Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xác Định Quan Hệ Pháp Luật Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Quan Hệ Pháp Luật Là Gì? Các Đặc Điểm Của Quan Hệ Pháp Luật?

Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích khái niệm và các đặc điểm của quan hệ pháp luật. Cho ví dụ?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đuợc nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Ví dụ: Quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội, quan hệ mua bán xe máy giữa ông A và bà B…

2 – Các đặc điểm của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật có các đặc điểm sau:

a – Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí bởi vì nó được hình thành và được điều chỉnh theo ý chí của con người.

Tính ý chí của quan hệ pháp luật thể hiện ở những điểm sau:

– Trước tiên, quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước thông qua việc xác định quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, qua việc quy định điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ và qua việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Ví dụ: trong quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội thì ý chí của Nhà nước được thế hiện qua việc cho phép Trường Đại học Luật được Tổ chức tuyến sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học, quy định điều kiện cho thí sinh có thể tham gia vào quan hệ này, quy định quyền và nghĩa vụ cho cơ sở giáo dục đại học, người dạy, người học trong Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học…

– Thứ hai, quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ đó. Chẳng hạn, quan hệ pháp luật giáo dục và đào tạo nói trên vừa thể hiện ý chí của Trường Đại học Luật Hà Nội, vừa thể hiện ý chí của sinh viên A.

Tuy nhiên, ý chí của các chủ thể khác luôn phải phù hợp, không được trái với ý chí của nhà nước. Vì thế, có những quan hệ pháp luật hình thành vừa do ý chí của nhà nước, vừa do ý chí của các chủ thể khác (ví dụ quan hệ giữa người mua và người bán), song có những quan hệ pháp luật hình thành chỉ do ý chí của nhà nước (Ví dụ: quan hệ về xử lý vi phạm pháp luật giữa nhà nước với người vi phạm pháp luật).

b – Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện

Khi tham gia vào bất cứ quan hệ xã hội nào, các bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Riêng trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể được quy định trong pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng và cưỡng chế nhà nước.

Do vậy, các quyền và nghĩa vụ đó được gọi là quyền và nghĩa vụ pháp lý, tức là các quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Ví dụ: trong quan hệ giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học giữa người học và cơ sở đào tạo ở Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của người học, người dạy và của cơ sở giáo dục được Nhà nước quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, các nghị định của Chính phủ, các thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo… Các quy định đó đều được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.

Quan Hệ Pháp Luật Là Gì ? Khái Niệm Quan Hệ Pháp Luật Được Quy Định Như Thế Nào ?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hoặc chấm dứt trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật.

Các quan hệ xã hội – chính trị, kinh tế và các quan hệ xã hội khác được pháp luật điều chỉnh, không mất đi thuộc tính vốn có của mình nhưng các quan hệ đó có thêm một thuộc tính mới – tính pháp luật và trở thành quan hệ pháp luật. Thuộc tính ý chí, có ý thức của quan hệ pháp luật có thể được thừa nhận từ hai góc độ:

1) Quan hệ pháp luật hình thành, phát triển, chấm dứt trên cơ sở các quy phạm pháp luật – sản phẩm của hoạt động có ý thức, thể hiện ý chí của nhà làm luật;

2) Những mệnh lệnh mang tính Nhà nước và pháp luật chứa đựng trong lòng quan hệ pháp luật, các quyển và nghĩa vụ pháp lí thể hiện trong quan hệ pháp luật chỉ được thực hiện, trở thành hiện thực thông qua hoạt động có ý thức của con người. Quan hệ pháp luật là loại quan hệ phổ biến, chủ yếu trong mọi mặt hoạt động của Nhà nước, xã hội và đời sống của công dân. Quan hệ giữa công dân với Nhà nước, giữa các quốc gia với nhau là quan hệ pháp luật.

Quan hệ pháp luật rõ ràng, đầy đủ, tiến bộ, được xác lập, duy trì, bảo vệ một cách nghiêm minh, là cơ sở để duy trì ổn định xã hội, bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với công dân, là điều kiện vật chất đảm bảo sự phát triển không ngừng về mọi mặt của quốc gia. Quan hệ pháp luật lỏng lẻo, lạc hậu so với cuộc sống là nguyên nhân dẫn đến việc buông lỏng quản lí xã hội của nhà nước và mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hoàn thiện không ngừng quan hệ pháp luật là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước pháp quyền.

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Quan Hệ Pháp Luật Là Gì? Ví Dụ Về Quan Hệ Pháp Luật Cụ Thể Và Phân Tích

Tổng quan về quan hệ pháp luật

Khái niệm quan hệ pháp luật là gì?

Khái niệm: Quan hệ pháp luật chính là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Có thể hiểu, quan hệ pháp luật còn được định nghĩa là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hoặc là chấm dứt dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Phân loại quan hệ pháp luật dựa vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh (được chia theo các ngành luật):

Quan hệ pháp luật hình sự;

Quan hệ pháp luật lao động;

Quan hệ pháp luật hành chính;

………

Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Khi đã nắm rõ nội dung cơ bản về khái niệm quan hệ pháp luật, từ đó suy ra những đặc điểm của quan hệ pháp luật như sau:

1) Thứ nhất, quan hệ pháp luật được xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật

Đây là đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác;

Các quy phạm pháp luật chính là điều kiện hình thành nên quan hệ pháp luật. Nếu không tồn tại quy phạm pháp luật thì quan hệ pháp luật tất yếu sẽ không hình thành;

Các quy phạm pháp luật sẽ dự liệu được những tình huống có thể phát sinh quan hệ pháp luật. Ngoài ra, còn xác định được thành phần chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó, và cả nội dung quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.

2) Thứ hai, quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí

Ý chí ở đây được hiểu là ý chí của nhà nước (vì pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận), ý chí của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật (quan hệ hôn nhân, hợp đồng…), ý chí của một bên trong quan hệ pháp luật (quan hệ pháp luật hình sự);

Có một số trường hợp quan hệ pháp luật sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dựa trên cơ sở ý chí của nhà nước như quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ xử phạt hành chính…

Bên cạnh đó, cũng tồn tại những trường hợp quan hệ pháp luật làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dựa trên ý chí của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật (phải trong khuôn khổ ý chí của nhà nước) như quan hệ hôn nhân, quan hệ hợp đồng…

3) Thứ ba, quan hệ pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện

Vì quan hệ pháp luật được hình thành dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật nên các quan hệ pháp luật còn được Nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ.

Nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật về vật chất, tổ chức, pháp lý, kỹ thuật…

4) Thứ tư, quan hệ pháp luật có chủ thể xác định:

Khác với một số quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật với mỗi loại đều có cơ cấu chủ thể nhất định. Ví dụ: chủ thể trong quan hệ pháp luật kinh tế là pháp nhân hoặc là cá nhân có đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền;

Chủ thể trong mỗi loại quan hệ pháp luật nhất định đều phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật cụ thể đó. Ví dụ: trong quan hệ pháp luật hôn nhân là cá nhân nhưng với nam thì yêu cầu từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

5) Thứ năm, quan hệ pháp luật có nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể

Khác với một số quan hệ xã hội không cụ thể và rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia, đối với quan hệ pháp luật, chủ thể tham gia vào phải đáp ứng theo các quy định của pháp luật nên quyền và nghĩa vụ của chủ thể mang tính chất pháp lý.

Các bên có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trong một số trường hợp nhưng phải đảm bảo phù hợp với pháp luật.

Quan hệ pháp luật khác gì với quan hệ xã hội

Quan hệ phát luật tồn tại trên cơ sở các quy định pháp lý. Được điều chỉnh dựa vào các quy phạm pháp luật

Quan hệ xã hội tồn tại ở các mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Được điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức, xã hội, phong tục tập quán…

Thành phần của quan hệ pháp luật

Cá nhân: Được phân loại dựa vào mối quan hệ pháp lý của họ đối với một quốc gia nhất định, bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch;

Tổ chức: Là một thực thể nhân tạo do nhiều cá nhân tham gia vào và hình thành theo quy định pháp luật. Có nhiều loại tổ chức và có địa vị pháp lý khác nhau như tổ chức có tư cách pháp nhân (theo Bộ luật Dân sự thì pháp nhân sẽ có pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại), tổ chức không có tư cách pháp nhân, chủ thể quan hệ pháp luật là nhà nước (chủ thể đặc biệt).

