Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xem Luật Khoáng Sản Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Khoáng Sản Hiện Hành “Còn Để Thất Thoát Nhiều Khoáng Sản”

Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận Luật Khoáng sản dù đã quy định rất chặt chẽ song việc triển khai Luật thời gian qua cũng cho thấy đã có những bất cập, tồn tại, hạn chế.

Cho rằng Luật Khoáng sản đang hiện hành là chưa phù hợp, còn để thất thoát rất nhiều tài nguyên, khoáng sản của quốc gia, mới đây, cử tri tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chặt chẽ vấn đề này để bảo vệ được tài nguyên quốc gia và chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Trả lời kiến nghị của cử tri, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định Luật Khoáng sản năm 2010 được ban hành và có hiệu lực kể từ năm 2010 là dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

Luật này cũng thể chế hóa chủ trương, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư vào khai thác khoáng sản; điều tiết nguồn thu từ khoáng sản để hài hòa lợi ích của “Nhà nước-doanh nghiệp-người dân” và địa phương nơi có khoáng sản.

Đặc biệt, Luật nhấn mạnh việc khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định được đầu tư; hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế “xin-cho” trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

“Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản và chấn chỉnh hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân,” nội dung văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Dù vậy, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý, mặc dù Luật Khoáng sản đã quy định rất chặt chẽ, song việc triển khai Luật thời gian qua cũng cho thấy đã có những bất cập, tồn tại, hạn chế.

Vì thế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện nhiệm vụ đánh giá tác động việc thực hiện các chính sách, quy định của Luật Khoáng sản theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Công văn số 8960/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi cả nước năm 2017.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; kiên quyết xử lý theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; gian lận trong kê khai, thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế…

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam triển khai Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của Luật Khoáng sản và đề xuất cơ chế chính sách để thay đổi những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010.”

Đề tài này nhằm mục đích đánh giá các tác động của các quy định của Luật khoáng sản đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản; đánh giá về những mặt được, ưu việt của Luật khoáng sản, những tồn tại, hạn chế, bất cập của chính các quy định trong Luật, các nội dung còn thiếu, các điều, khoản của Luật khoáng sản cần bổ sung, sửa đổi hoặc quy định mới; đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới của Luật khoáng sản.

Dự kiến đề tài trên sẽ kết thúc vào cuối năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài và báo cáo nêu trên sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh và giải quyết các bất cập, tồn tại.

Khoáng Sản Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hoạt Động Khoáng Sản?

Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã có những thay đổi tích cực trên nhiều mặt. Trong đó phải kể đến các hoạt động kinh tế về đầu tư, xây dựng và khai thác khoáng sản.

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất được tích tụ ở thể rắn, lỏng, khí trong lòng đất, trên mặt đất bao gồm cả khoáng vật và khoáng chất ở bãi thải của mỏ theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2014.

Về mặt khoa học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp kháng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do quá trình địa chất mà con người có thể lấy kim loại, các hợp chất hay khoáng vật để phục vụ hoạt động kinh tế.

Như vậy, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, lỏng, khí. Khoáng sản hầu hết không tái tạo được, vì vậy chúng có giá trị to lớn về mặt kinh tế.

Quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản như thế nào?

Ngoài việc giải đáp Khoáng sản là gì? Chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm các quy định pháp luật về khoáng sản để Quý độc giả tham khảo.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 thì hoạt động khoáng sản bao gồm: Khảo sát khoáng sản, thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản.

Pháp luật về khoáng sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Luật Khoáng sản năm 2010 quy định cụ thể về các hoạt động: điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản, quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản.

Như vậy pháp luật về khoáng sản điều chỉnh các hoạt động khoáng sản từ điều tra cơ bản, thăm dò khoáng sản đến việc khai thác khoáng sản, bảo vệ khoáng sản khi chưa khai thác và quản lý tất cả khoảng sản của nước ta.

