Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xay Dung Van Ban Phap Luat Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Phong Xay Dung Va Kiem Tra Van Ban Quy Pham Phap Luat

PHÒNG VĂN BẢN VÀ QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

I. Vị trí, chức năng của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính

Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý chỉ đạo toàn diện về tổ chức và hoạt động của Giám đốc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

 Tham mưu cho Giám đốc Sở:

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo nghị quyết, quyết định và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi được Giám đốc Sở phân công.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được Giám đốc Sở giao.

4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

c) Tham gia xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo; 

d) Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;

e) Hướng dẫn việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quá trình đề nghị xây dựng chính sách và soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân nhân và quyết định của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

5. Về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn Phòng Tư pháp cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

6. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Về công tác pháp chế:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương;

đ) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.

8. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;

b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

9. Kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực được Giám đốc Sở phân công.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Giám đốc Sở Tư pháp.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên.

a) Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, thực hiện một số nội dung công việc do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng đi vắng, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của phòng.

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế của Phòng Văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính là biên chế hành chính nhà nước, số lượng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định trên tổng số biên chế hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Khai Niem Dac Diem Va Cac Loai Van Ban Quy Pham Phap Luat

Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên làm chuyên đề tốt nghiệp thuê xin chia sẻ đến bạn khái niệm, đặc điểm và các loại văn bản quy phạm pháp luật.

Khái niệm, đặc điểm và các loại văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nưc có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.

Theo khái niệm trên thì văn bản quy phạm pháp luật có bốn đặc điểm:

– Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện;

– Thứ hai: Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật). Những văn bản có ý nghĩa pháp lý nhưng không chứa đựng các quy tắc xử sự chung thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật ví dụ: lời kêu gọi, lời hiệu triệu, thông báo…;

– Thứ ba: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra, nghĩa là hiệu lực của nó không chấm dứt dù đã được áp dụng nhiều lần trừ khi bị chấm dứt hiệu lực. Những văn bản cá biệt hoặc văn bản áp dụng pháp luật chỉ được áp dụng một lần ví dụ: bản án quyết định của toà án, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm…;

– Thứ tư: Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập , nhận viết assignment , hỗ trợ spss , viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.

Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia thành hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật.

Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành.

Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật – Bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội:

Hiến pháp: quy định về những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như hình thức, bản chất, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.

Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.

– Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 09 tháng 11 năm 1946. Hiến pháp năm 1946 bao gồm 7 chương và 70 điều. Đây là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Trong đó có những điều chỉ dài một dòng. Điều 12 được viết như sau: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.

– Hiến pháp năm 1959 gồm 10 chương và 112 điều, được Quốc hội thông qua ngày 20/10/1959 trong giai đoạn mới của cách mạng cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với “tình hình và nhiệm vụ mới”. Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai.

– Hiến pháp năm 1980 gồm 9 chương 147 điều được ban hành trong hoàn cảnh cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới.

– Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp 1992 được thông qua ngày 15/4/1992 và được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001 gồm 12 chương, 147 điều. Đến tháng 12/2001 Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung một số điều.

Luật – Bộ luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Ví dụ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình…

Nghị quyết của Quốc hội ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn, quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp

Dich Van Ban Tieng Phap, Dịch Văn Bản Tiếng Pháp

Dịch vụ dịch văn bản tiếng pháp của Dịch thuật A2Z luôn đảm bảo về chất lượng bài dịch, tốc độ nhanh, chính xác với chi phí dịch vụ thấp nhất. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi dịch văn bản tiếng pháp tại Dịch thuật A2Z.

Dịch vụ dịch văn bản tiếng pháp chuyên nghiệp. Với phong cách phục vụ hiện đại và chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên Biên, phiên dịch nhiệt tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng về nhiều chuyên nghành khác nhau, Dịch thuật A2Z đảm bảo dịch thuật nhanh chóng, chuyển tải chính xác các nội dung, thuật ngữ chuyên ngành từ mỗi bản dịch. Ngoài dịch văn bản tiếng pháp, chúng tôi còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ dịch thuật trên 50 ngôn ngữ khác nhau như: Pháp, Nhật, Hàn, Đức, Trung, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Lào,Thái,…với hơn 60 chuyên ngành: Kinh tế, tài chính, ngân hàng, hồ sơ thầu, văn bản chuyên ngành sâu, dự án, tài liệu…

Dịch thuật viên của dịch thuật A2Z không ngừng trau dồi tri thức và hiểu biết của mình để ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa. Dịch thuật A2Z tự hào với đội ngũ dịch thuật viên hùng mạnh có thể dịch thuật trên 50 ngôn ngữ như: Dịch thuật tiếng Pháp, Dịch thuật tiếng Hàn, Dịch thuật tiếng Trung, Dịch thuật tiếng Nhật, Dịch thuật tiếng Đức, Dịch thuật tiếng Nga, Dịch thuật tiếng Bồ Đào Nha … Với nhiều chuyên ngành khác nhau như : Dịch thuật tài liệu khoa học kỹ thuật, Dịch thuật hồ sơ thầu, Dịch thuật Website – phần mềm, Dịch thuật tài liệu tài chính ngân hàng…

Công ty TNHH Tư Vấn và Dịch Thuật A2Z

Trụ sở chính: Tầng 5 – 110 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: (04) 66738888 – 097 883 2227

E-mail: A2Zdichthuat@gmail.com

Website: http://dichthuata2z.com/ http://phiendich.net/

VP1: Số 201 – Trần Đăng Ninh P.Dịch Vọng – Q. Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại: (04)66732222 – 0966 779 888

Vp2: 175 Lê Lợi – Phường Hải Châu – Thành Phố Đà Nẵng

ĐT: 0511.629.8888 – 0936.394.666

Email: a2zdanang@gmail.com

VP3: Phòng 204 – 64 Nguyễn Đình Chiểu – Đa Kao – Quận 1 – TP HCM

ĐT: 08.6658.6789 – 0932 674 888

Email: A2Zhochiminh@gmail.com

Bài: Văn Bản Nhật Dụng Van Ban Nhat Dung Ppt

1.Khái niệm văn bản nhật dụng.không phải là khái niệm thể loại.Không chỉ kiểu văn bản.Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. Ngữ văn : Tuần 27 ; Tiết 131 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG .2.Hệ thống tên và nội dung các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 – 9

1. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.2. Động Phong Nha3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử .-Giới thiệu danh lam thắng cảnh.-Quan hệ giữa thiên nhiên và con người 4. Cổng trường mở ra.5. Mẹ tôi.6. Cuộc chia tay của những con búp bê .7. Ca Huế trên sông Hương.Về giáo dục, về vai trò của người phụ nữ, gia đình trẻ emVăn hoá dân gian 8. Thông tin về Ngày Trái dất năm 20009.Ôn dịch, thuốc lá10. Bài toán dân số Môi trườngChống tệ nạn ma tuý – thuốc lá.11.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 13.Phong cách Hồ Chí Minh.Quyền sống của con người.Chống chiến tranh , bảo vệ hoà bình thế giới.Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Dân số và tương lai loài người.Ghi nhớ Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống .1.Thăm dò dư luận về xử lí rác trong trường học : Bạn có xả rác nơi trường, lớp và ở nơi công cộng không ?Vì sao bạn lại xả rác nơi trường, lớp, và ở nơi công cộng?Thái độ của bạn khi thấy người khác xả rác bừa bãi ở trường, lớp, nơi công cộng ?Theo bạn cách khả quan nhất để giữ sạch trường, lớp, nơi công cộng?II. BÀI TẬP VẬN DỤNG :8Mọi người đều làm như thế !Không tìm thấy thùng rác !Đang vội …8 2.Một số giải pháp : Có thùng rác, bỏ rác đúng nơi qui định. Hãy phân loại rác vì rác là tài nguyên… Mỗi Tỉnh, Thành, địa phương, phải có nhà máy xử lí rác thải .3. Tổ nhóm thực hành : A. Nhóm 1: Môi trường B. Nhóm 2 :* Dặn dò : Chuẩn bị tiết 132. -Hình thức của văn bản nhật dụng và phương pháp học văn bản nhật dụng.– Lập bảng hệ thống:như mục 2( thay mục nội dung bằng mục kiểu văn bản- thể loại) xin cảm ơn quí thầy cô và các em HS !