Khách thể là một bộ phận quan trọng cấu thành của quan hệ pháp luật, là cái mà chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng đến, tác động đến, là cái vì nó mà chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý. Có thể xem khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích và các giá trị xã hội mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng tới trong một động thái tích cực.

Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là tài sản vật chất (tiền, vàng, bạc, tài sản khác…), lợi ích phi vật chất (quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế…), hành vi xử sự của con người (bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước).

Nội dung (quyền và nghĩa vụ pháp lý)

Nội dung của quan hệ pháp luật là các xử sự của chủ thể quan hệ pháp luật được pháp luật quy định thông qua những hành vi thực tế để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia quan hệ pháp luật.

Nội dung của quan hệ pháp luật sẽ bao gồm quyền pháp lý của chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể:

Quyền pháp lý của chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể trong những điều kiện cụ thể được pháp luật quy định. Và có những đặc điểm sau đây:

Chủ thể sẽ có khả năng lựa chọn cách xử sự sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật để thực hiện quyền chủ thể của mình;

Chủ thể sẽ có khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp hoặc là áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền chủ thể của mình khi bị vi phạm.

Lưu ý:

Đối với quyền pháp lý của chủ thể: chủ thể có thể lựa chọn hoặc là không lựa chọn cách xử sự đó khi thực hiện quyền chủ thể của mình;

Đối với nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: chủ thể bắt buộc phải đáp ứng quyền của chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ pháp luật trong những điều kiện cụ thể theo quy định pháp luật.

Sự kiện pháp lý

Năng lực chủ thể, quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý là 3 yếu tố tác động tới và làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Trong đó, sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thực tế đời sống.

Phân loại sự kiện pháp lý dựa trên các tiêu chí sau đây:

Dựa vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật:

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật;

Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật;

Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật;

Ví dụ về quan hệ pháp luật cụ thể và phân tích

Để bạn có thể nắm rõ hơn về quan hệ pháp luật trong xã hội hiện nay, Luật Hùng Sơn sẽ đưa ra quan hệ pháp luật cụ thể như sau:

Vào ngày 20/11/2020, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000 đồng. Giữa A và B có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:

Khách thể của quan hệ pháp luật: khoản tiền vay 500.000.000 đồng và tiền lãi.

Vướng Mắc Trong Việc Xác Định Quan Hệ Pháp Luật Tranh Chấp

Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ, việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vị đơn khởi kiện đơn yêu cầu đó. Căn cứ việc đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề gì để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Việc xác định đúng, đầy đủ quan hệ pháp luật tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; các tài liệu chứng cứ cần thu thập; xác định đương sự của vụ án; xác định được căn cứ pháp luật cần áp dụng để giải quyết. Trên thực tế quan hệ pháp luật đa dạng, phức tạp nên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp dựa vào yêu cầu của đương sự trong một số trường hợp không hề dễ dàng, xảy ra nhiều khó khăn vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Chúng tôi xin nêu trường hợp cụ thể như sau:

Tháng 3/2012, bà A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà C và cùng trong tháng 3/2012 bà C đã được UBND có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 11/2012, Chi cục thi hành án dân sự căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định kê biên quyền sử dụng đất mà bà C đã nhận chuyển nhượng từ bà A để đảm bảo thi hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 01 ngày 15/02/2012 về việc thanh toán tiền vay nợ giữa bà A và bà D. Đồng thời Chi cục Thi hành án dân sự hướng dẫn bà C có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của mình.

Bà C cho rằng, bà đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà A; việc chuyển nhượng là hợp pháp; khi nhận chuyển nhượng diện tích đất của bà A không có tranh chấp; không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nên bà C đã khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết việc Chi cục Thi hành án dân sự kê biên quyền sử dụng đất của bà.

Việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; ai là đương sự của vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau:

Đơn vị nhất trí với ý kiến thứ ba. Tuy nhiên vụ án còn có quan điểm, ý kiến tranh luận khác nhau. Do vậy rất mong nhận được các ý kiến tham gia trao đổi của các đồng chí để việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.