Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xây Dựng Pháp Luật Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Xây Dựng Pháp Luật Là Gì? Phân Tích Khái Niệm Xây Dựng Pháp Luật?

Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?

1 – Theo nghĩa rộng – Xây dựng pháp luật là hoạt động của tất cả tổ chức và cá nhân (các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền, các Tổ chức xã hội và các cá nhân trong xã hội) tham gia vào quá trình tạo lập pháp luật

Quá trình tạo lập pháp luật rất phức tạp, bao gồm rất nhiều hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến hành, nhằm chuyến hoá ý chí nhà nước thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định, đặc biệt là hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

2 – Theo nghĩa hẹp – Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định nhằm ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước

Theo nghĩa này, xây dựng pháp luật có đặc điểm sau:

– Xây dựng pháp luật là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật theo quy định của pháp luật. Pháp luật của các nước thường qưy định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền sáng tạo ra pháp luật.

– Hoạt động xây dựng pháp luật được tiến hành theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Do đó, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức rất chặt chẽ, được diễn ra theo quy trình nhất định với những bước cơ bản sau:

Thứ nhất, làm sáng tỏ những nhu cầu về sự cần thiết phải xây dựng hoặc sửa đổi pháp luật, loại văn bản cần xây dựng (luật, pháp lệnh, nghị định hay án lệ…), xác định đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng và phương pháp điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ xã hội đó;

Thứ hai, công nghệ sáng tạo ra quy phạm pháp luật: Xác định những nội dung cơ bản, nội dung của từng chương, mục, điều, khoản, điểm cụ thể của văn bản.

Nhìn chung, các nhà nước thường có những quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, tên gọi, nội dung, nguyên tắc và trình tự, thủ tục ban hành đối với mỗi loại hình thức (nguồn) pháp luật nhất định trong Hiến pháp hoặc luật hoặc văn bản dưới luật…

– Kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật là làm hình thành nên các quy định pháp luật mới để bổ sung vào hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành hoặc sửa đổi, loại bỏ những quy định pháp luật đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Do vậy, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, là một quá trình sáng tạo ra các quy định pháp luật.

Việc tạo ra các quy phạm pháp luật có thể tiến hành thông qua hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thông qua việc thừa nhận các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán… hoặc qua việc đưa ra các án lệ được thừa nhận.

Văn Bản Pháp Luật Bộ Xây Dựng

Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Với Pháp Luật Thương Mại, Pháp Luật Về Tuyển Dụng Viên Chức ở Vn Hiện Nay Trạg Và Giải Pháp, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Trình Bày Nội Dung Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Nhà Nước Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Trường Đại Học Luật Hà Nội, Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Môn Pháp Luật Xây Dựng, Văn Bản Pháp Luật Xây Dựng, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Bộ Xây Dựng, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật K33, ôn Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản áp Dụng Pháp Luật, Yêu Cầu Về Nội Dung Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Hlu, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, ôn Tập Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, áp Dụng Pháp Luật, ôn Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Có Đáp án, Thông Tư 01 Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Cương Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Bãi Bỏ Văn Bản Vi Phạm Nội Dung Pháp Luật, Đề Cương ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Nội Dung Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Mới Nhất, Quy Định Pháp Luật Về Thư Tín Dụng, Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Sách Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Mẫu Giấy Cho Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Mẫu Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Giáo Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Nông Thôn Mới, Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Pháp Luật Về Tuyeẻn Dung Công Chức, Hỏi – Đáp Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, Thực Trạng áp Dụng Pháp Luật Hiện Nay, 4 Giai Đoạn Của Quá Trình áp Dụng Pháp Luật, Quyết Định Sa Thải Đúng Pháp Luật, Đặc Trưng Của Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, Phụ Lục Danh Mục Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Có Nội Dung Liên Quan, Bài Thu Hoạch Nội Dung Đường Lối Chính Sách Pháp Luật, Xây Dựng Chế Định Pháp Luật Về Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản ở Việt Nam, Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Trong Nhà Nước Xhcnvn, Tiểu Luận Pháp Luật Và Hệ Thống Pháp Luật Xhcn Việt Nam, Đề án Xây Dựng, Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Phòng, Chống Tội Phạm, Báo Cáo Đề án Xây Dựng, Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Phòng Chống Tội Phạm, Nghị Quyết Về Chương Trình Xây Dựng Luật Pháp Lệnh Năm 2020, Hãy Chứng Minh Pháp Luật Là Phương Tiện Hữu Hiệu Nhất Mà Nhà Nước Sử Dụng , Tiêu Chí Đánh Giá Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật ở Việt Nam Hiện, Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Quy Định Của Pháp Luật Và Thực Tiễn áp Dụng, Pháp Luật Quốc Tế, Pháp Luật Nước Ngoài Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em, Nghị Quyết Điều Chỉnh Chương Trình Xây Dựng Luật, Pháp Lệnh Năm 2020, Những Nội Dung Chủ Yếu Về Đường Lối, Chính Sách, Pháp Luật Của Đảng Về Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội G, Nội Dung Cơ Bản Của Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Nghị Quyết Về Chiến Lược Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Việt N, Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Đề án Xây Dựng, Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Phòng, Chống Tội Phạm, 5 Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Nhà Nước Về Qp-an, Noi , Những Nội Dung Chủ Yếu Về Đường Lối, Chính Sách, Pháp Luật Của Đảng Về Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội G, 5 Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Nhà Nước Về Qp-an, Noi, Những Nội Dung Chủ Yếu Về Đường Lối, Chính Sách, Pháp Luật Của Đảng Về Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội, 5 Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Nhà Nước Về Qp-an, Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối Của Đảng Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước Về Quốc Phòng An Ninh, Đồng Chí Phân Tích Những Nội Dung Cơ Bản Về Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Cua, Duong Loi Quan Diem Cua Dang Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan Dan, Noi Dung Duong Loi, Quan Diem, Chinh Sach Cua Dang, Phap Luat Nha Nuoc Ve Quoc Phong An Ninh, Phân Tích Nội Dung Những Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản Về Đấu Thầu Quốc Tế Theo Quy Định Của Luật Đấu Thầu N, Pháp Luật Có Mấy Đặc Tính? Trình Bày Nội Dung Của Mỗi Đặc Tính. Lấy Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Hoạ Mỗi Đặc, Pháp Luật Có Mấy Đặc Tính? Trình Bày Nội Dung Của Mỗi Đặc Tính. Lấy Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Hoạ Mỗi Đặc, Văn Bản Pháp Luật Môn Học Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật, Báo Cáo Kết Quả Qua Giám Sát Việc Tuân Thủ Hiến Pháp Và Pháp Luật Của Hội Đồng Nhân Dân Xã, Quy Định Pháp Luật Về Khiếu Nại Là Cơ Sở Pháp Lý Để Công Dân Thực Hiện Qu, Giải Thích Câu Tục Ngiải Pháp Chủ Yêu Đường Lối, Chính Sách, Pháp Luật Của Đẩng, Nhà Nươc…, Sống Và Làm Việc Theo Hiến Pháp Và Pháp Luật, Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hoạt Động Thu Thập Chứng Cứ Của Người Bào Chữa Trong Tố Tụn, Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hoạt Động Thu Thập Chứng Cứ Của Người Bào Chữa Trong Tố Tụn, Biện Pháp Xử Lý Văn Bản Pháp Luật Khiếm Khuyết, Văn Bản Pháp Luật Nào Dưới Đây Có Hiệu Lực Pháp Lý Cao Nhất, Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Pháp Luật, Khái Niệm Chính Sách Pháp Luật Và Hệ Thống Chính Sách Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Là Gì Có Mấy Loại Văn Bản Pháp Luật, Nghị Định Kiểm Tra Xử Lý Kỷ Luật Trong Thi Hành Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm , Luật Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Thư Viện Pháp Luật, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Khoa Luật Đhqghn, Phòng Chống Vi Phạm Kỷ Luật,pháp Luật Trong Quân Đội, Dự Thảo Luật Sửa Đổi Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Giám Định Tư Pháp, Noi Dung, Bien Phap Xay Dung Chi Uy, Chi Bo Tsvm; Cong Tac Giao Duc, Quan Ly Ren Luyen Va Phat Trien, Noi Dung, Bien Phap Xay Dung Chi Uy, Chi Bo Tsvm; Cong Tac Giao Duc, Quan Ly Ren Luyen Va Phat Trien, Quản Trị Công Ty Luật Theo Pháp Luật Việt Nam, Văn Bản Pháp Luật Dành Cho Học Phần Luật Kinh Doanh, Chương Trình Khung Pháp Luật Đại Cương Đại Học Luật Hà Nội, Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Số 80/2015/qh13, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Đang Có Hiệu Lực Pháp Luật Là, Văn Bản Pháp Luật Hiến Pháp,

Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Với Pháp Luật Thương Mại, Pháp Luật Về Tuyển Dụng Viên Chức ở Vn Hiện Nay Trạg Và Giải Pháp, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Trình Bày Nội Dung Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Nhà Nước Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Trường Đại Học Luật Hà Nội, Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Môn Pháp Luật Xây Dựng, Văn Bản Pháp Luật Xây Dựng, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Bộ Xây Dựng, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật K33, ôn Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản áp Dụng Pháp Luật, Yêu Cầu Về Nội Dung Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Hlu, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, ôn Tập Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, áp Dụng Pháp Luật, ôn Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Có Đáp án, Thông Tư 01 Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Cương Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Bãi Bỏ Văn Bản Vi Phạm Nội Dung Pháp Luật, Đề Cương ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Nội Dung Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Mới Nhất, Quy Định Pháp Luật Về Thư Tín Dụng, Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Sách Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Mẫu Giấy Cho Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Mẫu Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Giáo Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Nông Thôn Mới, Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Pháp Luật Về Tuyeẻn Dung Công Chức, Hỏi – Đáp Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, Thực Trạng áp Dụng Pháp Luật Hiện Nay, 4 Giai Đoạn Của Quá Trình áp Dụng Pháp Luật, Quyết Định Sa Thải Đúng Pháp Luật, Đặc Trưng Của Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, Phụ Lục Danh Mục Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Có Nội Dung Liên Quan, Bài Thu Hoạch Nội Dung Đường Lối Chính Sách Pháp Luật, Xây Dựng Chế Định Pháp Luật Về Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản ở Việt Nam, Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Trong Nhà Nước Xhcnvn,

Bộ Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật

Bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật mà tiền thân là bộ môn Kỹ thuật soạn thảo văn bản được thành lập theo Quyết định số 885/QĐ-TCCB ngày 20/9/1996 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội với nhiệm vụ giảng dạy môn học Kỹ thuật soạn thảo văn bản cho sinh viên các hệ đào tạo của Trường.