Quy định của pháp luật về khoáng sản rất cụ thể vì khoáng sản của nước ta rất phong phú và đa dạng, phân bố ở nhiều nơi trên đất nước và nhiều chủ thể, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động khoáng sản.

Đồng thời hoạt động khai thác khoáng sản cũng có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như: Ô nhiễm môi trường, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, tác động đến quỹ đất sản xuất, nguồn nước nên pháp luật về khoảng sản có những quy định rất chặt chẽ về hoạt động này.

Thủ tục cấp phép trong hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?

Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phù hợp với quy hoạch, quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 10 Luật Khoáng sản 2010 sẽ được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, đối với khoáng sản độc hại phải đáp ứng các điều kiện sau:Được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;đảm bảo quy định của pháp luật về môi trường; vốn chủ sở hữu chiếm ít nhất 30% tổng số vốn đầu tư của dự án.

Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản chủ yếu qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò cùng như ở khu vực chưa thăm dò. Việc cấp phép không thông qua đấu giá phải được cấp có thẩm quyền cho phép, phải xác định rõ khu vực khoáng sản.

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép;

+ Sơ đồ khu vực thực hiện dự án khai thác khoáng sản;

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

+ Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản;

+ Giấy tờ xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

+ Giấy chứng nhận đầu tư;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan nhà nước;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu.

Hồ sơ trên gửi Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam giải quyết và trả kết quả trong 90 ngày làm việc.

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

5 Năm Thực Hiện Luật Khoáng Sản

Ngày 1/7, đúng 5 năm thực hiện Luật Khoáng sản (KS) sửa đổi được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XII ngày 17/11/2010. Đây là văn bản pháp quy thay thế Luật KS năm 1996 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KS năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Với nhiều nội dung mới của Luật KS, trong 5 năm qua ở tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện như thế nào?

Tình trạng khai thác cát sông Đồng Nai bừa bãi đã làm sạt lở sông ngày càng nghiêm trọng (ảnh chụp tháng 5/2016)

Nhiều văn bản ban hành kịp thời

Để thực hiện các quy định của Luật KS năm 2010, với trách nhiệm quản lý nhà nước về KS tại địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, xử lý dứt điểm tình trạng khai thác KS bất hợp pháp…; trong đó mới nhất là văn bản số 1952/UBND-ĐC ngày 13/4/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ KS và hoạt động KS. Theo đó, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được triển khai thực hiện sâu rộng, nhất là cơ quan chuyên môn của Sở TN&MT đã tổ chức cung cấp thông tin đến hàng trăm lượt tổ chức, cá nhân.

Năm 2015, thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai lần đầu công tác đấu giá quyền khai thác KS với 15 điểm mỏ KS làm vật liệu xây dựng thông thường. Đến nay, đã tổ chức đấu giá được 2 điểm mỏ và UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá, các điểm mỏ còn lại đang tiếp tục tổ chức đấu giá. Mặt khác, nhằm cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tính minh bạch, công khai, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Ngọc Phúc đã ban hành Quyết định số 282/QĐ-STNMT quy định về trình tự, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KS theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại Sở TN&MT, rút từ 390 ngày xuống còn 294 ngày giải quyết. Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế TW ngày 23/6/2016, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 113 giấy phép khai thác KS làm vật liệu xây dựng do UBND tỉnh cấp; 8 giấy phép khai thác vàng gốc, cao lanh, bauxit, đá ốp lát và 4 giấy phép thăm dò vàng gốc, cao lanh, thiếc do Bộ TN&MT cấp còn hiệu lực.

