những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế

Thuật ngữ Thanh tra xuất phát từ gốc tiếng la tinh là”inspectorate”, có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài của chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động của đối tượng nhất định. Theo thuật ngữ này, hoạt động thanh tra chỉ giới hạn trong hoạt động kiểm tra, xem xét, chưa bao gồm vai trò xử lý của chủ thể thanh tra đối với đối tượng thanh tra, các cá nhân, tổ chức sau khi kiểm tra, xem xét.

Tiếp đó, thuật ngữ Thanh tra tiếp tục được giải thích tại các Từ điển Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Từ điển Luật học Đức,thanh tra được hiểu là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc. Theo giải thích của Từ điển Luật học Đức, hoạt động thanh tra được hiểu với nghĩa rộng về mặt nội dung hoạt động. Bất kể sự tác động nào của chủ thể thanh tra đến đối tượng thanh tra trực thuộc đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao để hướng đến một mục đích nhất định đều được hiểu là hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, theo nghĩa này, hoạt động thanh tra chỉ được giới hạn giữa chủ thể thanh tra và đối tượng thanh tra trực thuộc, chưa bao gồm đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân không trực thuộc. Chẳng hạn như hoạt động thanh tra chuyên ngành hiện nay của các cơ quan quản lý ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không trực thuộc về tổ chức trong việc chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành,…

Theo Từ điển Tiếng Việt, thanh tra được hiểu là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp. Theo quan niệm này, thanh tra bao hàm kiểm soát – hoạt động xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.Tùy thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc Nhà nước và các đặc điểm riêng của quốc gia, dân tộc mà các quốc gia trên thế giới thiết lập cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo những cách khác nhau. Có quốc gia sử dụng Thanh tra của Quốc hội (Thanh tra Quốc Hội Thụy điển, Đan Mạch, Canada, Austraylia..); Thanh tra của Chính phủ – Thanh tra hành pháp (Cơ quan Giám sát Hành chính Ai cập, Bộ Giám sát Trung Quốc,..); kiểm toán (Ủy ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc BAI thực hiện 02 chức năng thanh tra và kiểm toán),…

Như vậy, qua phân tích có thể hiểu: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

Thanh tra chuyên ngành y tế là hoạt động thanh tra của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc thẩm quyền quản lý.

Công tác thanh tra chuyên ngành y tế có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, thanh tra chuyên ngành y tế gắn liền với quản lý nhà nước về y tế, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước về y tế.

Là một chức năng, một khâu trong chu trình quản lý nhà nước về y tế, thanh tra chuyên ngành y tế gắn liền với quản lý nhà nước về y tế. Quản lý nhà nước về y tế và thanh tra chuyên ngành y tế, có điểm chung là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý. Song, xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý nhà nước về y tế thì thanh tra chuyên ngành y tế chỉ là những công cụ, phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về y tế. Là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra chuyên ngành y tế bị ràng buộc, chế ước nhưng đồng thời cũng tác động trở lại, góp phần điều chỉnh các cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý nhà nước về y tế. Trong chu trình đó, thanh tra chuyên ngành y tế luôn phản ánh và bảo vệ mục đích công tác quản lý nhà nước về y tế. Một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ nếu thiếu thanh tra. Đây là tất yếu đối với quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về y tế nói riêng.

Hai là, tính quyền lực nhà nước của thanh tra chuyên ngành y tế.

Ba là, tính khách quan và độc lập tương đối của thanh tra chuyên ngành y tế.

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Đặc điểm này phân biệt thanh tra chuyên ngành y tế với các chức năng khác của hoạt động quản lý nhà nước về y tế. Tính khách quan và độc lập tương đối trong hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế được thể hiện trên các điểm sau:

– Tuân theo pháp luật.

– Tự ban hành Quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra theo thẩm quyền.

– Khách quan trong quá trình tiến hành thanh tra. Mặc dù bản thân hoạt động thanh tra thông qua con người, mang yếu tố chủ quan, nhưng yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh tra là luôn phải tôn trọng sự thật khách quan.

– Ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý, xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về hành vi thanh tra của mình.

Bốn là, công tác thanh tra chuyên ngành y tế có tính chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

Luật Thanh tra năm 2010, Điều 32 về tiêu chuẩn chung của thanh tra viên điểm b, khoản 1 quy định: “Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó” [18]; Điều 34 về người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quy định: “Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra” [18]. Như vậy, đối với thanh tra chuyên ngành y tế, tính chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ y tế là đặc điểm riêng biệt so với thanh tra hành chính nói chung và thanh tra các chuyên ngành khác. Đặc điểm này xuất phát từ tính chuyên môn.

kỹ thuật trong hoạt động của ngành y tế, đòi hỏi chủ thể thanh tra y tế khi tiến hành thanh tra phải có chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác chuyên ngành phong phú, sâu sắc bên cạnh những điều kiện tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. Có thể hiểu, đối với cá nhân thực hiện chức nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế, tính chuyên sâu nghiệp vụ của ngành là điều kiện “cần”, bên cạnh những điều kiện “đủ” của những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn khác của pháp luật về thanh tra nói chung. Thực tiễn công tác thanh tra chuyên ngành y tế, chẳng hạn đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, khi cần lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, để bảo đảm tính chủ động, kịp thời trong hoạt động thanh tra đòi hỏi thành viên trong đoàn thanh tra cũng cần có chuyên môn và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm để đảm bảo tính chính xác về chuyên môn – kỹ thuật, tính hợp pháp của việc lấy mẫu thực phẩm. Quy định về lấy mẫu thực phẩm tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng về sinh an toàn thực phẩm, Điều 3 đối với người lấy mẫu điểm 2 quy định: “Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm”.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp làm thuê báo cáo thực tập tốt nghiệp , nhận viết essay thuê, hỗ trợ spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.

#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp