Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xem Luật Nhân Quả Báo Ứng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Xem Luật Nhân Quả Báo Ứng

Trên đời ắt hẳn của . Tuy nhiên, quan niệm về luật nhân quả báo ứng tồn tại khác nhau và có sự khác biệt lớn trong Phật giáo. Ở đó có cái nhìn đầy đủ và thấu đáo về quan niệm này. Bài viết này sẽ làm rõ dựa trên lí luận của Lời Phật dạy về nghiên cứu nhân quả.

Luật nhân quả là gì?

được hiểu là làm thiện được đền đáp quả báo thiện, còn làm điều ác thì bị quả báo ác. Luật nhân quả chính là quy tắc, phương thức của nhân quả báo ứng. Có nghĩa là những hành vi xấu ác đều phải gánh chịu những quả báo ác tương xứng với nó. Còn khi làm việc thì sẽ tích đức nhận lại được nhiều điều may mắn.

Các báo ứng nhân quả khi làm việc xấu

Căn cứ vào việc làm, hành vi xấu ác nặng nhẹ khác nhau mà các quả báo khác nhau. Trong truyện Phật giáo, nếu gieo nhân ác, hại người khác thì sau khi chết sẽ phải chịu quả báo khổ đau kéo dài dưới địa ngục sâu. Còn nếu nhẹ hơn thì sau khi chết sẽ chuyển sinh chịu sự đau đớn trong loài ngạ quỷ. Tạo ác nhẹ hơn nữa thì chịu sự trừng trị khổ đau trong loài súc sinh.

Và sau khi thọ hết các khổ ải, đau đớn trong các đường này rồi sẽ được đầu thai trở lại làm người. Nhưng tiếp tục sẽ bị chịu những báo ứng sau:

Nếu khi còn là người phàm mà trực tiếp hoặc gián tiếp làm những việc xấu ác như: đánh đập, sát hại, ngược đãi đến người khác hoặc động vật…. Thì sẽ bị gặp quả báo như: bệnh tật, ốm đau triền miên, tai họa ập đến thường xuyên…

Những người có tính hay ăn cắp vặt, đồ dùng của người khác chưa có sự cho phép đã tùy tiện lấy làm của mình thì sẽ bị gặp báo ứng là có cuộc sống nghèo khổ, tài sản sẽ bị người khác chiếm đoạt lại.

Những ai có tính nói không đúng sự thật, nói có thành không không thành có, không giữ chữ tín… đều thuộc tội nói dối. Quả báo gặp phải đó là bị người khác khinh bỉ, phỉ báng, không nhận được sự tin tưởng, tôn trọng.

Nói lời bậy bạ

Nói lưỡi đôi chiều

Có tâm địa xấu xa, cố tình gây chia rẽ mất đoàn kết thì sớm muộn sẽ bị quả báo thân tộc chia lìa, cô độc, không nơi nương tựa…

Nói lời hung ác

Những người hay dùng lời lẽ độc ác, mắng chửi người khác thường xuyên thì sẽ gặp phải quả báo tương tự đối với chính bản thân mình cũng như hay bị kiện cáo tranh chấp…

Tham lam, có một muốn có mười, ham hưởng thụ tiền bạc, say mê sắc đẹp thì sẽ bị quả báo tâm tính xấu xa, bị người khác ghét bỏ…

Gặp phải chuyện không ưng ý, vừa lòng cho nên sinh tính hư, tức tối oán hận được gọi là sân nhuế. Những người này dễ bị quả báo là bị hãm hại, bị người khác dị nghị….

Nghi có nghĩa chỉ những người có cái nhìn tà, không tin vào nhân quả báo ứng, làm điều không tốt thì sẽ bị quả báo sinh ra tại gia đình nơi xa xôi hẻo lánh thiếu Phật pháp và văn minh.

Trên đời có quá nhiều câu chuyện nhân quả báo ứng mà trong đó đều có sự công bằng. Bởi nếu làm việc xấu thì sẽ gặp phải quả báo ác tương tự mình đã gây ra. Xem quy luật nhân quả để biết mà tránh làm những điều ác ảnh hưởng đến người khác và bản thân.

Luật Nhân Quả Hay Nghiệp Quả Báo Ứng

Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ. Lớn như công ăn việc làm thất bại đưa đến trắng tay, mất nhà mất cửa, hay tình cảm gia đình rạn nứt đưa đến tình trạng ly thân ly dị, hoặc hai người đang thương yêu nhau thắm thiết đột nhiên một người ra đi vĩnh viễn bỏ lại một người bơ vơ lạnh lẽo trên cõi đời… Quá lớn như mới đây ở Las Vegas, Hoa Kỳ, một người đàn ông Mỹ đã dùng súng liên thanh bắn chết mấy chục người khi họ đang xem ca nhạc ngoài trời và khiến cho gần năm trăm người vô tội khác bị thương chỉ trong vòng mươi phút đồng hồ, rồi sau đó tự kết liễu cuộc đời của mình.

Những sự buồn bực, phiền não khi nhiều, khi ít đó, có khi vừa giải quyết xong thì chuyện khác lại đổ ập tới khiến cho người trong cuộc đã khổ ngày lại càng khổ thêm. Đa phần khi gặp những trường hợp này người ta thường ôm đầu bứt tóc than rằng đang ” Trả Nghiệp”, nhưng thực sự Trả Nghiệp là gì, xuất xứ của Nghiệp từ đâu đến, và làm sao để thoát ra khỏi vòng “Nghiệp” oan trái này?

Nghiệp là thuật ngữ được dịch ý từ tiếng Phạn là Karma, tiếng Pàli là Kamma. Nghiệp, nghĩa đen là làm một cái gì đó, tác động một cái gì đó. Trong nhà Phật thì Nghiệp là những ý nghĩ, lời nói, hành động tốt hay xấu, huân tập lâu ngày thành thói quen tạo nên sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến lúc xuôi tay nhắm mắt. Nghiệp không biến mất khi người ta chết mà nó còn theo chúng ta qua đời sống kế tiếp.

Nghiệp là Nhân, báo là Quả. Nghiệp và Quả Báo tạo thành Luật Nhân Quả. Ngắn gọn là “Nghiệp Quả” hay “Nghiệp Báo”. Nếu chúng ta tạo Nhân (Nghiệp) tốt thì sẽ trổ Quả tốt, còn ngược lại nếu ta gieo Nhân xấu thì sớm hay muộn gì chúng ta cũng nhận Quả xấu. Chuyện Nhân Quả cứ thế mà xoay dần thành một vòng tròn không bao giờ chấm dứt vì con người cứ tạo Nhân rồi trả Quả. Trong việc trả Quả lại tiếp tục tạo Nhân mới và Nhân Quả cứ như thế mà luân hồi.

Như vậy mỗi tác động (Nhân hay Nghiệp) dưới một điều kiện nhất định sẽ sinh ra một Quả Báo. Một khi Quả đó chín, nó sẽ “hồi đáp” trở lại người đã tạo ra nó. Thời gian để một Quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu cũng có khi rất mau. Nghiệp đã gieo thì trăm, ngàn kiếp vẫn không mất. Khi đủ nhân duyên nó sẽ xuất hiện. Ai gây Quả ác thì sẽ nhận Quả ác, ai tạo Quả lành sẽ nhận Quả lành một cách công bằng, không thiên vị. Tạo Nghiệp tốt có thể mang lại kết quả tốt trong đời hiện tại hay trong đời tái sinh. Nhưng chúng ta cần nhớ là dù tạo Nghiệp tốt hay xấu đều phải chịu luân hồi sinh tử. Trong minh thứ ba là Lậu Tận Minh, Đức Phật đã xác nhận nguyên nhân của luân hồi sinh tử là Lậu hoặc. Ở đây, Nghiệp chính là Lậu hoặc. Bên trong Lậu hoặc chứa sẵn mầm tham sân si. Chính tham sân si thúc đẩy người ta có hành vi tạo Nghiệp nên Lậu hoặc hay Nghiệp là nguyên tố của luân hồi sinh tử. Nó theo chúng ta nhiều đời từ quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mỗi ngày chúng ta gây không biết bao nhiêu là Nghiệp. Mỗi Nghiệp gây ra do tác động của Thân, Ý hay Ngôn ngữ tức lời nói.

– Khi chúng ta đánh đập người hay ra tay giết hại bất cứ loài vật nào thì chúng ta đã tạo nghiệp Thân, mà đó là nghiệp ác. Khi chúng ta vuốt ve vỗ về người khác giúp người đó vượt qua sự buồn đau, hay giúp đỡ dẫn dắt người bệnh, người già hay người mù, hoặc bảo vệ môi trường sống như lượm rác, lượm đinh ngoài đường xá, hay vét mương, thông cống, trồng cây thì đó là chúng ta đã tạo Thân nghiệp, nghiệp này được coi như nghiệp lành, nghiệp tốt.

Trong tam nghiệp, nghiệp Ý là hệ trọng hơn hết. Chính Ý là chủ chốt nghĩ ra việc phải làm, Thân và Khẩu chỉ là tòng phạm làm theo mà thôi. Trong Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu. Đức Phật đã dạy rằng: “1) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý ô nhiễm. Nói lên hay hành động. Khổ não bước theo sau. Như xe, chân vật kéo. 2) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý thanh tịnh. Nói lên hay hành động. An lạc bước theo sau. Như bóng, không rời hình.” Khi trong đầu đã tác ý suy nghĩ muốn làm một cái gì tốt hay xấu là chúng ta đã tạo Nghiệp Ý. Tiếp theo chúng ta sẽ hành động và phát ngôn theo chiều hướng của Ý tạo thêm Thân nghiệp và Khẩu nghiệp.

Tuy Nghiệp không hình tướng cụ thể nhưng nó có khả năng chi phối, sai sử làm cho người ta khốn khổ và si dại vì nó. Nhìn chung thì Nghiệp do chúng ta tạo ra và cũng chính chúng ta bị Nghiệp trói buộc trở lại.

Nếu hành động thiện hay ác mà có chủ ý của ý thức quyết định, đó là “định nghiệp”, còn như hành động thiện hay ác mà không có chủ ý của tâm thức thì cũng tạo nghiệp nhưng đó là “bất định nghiệp”. Chẳng hạn như hành động của người mắc bệnh tâm thần. Thực chất người bệnh này không biết hành động của họ đúng hay sai, thiện hay ác. Họ không phân biệt thế nào là khổ là hạnh phúc, cho nên hành động vô ý thức của họ cũng tạo nghiệp nhưng gọi là “bất định nghiệp” nghĩa là họ không cố ý hành động nhằm mang niềm vui hay nỗi khổ đến cho người chung quanh.

Nghiệp cũng có nghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp riêng là nghiệp ân oán của từng cá nhân không ai giống ai trên thế gian này. Vì nghiệp riêng mà mỗi người có một hình hài sắc vóc đẹp xấu khác nhau, không người nào giống người nào, ngay cả anh chị em sanh đôi cũng không hoàn toàn giống nhau 100%. Đời sống của mỗi người buồn khổ hay hạnh phúc cũng hoàn toàn khác nhau do nghiệp tạo ra trước kia của mỗi người có khác biệt, cho nên Quả báo hay Phước báo cũng khác biệt.

Một thí dụ khác, khi một vùng nào đó bị thiên tai lũ lụt hay hoả hoạn thì người dân ở vùng đó cùng chịu chung một hoàn cảnh. Đó là nghiệp chung. Còn nghiệp riêng là có người được cứu sống có người lại bị tử nạn vì hoả hoạn hay nước cuốn trôi.

Nghiệp chung cũng thể hiện trong đời sống hằng ngày, chúng ta thấy rõ rằng người ham cờ bạc thì thích giao du với người chơi cờ bạc. Kẻ thích rượu chè thì kết bạn với người ham nhậu nhẹt. Người mê văn chương thơ phú thì liên kết với bạn bè văn thi. Đây là nghiệp riêng mỗi người, họ cuốn hút lẫn nhau để sau đó lại tạo thành nghiệp chung.

“Quả Báo” là đền trả lại những gì chúng ta đã tạo ra ảnh hưởng đến người khác. Những gì chúng ta đã làm dù tốt hay xấu, dù vô tình hay cố ý đều sẽ hoàn trả lại cho chúng ta một cách sòng phẳng không thiếu sót khi hội đủ nhân duyên. Có ba loại “báo”:

Quả báo phải chịu trong đời hiện tại đối với những hành vi mà chúng ta đã gây từ nhiều đời trước hay đời này.

Quả báo phải chịu trong đời sau do hành động của chúng ta làm trong đời này.

Qua nhiều đời nhiều kiếp sau khi đủ duyên mới trả quả báo.

Các loại quả báo trên có thể giải thích cho chúng ta biết tại sao trong đời sống hiện tiền có người rất hiền lành tốt bụng mà cứ gặp những điều không may khiến cho họ chịu đau khổ triền miên, đó là do những kiếp trước họ đã gây nghiệp xấu đến đời này đủ duyên họ phải trả gọi là “hiện báo”, còn những nhân lành họ làm đời này có thể họ sẽ được hưởng phước báo ở đời sau gọi là “sinh báo”. Những người sống ở đời này có những hành động ác, hại người đau khổ mà vẫn sống trong sung sướng gặp nhiều may mắn, đó là có thể trong nhiều đời nhiều kiếp trước họ tạo nhiều nghiệp lành nên đời này họ được hưởng phước, riêng những điều họ làm ác ở đời này thì họ sẽ phải trả ở những đời, những kiếp sau gọi là “hậu báo” vậy!

Theo Luật Nhân Quả, khi chúng ta tạo Nhân nào thì sẽ nhận Quả (báo) tương ứng, nghĩa là “Nhân nào quả nấy” như trồng cây chanh thì được quả chanh, trồng cây quýt thì được quả quýt, trồng dây khổ qua thì cho trái khổ qua. Chứ không thể trồng cây chanh chua mà ra trái quýt ngọt hay trồng cây quýt ngọt mà ra quả khổ qua đắng.

Trong nhà Phật gây Nhân nào chịu Quả nấy… là đối với những người không biết hối cải và tu tập sửa đổi. Nhưng nếu đã lỡ gây ra lỗi lầm mà biết ăn năn hối cãi lo tu tập và làm những việc thiện lành lợi ích cho chúng sanh để bù đắp lại thì quả báo cũng sẽ xoay chuyển, giảm nhẹ.

Như vậy nhờ vào việc tu tập giữ gìn giới đức và hành thiện mà chúng ta có thể hoá giải bớt những nghiệp xấu mà chúng ta đã lỡ gây ra. Trong kinh A-Hàm Đức Phật dạy: “Người gây nhân bất thiện, biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy”. Như vậy chúng ta thấy rõ muốn thoát Nghiệp phải tu tập tích lũy công đức, càng nhiều công đức thì chúng ta mới có thể hoà tan dần dần để đi đến xoá bớt Nghiệp mà chúng ta đã tạo, nên mới nói “Tu là chuyển Nghiệp” hay “Tu là giải Nghiệp”.

Tu là sửa đổi, trước kia hay làm những việc xấu bây giờ sửa đổi không làm việc xấu ác nữa mà thực hành những điều thiện lành. Chuyển Nghiệp là chuyển hoá khổ đau thành an vui hạnh phúc. Tuỳ theo khả năng tu nhiều hay ít mà quả khổ sẽ thay đổi chứ không cố định “nhân nào quả đó” như khi chưa biết tu, tức chưa biết sửa đổi.

Đức Phật dạy muốn chuyển Nghiệp chúng ta cần phải “tịnh hoá tam nghiệp” nghĩa là tu sửa, thanh lọc Thân, Khẩu, Ý từ những lầm lỗi bất thiện dần dần trở nên thiện lành.

– Về Thân:

1) Không sát sanh, hãm hại, giết người, cũng không xúi giục người khác giết người hại vật.

2) Không trộm cắp của không cho, dù chỉ là một cây kim cuộn chỉ.

3) Vợ hoặc chồng phải thuỷ chung, không gian dâm tà hạnh với người khác.

– Về Khẩu:

2) Không nói lời hung dữ, độc ác.

3) Không dùng lời thêu dệt đặt điều nói xấu kẻ khác.

4) Không nói lời đâm thọc, hai chiều khiến cho người này hận ghét người kia.

– Về Ý: Không uống rượu say. Không xử dụng ma tuý cần sa, những thứ này là nguyên nhân của bệnh thân và tâm. Nó khiến cho tâm trí ngày càng mê mờ si muội.

Ngoài ra, Đức Phật cũng khuyên chúng ta nên hành thiện không bỏ qua bất cứ việc thiện nhỏ nhặt nào và xa lìa những hành động xấu ác làm tổn thương người khác đồng thời hãy tu tập giữ tâm thanh tịnh không gợn ý xấu tốt về bất cứ chuyện gì qua bài kệ: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật Giáo”, đại ý là: “Những việc ác không nên làm, Vâng làm những việc lành. Khéo giữ tâm thanh tịnh. Đó là lời Phật dạy”

Nhìn chung, ngoài Đức Phật và các vị A-La-Hán đã hoàn toàn sạch Nghiệp, các Ngài “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời khác nữa“, còn bất cứ một chúng sanh nào còn luân hồi trong sáu cõi (Trời, Người, A-tu-La, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục) đều mang Nghiệp. Vì có Nghiệp mới có tái sinh để trả nghiệp. Tuỳ Nghiệp nặng hay nhẹ mà khổ nhiều hay khổ ít. Đức Phật dạy chúng ta phải tu để chuyển đổi quả báo do Nghiệp gây ra bằng cách giữ giới tức tu Giới, tu Thân và tu Ý. Mà tu Ý tức tu Tâm là quan trọng hơn hết.

Vậy thế nào là Tu Tâm?

Tâm ở đây gồm Vọng Tâm và Chân Tâm.

Học thuyết “Luật Nhân Quả hay Nghiệp Quả Báo Ứng” rất cần thiết cho chúng ta là những con người đang sống trên thế gian này, đang chịu sự vay trả, trả vay của Nghiệp do chúng ta gây ra từ bao đời bao kiếp trước. Hiểu biết Luật Nhân Quả giúp cho chúng ta tự nhận biết được Quả tốt hay xấu chúng ta đang lãnh chịu ở đời này, là do Nghiệp chúng ta đã tạo trước kia.

Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu. Đó là giá trị của bài pháp về Nhân Quả Nghiệp Báo mà Đức Phật đã từ bi truyền lại cho chúng ta từ mấy ngàn năm qua.

Nhân Quả Báo Ứng Khẩu Nghiệp, Quả Báo Và Hậu Quả Của Khẩu Nghiệp

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp và nói chuyện giao tiếp với rất nhiều người, mỗi một lời nói ra chúng ta phải hết sức cẩn trọng và lưu ý, vì nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp. Hãy tu tâm tu tính, ăn nói dễ nghe và không nói xấu nói hơn bất kỳ ai. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp, với mong muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về khẩu nghiệp.

1. Hãy cẩn thận những gì mình nói ra

Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp

Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Vâng quả thật rất đúng, chúng ta phải lựa lời mà nói cho đẹp lòng nhau, có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp hơn, vậy cớ sao ta lại nói xấu nhau, nói ra những lời nói cay nghiệt. Bạn nói ra những lời không tốt, chuyện không có nói thành có, chuyện nhỏ nói thành lớn sẽ rất nguy hiểm cho sau này của bạn, nhân quả luôn báo ứng, nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp rất lớn.

Miệng nói nhiều sẽ làm hao tổn tâm trí, thường xuyên nói chuyện thị phi, hơn thua phải trái, khen chê đẹp xấu sẽ xảy ra mâu thuẫn không đáng có. Tu cái miệng là tu nữa đời người, luật nhân quả thì không bỏ sót một ai, cái gì cũng có thể rời xa ta, chỉ có nghiệp là theo bạn đến muôn đời, đến vạn kiếp sau. Bởi mới nói, nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp rất lớn, nên chúng ta phải nói thật và tránh khẩu nghiệp.

2. Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp.

Ông ba xưa thường nói “tu cái miệng là tu nửa đời người”, nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp không chừa một chúng tôi người ta thương nhau, yêu nhau hay ghét bỏ nhau cũng xuất phát từ lời nói. Có khi chúng ta thêu dệt, nói xấu người khác, nói để nâng cao sỉ diện của mình.

Vì đôi khi người ta hơn mình về nhan sắc, tiền tài, địa vị, quyền lực hoặc thành công nên mình ấm ức quá, thua kém quá sanh lòng ghen ghét nên đâm thọc, nói xấu. Mình đi nói xấu họ liệu họ có mất gì không hay nhìn lại bản thân mình lại mất phước báu dần đi, mình lại càng nghèo hơn. Cho nên người xưa dạy ta nên tập ít nói “Cẩn ngôn, cẩn hạnh, cẩn thận quả báo” vì nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp. Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, nhân quả thì không bỏ sót một ai. Nói xấu tạo khẩu nghiệp với người, rồi có khi sẽ gặp người nói lại đôi khi còn nói hơn mình đã từng, nói còn cay độc hơn, nặng nề hơn rồi dẫn đến gây gỗ, hiềm khích và cả thù hằn nữa, vì thế không nên gieo khẩu nghiệp.

3. Quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp

 Hãy sống với nhau thật lòng nhất, đừng nói xấu, nói xuyên tạc, nói sai sự thật, làm như vậy là bạn đang gây họa cho chính mình, nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp không chừa một ai. Giáo lý nhà Phật nói rằng, ai làm người mà hay nói lời đâm thọc, thêu dệt, bịa đặt điều xấu, điều ác hại người khi chết tất đoạ địa ngục, khi tái sinh làm người thì tinh thần tán loạn, kẻ khinh, người hại, khổ não triền miên.

Vậy mới nói nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp không chừa một ai. Ác khẩu là lời nói cọc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc hay nhục mạ, mắng chửi người khác ngu si hoặc doạ giết hại người khác đó là ác khẩu. Cho nên người đời vẫn hay nhắc rằng khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người, tự chuốc họa vào thân, ăn không nói có, nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều, nói lời thêu dệt mà hậu quả của khẩu nghiệp thì vô hình nhưng khi ập tới thì mang oan trái vào thân thật sự khủng khiếp. Không dương thì âm, không sớm thì muộn, rốt cuộc cũng sẽ gặp báo ứng vì nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp không chừa một ai.

Trong chuyện kể Phật giáo, có một câu chuyện như sau:”Có một vị Sa-di chê một vị tỳ kheo tụng kinh như chó sủa, vị tỳ kheo biết được khởi tâm thương xót nên dạy vị này sám hối. Vị sa-di sám hối nhưng tội vẫn không hết, về sau phải đoạ là năm trăm kiếp chó”. Vâng, đó chỉ là mẫu chuyện trong số rất nhiều mẫu chuyện về khẩu nghiệp được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Tuy chỉ là chuyện kể nhưng cũng phản ánh quả báo của khẩu nghiệp là rất lớn, chỉ một lời ác ý trong vài giây nhưng phải gánh chịu quả báo thật thống khổ. Vậy mới nên tin nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp không chừa một ai.

Hector Tran và An Nhiên, Biên tập, lamnguoi.net

 

Stt Luật Nhân Quả Trong Cuộc Sống, Những Câu Nói Hay Về Nhân Quả Báo Ứng

Rate this post

1. Những stt hay về luật nhân quả đáng suy ngẫm nhất của Phật Pháp

Đang xem: Stt luật nhân quả trong cuộc sống

Nếu chưa chấp nhận điều gì đó xảy ra với mình thì có nghĩa là bạn chưa chấp nhận nhân quả.Từ thiện cũng chẳng chứng tỏ mình đặc biệt hay mình giỏi. Nó chẳng chứng tỏ mình tốt. Từ thiện không phải do tôi giỏi, tôi tốt, tôi giàu hay tôi hay. Từ thiện chỉ là hoạt động tự nhiên của nhân quả. Do nhân quả thì từ thiện xảy ra. Chẳng phải là ai hay, ai giỏi. Giống như là ở đâu có lửa cháy thì lấy nước để dập. Cứ tự nhiên thế thôi, tự nhiên xảy ra, nhân quả làm việc ấy.Hiểu nhân quả để nhận ra: Yêu đương, rung động đều là do duyên.Muốn biết nhân đời trước. Xem sự hưởng đời nay. Muốn biết quả đời sau. Xem việc làm kiếp này.Mình phán xét người khác thế nào thì mình sẽ gặp chuyện như vậy, đó là nguyên tắc đơn giản của nhân quả.Điều mà mình phán xét họ thì chắn chắn sẽ xảy ra với mình, không đời này thì đời sau. Vì thế, không nên phán xét ai hết.Đạo Phật tìm cách chữa bệnh từ gốc. Vì hiểu rằng mọi chuyện đều do nhân quả, nên tôi chữa bệnh từ gốc, đó là giải quyết những cái nhân đã gây ra ốm bệnh.

Muốn ăn quả ngọt, chúng ta phải gieo hạt mầm tốt. Ảnh: Internet

2. Những câu nói hay về luật nhân quả và lòng dạ con người trong cuộc sống

Nhân quả đừng đợi thấy mới tin, bởi không đến ở kiếp này thì đến kiếp sau. Do đó, trong mỗi hành động của mình, chúng ta cần suy xét kỹ lưỡng. Hãy làm điều tốt để nhận lại những điều tốt đẹp.

Những nhân tốt sẽ biến thành bức tường nghiệp tốt, còn những nghiệp xấu giống như những cơn sóng đánh đến bức tường đấy. Nhân tốt càng nhiều thì càng chặn được nhiều sóng; nên liên tục gieo nhân tốt và hạn chế gieo nhân xấu.Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.Nhân quả là gì? Nhân quả hay còn gọi là nghiệp, hành động. Hành động này thì ra kết quả kia. Tất cả mọi hành động của mình đều tạo ra một kết quả. Làm gì hay không làm gì cũng là gieo nhân.Hận thù diệt hận thù. Điều này không có được. Từ bi diệt hận thù. Là định luật ngàn thu.Nhân quả ngoài hành động còn phải xét đến tác ý. Một hành động xấu nhưng động cơ tốt sẽ có quả khác với hành động xấu đi kèm động cơ xấu.Nhân quả không sai được. Nên khi đang khổ thì phải hiểu rằng: mình đang phải trả quả của những nghiệp xấu mà bản thân đã gây ra. Nếu không hiểu điều đó thì mình sẽ đi trách móc người gây khổ cho mình.Những người nông cạn tin vào may mắn. Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả.

Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó. Ảnh: Đức Lộc

3. Những lời răn dạy hay về luật nhân quả, tâm đức của Phật Pháp

Cuộc đời là một hành trình mà mỗi người đều đi tìm ý nghĩa sống. Nhưng trên hành trình này, vì “cái tôi” ích kỷ mà chúng ta quên mất quy luật “có vay có trả” của vũ trụ. Hãy chậm lại một chút, để suy ngẫm hững câu nói hay về luật nhân quả sau trước khi hành động một việc gì đó.

Có hiểu nhân quả mới quan tâm đến tích tập nhân tốt. Người hiểu nhân quả, hiểu nghiệp sẽ có thái độ sống chủ động: “Tôi sẽ liên tục tích tập nghiệp tốt vì sớm muộn nó cũng sẽ nở ra và tôi sẽ có kết quả tốt.” Ngược lại, khi chưa hiểu nhân quả sẽ rất bị động. Trong xã hội hiện đại, mọi người hầu hết sống một cách bị động. Chúng ta cứ cố làm cái này cái kia, nếu không được thì than thân trách phận. Người có sự thực hành tốt thì sẽ luôn quan tâm tích tập nghiệp tốt, nếu muốn có kết quả tốt.Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả hành vi của bản thân.Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.Một người chỉ có lý do để hối tiếc khi anh ta gieo hạt và không ai gặt.Nguyên nhân và hệ quả là hai mặt của một vấn đề.Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa.Kẻ ngủ trên giường hồng ăn năn giữa thảm gai.

Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa. Ảnh: Đức Lộc

4. Những câu nói hay về luật nhân quả trong đời mùa dịch Covid-19

Mọi hành động của chúng ta đều có khả năng gây ra đau khổ. Và, mọi điều chúng ta làm đều có hệ quả với tiếng vang vượt xa những gì ta có thể tưởng tượng ra. Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên hành động. Nó có nghĩa là chúng ta nên hành động cẩn thận. Mọi chuyện đều có ý nghĩa.Chúng ta nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi đóng sập cửa, trước khi đốt cầu, trước khi cưa gãy cành cây mà ta đang ngồi ở trên.Con người biết điều họ làm. Thường họ biết tại sao mình làm điều mình làm. Nhưng điều họ không biết là điều họ làm gây ra điều gì.Hành thiện gặt quả thiện. Hành ác gặt quả ác. Đã gieo hạt giống nào. Người phải gặt quả nấy…Kẻ ác người sợ trời không sợ, người hiền người khinh trời chẳng khinh.Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán giận.

Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán giận. Ảnh: Đức Lộc

Đức Lộc

Những câu nói hay được ví như những món quà vô giá. Khi chúng ta nhận được món quà này, tâm hồn ta nhẹ nhàng và bình yên hơn. Năm 2020 trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… xuất hiện hàng ngàn lời nói hay mà cực kỳ ý nghĩa. Ở đó có thể là những câu nói trong những cuốn sách kinh điển, những bộ phim chinh phục khán giả mọi thời đại. Hay những câu nói xuất phát từ những người rất bình thường, ẩn danh. Nhưng dù xuất phát từ ai, ở đâu thì những lời nói ngọt ngào này luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc tích cực nhất. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn tất cả câu nói như thế.