Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xem Luật Hôn Nhân Gia Đình Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Hôn Nhân &Amp; Gia Đình

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (1986)

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.

Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chống bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.

Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản ;

Căn cứ vào Điều 64 và Điều 65 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;

Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.

Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.

Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.

Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.

Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi ; cấm cưỡng ép ly hôn.

Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.

Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 1986 Thay Thuế Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 1959

Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình số 21-LCT/HĐNN7 (Gọi tắt là Luật hôn nhân và gia đình 1986).

Toàn văn Luật hôn nhân và gia đình 1986 như sau:

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chống bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội. Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản ; Căn cứ vào Điều 64 và Điều 65 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.

Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.

Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc các tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ.

Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.

Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi ; cấm cưỡng ép ly hôn.

Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái.

Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.

Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :

a) Đang có vợ hoặc có chồng ;

b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;

c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;

d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.

Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.

Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.

Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Tài sản của những người mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc : tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy ; tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên ; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn được bảo vệ.

Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn.

Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ.

Vợ, chồng có quyền tự do chọn nghề nghiệp chính đáng, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán.

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung.

Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình.

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn, và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ, chồng.

Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này.

Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc hoặc tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt, và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình.

Các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình.

Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ.

Con đã thành niên còn ở chung với cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

Con có quyền có tài sản riêng.

Con từ 16 tuổi trở lên còn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, và nếu có thu nhập riêng thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình.

Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật.

Cha mẹ quản lý tài sản của con chưa thành niên.

Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường.

Con chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Nếu con không có tài sản riêng thì cha mẹ phải bồi thường.

Người cha, người mẹ nào bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên, thì có thể bị Toà án nhân dân quyết định không cho trông giữ, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Đối với người đã sửa chữa, Toà án nhân dân có thể rút ngắn thời hạn này.

Người cha, người mẹ nói trên vẫn có nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi dạy con.

Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp có yêu cầu xác định lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác.

Người được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó không phải là con mình.

Người không được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đó là con của mình.

Việc cha mẹ nhận con ngoài giá thú do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con công nhận và ghi vào sổ khai sinh.

Con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha. mẹ đã chết.

Người mẹ, người cha hoặc người đỡ đầu có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa thành niên.

Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho người con ngoài giá thú chưa thành niên.

Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú.

Các tranh chấp về nhận con, nhận cha, mẹ do Toà án nhân dân nơi thường trú của người con xét xử.

Việc nuôi con nuôi nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm người con nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt.

Giữa người nuôi và con nuôi có những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con quy định ở các Điều từ 19 đến 25 của Luật này.

Người từ 15 tuổi trở xuống mới được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì con nuôi có thể trên 15 tuổi.

Người nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự thoả thuận của hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của người con nuôi chưa thành niên. Nếu nhận nuôi người từ 9 tuổi trở lên thì còn phải được sự đồng ý của người đó.

Việc nhận nuôi con nuôi do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận các trẻ em mồ côi làm con nuôi.

Con liệt sĩ được nhận làm con nuôi vẫn hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ.

Việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt khi người nuôi hoặc con nuôi hoặc cả hai người có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm của nhau hoặc những hành vi khác làm cho tình cảm giữa người nuôi và con nuôi không còn nữa.

Việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án nhân dân quyết định theo yêu cầu của con nuôi hoặc của người nuôi. Trong trường hợp người con nuôi chưa thành niên thì cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của con nuôi, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải.

Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn.

Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm.

Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ.

Khi ly hôn, việc chia tài sản do hai bên thoả thuận, và phải được Toà án nhân dân công nhận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định.

a) Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy;

b) Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên;

c) Trong trường hợp vợ chồng do còn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ vào công sức của người được chia đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. Lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất;

d) Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.

Khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng do hai bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định.

Khi hoàn cảnh thay đổi, người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng có thể yêu cầu sửa đổi mức hoặc thời gian cấp dưỡng. Nếu người cấp dưỡng kết hôn với người khác thì không được cấp dưỡng nữa.

Vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền đối với con chung.

Khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ.

Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó.

Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc đỡ đầu được thực hiện trong trường hợp cần bảo đảm việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà cha mẹ đã chết, hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện để làm những nhiệm vụ đó.

Cha mẹ có thể cử người đỡ đầu cho con chưa thành niên. Nếu cha mẹ không cử được thì những người thân thích có thể cử người đỡ đầu cho người đó. Việc cử người đỡ đầu do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.

Trong trường hợp cha mẹ hoặc những người thân thích không cử được người đỡ đầu thì cơ quan Nhà nước có chức năng hoặc tổ chức xã hội đảm nhiệm việc đỡ đầu người con chưa thành niên.

Công dân làm người đỡ đầu phải là người từ 21 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt và có điều kiện thực tế để làm người đỡ đầu.

Công dân hoặc tổ chức làm người đỡ đầu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

a) Chăm sóc, giáo dục người được đỡ đầu;

b) Quản lý tài sản của người được đỡ đầu;

c) Đại diện cho người được đỡ đầu trước pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người đó.

Công dân làm người đỡ đầu chịu sự giám sát của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công việc đỡ đầu.

Người thân thích của người được đỡ đầu, Viện kiểm sát nhân dân,

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thay người đỡ đầu, nếu người này không làm tròn nhiệm vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người đỡ đầu.

Công dân làm người đỡ đầu có thể yêu cầu cử người thay, nếu thấy mình không còn đủ điều kiện làm người đỡ đầu.

Việc đỡ đầu chấm dứt khi người chưa thành niên được giao lại cho cha mẹ, được nhận làm con nuôi, hoặc đủ 18 tuổi.

QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA CÔNG DÂN VIỆTNAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo những quy định của pháp luật nước mình về kết hôn.

Nếu việc kết hôn giữa công dân ViệtNam với người nước ngoài tiến hành ở ViệtNam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định ở Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Luật này. Thủ tục kết hôn do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Những vấn đề về quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con, huỷ việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi và đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hội đồng Nhà nước quy định.

Trong trường hợp đã có hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về hôn nhân và gia đình giữa Việt Nam và nước ngoài, thì tuân theo những quy định của các hiệp định đó.

Đối với dân tộc thiểu số, Hội đồng Nhà nước căn cứ Luật này và tình hình cụ thể mà có những quy định thích hợp.

Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật này.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam giáo dục, vận động nhân dân thi hành nghiêm chỉnh Luật này.

Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986.

Luật Hôn Nhân &Amp; Gia Đình 2014

Thứ hai, 18/11/2019 : 11:11:18

QUỐC HỘI

Luật số: 52/2014/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LUẬT

Hôn nhân và gia đình

   

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Hôn nhân và gia đình.

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

10. Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

 12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

15. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

20. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

21. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Điều 7. Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình

1. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG II

KẾT HÔN

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.

Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.

2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;                    

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.

2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG IV

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đ

Chia sẻ

Tweet

Đề Thi Luật Hôn Nhân Gia Đình

Tuyển tập đề thi môn Luật Hôn nhân và gia đình trường Đại học Luật tổng hợp từ năm 2013 đến nay!

TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Luật Hôn nhân gia đình

1. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp QTL36 – năm 2013

Cập nhật ngày 06/01/2013.

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

Lớp: Quản trị luật 35

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

Nhận định

Nhận định đúng sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý (6 điểm)

1 – Người đã thành niên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, tự nguyện kết hôn và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì có quyền kết hôn.

2 – Mọi hành vi chung sống như vợ chồng từ ngày 01.01.20001 trở đi mà không đăng ký kết hôn đều không được công nhận quan hệ vợ chồng.

3 – Tiền trợ cấp mà một bên có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

5 – Khi một bên vợ, chồng không đồng ý, người còn lại không thể tiến hành nhận nuôi con nuôi.

6 – Khi hôn nhân chấm dứt, mọi quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng là vợ chồng cũng chấm dứt.

Bài tập

Ông Lê Hùng và Bà Nguyễn Chéo chung sống với nhau như vợ chồng vào năm 1980 mà không đăng ký kết hôn. Hai người có 2 con chung là An và Lan. Năm 1985, ông Hùng có quan hệ thân thiết với bà Quán. Đến năm 1986 ông cùng bà Quán bỏ đi khỏi địa phương để cùng chung sống với nhau, giữa họ có 6 con chung. Năm 1989 bà chéo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 1040m2 đất. Năm 2015, ông Hùng yêu cầu Tòa án chia tài sản là 1040m2 đất của vợ chồng ông (tức ông và bà Chéo).

Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, anh chị hãy giải quyết yêu cầu kể trên./. (4 điểm)

2. Đề thi Luật Hôn nhân gia đình lớp DS36A – năm 2013

Cập nhật ngày 16/01/2013.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Lớp: Dân sự 36A

Thời gian làm bài: 60 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Nhận định

Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý (6 điểm)

1 – Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.

2 – Chỉ UBND cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú mới có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam.

3 – Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 01.01.2001 nếu đảm bảo các điều kiện kết hôn đều được pháp luật công nhận là vợ chồng.

4 – Người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau sẽ bị Tòa án hủy khi có yêu cầu.

5 – Người chưa thành viên cũng có quyền nhận nuôi con nuôi.

6 – Quyền ly hôn của người khuyết tật nghe, nói phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

Bài tập

Năm 1980, ông Dũng hỏi, cưới bà Thủy trong niềm hân hoan của hai bên gia đình. Khối tài sản chung hai người tạo lập sau gần 20 năm chung sống là căn nhà xây trên 120m2 đất tọa lạc tại xã HL, huyện PL, tỉnh ĐN trị giá 1,5 tỷ đồng. Nhà đất này do ông Dũng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu – sử dụng. Ông Dũng, bà Thủy có con chung là Việt.

Sau khi bà Thủy mất không để lại di chúc vào năm 1999. Ông Dũng giao nhà đất cho con trai quản lý rồi đến địa phương khác chung sống với bà Ngà như vợ chồng. Ông Dũng và bà Ngà không có tài sản chung nhưng có con chung là Ngọc.

Trên cơ sở pháp lý của pháp luật, hãy xác định tính chất hôn nhân giữa ông Dũng – bà Thủy; ông Dũng – bà Ngà.

Giải quyết tranh chấp thừa kế trong tình huống trên như thế nào cho phù hợp với tinh thần pháp luật? (Yêu cầu: Xác định phần di sản thừa kế của ông Dũng và đối tượng được hưởng di sản của ông)./.

3. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp DS37 – năm 2014

Cập nhật ngày 06/05/2013.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Lớp: Dân sự 37

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

Giảng viên ra đề: ThS Lê Thị Mận.

Nhận định

Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý

1 – Người đã thành niên cũng có thể không có quyền kết hôn dù thỏa mãn quy định tại Khoản 2 Điều 9 và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

2 – UBND cấp tỉnh là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam.

3 – Nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 03.01.1987 đến trước ngày 01.01.2001 có thể được công nhận là vợ chồng dù các bên không đăng ký kết hôn.

4 – Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

5 – Dân tộc của con nuôi có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

6 – Quyền ly hôn của người khuyết tật nghe, nói phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

Bài tập

Ông Tín và bà Nga sống chung như vợ chồng năm 1982 ( hai bên không đăng ký kết hôn dù họ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của LHNGĐ 1959). Khối tài sản chung do hai người tạo lập là căn nhà xây trên diện tích đất 200m2 tại xã VH, huyện PL, tỉnh X trị giá 3 tỷ đồng. Nhà đất này do ông Tín đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu – sử dụng. Ông Tín và và Nga có con chung là Tú, sinh năm 1983.

Năm 1992, bà Nga mất không để lại di chúc.

Năm 1999, ông Tín đưa bà Phương về chung sống như vợ chồng. Ông Tín, bà Phương có khối động sản chung là 400 triệu đồng và có con chung là Hạnh sinh năm 2001.

1 – Hãy xác định tính chất “hôn nhân” giữa ông Tín và bà Nga, giữa ông Tín và bà Phương trên cơ sở pháp luật. (2 điểm)

2 – Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế trong tình huống trên như thế nào, tại sao? (Yêu cầu: Xác định rõ phần di sản thừa kế của ông Tín và đối tượng được hưởng di sản của ông)./. (2 điểm)

4. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp HC37 – năm 2014

Cập nhật ngày 16/01/2014.

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

Lớp: Hành chính 37

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

GV ra đề: ThS Lê Thị Mận

Nhận định

Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý

1 – Con riêng của một bên vợ chồng không có quyền kết hôn với con chung (con đẻ) của hai vợ chồng.

2 – Kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể đăng ký tại UBND cấp xã.

3 – Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.

4 – Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản pháp định phải lập thành văn bản và phải được công chứng.

5 – Cháu đã thành niên không sống chung với chú ruột phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chú trong trường hợp chú không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình.

6 – Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ không còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

Bài tập

Ông Hoàng kết hôn với bà Anh năm 1990. Năm 1995, do vợ chồng mâu thuẫn, ông Hoàng bỏ nhà đến sống chung như vợ chồng với bà Xuân. Ngày 02.05.2002, UBND xã H nơi bà Xuân cư trú đăng ký kết hôn cho ông Hoàng và bà Xuân.

Năm 2011, bà Anh yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà Xuân khi biết được sự việc.

Trước yêu cầu của bà Anh, có ý kiến cho rằng ông Hoàng và bà Xuân vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo khoản 1 Điều 10 LHNGĐ năm 2000 nên tòa án phải hủy việc kết hôn này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khẳng định ông Hoàng, bà Xuân là vợ chồng vì họ thuộc trường hợp hôn nhân thực tế và đã đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm theo Nghị quyết 35/2000.

Từ góc độ pháp lý, hãy cho biết quan điểm của anh chị về pháp luật áp dụng và đường lối giải quyết yêu cầu của bà Anh theo tình huống trên. (4 điểm)

5. Đề thi Luật Hôn nhân và gia đình lớp HS37 – năm 2015

Cập nhật ngày 26/11/2014.

Trường Đại học luật TP. HCM

Lớp: Hình sự 37

Thời gian làm bài: 60 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

GV ra đề: ThS Lê Thị Mận

Nhận định

Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý

1 – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn có quyền kết hôn.

2 – Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.

3 – Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng.

4 – Vợ, chồng không chung thủy với nhau là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

5 – Người chưa thành niên mới được nhận làm con nuôi.

6 – Quan hệ vợ, chồng chấm dứt bởi quyết định tuyên bố một bên vợ, chồng mất  tích có hiệu lực của Tòa án.

Bài tập

Ông Lý cưới bà Nguyệt năm 1990 nhưng không đăng ký kết hôn. Khi tổ chức lễ cưới, hai bên không vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 5,6,7 LHNGĐ năm 1986.

Chung sống hạnh phúc đến năm 2005 thì giữa ông Lý và bà Nguyệt phát sinh mâu thuẫn do bà Nguyệt không có khả năng sinh con.

Tháng 05.2005, ông Lý nộp đơn yêu cầu Tòa án huyện Q hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông và bà Nguyệt với lý do ông bà không đăng ký kết hôn.

1 – Hỏi, Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ giải quyết ông Lý và Nguyệt ly hôn hay hủy việc kết hôn của họ hay xác định hôn nhân giữa ông Lý, bà Nguyệt không có giá trị pháp lý và không công nhận các bên có quan hệ vợ chồng? (Phân tích trên cơ sở pháp lý) (2 điểm)

2 – Giả thiết ông Lý và bà Nguyệt tranh chấp tài sản thì tòa án phân định vấn đề này ra sao biết rằng tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc, ông Lý và bà Nguyệt có khối động sản chung trị giá 1,2 tỷ đồng? (2 điểm)

6. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp QT37 – năm 2015

Cập nhật ngày 12/12/2015.

Trường Đại học Luật TP. HCM

Lớp: Quốc tế 37

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

Nhận định

Nhận định đúng sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý (6 điểm)

1 – Việc nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau từ ngày 01.01.2001 trở về sau mà không đăng ký kết hôn đều không được công nhận là vợ chồng.

2 – Thời điểm bắt đầu phát sinh quan hệ vợ chồng là khi họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn.

3 – Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ông bà phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.

4 – Nghĩa vụ và quyền về hôn nhân gia đình có thể vẫn còn tồn tại ngay cả khi các chủ thể đã chấm dứt  quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

5 – Người không có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi thì không có quyền nhận nuôi con nuôi.

6 – Trong một số trường hợp, người nhận nuôi con nuôi không nhất thiết phải lớn hơn con nuôi từ 20 tuổi.

Bài tập

Bài số 1

Năm 1997, anh Hoa được nhà nước cho thuê căn nhà diện tích 80m2 tại số 5 đường 9 phường K. Năm 2000 anh Hoa kết hôn với chị Lành và hai vợ chồng về sống chung tại căn nhà này.

Năm 2011, anh Hoa và chị Lành ly hôn và tranh chấp căn nhà số 5 đường 9 phường K. Anh Hoa cho rằng: Nhà này Nhà nước cho anh thuê trước khi kết hôn, nên chỉ mình anh được tiếp tục ký hợp đồng thuê, nếu Nhà nước hóa giá, chỉ mình anh được mua.

Chị Lành thì cho rằng: Mặc dù căn nhà này Nhà nước cho anh Hoa thuê trước khi kết hôn, nhưng anh đã đưa vào sử dụng chung, nên quyền được thuê nhà là tài sản chung của hai vợ chồng.

Trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn, họ đã bán căn nhà số 89, đường 9. Hiện tại cả hai đều có nhu cầu sử dụng căn nhà số 5 đường 9.

Thời hạn thuê nhà vẫn còn.

Trong thời gian sống chung, hai vợ chồng đã đầu tư hết 50 triệu đồng để cải tạo, sửa chữa nhà số 5 trên.

Bài số 2

Anh Hà và chị Lan kết hôn năm 2010.

Năm 2013 anh Hà thành lập doanh nghiệp tư nhân Đại Phát, chuyên về phân phối bánh kẹo, do anh đứng tên là chủ doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp là do hai vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, nguồn vốn thành lập là lấy từ tài sản chung của vợ chồng:

Theo anh chị:

Lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đại Phát là tài sản riêng của anh Hà hay là tài sản chung của vợ chồng anh Hà, chị Lan? Căn cứ pháp lý?

Nếu phát sinh nghĩa vụ về tài sản từ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trên, thì nghĩa vụ này được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản riêng của anh Hà hay tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản chung của vợ chồng anh Hà, chị Lan? Căn cứ pháp lý?

7. Đề thi môn Luật Hôn nhân và gia đình lớp QTL37 – năm 2016

Cập nhật ngày 09/01/2016.

Trường Đại học Luật TP. HCM

Lớp: Quản trị luật 37

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

Nhận định

Trả lời đúng sai, kèm theo lời giải thích, nêu cơ sở pháp lý

1 – Nam, nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 01.01.2001 nếu không vi phạm điều kiện kết hôn được công nhận là vợ chồng.

2 – Tài sản chung của vợ chồng có thể được hình thành từ tài sản riêng của một bên.

3 – Nam nữ đang sống chung (không đăng ký kết hôn) không có quyền nhận trẻ em làm con nuôi chung.

4 – Văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ có hiệu lực khi được công chứng.

5 – Để phù hợp với chính sách dân số gia đình VN, cặp vợ chồng chỉ được nhận từ một đến hai trẻ làm con nuôi.

6 – Hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ, chồng chết.

Bài tập

Anh A và chị B là hai anh em họ. Ông ngoại của anh A và bà ngoại của chị B là hai anh em ruột. Sau nhiều lần gặp gỡ, anh A và chị B phát sinh tình cảm và quyết định tiến tới hôn nhân. Khi anh A, chị B cho biết dự định kết hôn, cả 2 bên gia đình đều phản đối vì giữa A, B có quan hệ họ hàng thân thích.

1 – Sự phản đối của người thân khiến anh A và chị B băn khoăn. Họ không biết việc kết hôn của mình có vi phạm pháp luật HNGĐ không? (2 điểm)

2 – Căn cứ vào Luật HNGĐ năm 2000, anh (chị) hãy tư ấn cho anh A và chị B điều kiện kết hôn và dự định kết hôn của họ. (2 điểm)

8. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp 37 – năm 2016

Cập nhật ngày 14/12/2016.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Lớp: Thương mại 37

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

Nhận định

Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý

1 – Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03.01.1987 đều được pháp luật công nhận là vợ chồng.

2 – Việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện sẽ bị Tòa án ra quyết định hủy hôn khi có yêu cầu.

4 – Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con chung của vợ chồng.

5 – Người nhận con nuôi phải là người thành niên.

6 – Hòa giải cơ sở là thủ tục phải tiến hành trước khi Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn.

Bài tập

Anh A và chị B sống chung như vợ chồng từ ngày 05.01.2009. Không lâu sau khi “nên nghĩa”, cuộc sống chung của A, B phát sinh mâu thuẫn do anh A nghi ngờ chị B ngoại tình. Ngày 03.09.2009, chị B gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn anh A. Sau khi thụ lý và xem xét vụ việc, Tòa án nhân dân quận H ra quyết định số 181/2000/QĐ-VDS ngày 10.11.2009 không công nhận A, B là vợ chồng. Tháng 12.2009, anh A đột tử.

Ngày 10.03.2010, chị B sinh con là C. Khi đi đăng ký khai sinh cho con, chị B đã yêu cầu UBND phường N nơi chị cư trú ghi tên anh A – với tư cách cha đẻ – vào Giấy khai sinh của C.

Hỏi: Với nguyện vọng của chị B và để đảm bảo quyền lợi cho C, UBND phường N cần giải quyết vụ việc trên như thế nào? Vì sao?

9. Đề thi môn Pháp luật Hôn nhân và gia đình lớp TM38A – năm 2017

Cập nhật ngày 22/01/2017.

Lớp: Thương mại, dân sự và quốc tế 38A

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

GV ra đề: ThS Lê Thị Mận

Nhận định

Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý

1 – Người đang chấp hành án phạt tù (có giam giữ) không có quyền kết hôn.

2 – Việc xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.

3 – Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03.01.1987 đến trước ngày 01.01.2001 đủ điều kiện mà không đăng ký kết hôn vẫn có thể được công nhận là vợ chồng.

4 – Trong chế độ tài sản pháp định, lợi tức phát sinh từ tài sản sau khi chia trong thời kỳ hôn nhân vẫn có thể xác định là tài sản chung của vợ chồng.

5 – Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu không còn cha mẹ.

6 – Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ thừa nhận quyền ly hôn của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng.

Bài tập

Ông Hoàng chung sống như vợ chồng với bà Lâm từ tháng 12 năm 1986. Họ có tổ chức lễ cưới trước khi về sống chung nhưng không đăng ký kết hôn dù đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình.

Tháng 05.2002, dù đang chung sống với bà Lâm nhưng ông Hoàng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng với bà Cầm và có con chung tên Minh (sinh năm 2003). Ngày 15.02.2004, ông Hoàng, bà Cầm đăng ký kết hôn. UBND xã NĐ, huyện LN, tỉnh BP nơi bà Cầm đăng ký tạm trú (Bà Cầm đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường 1, quận BT, thành phố H) đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.

Tháng 04.2015, phát hiện sự việc (đến tại thời điểm này, ông Hoàng vẫn duy trì quan hệ với bà Lâm), bà Lâm gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà Cầm với lý giải ông Hoàng kết hôn với bà Cầm khi ông đang có vợ.

Theo anh chị, ông Hoàng có thuộc trường hợp “người đang có vợ” tại thời điểm ông xác lập quan hệ vợ chồng với bà Cầm không? Cơ sở pháp lý?

Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà Lâm theo hướng nào sau đây cho phù hợp với tinh thần pháp luật: i) Thừa nhận ông Hoàng và bà Cầm là vợ chồng? ii) Hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà Cầm? iii) Không công nhận ông Hoàng và bà Cầm là vợ chồng?

10. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp CLC38A – năm 2017

Cập nhật ngày 03/12/2017.

Lớp: Chất lượng cao 38A

Thời gian làm bài: 60 phút

Chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

GV ra đề: ThS Trần Thị Hương

Nhận định

Trả lời đúng sai, kèm theo lời giải thích, nêu cơ sở pháp lý  những nhận định sai? (6 điểm)

1 – Người bị Tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn.

2 – Những người sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận.

3 – Tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

4 – Xuất phát từ nguyên tắc hôn nhân tự nguyện nên chỉ một bên hoặc cả hai bên hoặc cả hai bên vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của họ.

5 – Khi Tòa án giải quyết việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi khi vợ chồng ly hôn, thì Tòa án phải căn cứ vào nguyện vọng của người con để giải quyết nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên.

6 – Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

Bài tập

Anh M và chị N quen biết nhau qua những người bạn học chung lớp Anh văn. Sau một thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng các bạn, giữa M và N nảy sinh quan hệ yêu đương. Sau một thời gian duy trì mối quan hệ tình cảm thắm thiết, M và N quyết định cùng nhau xác lập quan hệ hôn nhân. Anh M và Chị N gặp gỡ hai bên gia đình và trình bày nguyện vọng kết hôn với nhau. Khi hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện kết hôn thì mới biết anh M và chị N có họ hàng gần gũi. Cha của chị N là em của ông ngoại anh M. Khi quan hệ họ hàng giữa M và N được xác định, gia đình hai bên ngăn cấm không cho M và N kết hôn cùng nhau.

Theo anh chị, xét dưới khía cạnh pháp luật hôn nhân và gia đình anh M và chị N có thể kết hôn với nhau không? Vì sao?

11. Đề thi môn Pháp luật Hôn nhân và gia đình lớp HC38B-HS38B

Cập nhật ngày 30/12/2017.

Lớp: Hành chính 38B – Hình sự 38B

Thời gian làm bài: 60 phút

Chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

GV ra đề: ThS Trần Thị Hương

Nhận định

Giải thích đúng, sai các nhận định sau trên cơ sở pháp lý

1 – Người bị thiểu năng trí tuệ không có quyền kết hôn.

2 – Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của công dân Việt Nam.

3 – Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 01.01.2001 nếu có đủ điều kiện kết hôn thì pháp luật công nhận là vợ chồng.

4 – Những giao dịch dân sự do một bên vợ hoặc chồng tiến hành, khi có yêu cầu Tòa án tuyên bố là vô hiệu thì Tòa án sẽ tuyên bố là vô hiệu.

5 – Chế độ tài sản theo quy định của pháp luật sẽ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận.

6 – Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải.

Bài tập

Anh X và chị Y xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào năm 2002. Họ có con chung là C, sinh năm 2003. Sau một thời gian chung sống giữa X và Y phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Để tránh phát sinh những hậu quả tồi tệ trong mối quan hệ với chị Y, anh X bỏ đi nơi khác sống. Năm 2008, sau một thời gian quen biết, anh X phát sinh quan hệ tình cảm với chị D. Anh X và chị D quyết định kết hôn với nhau. Việc kết hôn của anh X và chị D được UBND xã K huyện H tỉnh M (nơi cư trú của chị D) công nhận. Khi xác lập quan hệ vợ chồng với chị D, anh A khẳng định mình là người độc thân.

Sau khi sống chung được hai năm, phát hiện anh X là người đã có vợ là chị Y nên chị D nhờ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện H can thiệp. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện H đã yêu cầu Tòa án huyện H hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh X và chị D. Tòa án đã thụ lý giải quyết yêu cầu của Hội Liên hiệp phụ nữ, buộc X, D phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng và chia đôi khối tài sản trị giá 800 triệu hình thành trong thời gian hai bên chung sống.

Trình bày ý kiến của anh chị về quyết định của Tòa án có thẩm quyền trong việc xử lý vụ việc nêu trên? (4 điểm)

12. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp DS39 – năm 2018

Cập nhật ngày 05/01/2018.

Lớp: Dân sự 39

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Giảng viên ra đề: ThS Ngô Thị Anh Vân

Nhận định

Nhận định đúng/sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý

1 – Người đã thành niên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, tự nguyện kết hôn và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì có quyền kết hôn.

2 – Trường hợp tại thời điểm kết hôn, nam nữ không đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó đã đáp ứng điều kiện kết hôn, nếu một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.

3 – Mọi giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, mà không có sự đồng ý của bên còn lại đều làm phát sinh trách nhiệm liên đới đối với vợ chồng.

4 – Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản chung nếu hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.

5 – Khi không sống chung cùng với cha mẹ, con đã thành niên có khả năng lao động phải cấp dưỡng cho cha mẹ.

6 – Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết ly hôn một cách tự nguyện.

Bài tập

M và Q tổ chức lễ cưới và bắt đầu chung sống như vợ chồng vào tháng 1 năm 1986. Sau một khoảng thời gian chung sống với Q, M bắt đầu đi làm ăn xa nhà. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 12 năm 2015 M chung sống như vợ chồng với C – là người địa phương nơi M đang sinh sống. Cũng trong khoảng thời gian này (vào tháng 1 năm 2015) C sinh con là K. Sau đó, do công việc làm ăn thuận lợi nên M trở về quê để tiếp tục sinh sống và làm việc. Không có sự hỗ trợ của M đời sống của cô C và cháu K vô cùng khó khăn. Mặc dù C đã nhiều lần yêu cầu M cấp dưỡng cho con nhưng M đều từ chối.

Hãy tư vấn cho C các thủ tục pháp lý cần thiết để cô C bảo vệ quyền lợi của mình và cháu K.

13. Đề thi môn luật hôn nhân và gia đình lớp HS40 – 2018

Cập nhật ngày 02/12/2018.

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên được sử dụng Văn bản quy phạm pháp luật

Lớp Hình sự 40

Nhận định

Nhận định đúng/sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý

1 – Trường hợp tại thời điểm kết hôn nam, nữ có sự vi phạm điều kiện kết hôn, nhưng khi Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật điều kiện kết hôn đã được thỏa mãn, một bên yêu cầu ly hôn, bên còn lại không có yêu cầu thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

2 – Việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.

3 – Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận.

4 – Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, một bên vợ, chồng không được tự mình định đoạt tài sản chung khi không có sự đồng ý của người còn lại.

5 – Mối quan hệ nhận nuôi con nuôi chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của cha mẹ đẻ (hoặc người giám hộ), người tiến hành nhận nuôi con nuôi, trẻ được nhận làm con nuôi.

6 – Vợ chồng không thể ly hôn khi người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Bài tập

Q và L tổ chức lễ cưới và bắt đầu chung sống như vợ chồng vào tháng 1 năm 1985. Sau một khoảng thời gian chung sống với Q, vào năm 2014, L đi làm ăn xa nhà và bắt đầu chung sống như vợ chồng với cô A. Trong khoảng thời gian này A sinh con là D. Gia đình ông L cũng biết điều này và không ngừng khuyên giải ông về quê làm ăn sinh sống. Ít lâu sau công việc làm ăn thuận lợi nên ông L đã trở về quê. Không có sự hỗ trợ của ông L đời sống của cô A và cháu D vô cùng khó khăn. Mặc dù cô A đã nhiều lần yêu cầu ông L cấp dưỡng cho con và mình, nhưng ông L đều từ chối.

Hãy tư vấn cho cô A các thủ tục pháp lý cần thiết để cô A bảo vệ quyền lợi của mình và cháu D./.

14. Đề thi môn Luật Hôn nhân và gia đình lớp HC40 – năm 2018

Cập nhật ngày 20/12/2018.

Lớp Hành chính 40

Thời gian làm bài 60 phút

Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

GV ra đề: ThS Ngô Thị Vân Anh

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý?

1 – Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, việc nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân.

2 – Việc đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.

3 – Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tài sản chung của vợ chồng thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia được.

4 – Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật, việc định đoạt tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình chỉ cần do một bên vợ/chồng quyết định và thực hiện.

5 – Người không có điều kiện về kinh tế, sức khỏe không được nhận nuôi con nuôi.

6 – Khi vợ chồng ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng.

Bài tập

Ông H và bà Th kết hôn năm 1985. Hai người có con chung là A. Giữa họ có khối tài sản chung trị giá 400 triệu đồng. Năm 1986 ông H có quan hệ thân thiết với bà M. Đến tháng 01 năm 1987 ông H và bà M bỏ đi khỏi địa phương để cùng nhau chung sống, giữa họ có 3 con chung. Năm 2015, ông H chết mà không để lại di chúc.

Hãy xác định phần di sản thừa kế mà ông H để lại. Biết rằng, ông H và bà M tạo dựng được khối tài sản trị giá 1 tỷ đồng và công sức đóng góp của hai người là như nhau.

15. Đề thi môn Luật Hôn nhân và gia đình lớp DS40A – năm 2018

Cập nhật ngày 21/12/2018.

Trường Đại học Luật TP. HCM

Lớp Dân sự 40A

Thời gian làm bài 60 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?

1 – Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật là những người đang có vợ có chồng.

2 – Trong chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó.

3 – Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi.

4 – Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

5 – Theo quy định của chế độ tài sản pháp định thì tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

6 – Các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết hủy khi có yêu cầu.

Bài tập

Anh H và chị Y vốn là bạn cùng học chung thời phổ thông với nhau. Theo ý nguyện của gia đình họ đã trở thành vợ chồng sau một lễ cưới với đủ các nghi thức truyền thống được tiến hành vào ngày 20/3/1986. Cuộc sống chung của anh H và chị Y sau khi cưới rất hòa thuận, hành phúc.

Do yêu cầu công việc nên đến tháng 6/1995 anh T chuyển đến sinh sống tại một nơi rất xa nhà. Tại đây, anh phát sinh tình cảm với một chị đồng nghiệp là D. Tháng 10/1996 khi phát hiện mình đang mang thai, chị D gây sức ép để anh T kết hôn với mình. Ngày 30/10/1996, anh T và chị D kết hôn với nhau tại UBND xã nơi cư trú của chị D. Và được cơ quan nhà nước này cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

Tháng 12/2015 khi chị Y phát hiện ra mối quan hệ giữa anh H và chị D, chị không thể tha thức sự lừa dối của anh H đối với mình. Tháng 01/2016, chị Y làm đơn yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật của anh H và chị D.

Theo anh chị Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Vì sao?

16. Đề thi Pháp luật hôn nhân và gia đình lớp CLC42 – năm 2018

Cập nhật ngày 25/12/2018.

Lớp: Chất lượng cao K42

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? (6 điểm)

1 – Người bị thiểu năng trí tuệ không có quyền kết hôn.

2 – Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do bị ép buộc.

3 – Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể không phải là con chung của vợ chồng.

4 – Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn.

5 – Trong mọi trường hợp, việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều phải lập văn bản.

6 – Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập.

Bài tập

Năm 2000, ông Nguyễn Văn Tâm và bà Trần Thị Sự kết hôn. Sau một thời gian chung sống, ông Tâm tới tỉnh TG và chung sống như vợ chồng với chị Lê Văn Tư. Trong khoảng thời gian này, ông Tâm tạo lập được với chị Tư 01 mảnh đất trị giá 900 triệu đồng.