Những khó khăn và tồn tại

Đánh giá các tác động của chính sách, quy định từ Luật KS đối với công tác quản lý nhà nước, ngoài những mặt thuận lợi, theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Phạm Quang Tường còn không ít khó khăn. Đó là: Luật chưa quy định, hướng dẫn cụ thể về thời điểm điều chỉnh quy hoạch KS, trình tự thực hiện, cho phép điều chỉnh cục bộ hay toàn diện quy hoạch…; chưa có hướng dẫn khi có nhu cầu thăm dò nâng cấp trữ lượng hoặc cũng chưa có hướng dẫn thủ tục hồ sơ để điều chỉnh giấy phép, trình tự thực hiện khi đã có quyết định phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò… Đó còn là, chưa có hướng dẫn khi muốn tăng độ sâu được phép khai thác tại diện tích được cấp phép và lập hồ sơ thăm dò để đánh giá trữ lượng chất lượng nhằm có kế hoạch ổn định sản xuất, kinh doanh hoặc khi phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động KS không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất đối với các trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối cần làm thủ tục gì? Nhà nước cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện để giải quyết các trường hợp khai thác KS làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác KS được khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó…

Ông Nguyễn Ngọc Phúc cho biết, từ những ý kiến đề đạt phía các doanh nghiệp cùng quá trình triển khai thực hiện Luật KS 2010, những vướng mắc, tồn tại đã được Sở TN&MT Lâm Đồng báo cáo các cấp thẩm quyền đã và đang tháo gỡ. Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế TW, thay mặt Tỉnh ủy Lâm Đồng, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận cũng đã đề nghị các bộ, ngành TW điều chỉnh quy trình thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác KS làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng đơn giản hóa, phù hợp với thực tế.

Chia sẻ về hoạt động KS ở Lâm Đồng, ông Phạm Quang Tường cho biết, do tình hình kinh tế nên các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, sản xuất cầm chừng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm, sản phẩm không có thị trường tiêu thụ nhưng hàng năm vẫn phải nộp tiền cấp quyền khai thác KS theo quy định, do đó nhiều doanh nghiệp chậm nộp tiền, buộc phải trả lại giấy phép hoặc lập hồ sơ trả lại một phần diện tích khai thác. Qua kiểm tra, giám sát, các tổ chức, cá nhân khai thác KS trên địa bàn tỉnh đã cơ bản tuân thủ những quy định của pháp luật trong hoạt động KS.

Tuy nhiên, còn một số tổ chức, cá nhân chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định trong hoạt động KS như báo cáo định kỳ hoạt động KS không đúng thời gian; bổ nhiệm giám đốc điều hành không đúng quy định; chậm thuê đất và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường… Đó còn là ý thức trách nhiệm và việc đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của một số tổ chức, cá nhân chưa cao; việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác KS, các cơ sở có triển khai nhưng ở mức độ còn hạn chế, một số cơ sở còn mang tính chất đối phó. Các hành vi vi phạm đã được cơ quan thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu khắc phục những vi phạm, tồn tại. Riêng năm 2015 đã xử lý 32 trường hợp vi phạm về hoạt động KS; và từ năm 2015 đến tháng 6/2016, đã thu hồi 31 khu vực khai thác KS đã hết hạn, vi phạm các quy định. Vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng nơi khai thác khoáng sản như đường vận chuyển sản phẩm không thường xuyên duy tu, sửa chữa nên hư hỏng ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân…

Khoáng Sản Là Gì? Khái Quát Về Hoạt Động Khai Thác Khoáng Sản

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

+ Quản lý Nhà nước về đất đai và vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai

+ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp

Khoáng sản là gì? Khái quát về hoạt động khai thác khoáng sản

1. Khoáng sản là gì?

Khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con người như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên… Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật. Vậy dưới góc độ pháp luật, Khoáng sản là gì?

Khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản (khoản 1 Điều 3 Luật khoáng sản 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản 2005).

Luật khoáng sản 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 có quy định về “khái niệm Khoáng sản là gì?” như sau: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.

Khoáng sản là gì

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ chỉnh sửa luận văn , Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, … để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline? Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Phân loại khoáng sản

Theo tính chất của công dụng, Khoáng sản được chia ra làm bốn nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim, khoáng sản nhiên liệu và khoáng sản nước.

– Khoáng sản kim loại là những quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra kim loại hoặc hợp chất của chúng, thuộc nhóm này gồm: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, Mangan, Crôm…); Nhóm kim loại cơ bản (Thiếc, Đồng, Chì, Kẽm…); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê…); Nhóm kim loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.

– Khoáng sản phi kim là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại: nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón (lưu huỳnh, apatit, phôtphorit…); Nhóm nguyên liệu gốm sứ – chịu lửa (sét, kaolin…) và nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng (cát, đá vôi, đá hoa…).

– Khoáng sản nhiên liệu gồm các đá có nguồn gốc sinh vật (than bùn, than đá, dầu…). Loại khoáng sản này ngoài việc làm chất đốt, khoáng sản nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm, dược phẩm và các thành phần khác (sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.v.v…).

– Khoáng sản nước: Là các loại nước được dùng cho sinh hoạt và công nghiệp như nước khoáng, bùn khoáng sử dụng trong y tế và sinh hoạt.

3. Khái quát về hoạt động khai thác khoáng sản

3.1 Khái niệm khai thác khoáng sản là gì?

Trước đây, trong thời kỳ bao cấp hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu do các tổng công ty, công ty Nhà nước thực hiện tại các mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn vốn của Nhà nước như apatit, quặng sắt, than, đá vôi, sét làm nguyên liệu xi măng, thiếc… với số lượng rất ít. Sau năm 1996 khi Luật khoáng sản được ban hành, với chính sách đầu tư của Nhà nước, hoạt động khai thác đã phát triển nhanh cả về quy mô và thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản, nhất là trong vài năm trở lại đây.

Khái niệm khai thác khoáng sản là gì

3.2 Vai trò của khoáng sản

Tuy không có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của loài như các thành phần môi trường nước, đất và không khí… nhưng tài nguyên khoáng sản cũng là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự duy trì và phát triển xã hội. Xét từ phương diện cá nhân, con người có thể tồn mà không cần đến tài nguyên khoáng sản, nhưng trên bình diện chung thì một xã hội không thể phát triển bền vững và toàn diện nếu không có bất kì một tài nguyên khoáng sản nào. Vai trò và tầm quan trọng của khoáng sản được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

– Về phương diện kinh tế: Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then chốt, như đá vôi dùng cho sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng; quặng sắt được dùng cho ngành luyện kim, cơ khí… Than đá, dầu mỏ, khí gas… là những khoáng sản cung cấp năng lượng chủ yếu cho nhiều ngành kinh tế quan trọng cũng như phục vụ sinh hoạt hằng ngày của con người, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là những tài nguyên có giá trị cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp.

Bản thân ngành công nghiệp khoáng sản là một ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của nhiều nước, như công nghiệp khai thác đồng ở Chilê, công nghiệp than đá ở Ucraina, công nghiệp dầu mỏ ở Cooet, Irăc và Veneduela. Xuất khẩu khoáng sản thường đem lại nguồn thu lớn cho các quốc gia, nhiều nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu là từ khai khoáng: Bruei, Cooet, Veneduela là những ví dụ điển hình.

– Về phương diện chính trị: Khoáng sản tạo cho các quốc gia có một vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế. Nó góp phần không nhỏ vào việc làm tăng tính độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Thậm chí trong một số trường hợp, nó còn làm tăng các ảnh hưởng về mặt chính trị của quốc gia này đối với quốc gia khác, các quốc gia không có tài nguyên khoáng sản thường phụ thuộc rất nhiều về kinh tế cũng như chính trị đối với các quốc gia có ưu thế trong vấn đề này. Vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản còn thể hiện trong các ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động khoáng sản tới môi trường xung quanh.

Từ khóa tìm kiếm: Khoáng sản là gì , Khái niệm khai thác khoáng sản là gì , Phân loại khoáng sản , Vai trò của khoáng sản.