Khi mới thành lập Bộ môn chỉ có 03 giảng viên, đều là cử nhân luật. Qua nhiều năm giảng dạy, đội ngũ giảng viên đã có những thay đổi: 01 người chuyển công tác, 04 người nghỉ hưu. Hiện nay, Bộ môn có 07 giảng viên trong đó có 01 giảng viên chính, 01 tiến sĩ; 04 thạc sĩ, 01 giảng viên đang là nghiên cứu sinh trong nước. Thời gian trước năm 2006, Trưởng bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật là TS. Nguyễn Thế Quyền, đến ThS. Hoàng Minh Hà và TS. Đoàn Thị Tố Uyên, hiện nay người đảm nhận trách nhiệm này là chúng tôi Cao Kim Oanh.

Việc giảng dạy môn học trong thời gian từ năm 1985 đến năm 1987 do một giảng viên kiêm nhiệm đảm nhiệm, từ năm 1987 đến năm 1994 do Bộ môn Luật Hành chính đảm nhiệm.

Từ năm 1985, trước khi Bộ môn được thành lập, môn học Kỹ thuật soạn thảo văn bản đã được đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật. Thời gian từ năm 1985 đến năm 1989, môn học được bố trí giảng dạy đối với sinh viên chính quy khoa Hành chính – Nhà nước. Từ năm 1989 – 1990 đến nay, môn Xây dựng văn bản pháp luật là môn học bắt buộc đối với tất cả sinh viên chính quy, học viên chuyên tu, tại chức, luân huấn, trung học luật trong các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội. Từ năm 2007 đến nay Nhà trường chuyển hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo học chế tín chỉ đối với hệ đào tạo đại học chính quy, môn học này được lựa chọn là môn học bắt buộc trong đào tạo cử nhân luật với thời lượng 03 tín chỉ.

Ngoài ra, Bộ môn còn đảm nhiệm việc giảng dạy 02 chuyên đề tự chọn cho sinh viên toàn trường là: “Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng” và “Kỹ năng thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản qui phạm pháp luật”.

Việc giảng dạy của giảng viên thời kỳ đầu chủ yếu dựa vào giáo án của mỗi người. Đến năm 1994, Bộ môn đã xây dựng được “Tập bài giảng Kỹ thuật xây dựng văn bản”.

Từ năm 1995 đến năm 2007, việc giảng dạy và học tập dựa trên Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản. Từ năm 2008 đến nay chương trình dạy và học được thống nhất theo giáo trình mới mang tên “Xây dựng văn bản pháp luật”. Giáo trình được sửa đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình mới và phục vụ tốt nhất cho người học. Ngoài ra, năm 2009, Bộ môn cũng đã biên soạn Giáo trình “Xây dựng văn bản pháp luật” chương trình trung cấp để phục vụ cho việc đào tạo hệ trung cấp luật. Năm 2017, Bộ môn đã hoàn thành Giáo trình “Kĩ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng”.

Bộ môn đảm nhiệm các môn học:

1. Xây dựng văn bản pháp luật.

2. Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng

3. Kỹ năng, thẩm định thẩm tra dự thảo văn bản qui phạm pháp luật

Bài Giảng Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật

(bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2016)

Đại học Luật Hà Nội

Lớp: K14CCQ

BÀI GIẢNG XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Thời lượng: 45 tiết

Ngày 10/01/2016

Giảng viên: cô Đoàn Thị Tố Uyên (tiến sỹ, Phó Trưởng khoa Hành chính nhà nước, Trưởng bộ môn Xây dựng Văn bản pháp luật)

Tài liệu:

Chương 1: Khái quát về văn bản pháp luật I. Khái niệm văn bản pháp luật 1. Định nghĩa và đặc điểm a. Định nghĩa

– Văn bản PL là hình thức thể hiện ý chí của NN, được ban hành theo hình thức, thủ tục PL quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi NN.

b. Các đặc điểm

Gồm 04 đặc điểm:

– Do chủ thể có thẩm quyền ban hành: nhân danh NN để ban hành, gồm:

+ các cơ quan NN từ TW đến cấp xã: Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ (nghị định, nghị quyết), UBND các cấp (quyết định, chỉ thị), tòa án các cấp (bản án, quyết định), viện kiểm sát các cấp (cáo trạng, kháng nghị, quyết định)…

+ những cá nhân có thẩm quyền ban hành:

Thủ trưởng một số cơ quan NN (tự mình ban hành, không thay mặt cơ quan NN): Thủ tướng Chính phủ (quyết định, chỉ thị), Chánh án TANDTC (quyết định, chỉ thị, thông tư), Viện trưởng VKSNDTC (quyết định, chỉ thị, thông tư), Chủ tịch UBND các cấp (quyết định, chỉ thị)

Chú ý: + Chủ tịch nước là chế định 1 người, nên thuộc nhóm Cơ quan NN chứ không phải nhóm Thủ trưởng cơ quan NN

+ quyết định, chỉ thị là văn bản PL cá biệt; thông tư, nghị định là văn bản PL quy phạm

VD khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, cần áp dụng luật Đất đai, cấp sổ đỏ lần đầu thì thẩm quyền thuộc UBND cấp huyện chứ không thuộc về cá nhân Chủ tịch UBND cấp huyện, nhưng cấp sổ đỏ lần 2 lại thuộc về cấp tỉnh

VD xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ áp dụng luật Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm thuộc về Chủ tịch UBND chứ không thuộc UBND

Công chức khi thi hành công vụ: chiến sỹ công an, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, nhân viên kiểm lâm, nhân viên thuế, nhân viên quản lý thị trường, thanh tra viên chuyên ngành, …

Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi các phương tiện này rời khỏi sân bay, bến cảng, nhà ga (chỉ được quyền tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính, lập biên bản, và giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền ở điểm đến kế tiếp)

+ cơ quan TW của các tổ chức chính trị-XH (6 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Tổng Liên đoàn lao động) phối hợp với UBTV Quốc hội hoặc Chính phủ để ban hành nghị quyết liên tịch (theo luật Ban hành VBQPPL 2008, đến luật Ban hành VBQPPL 2015 thì chỉ còn duy nhất Đoàn Chủ tịch UB TW Mặt trận tổ quốc VN mới được quyền phối hợp với UBTV Quốc hội hoặc Chính phủ để ban hành nghị quyết liên tịch)

– Có nội dung là ý chí của NN: (đây là đặc điểm quan trọng nhất) hình thức biểu hiện của ý chí:

+ thông qua các quy phạm PL:

Chủ trương, chính sách, biện pháp của NN: VD Nghị định số 99 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường; Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương cho người nước ngoài mua nhà; Nghị quyết của UBND thành phố Hà Nội về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016

Đặt ra các nguyên tắc: luật của luật, VD nguyên tắc mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ được xử phạt 1 lần

Quy tắc xử sự chung: VD Bộ giáo dục đào tạo ban hành Quy chế chung về đào tạo hệ đại học

Quy phạm cấm: không được, không cho phép, cấm, nghiêm cấm, VD Nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá

Quy phạm bắt buộc thực hiện hành vi (VD bắt buộc đội mũ bảo hiểm),

Quy phạm tùy nghi: là quy phạm trao quyền cho công dân, tức là không cấm, cũng không bắt buộc phải thực hiện

+ thông qua mệnh lệnh áp dụng PL: những mệnh lệnh áp dụng PL mang tính bắt buộc, VD Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A

– Có tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi NN: đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp:

+ tuyên truyền, phổ biến đến người dân

+ biện pháp tổ chức hành chính nội bộ trong NN: chỉ đạo, đôn đốc, công văn hướng dẫn, thông báo,… việc thực hiện luật, nghị định, thông tư tại địa phương, cơ quan mình

+ biện pháp kinh tế: VD áp thuế để hạn chế (thuốc lá, rượu, hàng xa xỉ), chính sách ưu đãi thuế (với các sản phẩm công nghệ cao, nông nghiệp), phạt tiền

+ cưỡng chế: truy cứu hành chính, truy cứu hình sự

– Thủ tục ban hành và hình thức phải tuân theo quy định của PL

Tình huống: 1 vụ tai nạn giao thông, chiến sỹ cảnh sát giao thông đến và lập các văn bản:

+ Biên bản ghi lại vụ tai nạn

+ Biên bản bàn giao vụ việc cho cơ quan hình sự điều tra

+ Quyết định xử phạt hành chính (nếu chưa đến mức hình sự)

+ Bản án của tòa

Hỏi: văn bản nào trong các văn bản trên có đầy đủ các đặc điểm của văn bản PL.

Trả lời: Quyết định xử phạt hành chính, và Bản án của tòa là các văn bản PL. Còn các biên bản là các văn bản hỗ trợ cho văn bản PL.