Năm 2017, bà Sự vay 100 triệu đồng của người quen biết cùng với số tiền kinh doanh (trong thời gian ông Tâm bỏ đi) mua được căn nhà tại thành phố H trị giá 600 triệu đồng. Đầu năm 2018, bà Sự vay thêm 300 triệu để sản xuất, kinh doanh.

Đến tháng 11/2018, ông Tâm trở về và yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và chia tài sản là căn nhà tại thành phố H. Ông Tâm cho rằng mình không có trách nhiệm gì với bất cứ khoản nợ nào của bà Sự do bà Sự tự xác lập mà không có sự thỏa thuận hay đồng ý của ông Tâm.

Nếu anh chị là cơ quan có thẩm quyền, hãy giải quyết các yêu cầu của ông Tâm.

17. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình lớp HS43 – năm 2019

Cập nhật ngày 10/01/2019.

Lớp: Hình sự 43

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? (6 điểm)

1 – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không có quyền kết hôn.

2 – Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện.

3 – Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng.

4 – Nam nữ có thể ủy quyền cho cha mẹ mình đăng ký kết hôn.

5 – Người chưa thành niên mới được nhận là con nuôi.

6 – Quan hệ vợ, chồng chấm dứt kể từ thời điểm quyết định tuyên một bên vợ hoặc chồng đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Bài tập

Ông Giang và bà Lan cưới năm 1985 nhưng không đi đăng ký kết hôn. Khi tổ chức lễ cưới, hai bên không vi phạm điều kiện kết hôn. Đến tháng 06/2018 ông Giang và bà Lan nảy sinh mâu thuẫn do bà Lan không có khả năng sinh con nên ông Giang nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của ông với bà Lan với lý do ông bà không đăng ký kết hôn. Hỏi:

1 – Tòa án có thẩm quyền giải quyết trường hợp trên như thế nào?.

2 – Nếu bà Lan yêu cầu chia khối tài sản chung trị giá 2 tỷ đồng thì Tòa sẽ giải quyết như thế nào?.

18. Đề thi môn Luật Hôn nhân và gia đình lớp CLC42A – năm 2019

Cập nhật ngày 15/01/2019.

Lớp: Chất lượng cao 42A

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? (6 điểm)

1 – Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ cũng có quyền kết hôn.

2 – Việc kết hôn không thể ủy quyền cho người khác thực hiện

3 – Chỉ Ủy ban nhân dân cấp huyện mới có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

4 – Trong chế độ tài sản pháp định, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong trong thời kỳ hôn nhân phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

5 – Giải quyết xác định con sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt quá 300 ngày có thể thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch.

6 – Khi người vợ có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì vợ chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.

Bài tập

Đủ điều kết hôn theo Luật HNGĐ năm 1959 nhưng ông Tuấn và bà Lê chỉ chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1986 mà không đăng ký kết hôn.

Chung sống đến tháng 04/2017, do mâu thuẫn trầm trọng, ông Tuấn nộp đơn yêu cầu Tòa án “hủy hôn nhân trái pháp luật” giữa ông và bà Lê với lý do hai bên không đăng ký kết hôn.

Anh, chị hãy cho biết:

1 – Tòa án có thẩm quyền “hủy hôn nhân trái pháp luật” giữa ông Tuấn với bà Lê hay giải quyết việc chấm dứt quan hệ vợ chồng của họ, cơ sở pháp lý?

2 – Tài sản của ông Tuấn, bà lê phân định như thế nào cho phù hợp tinh thần pháp luật, biết rằng tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, ông Tuấn, bà Lê tranh chấp 100m2 đất trị giá 1.5 tỷ đồng tọa lạc tại huyện PL, tỉnh TH; diện tích đất này do ông Tuấn nhận chuyển nhượng bằng tiền lương của ông vào tháng 02/2016 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Tuấn đứng tên.

18. Đề thi Luật Hôn nhân và gia đình lớp QTKD42 – năm 2019

Cập nhật ngày 16/01/2019.

Lớp: Quản trị kinh doanh – Khóa 42

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? (6 điểm)

1 – Những người cùng giới tính thì không được kết hôn với nhau.

2 – Người được nhận làm con nuôi phải là người có độ tuổi dưới 15 tuổi.

3 – Các bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn thì khi xin ly hôn Tòa án sẽ giải quyết ly hôn.

4 – Quan hệ tài sản của vợ chồng luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình.

5 – Một bên vợ (chồng), người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về, người chồng (vợ) của họ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục.

6 – Một bên vợ (chồng) bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên chồng (vợ) còn lại sẽ là người đại diện cho người đó.

Bài tập

Anh An và chị Khánh xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 12/06/2006. Sau một thời gian chung sống anh chị không thể sinh con chung vì anh An bị vô sinh. Anh chị quyết định nhận con nuôi. Vợ chồng anh An chị Khánh tiến hành đầy đủ các thủ tục nhận cháu Chính (là con chung của anh Hà và chị Thanh) làm con nuôi chung của vợ vợ chồng.

Sau khi cháu Chính chuyển về sống chung cùng anh An và chị Khánh 1 tháng thì anh Hà chị Thanh sang nhà anh An chị Khánh đòi lại con vì anh chị không thể sống xa cháu. Anh An chị Khánh không đồng ý trả con cho anh Hà chị Thanh. Cha mẹ ruột cháu Chính làm đơn yêu cầu Tòa án buộc anh Anh chị Khánh trả con cho mình.

Theo các anh (chị) Tòa án giải quyết vụ việc như thế nào? Vì sao?.

19. Đề thi Luật Hôn nhân và gia đình lớp QTL42 – năm 2019

Cập nhật ngày 06/07/2019.

Lớp: Quản trị luật – Khóa 42

Thời gian làm bài: 60 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? (6 điểm)

1 – Quan hệ hôn nhân chỉ được xác lập từ ngày các bên nam nữ thực hiện xong thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2 – Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.

3 – Chế độ tài sản pháp định xác định lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

4 – Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng thì được xác định là tài sản riêng của bên đó.

5 – Con chung của vợ chồng trong trường hợp quan hệ cha mẹ con được xác lập dựa vào sự kiện sinh đẻ là con có cùng huyết thống với cha và mẹ.

6 – Người thứ ba (cha, mẹ hoặc người thân thích khác của vợ hoặc chồng) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi bên vợ, chồng đó bị mất năng lực hành vi dân sự.

Bài tập

Ông Kiên và bà Duyên sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ ngày 02/06/1982.

Hai ông bà có hai ngươi fcon chung là anh Quyền và chị Hà đều đã đạt tuổi thành niên.

Tài sản mà ông bà tạo lập được trong quá trình sống chung gồm căn nhà cấp bốn năm trong diện tích đất 3000m2, trị giá cả nhà và đất khoảng 1,5 tỷ đồng và một số tài sản là động sản khác có giá trị khoảng 500 triệu đồng.

Vào thời gian cuối năm 2018, ông Kiên và bà Duyên phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Ông Kiên làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định không công nhận ông bà là vợ chồng vì họ sống chung không đăng ký kết hôn.

Bên cạnh đó, ông cho rằng tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất có diện tích 3000m2 là tài sản riêng của ông do Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên ông. Ông đưa ra yêu cầu Tòa án không chia phần tài sản này cho bà Duyên. Phần tài sản là động sản có giá trị 500 triệu, ông đồng ý chuyển cho bà Duyên.

Bà Duyên cũng thể hiện ý muốn Tòa án giải quyết việc không công nhận ông bà là vợ chồng nhưng bà không đồng ý với cách giải quyết chia tài sản của ông Kiên, bà cho rằng bà có nhiều công sức đóng góp với khối tài sản nhà đất. Bà yêu cầu Tòa án chia đôi tài sản cho bà và ông Kiên.

Theo anh (chị) Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao?./.

20. Đề thi môn Luật Hôn nhân gia đình trường ĐH Luật TP. HCM

Cập nhật ngày 05/01/2020.

Thời gian làm bài: 75 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Nhận định

Trả lời đúng sai kèm theo giải thích, nêu rõ cơ sở pháp lý các nhận định sau (6 điểm)

1 – Quan hệ hôn nhân hợp pháp được thiết lập khi các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân thực hiện việc đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.

2 – Chú ruột có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu ruột khi họ sống chung với nhau.

3 – Chế độ tài sản theo luật định được áp dụng chỉ khi vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận.

4 – Trong chế độ tài sản theo luật định thì tài sản chung của vợ chồng phải được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân.

5 – Khi Tòa án giải quyết việc giao con cho vợ (chồng) nuôi trong trường hợp vợ chồng ly hôn, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án giải quyết dựa trên nguyện vọng của người con này.

6 – Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi trên cơ sở tự nguyện của người con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi.

Bài tập

Ông Hung và bà Bé chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 15/10/1987 mà không đăng ký kết hôn. Năm 1989, hai ông bà cùng quyết định mua một căn nhà cấp bốn nhỏ với diện tích 45m2 trên miếng đất diện tích là 80m2.

Năm 1993, mẹ ông Hùng qua đời, ông được thừa kế số tiền 250 triệu đồng. Ông Hùng dùng số tiền nhận được này để xây lại ngôi nhà 3 tầng lầu trên toàn bộ diện tích miếng đất 80m2 tại địa chỉ số 34/2, phố X, quận Y, thành phố H để ông Hùng, bà Bé và hai người con của họ cùng ở.

Năm 1994, ông Hùng và bà Bé được UBND phường nơi ông Hùng thường trú cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Đầu năm 2015 giữa ông Hùng và bà Bé phát sinh nhiều mâu thuẫn trầm trọng và bà Bé đã nộp đơn ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn và chia tài sản.

Ông bà tranh chấp với nhau về căn nhà địa chỉ số 34/2, phố X, quận Y, thành phố H.

Anh chị hãy sử dụng quy định của pháp luật để xác định hình thức sở hữu của căn nhà và cách chia tài sản này nếu Tòa án giải quyết ly hôn cho ông Hùng và bà Bé./.

21. Đề thi lớp AUF43 – 2020

Cập nhật ngày 22/06/2020.

Thời gian làm bài: 75 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL bằng giấy

Nhận định

Nhận định đúng sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lý (6 điểm)

1/ Đối với ly hôn, không áp dụng chế độ đại diện trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

2/ Sau khi ly hôn, nếu một bên vợ, chồng khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

3/ Khi con nuôi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi và có yêu cầu của cha, mẹ thì Tòa án cho chấm dứt việc nuôi con nuôi.

4/ Người đang có vợ hoặc chồng phải là người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn.

5/ Cha mẹ là người giám hộ của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

6/ Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Bài tập

Ngân hàng Z nhận thế chấp quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị T (bà T đứng tên một mình trên sổ đỏ) đồng ý thế chấp cho ngân hàng đảm bảo cho khoản vay của Công ty A. Quyền sử dụng đất đứng tên bà T là tài sản do bà T và người chồng đã chết nhận chuyển nhượng của người khác. Bà T có một người con gái duy nhất là chị H (30 tuổi) đang định cư ở nước ngoài. Sau khi kiểm tra, ngân hàng Z chấp nhận tài sản thế chấp của bà T đối với Công ty A và tiến hành giải ngân theo hợp đồng tín dụng đã ký.

Do Công ty A làm ăn thua lỗ và mất khả năng thanh toán, nên việc thu nợ của Ngân hàng Z dựa vào tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của bà T. Trong quá trình xử lý tài sản của bà T thì cô H đang định cư tại nước ngoài về Việt Nam khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp ký giữa Ngân hàng Z và bà T vô hiệu vì tài sản thế chấp là tài sản chung giữa bà T và cô H (cô H được thừa kế một phần tài sản của cha).

Theo anh chị, Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu toàn bộ hay một phần? Tại sao?./.

Chia sẻ bài viết: