Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xem Luật Viên Chức Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Viên Chức Sinh Con Thứ Ba Có Bị Xem Xét Xử Lý Kỷ Luật Không?

Viên chức sinh con thứ ba có bị xem xét xử lý kỷ luật không? Viên chức quản lý vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3). Cơ quan

VIÊN CHỨC SINH CON THỨ BA

Viên chức quản lý vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3). Cơ quan có xem xét xử lý kỷ luật không?

Nội dung tư vấn về viên chức sinh con thứ ba

1. Viên chức sinh con thứ ba

Quyết định 1531/QĐ-BTC ban hành, kèm theo Quyết định này là Quy chế về xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, Quy chế về xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình quy định việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, kể cả hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ đang công tác, thuộc biên chế các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 3 trở lên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc thuộc một trong các trường hợp qui định tại Điều 2 của Quy chế này.

Điều 2 Quy chế quy định những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình:

Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Trung ương xác nhận.

Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

* Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).

* Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Theo đó, nếu viên chức sinh con thứ ba không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 2 của Quy chế hoặc trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì được xem xét là vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

2. Viên chức sinh con thứ ba có bị xem xét xử lý kỷ luật không?

Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC quy định về hình thức kỷ luật đối với viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 2084/QĐ-BTC, như sau:

“Điều 5. Hình thức xử lý kỷ luật: Công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình bị xem xét xử lý kỷ luật theo Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành kỷ luật không xem xét khen thưởng, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt theo quy định”.

Theo đó, viên chức thuộc Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình bị xem xét xử lý kỷ luật theo: Quy định số 181-QĐ/TW và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay Quy định số 181-QĐ/TW được thay thế bởi Quy định số 102-QĐ/TW.

Theo quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì trong tất cả các trường hợp bị xử lý kỷ luật không có trường hợp nào về sinh con thứ ba. Nhưng nếu viên chức kết nạp Đảng viên thì sẽ áp dụng quy định xử lý kỷ luật Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:

“1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.”

Để được tư vấn chi tiết về viên chức sinh con thứ ba, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7 :19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn.

Sách Luật Cán Bộ Công Chức Luật Viên Chức

Sách Luật cán bộ công chức, Luật viên chức quy định về đào tạo, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. được cập nhật đầy đủ các văn bản của Chính Phủ và Bộ Nội Vụ.

Cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thể chế. Cán bộ, công chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và bạn đọc gần xa kịp thời nắm bắt được những quy định mới nêu trên Nhà xuất bản Lao Động cho xuất bản cuốn sách:

Luật cán bộ công chức, Luật viên chức quy định về đào tạo, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Sách luật cán bộ công chức, luật viên chức

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần thứ nhất: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và văn bản hướng dẫn

Phần thứ hai: Quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức

Phần thứ ba: Đánh giá, phân loại và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễm nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức cán bộ, công chức, viên chức

Phần thứ tư: Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Phần thứ năm: Quy định về chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn trong một số cơ quan hành chính sự nghiệp

Phần thứ sáu: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính sự nghiệp

Phần thứ bảy: Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức

Phần thứ tám: Quy định về đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức

Sách được xuất bản quý 1 năm 2018, có độ dày 400 trang,giá 350,000đ/1 cuốn

Luật Viên Chức Mới Nhất

số 58/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 15/11/2010 và chính thức có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2012, quy định chi tiết về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; quy trình tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Luật viên chức năm 2010 đã được đưa vào thi hành trong tám năm vừa qua và chúng tôi xin giới thiệu tới tất cả các bạn về một số điểm cần lưu ý dành cho Viên chức trong năm 2018 này. Bạn có thể tải miễn phí file đầy đủ về máy để tiện theo dõi (File: Luat vien chuc nam 2010).

LUẬT

VIÊN CHỨC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật viên chức. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.

Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Có thể bạn đang quan tâm tới các Luật, Bộ luật sau:

Một số điểm mà Luật viên chức năm 2010 có quy định viên chức cần lưu ý như sau: Điều kiện chuyển từ viên chức sang công chức:

Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP, trong trường hợp viên chức khi được bổ nhiệm vào các vị trí làm việc dành cho công chức thì chỉ phải tiến hành quy trình xét chuyển thành công chức và không phải thi tuyển theo các quy định về thi tuyển công chức.

Các điều kiện để được chuyển đổi sang công chức:

– Thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng;

– Viên chức phải có trình độ được đào tạo theo đúng chuyên ngành làm việc, có đầy đủ kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực khi chuyển sang vị trí công chức;

– Viên chức phải đáp ứng được ngay yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của vị trí dành cho công chức sẽ chuyển sang.

Trân trọng cảm ơn ./.

Chuyên viên tư vấn: Lê Thị Thanh Thanh

Quyết Định Kỷ Luật Viên Chức

Căn cứ Điều 19 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức có quy định về quyết định xử lý kỷ luật viên chức như sau:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 của Nghị định này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

d) Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật.

2. phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.

3. Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.

Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.