2. Phân loại văn bản pháp luật

– Dựa vào hiệu lực pháp lý, chia thành:

+ văn bản luật

+ văn bản dưới luật

– Dựa vào chủ thể ban hành, chia thành:

+ văn bản PL của cơ quan lập pháp

+ văn bản PL của cơ quan hành pháp

+ văn bản PL của cơ quan tư pháp

– Dựa vào phạm vi lãnh thổ tác động, có:

+ văn bản cấp trung ương

+ văn bản cấp địa phương

– Dựa vào tính chất pháp lý (nội dung), văn bản PL chia làm 2 loại:

+ văn bản quy phạm PL

+ văn bản áp dụng PL

Đều là văn bản PL, tức là có đầy đủ 4 đặc điểm của văn bản PL

Nội dung

Chứa quy phạm PL

VD:

+ bộ luật hình sự

+ luật cán bộ, công chức

+ luật đất đai

+ nghị định của chính phủ về xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ

Chứa mệnh lệnh áp dụng

VD:

+ bản án của tòa án

+ quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm

+ quyết định giao đất, thu hồi đất

+ quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Đối tượng áp dụng

Là tổ chức, cá nhân trừu tượng

VD: mọi công dân, doanh nghiệp, trẻ em, nhà đầu tư, …

Là người, tổ chức cụ thể

VD: ông Nguyễn Văn A, công ty X, …

Số lần thực hiện

Nhiều lần, lặp đi lặp lại

1 lần duy nhất

Tính chất bắt buộc

Có tính bắt buộc chung

Bắt buộc với đối tượng cụ thể

II. Tiêu chí đánh giá chất lượng VBPL

Văn bản quy phạm PL có chất lượng khi đáp ứng đồng thời những tiêu chí sau:

1. Tiêu chí về chính trị

– Có nội dung phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng: cơ sở là Điều 4 Hiến pháp, nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước, NN thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành PL

– Phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người dân: nhằm đảm bảo tính khả thi của văn bản, thể hiện tính dân chủ

2. Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp a. Tính hợp hiến của văn bản

– Phải có nội dung phù hợp với quy định cụ thể của Hiến pháp.

– Phải có nội dung phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp

– Phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp

b. Tính hợp pháp

VBPL phải phù hợp với các quy định của PL, tức là:

– Phải đúng thẩm quyền:

+ đúng thẩm quyền về hình thức: sử dụng đúng tên gọi do luật quy định. VD chính phủ ban hành Nghị định, Chính phủ không được ban hành Luật

+ đúng thẩm quyền về nội dung: là ban hành văn bản PL để giải quyết công việc hay điều chỉnh 1 lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình

– Phải có nội dung hợp pháp:

+ VBQPPL của cấp dưới phải phải có nội dung phù hợp với VBQPPL của cấp trên

+ nội dung VBADPL phải phù hợp với VBQPPL: ví dụ, khung hình phạt tù đối với tội A là từ 3 đến 10 năm, thì tòa không thể ban hành bản án phạt tù 11 năm, hay cho hưởng án treo

– Phải đúng căn cứ pháp lý:

+ văn bản được dùng làm căn cứ phải đang có hiệu lực pháp lý

– Phải đúng thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của PL

– Được ban hành đúng thủ tục và trình tự

3. Tiêu chuẩn về tính hợp lý

Hợp lý có nghĩa và ban hành 1 VBPL để giải quyết 1 lĩnh vực, 1 công việc một cách tối ưu nhất và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Biểu hiện của tính hợp lý:

– Phù hợp với đạo đức, tôn giáo, thuần phong mỹ tục: VD quy định mỗi đám tang chỉ được có tối đa 5 vòng hoa, tuy mục đích để tiết kiệm, nhưng không phù hợp với phong tục về tang lễ các vùng miền

– Phải ban hành kịp thời

– Sử dụng ngôn ngữ diễn tả đúng quy tắc:

+ ngôn ngữ phải đảm bảo tính trang trọng, nghiêm túc

+ đảm bảo tính chính xác, 1 nghĩa

+ đảm bảo tính phổ thông, dễ hiểu

– Tính thống nhất

– Đảm bảo kết cấu văn bản lo-gic, chặt chẽ:

+ nội dung khái quát trình bày trước nội dung cụ thể

+ nội dung quan trọng trước, ít quan trọng sau

+ quy định về quyền và nghĩa vụ trước quy định về trình tự thực hiện

+ theo trình tự diễn biến của công việc (theo bộ luật Tố tụng hình sự / bộ luật Tố tụng dân sự, luật khiếu nại tố cáo, …)

Ngày 17/01/2016

Giảng viên: cô Cao Kim Oanh

Chương 2: Quy trình xây dựng văn bản pháp luật

Ví dụ về quy trình xây dựng, ban hành VBPL:

– Phạm luật giao thông, bị phạt vi phạm hành chính 300.000, khi đó chiến sỹ cảnh sát giao thông sẽ:

+ Lập biên bản vi phạm (vì quy định mức phạt từ 250.000 trở lên phải lập biên bản): đây là thủ tục bắt buộc chứ không phải là VBPL

+ Quyết định xử phạt hành chính: đây là VBPL (chính xác hơn là VBADPL), thể hiện ý chí của chiến sỹ cảnh sát là người đang thực hiện nhiệm vụ được NN giao

– Trường đại học Luật Hà Nội cần tuyển dụng giảng viên, quy trình sẽ như sau:

+ phòng Tổ chức chủ trì soạn thảo Quyết định tuyển dụng giảng viên

+ phòng Hành chính sẽ thẩm định hình thức Quyết định của phòng Tổ chức: đây là thủ tục không bắt buộc

+ dự thảo văn bản được chuyển lại cho phòng Tổ chức để xác nhận lại, sau đó được chuyển lên Hiệu trưởng để ký ban hành

+ sau khi Hiệu trưởng ký, văn bản sẽ được chuyển đến văn thư để vào số và ban hành.

– Thành phố Hà Nội ban hành quyết định để thu hút đầu tư:

+ UBND thành phố Hà Nội giao cho Sở Kế hoạch đầu tư chủ trì soạn thảo

+ Sở Kế hoạch đầu tư soạn thảo

+ Đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân (đưa lên web chúng tôi tổ chức hội thảo lấy ý kiến, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng)

+ Sở Kế hoạch đầu tư tiếp nhận các ý kiến, hoàn thiện dự thảo

+ Chuyển sang Sở Tư pháp để thẩm định về tính chính trị, hợp hiến, hợp pháp, hợp lý của văn bản. Kết quả là Báo cáo thẩm định

+ Chuyển lên cho UBND để trong kỳ họp HĐND sẽ xem xét, đánh giá văn bản, sửa chữa, bổ sung nếu cần thiết

+ Sau khi hoàn thiện, trả về cho UBND thành phố Hà Nội

+ Văn phòng UBND sẽ vào số, ban hành văn bản rộng rãi đến các đối tượng của văn bản

– Quy trình ban hành luật Dân sự:

+ Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi

+ Bộ Tư pháp giao cho Vụ Dân sự kinh tế soạn thảo: thành lập Ban soạn thảo (Trưởng ban soạn thảo thường là Bộ trưởng, Thường trực ban soạn thảo là Vụ trưởng), Tổ biên tập (có thể mời các nhà khoa học, những người có uy tín, nhân dân tham gia)

+ Sau khi soạn thảo, đưa lên web chúng tôi để lấy ý kiến nhân dân trong 60 ngày, tổ chức các hội thảo để tham vấn, phỏng vấn người dân để lấy ý kiến, …

+ Tổ biên tập và Ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo

+ Chỉnh phủ thành lập Hội đồng thẩm định (vì Bộ Tư pháp chủ trì nên không thể tự thẩm định được) gồm các Bộ, ngành khác, văn phòng chính phủ, và một số cơ quan, cá nhân, … để đánh giá, thẩm định văn bản. Kết quả là Báo cáo thẩm định của hội đồng

+ Báo cáo thẩm định và Báo cáo thẩm tra được gửi lại cho Chính phủ, chuyển lại cho Sở tư pháp để hoàn thiện

+ Dự thảo hoàn thiện được chuyển đến UBTV Quốc hội, UBTV Quốc hội sẽ đưa ra tại 1 kỳ họp Quốc hội để các đại biểu QH bàn luận, thông qua

+ Sau khi được đa số đại biểu QH thông qua, sẽ chuyển về Văn phòng Quốc hội để vào số, chủ tịch QH ký chứng thực

+ Chờ Lệnh của Chủ tịch nước để công bố chính thức và sẽ có hiệu lực tại thời điểm quy định trong Luật

Câu hỏi: Thẩm định là hoạt động bắt buộc đối với mọi dự thảo VBPL.

Sai. Vì quy trình ban hành VBPL cấp xã không tiến hành thẩm định

Câu hỏi: Mọi VBPL sau khi được chủ thể có thẩm quyền thông qua phải đăng công báo.

Sai. Vì với VBPL thuộc loại Bí mật NN thì sẽ không đăng công báo

Câu hỏi: Chính phủ là chủ thể duy nhất được đề xuất xây dựng PL

Sai. Vì các đại biểu quốc hội, các tổ chức chính trị, XH đều được đề xuất xây dựng PL

Câu hỏi: Thẩm định thủ tục hành chính và giới là 1 trong những nội dung bắt buộc của quy trình phân tích chính sach

Đúng theo luật Ban hành VBPL 2015 (có hiệu lực từ 1/7/2016)

– Theo luật ban hành VBPL 2008, trình tự xây dựng VBQPPL gồm các bước:

+ B1: Đề xuất / Lập chương trình xây dựng VBQPPL

+ B2: Soạn thảo VBQPPL

+ B3: Thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL

+ B4: Trình để xem xét dự thảo

+ B5: Thông qua và công bố VBQPPL

– Theo luật ban hành VBPL 2015, sẽ gồm 2 quy trình riêng biệt:

+ Quy trình xây dựng chính sách

+ Quy trình xây dựng VBQPPL

– Chủ thể đề xuất xây dựng VBQPPL, gồm 3 chủ thể:

+ chính phủ: cụ thể là các bộ, ngành đề xuất (chiếm đến trên 90% số VBQPPL)

+ các tổ chức chính trị-XH

+ đại biểu quốc hội: đến nay chưa có đại biểu quốc hội nào đề xuất dự án luật thành công (có 2 người đề nghị nhưng đều không được thông qua)

Câu hỏi: Phân biệt Thẩm định và Thẩm tra

Chương 3: Hình thức của văn bản pháp luật

– Hình thức của VBPL: do PL quy định

– Bố cục của VBPL luôn gồm 2 phần: hình thức và nội dung

– Hình thức: gồm các yếu tố:

+ quốc hiệu

+ tên cơ quan ban hành

+ số, ký hiệu

+ địa danh, thời gian

+ tên văn bản

+ trích yếu nội dung

+ chữ ký

+ nơi nhận

Ngày 24/01/2016

Giảng viên: cô Cao Kim Oanh

Chương 4: Nội dung của văn bản pháp luật I. Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật

Bố cục của nội dung: luôn gồm 3 phần

+ phần mở đầu (cơ sở ban hành): gồm cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn

+ nội dung chính: các quy phạm PL

+ phần kết thúc: hiệu lực về thời gian, đối tượng

1. Cơ sở ban hành (Phần mở đầu) a. Cơ sở pháp lý

– Là phần chủ thể ban hành dựa vào quy định của PL

– Yêu cầu của cơ sở pháp lý:

+ luôn là VBQPPL

+ phải là VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc bằng dự thảo

+ phải là VBQPPL đang có hiệu lực. Chú ý: có thể lấy VBQPPL chưa có hiệu lực làm cơ sở trong trường hợp văn bản này cụ thể hóa văn bản chờ hiệu lực đó, VD khi ban hành Luật, sẽ có khoảng thời gian từ khi ban hành đến khi có hiệu lực, trong thời gian đó có thể ban hành Nghị định, thông tư để cụ thể hóa luật đó.

– Sắp xếp căn cứ:

+ Nhóm 1: văn bản QPPL quy định thẩm quyền của chủ thể

b. Cơ sở thực tiễn

– Mục đích sự ra đời của văn bản: để giải quyết vấn đề bức thiết nào

2. Nội dung chính

– Quy phạm không chứa đựng quy tắc xử sự:

+ nhóm quy phạm chủ trương

+ nhóm quy phạm nguyên tắc

+ nhóm quy phạm giải thích từ ngữ

– Quy phạm quy định nguyên tắc xử sự:

+ quy phạm cấm thực hiện hành vi: [không cho phép / không được / cấm / nghiêm cấm] + [mô tả hành vi]

+ quy phạm bắt buộc thực hiện hành vi: [ai] + [có trách nhiệm / có nghĩa vụ / cần / phải] + [mô tả hành vi]

+ quy phạm cho phép thực hiện hành vi (hay gọi là quy phạm tùy nghi): [ai] + [có quyền / được hưởng quyền / được hưởng cái gi] + [mô tả hành vi]

3. Hiệu lực pháp lý (kết thúc)

– Quy định hiệu lực của VBPL về:

+ không gian

+ thời gian

+ đối tượng

+ khả năng làm mất hiệu lực của VBPL khác

Ngày 31/01/2016

Giảng viên: cô Cao Kim Oanh

Chương 4: Nội dung của văn bản pháp luật (tiếp)

II. Nội dung văn bản áp dụng pháp luật

Giống như với VBQPPL

Khác ở các điểm:

– Nội dung của VBADPL chỉ có các mệnh lệnh (ở Quyết định, Chỉ thị)

– VBADPL không có hiệu lực về không gian như VBQPPL vì VBADPL là VB cá biệt cho đối tượng áp dụng

1. Cơ sở ban hành của VBADPL a. Cơ sở pháp lý

– Là phần chủ thể ban hành dựa vào quy định của PL

– Điều kiện văn bản làm của cơ sở pháp lý cho VBADPL:

+ là VBQPPL, hoặc VBADPL, hoặc cả hai

+ phải là VBPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc bằng dự thảo

+ phải là VBPL đang có hiệu lực, không được lấy VBPL đang chờ hiệu lực

– Sắp xếp căn cứ: (gồm 3 nhóm):

+ nhóm 1: văn bản quy định thẩm quyền của chủ thể ban hành

– Cách thức soạn thảo:

Căn cứ + [tên VBPL được viện dẫn];

+ nếu viện dẫn văn bản luật:

Căn cứ + [tên VB] + [nội dung VB hướng tới giải quyết] + [ngày ban hành];

+ nếu viện dẫn văn bản dưới luật mà là văn bản áp dụng:

Căn cứ + [tên VB] + [số, ký hiệu VB] + [ngày ban hành] + [chủ thể ban hành] + [trích yếu nội dung];

+ nếu viện dẫn văn bản dưới luật mà là văn bản quy phạm:

Căn cứ + [tên VB] + [số, ký hiệu VB] + [năm ban hành];

Chú ý: căn cứ về thẩm quyền của chủ thể ban hành VBADPL luôn được xếp đầu tiên, trước cả luật / pháp lệnh

b. Cơ sở thực tiễn

– Xét … / Theo …

2. Nội dung chính của VBADPL a. Soạn thảo Quyết định

– Không có Chương, Mục, mà chỉ có Điều, có thể có Khoản, nhưng không đặt tên Khoản

– Thường có 3 điều:

+ Điều 1. Giải quyết công việc phát sinh mà VB hướng đến

[Mệnh lệnh] + [đối tượng chịu tác động] + [công việc cần giải quyết] + [thời gian]

VD: Bổ nhiệm bà Cao Kim Oanh, sinh ngày 20/7/1977, hiện là Phó trưởng bộ môn Xây dựng VBPL, giữ chức vụ Trưởng bộ môn Xây dựng VBPL kể từ ngày 01/05/2016.

Về xử phạt vi phạm hành chính:

[Mệnh lệnh] + [đối tượng bị xử phạt, cá biệt hóa dấu hiệu nhân thân của đối tượng] + [lý do bị xử phạt] + [hình thức phạt chính] + [ hình thức phạt bổ sung]

VD: Xử phạt bà Cao Kim Oanh, sinh ngày 20/7/1977, thường trú tại Tổ 4 phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, vì đã có hành vi xây dựng trái phép lấn chiếm đất công, hình thức phạt chính là 20 triệu đồng, hình thức phạt bổ sung là buộc tháo dỡ công trình, trải lại nguyên hiện trạng.

Về xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:

[Biện pháp xử lý] + [đối tượng bị xử lý] + [cá biệt hóa dấu hiệu của văn bản bị xử lý] + [lý do bị xử lý]

VD: Bãi bỏ Nghị quyết số 05/2012-NQ-HĐND ngày 1/5/2012 của HĐND thành phố Hà Nội về việc đề ra chủ trương phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố có nội dung không phù hợp với pháp lệnh dân số.

Thành lập 1 cơ quan, đơn vị:

[Mệnh lệnh] + [đối tượng được thành lập] + [cá biệt hóa loại việc đó] + [kể từ thời điểm]

VD: Thành lập Phòng Thanh tra Pháp chế – Sở Công thương của thành phố Hà Nội kể từ ngày 1/1/2000

Tuyên bố về sự ra đời của 1 văn bản pháp luật khác:

VD: Ban hành Quy chế đào tạo hệ đại học văn bằng 2 chính quy của trường Đại học Luật Hà Nội

Chỉ có điều này khi phát sinh, thay đổi nghĩa vụ, quyền lợi của đối tượng tác động.

VD với trường hợp bị xử phạt thì chủ thể có nghĩa vụ phải nộp phạt, với trường hợp thuyên chuyển công tác thì chủ thể có trách nhiệm bàn giao lại công việc, với trường hợp bổ nhiệm thì sẽ có quyền lợi là được phụ cấp chức vụ

VD bãi bỏ 1 VBPL sẽ không có Điều 2; thành lập 1 đơn vị mới cũng sẽ không có Điều 2

Trả lời cho câu hỏi: VB này có hiệu lực kể từ khi nào ?

Chú ý: vì VBADPL là văn bản cá biệt, nên không bao giờ có hiệu lực về thời gian.

+ hiệu lực hồi tố: VD quyết định tăng lương có hiệu lực trở về trước. Tuy nhiên hồi tố được quy định ngày trong Điều 1

+ thời điểm văn bản được thông qua cũng chính là thời điểm văn bản có hiệu lực

+ có thể có hiệu lực sau bất kỳ số ngày nào (1 ngày, 2 ngày, 5 ngày, …)

Trả lời cho câu hỏi: ai chịu trách nhiệm thi hành VB này ?

Có 2 đối tượng:

+ trưởng đơn vị cấp dưới của chủ thể ban hành VB

+ đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của VB

Khả năng làm mất hiệu lực pháp lý của VB khác

Ngày 28/02/2016

Giảng viên: cô Cao Kim Oanh

Chương 5: Kiểm tra và xử lý văn bản pháp luật 1. Kiểm tra văn bản pháp luật

– Là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền trong việc đánh giá chất lượng của VBPL.

– Khái niệm: Là hoạt động của các cơ quan NN có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp và hợp lý của VBPL, phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý và yêu cầu chủ thể có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ nhằm nâng cao chất lượng của VBPL.

– Đặc điểm của kiểm tra VBPL:

+ là hoạt động mang tính quyền lực NN, thể hiện ở:

+ là hoạt động mang tính phòng ngừa: hoạt động kiểm tra VBPL được tiến hành thường xuyên, định kỳ nhằm kịp thời phát hiện những khiếm khuyết của VBPL để xử lý, phòng ngừa những hậu quả xấu phát sinh từ những khiếm khuyết đó

+ là hoạt động mang tính tiền đề cho việc xử lý VBPL khiếm khuyết

– Chủ thể có thể kiểm tra VBPL: gồm 3 đối tượng

+ chính bản thân chủ thể ban hành VBPL tự kiểm tra

+ cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan ban hành VBPL

+ chủ thể đặc biệt: gồm

– Nguyên tắc kiểm tra VBPL:

+ thường xuyên và kịp thời

+ theo đúng quy định của PL

– Nội dung kiểm tra VBPL: dựa trên 5 tiêu chí:

+ được ban hành đúng căn cứ pháp lý

+ được ban hành đúng thẩm quyền

+ có nội dung phù hợp với quy định của PL

+ được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của PL

+ tuân thủ đầy đủ các quy định của PL về thủ tục xây dựng, ban hành và công bố văn bản

Ngoài ra còn xem xét tiêu chí về tính hợp lý của VBPL:

+ kiểm tra sự phù hợp của VBPL với thực tiễn

+ kiểm tra sự phù hợp của VBPL với các quy phạm XH khác như đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, …

Chú ý: với VBPL có nội dung thuộc bí mật NN thì còn phải tuân thủ quy định của PL về thủ tục xác định độ mật của văn bản.

– Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra VBPL:

+ góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống PL

+ duy trì trật tự quản lý NN, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

+ góp phần tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế

+ góp phần nâng cao chất lượng quy trình xây dựng, ban hành văn bản

+ bảo đảm tính khả thi của VBPL

Câu hỏi: Mọi hoạt động kiểm tra VBPL đều được tiến hành để xử lý VBPL đó.

: Sai. Vì chỉ những VBPL chưa đảm bảo chất lượng mới bị xử lý.

Câu hỏi: Hoạt động kiểm tra VBPL là tiền đề cho việc xử lý VBPL khiếm khuyết.

: Đúng. Vì sau kiểm tra, nếu phát hiện khiếm khuyết thì sẽ tiến hành xử lý VBPL đó

Câu hỏi: Mọi chủ thể đều có thẩm quyền kiểm tra VBPL

: Sai. Vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền mới được kiểm tra VBPL. Mọi chủ thể chỉ có quyền giám sát, xem xét VBPL, nhất là những VBPL có ảnh hưởng đến bản thân mình, nếu phát hiện bất hợp lý thì có quyền kiến nghị, đề nghị cơ quan NN có thẩm quyền thực hiện kiểm tra VBPL.

2. Xử lý VBPL khiếm khuyết

– Sau khi kiểm tra, phát hiện VBPL có thiếu sót, chưa hoàn chỉnh thì sẽ tiến hành xử lý

– Các dạng khiếm khuyết:

+ VBPL không đáp ứng yêu cầu về chính trị:

không theo đúng đường lối của Đảng

không phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân: VD VB quy định hạn chế quyền sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, quy định chứng minh nhân dân phải ghi cả họ tên bố mẹ, …

+ VBQPPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lý:

không hợp hiến

không hợp pháp (VD ban hành VBPL trái thẩm quyền, không đúng trình tự ban hành, sai hình thức)

trái với VB cấp trên

trái với điều ước quốc tế

+ VBQPPL không đáp ứng yêu cầu về khoa học: tức là bất hợp lý:

– Thẩm quyền xử lý VBPL khiếm khuyết:

+ cấp trên có thẩm quyền xử lý VBPL do cấp dưới ban hành (chú ý: phải là cấp trên trực tiếp)

+ chủ thể ban hành có thẩm quyền tự xử lý VBPL của chính mình: chú ý riêng bản án của Tòa án thì Tòa án không thể tự xử lý mà phải do Tòa án cấp cao hơn xử lý

+ Tòa án nhân dân có thẩm quyền chung cấp huyện và Tòa án hành chính cấp tỉnh được quyền ra phán quyết đối với tính hợp pháp của VBPL là Quyết định hành chính khi có công dân khởi kiện trước Tòa đúng thủ tục

3. Các biện pháp xử lý văn bản khiếm khuyết

Mỗi loại biện pháp cần xem xét các khía cạnh:

+ loại VBPL bị xử lý

+ mức độ khiếm khuyết

+ hậu quả pháp lý

– Hủy bỏ: (= coi như không tồn tại)

+ áp dụng đối với VBADPL có dấu hiệu vi phạm PL nghiêm trọng (nội dung bất hợp pháp, trái thẩm quyền ban hành, sai thủ tục ban hành)

+ hậu quả pháp lý: VBPL bị hủy bỏ sẽ bị hết hiệu lực PL ngay từ thời điểm ban hành, và chủ thể ban hành có trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn cho đối tượng áp dụng của VB.

– Bãi bỏ: (= bỏ đi, không thi hành nữa)

+ áp dụng đối với :

VBQPPL khiếm khuyết như: nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của đảng, đa số nội dung VB không phù hợp với quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của VB, nội dung không phù hợp với VB do cấp trên ban hành, không phù hợp với thực trạng kinh tế – XH, không phù hợp với điều ước quốc tế

VBQPPL không còn cần thiết tồn tại trong thực tiễn

+ hậu quả pháp lý: VBPL bị bãi bỏ sẽ mất hiệu lực PL kể từ thời điểm bị bãi bỏ, do đó không phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành

– Thay thế: thay 1 VBPL bằng 1 VBPL khác

+ áp dụng với VBPL có dấu hiệu khiếm khuyết (như nội dung VB không còn phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với đường lối của đảng)

+ chỉ có cơ quan ban hành mới có quyền thay thế VBPL đó

+ hậu quả pháp lý: VBPL bị thay thế hết hiệu lực PL kể từ thời điểm VB mới có hiệu lực

– Đình chỉ thi hành: tạm ngưng hiệu lực

+ hậu quả pháp lý: VBPL bị tạm ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Nếu quyết định hủy bỏ, bãi bỏ thì VBPL hết hiệu lực. Nếu không bị hủy bỏ, bãi bỏ thì VBPL tiếp tục có hiệu lực.

– Tạm đình chỉ thi hành:

+ áp dụng khi chủ thể có thẩm quyền nghi ngờ VBPL xâm hại đến quyền lợi của đối tượng mà VBPL đó điều chỉnh

+ hết thời hạn tạm ngưng, thì VBPL đó sẽ:

Tiếp tục có hiệu lực: nếu xét thấy VBPL không khiếm khuyết

Tuyên hủy, tuyên bãi bỏ VBPL đó: nếu phát hiện khiếm khuyết

– Sửa đổi, bổ sung:

+ áp dụng với VBPL có mức độ khiếm khuyết rất nhỏ

+ thay đổi một phần nội dung, bổ sung một số nội dung mới

+ hậu quả pháp lý:

Với sửa đổi: VBPL sẽ mất hiệu lực pháp lý của phần văn bản bị sửa đổi, các phần còn lại vẫn có hiệu lực

Với bổ sung: không làm mất hiệu lực pháp lý của bất kỳ phần VB nào, mà còn bổ sung thêm những nội dung khác vào văn bản, làm cho nó đồ sộ hơn

– Đính chính:

+ áp dụng với VBPL có sai sót đơn giản như sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, sai thể thức, kỹ thuật trình bày (còn nội dung không có khiếm khuyết)

+ hậu quả pháp lý: không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của VBPL đó

4. Soạn thảo văn bảo có nội dung xử lý văn bản khiếm khuyết

Bài tập: Hủy bỏ Quyết định số 68/QĐ-XPVPHC ngày 15/05/2015 của Chủ tịch UBND phường A quận B về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trái thẩm quyền PL cho phép, mức phạt 20 triệu đối với ông Nguyễn Văn C.

Hướng dẫn:

Về chủ thể, có thể có 2 cách:

+ Chủ tịch UBND phường A tự xử lý VB của chính mình

+ Chủ tịch UBND quận B (là cấp trên trực tiếp của phường A) sẽ xử lý VB này

Ở đây mức ra Quyết định với mức phạt 20 triệu là trái thẩm quyền, vì luật quy định mức phạt trong trường hợp này chỉ là 5 triệu đồng, nên sẽ phải hủy bỏ quyết định đó, và Chủ tịch UBND phường A phải bồi hoàn số tiền (20 – 5 = 15 triệu đồng) đối với ông C.

Chú ý: trong phần Cơ sở pháp lý:

+ nếu là xử lý VBQPPL thì sẽ không cần nêu VBQPPL đó trong phần Cơ sở pháp lý, vì VBQPPL luôn có đánh số hiệu rõ ràng, không thể nhầm lẫn với VBQPPL khác

+ nếu là xử lý VBADPL thì cần phải nêu VBADPL đó trong phần Cơ sở pháp lý để tránh nhầm lẫn với VBAPPL khác

Ngày 06/03/2016

Giảng viên: cô Lê Thị Ngọc Mai (email: mailaw@yahoo.com)

Chương 6: Soạn thảo một số văn bản pháp luật điển hình I. Soạn thảo luật, pháp lệnh 1. Thẩm quyền ban hành và nội dung

– Thẩm quyền ban hành:

+ luật: do Quốc hội ban hành

+ pháp lệnh: do UBTV Quốc hội ban hành

– Nội dung:

+ nội dung của luật được quy định trong:

Điều 11 luật Ban hành VBQPPL 2008

Điều 15 luật Ban hành VBQPPL 2015

+ nội dung của pháp lệnh được quy định trong:

Điều 12 luật Ban hành VBQPPL 2008

Điều 16 luật Ban hành VBQPPL 2015

2. Cách thức soạn thảo luật, pháp lệnh a. Soạn thảo nội dung

– Soạn thảo Cơ sở ban hành:

+ cơ sở pháp lý: “Căn cứ …”

+ cơ sở thực tiễn: “Xét …”

– Cơ sở pháp lý: minh chứng cho tính hợp pháp của văn bản

+ với luật, viện dẫn:

Hiến pháp nước CHXHCNVN

Phải là VBQPPL

Phải đang có hiệu lực

+ với pháp lệnh, viện dẫn:

– Cơ sở thực tiễn: không có

– Soạn thảo nội dung chính:

+ quy định chung: phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích từ ngữ, các nguyên tắc

+ quy định cụ thể: quy tắc xử sự (cấm, bắt buộc, cho phép):

+ phần điều khoản thi hành:

b. Kỹ thuật sử dụng kết cấu

– Tùy theo nội dung, luật, pháp lệnh có thể được trình bày theo Phần – Chương – Mục – Điều – Khoản – Điểm

– Việc bố cục theo Phần – Chương – Mục phải đảm bảo các Phần – Chương – Mục có nội dung độc lập tương đối và có tính hệ thống, logic vvề mặt nội dung

– Lưu ý: “Phần” chỉ được sử dụng trong Bộ luật (những luật có quy mô lớn, số điều khoản rất nhiều)

c. Kết cấu của luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung

– Bố cục: Điều – Khoản

– Luật, Pháp lệnh sửa đổi đơn: 1 luật sửa 1 luật, 1 pháp lệnh sửa 1 pháp lệnh

Thường gồm 3 điều:

Điều 1: Quy định về sửa đổi, bổ sung điều khoản của VBPL được sửa đổi, bổ sung

Mỗi điều khoản sửa đổi, bổ sung là 1 khoản trong luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung

Điều 3: Quy định trách nhiệm thi hành về thời điểm có hiệu lực

– Đối với luật, pháp lệnh sửa đổi nhiều luật, pháp lệnh khác:

+ Bố cục: Điều – Khoản

+ Mỗi điều sửa đổi, bổ sung nội dung của 1 VBPL

+ Điều cuối cùng quy định trách nhiệm thi hành và thời điểm có hiệu lực

II. Soạn thảo nghị định 1. Thẩm quyền ban hành và nội dung nghị định

– Thẩm quyền ban hành: Chính phủ

– Nội dung:

+ Điều 14 luật Ban hành VBQPPL năm 2008

+ Điều 19 luật Ban hành VBQPPL năm 2015

Những thay đổi chính của luật 2015 so với luật năm 2008:

Nghị định chỉ được giải thích , chi tiết những điều khoản mà quy định rõ trong luật rằng sẽ do nghị định giải thích

Không còn thông tư liên tịch, được nâng lên thành Nghị định

2. Cách thức soạn thảo nghị định a. Soạn thảo cơ sở ban hành

– Cơ sở pháp lý: viện dẫn

+ VBQPPL quuy định thẩm quyền của Chính phủ: Luật Tổ chức Chính phủ

+ với “Nghị định không đầu”: chỉ viện dẫn Luật Tổ chức Chính phủ (vì không có luật hay pháp lệnh)

VD: Nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai 2013, thì phần cơ sở pháp lý sẽ như sau:

– Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ;

– Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

– Cơ sở thực tiễn của nghị định: thường là đề nghị của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định

VD: Nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai 2013, thì phần cơ sở pháp lý sẽ như sau:

– Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ;

– Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

– Theo đề nghị của bộ trưởng bộ Tài nguyen môi trường, Chính phủ ban hành Nghị định … quy định chi tiết …

b. Soạn thảo nội dung chính

– Nội dung quy định về từng lĩnh vực chuyên môn: Chương – Mục – Điều – Khoản – Điểm

– Nội dung quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh: Chương – Mục – Điều – Khoản – Điểm

– Nội dung sửa đổi, bổ sung nghị định khác: Điều – Khoản

– Nội dung ban hành kèm theo quy chế, điều lệ: Điều – Khoản

c. Soạn thảo hiệu lực pháp lý

– Hiệu lực về đối tượng: giao nhiệm vụ cho cấp dưới tổ chức thực hiện nghị định

– Hiệu lực về thời gian: thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời điểm kết thúc hiệu lực (chỉ trong trường hợp VBPL thí điểm)

– Hiệu lực về văn bản: thay thế hoặc bãi bỏ nghị định hoặc 1 phần nghị định khác

– Điều khoản chuyển tiếp hiệu lực

III. Soạn thảo thông tư 1. Thẩm quyền ban hành và nội dung thông tư

– Thẩm quyền ban hành: khoản 6,7,8 điều 2 luật ban hành VBQPPL 2008

– Nội dung thông tư:

+ của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Điều 16

+ của Chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC: điều 18

2. Cách thức soạn thảo thông tư a. Soạn thảo cơ sở ban hành

– Cơ sở pháp lý:

+ căn cứ VB quy định thẩm quyền: nghị định của Chính phủ quy định chức năng của Bộ; luật Tổ chức TANDTC; luật Tổ chức VKSNDTC

Chú ý: VBPL quy định thẩm quyền phải được viện dẫn đầu tiên, dù cấp ban hành VBPL đó thấp hơn cấp ban hành VBPL khác trong phần cơ sở pháp lý

– Cơ sở thực tiễn: là đề nghị của người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư

b. Soạn thảo nội dung chính

– Hiệu lực về đối tượng, thời gian, văn bản

Ngày 13/03/2016

Giảng viên: cô Lê Thị Ngọc Mai

Thực hành

Quy trình xây dựng VBQPPL:

(1) Lập đề nghị Chương trình xây dựng VBQPPL

(2) Soạn thảo

(3) Thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL

(4) Trình dự thảo

(5) Thông qua và ký ban hành VBQPPL

Thực hành Bước 1: Lập đề nghị Chương trình xây dựng VBQPPL

Nội dung cần có trong bước này:

+ sáng kiến pháp luật: đưa ra kiến nghị, đề nghị về việc ban hành 1 VBPL hoặc sửa đổi VBPL nào đó

Chú ý: Các điểm mới của Luật ban hành VBPL 2015 so với Luật ban hành VBPL 2008

+ về quy trình ban hành VBPL: luật 2015 quy định phải xây dựng chính sách trước, sau đó mới soạn thảo, tức là tách bạch 2 quy trình này. Đầu tiên phải làm chính sách, chính sách đó cũng phải được lấy ý kiến đóng góp, phải được thẩm định, thẩm tra, phải được thông qua bởi cơ quan NN có thẩm quyền (giống như quy trình xây dựng VBPL). Sau đó mới bắt tay vào xây dựng VBPL và VBPL phải theo đúng chính sách đã được thông qua.

Trong khi với luật 2008 thì giai đoạn lập đề nghị gần như chỉ là thuyết minh về sự cần thiết ban hành văn bản. Tức là khi bắt tay vào soạn thảo VBPL thì mới xây dựng chính sách, do đó dẫn đến tình trạng chính sách đó rất dễ bị thay đổi nhiều trong quá trình soạn thảo.

Các bước trong Bước 1:

B1: Xác định vấn đề bất cập (đánh giá tác động văn bản)

Cần xác định được vấn đề:

+ có xảy ra thường xuyên, phổ biến hay không

+ có gây bức xúc trong dư luận XH không

+ các biểu hiện cụ thể

+ các hậu quả

B2: Tìm ra nguyên nhân của vấn đề bất cập

Nêu các nguyên nhân, cả trực tiếp và gián tiếp

B3: Xác định mục tiêu của NN

NN sẽ hướng đến mục đích gì ?

B4: Đề ra các phương án giải quyết vấn đề bất cập

Gồm 3 nhóm phương án:

+ giữ nguyên hiện trạng: tức là không ban hành thêm VBQPPL mà vận dụng những VBQPPL hiện có để giải quyết vấn đề

+ can thiệp trực tiếp: ban hành VBQPPL tác động trực tiếp đến quan hệ XH cần điều chỉnh. VD ban hành VBPL cấm thuốc lá, rượu bia

+ can thiệp gián tiếp: gồm

Không ban hành VBPL mới mà đưa ra các biện pháp để quản lý, điều hành

Ban hành VBQPPL không tác động thực tiếp đến quan hệ XH cần điều chỉnh, mà tác động gián tiếp thông qua tác động và quan hệ XH khác, để từ đó tác động trở lại quan hệ XH cần điều chỉnh. VD thay vì cấm thuốc lá, rượu bia thì ban hành VBPL đánh thuế thật cao, coi đó là hàng hóa hạn chế lưu thông

B5: Lựa chọn phương án tối ưu nhất

Hoạt động môi giới hôn nhân

Tình trạng chợ tạm, chợ cóc lại HN

Bạo lực học đường

Tình trạng mất an ninh ở các lễ hội

Ngày 20/03/2016

Giảng viên: cô Đoàn Thị Tố Uyên

Chương 6: Soạn thảo một số văn bản pháp luật điển hình (tiếp)

IV. Soạn thảo Quyết định 1. Chủ thể ban hành

– Quyết định là loại VBPL có số lượng chủ thể ban hành nhiều nhất, không chỉ các cơ quan NN mà còn các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp đều có thể ban hành Quyết định, tóm lại chủ thể nào có tư cách pháp nhân là có thể ban hành Quyết định.

– Với tư cách nhân danh NN để ban hành VBPL, có ba nhóm chủ thể ban hành Quyết định:

+ cơ quan NN, trừ cơ quan quyền lược NN (gồm Quốc hội, UBTV Quốc hội, HĐND các cấp ban hành Nghị quyết thay cho QĐ); đơn vị trực thuộc cơ quan NN có tư cách pháp nhân (Tổng cục / Cục thuộc Bộ, Trung tâm, Viện), các đơn vị sự nghiệp của NN (chỉ đơn vị công lập), các doanh nghiệp NN

+ cá nhân được NN trao quyền:

Một số thủ trưởng cơ quan NN: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC (có thể ban hành cả Quyết định là văn bản quy phạm và văn bản áp dụng PL); chủ tịch UBND các cấp (chỉ được ban hành Quyết định là văn bản áp dụng PL)

Công chức khi thi hành công vụ: chủ yếu là những cá nhân được NN trao quyền xử phạt vi phạm hành chính (chiến sỹ cảnh sát giao thông, nhân viên hải quan, bộ bội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, nhân viên thuế, nhân viên quản lý thị trường, thanh tra viên chuyên ngành, …), hoặc tạm giữ tạm giam (chiến sỹ công an) mặc dù họ không có chức vụ

+ người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi các phương tiện rời sân bay, bến cảng (có thể là công dân VN hoặc công dân nước ngoài): được NN trao quyền để đảm bảo an ninh, an toàn cho phương tiện

2. Nội dung của Quyết định

– Quyết định được các chủ thể sử dụng để giải quyết những nhóm công việc sau:

+ để đặt ra các quy phạm PL: không phải tất cả các chủ thể trên đều có quyền này, mà chỉ có các loại chủ thể:

mới được sử dụng Quyết định để đặt ra những chính sách, biện pháp để quản lý điều hành.

VD: UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định về khuyến khích đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố

+ để ban hành kèm theo điều lệ, quy chế, quy định mà chứa quy phạm PL.

VD: Thủ tướng ra Quyết định ban hành Điều lệ trường đại học áp dụng chung trên cả nước; Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ban hành Quy chế phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu

+ để đặt ra những quy tắc cấm đoán, bắt buộc thi hành, hoặc trao quyền cho công dân

– Quyết định để áp dụng PL: để giải quyết từng vụ việc cụ thể

+ giải quyết các công việc về tổ chức bộ máy trong các cơ quan: thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể đơn vị, …

VD: Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội ra Quyết định về việc sáp nhập phòng Tổ chức và phòng Hành chính thành phòng Tổ chức – Hành chính

+ quản lý nhân sự trong cơ quan, đơn vị: tuyển dụng, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng, cách chức, sa thải, nghỉ hưu, …

+ giải quyết công việc về chuyên môn nghiệp vụ: khi quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức

+ giải quyết những công việc mang tính quyết sách về thủ tục: như phê duyệt, phê chuẩn, ban hành

VD: thủ trưởng ra Quyết định phê duyệt kế hoạch công tác của đơn vị trong năm 2016

– Quyết định được sử dụng để ban hành kèm theo quy chế, quy định, nội quy, nhằm thực hiện quản lý điều hành nội bộ (có tính giao thoa giữa VB quy phạm và VB áp dụng PL):

+ nếu phạm vi áp dụng chỉ nằm trong nội bộ tổ chức thì là VB áp dụng PL. VD Quyết định ban hành Nội quy nơi làm việc

+ nếu phạm vi áp dụng ra bên ngoài tổ chức thì là VB quy phạm PL

3. Cách thức soạn thảo Quyết định

– Nội dung của Quyết định áp dụng PL có 3 phần:

+ cơ sở ban hành

+ nội dung chính: mệnh lệnh áp dụng

+ hiệu lực pháp lý của Quyết định

QUYẾT ĐỊNH Về việc … [CHỦ THỂ BAN HÀNH]

VD: HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

UBND TỈNH BẮC NINH

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ [VBPL quy định thẩm quyền của chủ thể ban hành];

“thẩm quyền” phải hiểu theo nghĩa rộng, tức là ở VBPL nào trao cho chủ thể này quyền ra quyết định việc này thì sẽ được viện dẫn. Chú ý: có thể có nhiều VBPL trong phần này

Với cơ quan không có luật tổ chức, thì sẽ viện dẫn VBPL của cấp trên chủ quản cơ quan đó, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của cơ quan đó. VD với Bộ thì sẽ do Chính phủ ban hành bằng 1 nghị định; với Sở sẽ do UBND ban hành bằng 1 QĐ; với doanh nghiệp NN thì sẽ viện dẫn QĐ thành lập doanh nghiệp, và Điều lệ tổ chức hoạt động doanh nghiệp

Nếu Giám đốc Công an thành phố Hà Nội bổ nhiệm trưởng phòng Cảnh sát giao thông, sẽ viện dẫn QĐ của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ của Công an tỉnh, thành phố

Căn cứ [các VBPL quy định trực tiếp về nội dung, công việc đang áp dụng];

Sắp xếp các VBPL trong phần này:

+ hiệu lực cao hơn xếp trước (luật, nghị định, thông tư)

+ nếu cùng hiệu lực thì xếp theo thời gian ban hành trước, sau

+ nếu cùng hiệu lực, cùng thời gian thì lấy số văn bản trước, sau

+ nếu cùng hiệu lực, cùng thời gian, cùng số văn bản (vd thông tư của 2 bộ có thể có cùng số, cùng ngày), thì xếp theo văn bản trực tiếp quy định nội dung công việc đang áp dụng trước, gián tiếp sau

Chú ý: trường hợp viện dẫn quy chế hoạt động có 1 quyết định ban hành quy chế đó, thì sẽ ghi là

Căn cứ Quyết định số … ban hành kèm theo Quy chế …

(không được ghi Căn cứ Quy chế … ban hành kèm theo QĐ số …, vì QĐ mới là VBPL, còn Quy chế chỉ là văn bản hành chính)

Xét … / Theo …

Xét: do cấp dưới đề nghị, báo cáo. Có các trường hợp:

+ đề nghị của Trưởng đơn vị soạn thảo Quyết định.

+ công văn / tờ trình của đơn vị soạn thảo Quyết định.

VD: ghi Xét công văn của Sở nội vụ về việc bổ nhiệm Giám đốc Sở nội vụ (Phó Giám đốc Sở ký)

VD: ghi Xét tờ trình của phòng Kế hoạch Đầu tư

+ biên bản: vi phạm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nghiệm thu đề tài, …

VD: ghi Xét biên bản vi phạm hành chính

ghi Xét biên bản của Hội đồng thi đua khen thưởng

Theo: do cấp trên chỉ thị, chỉ đạo

+ văn bản chỉ đạo của đảng: nếu có chỉ thị trực tiếp vào việc cụ thể để ra quyết định

VD: ghi Theo chỉ thị số 15 của Tỉnh ủy về việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng

+ công văn chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên trực tiếp

VD: ghi Theo công văn chỉ đạo của UBND tỉnh về …

Chú ý: nếu phần cơ sở ban hành có cả Căn cứ, Theo, Xét thì sắp xếp theo đúng thứ tự này.

QUYẾT ĐỊNH :

(có tối đa 5 điều, tối thiểu 2 điều)

Điều 1. Giải quyết công việc phát sinh (bắt buộc phải có)

Mệnh lệnh áp dụng + đối tượng áp dụng + lý do / thời gian thực hiện

VD: Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn A sinh ngày 1/1/1900 trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1/1/2000

VD: Nâng bậc lương trước thời hạn cho ông Nguyễn Văn A sinh ngày 1/1/1900 từ bậc 4/8 đên bậc 5/8 kể từ ngày 1/1/2000

VD: Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở cho các ông bà trong danh sách kèm theo vì đã có thành tích xuất sắc trong năm 2015

VD: Xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A sinh ngày 1/1/1900, đang cư trú tại … vì đã có hành vi vi phạm Khoản … Điều … của Nghị định …

Điều 2. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức (nếu có)

[Ai] có nghĩa vụ / trách nhiệm / phải làm gì … trong thời hạn …

Chỉ trình bày Điều 2 khi công việc mà Quyết định giải quyết làm thay đổi nghĩa vụ của đối tượng so với trước khi chưa có QĐ

Chú ý: + với QĐ phạt vi phạm (phát sinh nghĩa vụ nộp phạt), QĐ điều động, bổ nhiệm chức vụ, thuyên chuyển (phát sinh nghĩa vụ bàn giao bàn giao công việc hiện tại có người khác) sẽ có Điều về nghĩa vụ này

+ với QĐ về nâng lương, hủy văn bản, chấm dứt hiệu lực của văn bản sẽ không có Điều về nghĩa vụ này (vì không hề phát sinh nghĩa vụ nào)

VD: Ông Nguyễn Văn A có nghĩa vụ phải nộp phạt tại kho bạc Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này.

VD: Ông Nguyễn Văn B có trách nhiệm và nghĩa vụ bàn giao công việc hiện tại và nhận công việc mới trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Điều 3. Quyền lợi của đối tượng thi hành (nếu có)

[Ai] có quyền được hưởng … theo quy định của …

VD: Ông Nguyễn Văn A có quyền được hưởng phụ cấp chức vụ theo hệ số 0,6 theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành quyết định (bắt buộc phải có)

[Ai] chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

VD: Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự, Trưởng phòng Tài chính Kế toán, và ông Nguyễn Văn A chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Điều 5. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Quyết định

(có thể có chữ “Điều 5” hoặc không)

Chú ý: Nếu Quyết định có áp dụng hiệu lực hồi tố trở về trước thì không trình bày câu này, mà đưa lên nội dung trong Điều 1. Trường hợp điển hình là trường hợp Quyết định nâng lương, thường có hiệu lực trước đó (vì Hội đồng lương chỉ họp 1 lần trong năm).

V. Soạn thảo Chỉ thị 1. Chủ thể ban hành

– Thủ tướng

– Chánh án TANDTC

– Viện trưởng VKSNDTC

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

– UBND các cấp

– Chủ tịch UBND các cấp

Chú ý: Theo luật Ban hành VBPL 2015 thì Chỉ thị luôn là VBADPL

2. Nội dung của Chỉ thị

– Chỉ thị được ban hành để giải quyết 03 nhóm việc:

+ phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện VBPL của cấp trên

Thông thường nhất là sau khi Quốc hội thông qua 1 luật hay pháp lệnh, cơ quan soạn thảo sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra 1 Chỉ thị để triển khai, thi hành, áp dụng luật đó; khi về đến cấp tỉnh thì UBND tỉnh sẽ ra Chỉ thị để chỉ đạo UBND cấp huyện; và UBND cấp huyện sẽ lại ra Chỉ chị để chỉ đạo UBND cấp xã

VD: Chỉ thị số 51 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Giao thông đường bộ

+ chỉ đạo, đôn đốc và giao nhiệm vụ của cấp trên

Chú ý: Công văn cũng để chỉ đạo, đôn đốc và giao nhiệm vụ của cấp trên cho cấp dưới, sự khác nhau là: về mặt pháp lý thì Công văn chỉ là 1 dạng “bức thư”, là văn bản hành chính thông thường, không có tính mệnh lệnh bắt buộc như Chỉ thị; công văn có thể được ban hành bởi bất kỳ chủ thể nào, Chỉ thị là thẩm quyền của 1 số chủ thể được quy định trong luật.

Tuy nhiên với những chủ thể không có thẩm quyền ban hành Chỉ thị, thì sẽ ban hành Công văn và Công văn này sẽ có giá trị như Chỉ thị của chủ thể đó.

Với những chủ thể có thẩm quyền ban hành Chỉ thị thì thông thường với những việc nhỏ, mang tính nội bộ thì sẽ ban hành Công văn; với những việc “lớn”, có tính chất quan trọng, tác động đến nhiều cơ quan để thực hiện thì sẽ dùng hình thức là Chỉ thị.

VD: Chủ tịch UBND tỉnh … ra Chỉ thị về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ / vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

+ đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả pháp lý

: phân biệt ” đề ra các biện pháp …” với ” quyết định các biện pháp … “

: sự khác nhau do thẩm quyền ban hành

3. Soạn thảo nội dung của Chỉ thị

– Chỉ thị gồm 3 phần cơ bản:

+ cơ sở ban hành

+ nội dung chính: triển khai

+ kết thúc

CHỈ THỊ [Về việc …] a. Cơ sở ban hành

Có 3 cách viết cơ sở ban hành

– Cách 1:

+ viện dẫn 1 VBPL làm cơ sở pháp lý: dẫn VBPL trực tiếp điều chỉnh về nội dung công việc cần chỉ thị

Lưu ý: nên viện dẫn bằng những từ sau:

VD: Sau khi có Luật An toàn vệ sinh thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 đến nay, …

Kể từ khi có Luật An toàn vệ sinh thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 đến nay, … Sau khi Quốc hội ban hành Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, … Sau nhiều năm thực hiện Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, …

+ nêu thực trạng của công việc: thành tựu (có thể có hoặc không), hạn chế, bất cập (bắt buộc phải có)

+ nguyên nhân có hạn chế đó: nguyên nhân từ phía người dân (thường là thiếu hiểu biết PL, ý thức kém) và nguyên nhân từ phía cơ quan NN

+ mệnh lệnh của chủ thể ban hành: [ai] yêu cầu [ai] làm gì

– Cách 2: (đảo vị trí so với Cách 1)

+ nêu thực trạng của công việc: thành tựu (có thể có hoặc không), hạn chế (bắt buộc phải có)

Lưu ý: nên mở đầu bằng

VD: Thời gian gần đây, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra phổ biến và ngày càng có tính chất nghiêm trọng.

VD: Trong thời gian qua, vấn đề an toàn giao thông đường bộ đã được các cấp các ngành quan tâm và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, …

+ nguyên nhân dẫn đến hạn chế: nguyên nhân từ phía người dân (thường là thiếu hiểu biết PL, ý thức kém) và nguyên nhân từ phía cơ quan NN

+ viện dẫn VBPL làm cơ sở pháp lý: nên dùng các trạng ngữ:

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa [tên VBPL], [ai] yêu cầu [ai] làm gì

Để tổ chức thực hiện tốt hơn nữa [tên VBPL], [ai] yêu cầu [ai] làm gì

+ mệnh lệnh của chủ thể ban hành: [ai] yêu cầu [ai] làm gì

– Cách 3:

+ thực trạng công việc

+ nguyên nhân dẫn đến hạn chế

+ mệnh lệnh của chủ thể ban hành

VD: Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo về thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:

– Thông thường nội dung chính của Chỉ thị xoay quanh 6 giải pháp sau:

Nêu ra các nguyên nhân gây ra thiếu kinh phí; đồng thời nêu ra giải pháp đối với từng nguyên nhân

(2) Giải pháp về trang bị phương tiện vật chất

Nêu giải pháp về trang bị phương tiện vật chất phục vụ chuyên môn.

VD: Yêu cầu phải có giải pháp kiểm dịch thực phẩm trên thị trường, thì cần có phương tiện kiểm dịch chuyên dụng như thiết bị lấy mẫu, thiết bị xét nghiệm nhanh, …

VD: Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, thì cần có xe chữa cháy chuyên dụng hiện đại, mặt nạ phòng độc, …

(3) Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan chức năng

Chú ý xác định đúng cơ quan chức năng chính quản lý công việc của Chỉ thị

VD: chỉ thị về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan quản lý chính là bộ Y tế (trong khi có 4 bộ cùng quản lý là bộ Y tế, Nông nghiệp, Công thương, Công an)

VD: chỉ thị về tăng cường an toàn giao thông đường bộ, thì cơ quan quản lý chính là bộ Công an và bộ Giao thông cùng quản lý (nếu vi phạm giao thông trên đường sẽ do bộ Công an (cảnh sát giao thông) xử lý; nếu vi phạm cơ sở hạ tầng như lấn chiếm lòng đường vỉa hè sẽ do bộ Giao thông (thanh tra giao thông) xử lý)

(a) Tăng cường số lượng công chức đáp ứng yêu cầu công việc được giao

(b) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức (bằng cách cử đi đào tạo bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn)

(c) Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong công việc (d) Yêu cầu các cơ quan trực thuộc thường xuyên báo cáo về kết quả thực hiện công việc (4) Giải pháp về phối hợp đồng bộ kịp thời giữa các cơ quan hữu quan

Đặt câu hỏi: mình cần ai phối hợp cùng để giải quyết công việc

VD: để chữa cháy, cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ cần:

Hệ thống điện

VD: chỉ thị về phòng chống buôn lậu, bộ công thương sẽ cần các chủ thể sau phối hợp :

Hải quan, biên phòng: ở cửa khẩu

Quản lý thị trường: khi hàng lậu đã vào trong nội địa

Công an: xử lý vi phạm

(5) Giải pháp về nâng cao ý thức và sự hiểu hiểu biết cho người dân

Đặt câu hỏi: làm thế nào để nâng cao ý thức và hiểu biết của người dân ? Các biện pháp thông thường:

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền PL

Xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm

(6) Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện

Chú ý: 6 giải pháp trên là gợi ý cần phải có, ngoài ra còn có thể có nhiều giải pháp khác tùy vào từng trường hợp cụ thể.

– Cách sắp xếp 6 giải pháp trên:

+ 5 giải pháp đầu tiên được xếp theo tiêu chí: quan trọng xếp trước, ít quan trọng xếp sau; giải pháp trước mắt xếp trước, giải pháp lâu dài xếp sau, tùy theo lĩnh vực và thời điểm giải quyết công việc

+ giải pháp (6) luôn ở vị trí cuối cùng

– Các giải pháp trên được diễn đạt theo công thức:

Ai [thủ trưởng cơ quan cấp dưới của chủ thể ban hành chỉ thị] +

+ [làm gì ]

VD: Sở Tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn tài chính cho công tác xóa đói giảm nghèo.

c. Kết thúc

– Gồm các ý:

+ khẳng định lại nội dung của Chỉ thị

+ yêu cầu cấp dưới thực hiện tốt Chỉ thị

+ cách thức giải quyết vướng mắc

+ thời điểm có hiệu lực pháp lý

– Nên theo mẫu thông dụng:

Ngày 27/03/2016

Giảng viên: cô Ngô Linh Ngọc

Thực hành soạn thảo Quyết định và Chỉ thị:

Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A, sinh ngày …, hiện là Phó phòng Quản lý thương mại, giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý công nghiệp thuộc Sở Công thương tỉnh H

Soạn thảo VBPL để chủ thể có thẩm quyền chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Hình thức của VBPL sẽ là Quyết định

Chủ thể ban hành: Giám đốc Sở Công thương

2. Hình thức của VBPL sẽ là Chỉ thị

Chủ thể ban hành: UBND thành phố Hà Nội, hoặc Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội