Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xác Định Chủ Đề Văn Bản Tôi Đi Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tìm Hiểu Văn Bản: Tôi Đi Học

Văn bản Tôi đi học

I/ Một vài nét về tác giả – Tác phẩm1. Tác giả. – Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký….nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn2. Tác phẩm: – Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tịu trường. II/ Phân tích tác phẩm 1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trườnga. Trên đường tới trường: – Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn.b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường

– Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá – Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về…. – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập … oà khócnức nở. c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên. – Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. 2. Hình ảnh người mẹ – Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con….

Ôn Tập Văn Bản “Tôi Đi Học” (Thanh Tịnh)

Văn bản ” Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh là một bài văn giàu chất thơ, gợi cho ta những kí ức thân thương của những buổi đầu bỡ ngỡ đến trường. Tư liệu Ngữ văn THCS xin giới thiệu tới các thầy cô và các em bài phân tích văn bản Tôi đi học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các thầy cô và các em trong quá trình học Ngữ văn 8.

– Thanh Tịnh (1911 – 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

– Tác phẩm của ông thường toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

-Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.

+ Từ đầu đến “trên ngọnnúi”: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tới trường

+ Tiếp theo đến “được nghỉ cả ngày”: Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường

+ Còn lại: Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.

c. Thể loại: Truyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản. Có thể xếp vào kiểuvăn bản biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.

1. Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường

– Yếu tố khơi nguồn cảm xúc: thiên nhiên – trời vào thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc và con người – mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường.

– Cảm xúc của nhân vật tôi:

+ nao nức những kỉ niệm mơn man

+ quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy…

Ngày đầu tiên đến trường đọng lại mãi trong lòng tác giả như một kí ức thiêng liêng nhất. Để rồi mỗi dịp tựu trường, lờng tác giả lại nôn nao nhớ về kỉ niệm của mình.

– Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi hiện lên thật chân thật, sống động qua lời văn giàu cảm xúc và các hình ảnh so sánh.

+ Con đường quen bỗng trở nên lạ lẫm

+ Cảm thấy trang trọng, đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen

+ Thèm được có những người bạn học

+ Ý nghĩ non nớt, ngây thơ: chỉ người thạo mới cầm được sách bút

Tâm trạng rất đỗi tự nhiên của một đứa trẻ lần đầu tiên đến trường. Cậu bé hiện lên vừa non nớt, ngây thơ lại vừa có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và bước đầu có sự trưởng thành.

– Sự thay đổi trong cảm nhận của nhân vật tôi:

+ Trước đó: trường xa lạ, cáo ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng

+ Bây giờ: trường xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng

+ Đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước một; so sánh: chú chim non – khoảng trời rộng

+ Khi tiếng trống trường vang lên, các anh chị lớn đã đi về lớp, các cậu bé cảm thấy chơ vơ, bước đi bối rối.

+ Khi thầy hiệu trưởng điểm danh, cậu cảm thấy tim như ngừng đập

+ Khi nghe gọi tên, cảm thấy giật mình và lúng túng. Và càng lúng túng hơn khi được mọi người qua lại ngắm nhìn.

+ Khi xếp hàng vào lớp: cảm thấy nặng nề; khóc vì phải xa mẹ

ân cần, vỗ về, ông đốc hiền từ mà nghiêm khắc dạy bảo, thầy giáo trẻ tươi cười, người thân nhìn những cậu học sinh với cặp mắt lưu luyến, mọi người đi đường đều ngắm nhìn… đều cho thấy trách nhiệm, sự quan tâm của gia đình và nhà trường dành cho thế hệ tương lai.’

Những cảm xúc rất đỗi chân thực, tự nhiên của một đứa trẻ lần đầu tiên đến trường. Tác giả hồi tưởng và kể lại một cách sống động từng tâm trạng, từng suy nghĩ, có thể thấy ngày đầu tiên đến trường đã đọng lại trong lòng tác giả một dấu ấn khó phai mờ.

Cha mẹ, thầy cô là bàn tay ân cần nâng đỡ, là làn gió mát nhẹ đưa, là tia nắng sáng tươi soi đường để những cánh chim non đang chập chững cất lên mạnh dạn, tự tin bay vào bầu trời khoáng đạt. Thái độ, tình cảm của những người thân đã giúp các cậu học trò mau chóng hoà nhập vào thế giới kì diệu của mái trường .

3. Tâm trạng của nhân vật tôi khi vào trong lớp, đón nhận giờ học đầu tiên.

– Tâm trạng của nhân vật tôi có sự thay đổi:

+ Từ lúng túng, lo sợ khi đứng trước sân trường, bước vào lớp, cậu bé cảm thấy lạ lẫm xen lẫn thích thú. Cậu đã dần quen với ngôi trường, với lớp học.

+ Rồi không mất nhiều thời gian, bàn ghế, bạn bè đã trở thành thân thuộc với cậu (lạm nhận bàn ghế là của mình; bạn bè chưa quen biết nhưng cũng k xa lạ). Cậu cảm thấy quyến luyến lớp học và bạn bè.

Cậu bé cảm thấy lạ vì đây là lần đầu tiên bước vào lớp học, gặp bạn bè. Nhưng cậu ý thức được rằng từ đây, những điều này sẽ gắn bó thân thiết với mình. Do đó cậu cảm thấy thân thuộc và quyến luyến.

Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng rất sâu sắc, giàu tình cảm của cậu bé.

– Hình ảnh chú chim là một hình ảnh đẹp. Cậu bé cũng như chú chim non đang lần đầu bỡ ngỡ, rụt rè bay đến chân trời rộng. Hình ảnh cánh chim, phải chăng còn là sự lưu luyến, tiếc nuối nhưng giây phút vui đùa của một đứa trẻ ham chơi.

– Tiếng phấn của thầy: nhắc nhở về hiện tại. Cậu bé nhanh chóng hòa nhập vào buổi học.

Tâm hồn yêu thiên nhiên, hồn nhiên và sự nhanh nhẹn, tự tin, nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới.

– Ba chữ: “Tôi đi học” khép lại dòng hồi tưởng của nhân vật tôi như một dấu son trang trọng; như một niềm tự hào về một dấu ấn khó quên trong cuộc đời.

– Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên luôn là những rung động khó phai trong lòng mỗi người.

Tự sự xen kẽ miêu tả và biểu cảm; đặc biệt là những câu văn giàu cảm xúc và những hình ảnh so sánh đậm chất trữ tình.

– Truyện ngắn được bố cục theo hồi tưởng của nhân vật, theo trình tự thời gian.

Nguồn – Tư liệu Ngữ văn THCS

Tìm Hiểu Văn Bản: Tôi Đi Học – Thanh Tịnh

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm thời học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tôi đi học của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường vào học lớp năm trong ngày tựu trường.

I. Những nét chính về tác giả – tác phẩm

1. Tác giả

Thanh Tịnh (1911 – 1988), ông sinh ra ở bên bờ sông Hương, ngoại vi thành phố Huế. Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ Thanh Tịnh.

Phong cách nghệ thuật: Thơ văn của Thanh Tịnh khai thác và thể hiện những vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm: vẻ đẹp của tâm hồn.

Sự nghiệp văn học: Thử ngòi bút trên rất nhiều thể loại. Có sở trường và đóng góp nhất vẫn là thể loại truyện ngắn.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Trích trong tập truyện “Quê mẹ” – 1941. Tác phẩm gắn liền với cuộc đời Thanh Tịnh và trở thành một dấu ấn quan trọng trong hành trình nghệ thuật của ông.

b. Chủ đề: Tập trung thể hiện những trạng thái cảm xúc tinh tế, sâu sắc và rất đỗi thiết tha của tuổi học trò, gắn liền với ngày khai trường đầu tiên.

c. Phương thức biểu đạt: Được viết theo phương thức tự sự, có sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục:

– phần 1: Từ đầu … ngọn núi: Cảm nhận của tôi trên đường tới trường

– Phần 2: tiếp theo… nghỉ cả ngày nữa: Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường

– Phần 3: Còn lại: Cảm nhận của tôi trong lớp học.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường

* Bối cảnh hồi tưởng:

– Thời gian: Cuối thu

– Thiên nhiên: Lá rụng nhiều; mây bàng bạc

– Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.

– Không gian: Trên con đường dài và hẹp

* Kỷ niệm trên đường tới trường:

– Hoàn cảnh:

+ Một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh.

+ Đi trên con đường dài và hẹp

Mùa thu nào mà chả có sương có gió, con đường làng bao đời nay vẫn dài, vẫn hẹp như vậy, tại sao nhân vật tôi lại nhớ kỹ, nhớ tỷ mỉ đến vậy. Bởi vì những cái thân quen hàng ngày đã bỗng chốc hoàn toàn thay đổi. Bởi tự trong chính lòng cậu đã có một sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

*Những thay đổi:

Mọi thứ đều thay đổi: từ con đường làng đến cảnh vật xung quanh.

Hôm nay không bơi qua sông để đi thả diều, để đi chơi cùng chúng bạn nữa, tôi đã dần khôn lớn, trưởng thành.

2. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường

– Quang cảnh:

+ Đông vui và tấp nập: Sân trường hôm nay dày đặc người, ai cũng quần áo gọn gẽ, gương mặt thì tươi vui.

– Thầy hiệu trưởng điểm danh và dặn dò những học sinh mới:

+ Chúng hồi hộp, tim như ngừng đập trong khoảnh khắc chờ đợi, tên mình được đọc lên.

+ Giật mình, lúng túng khi thầy hiệu trưởng gọi đến tên mình.

+ Không ai dám lên tiếng trả lời thầy khi thầy hiệu trưởng hỏi đã nắm vững thông tin chưa?

+ Bị mọi  người tập trung quan sát, lũ học trò trở nên bối rối, lúng túng hơn bao giờ hết.

– Khi xếp hàng vào lớp:

+ Chân thấy nặng nề, không ai dám cất bước.

+ Ngoái lại đầy lưu luyến.

+ Một số cô bé, cậu bé thì ôm mặt khóc.

+ Nhân vật tôi như phản xạ, quay lại, ôm mẹ và gục vào lòng mẹ mà khóc

3. Tâm trạng của nhân vật tôi trong lớp học

– Lớp học là cả một thế giới xa lạ, khác biệt, cách biệt với thế giới bên ngoài khung cửa: mùi lạ, những bức hình lạ, người bạn mới tí hon đang ngồi cùng bàn với mình… cái gì cũng lạ lạ và hay hay.

– Cái cảm giác xa lạ và sợ hãi nhanh chóng bị xua đi mà thay vào đó là cảm giác hay hay, thích thích. Những đồ vật kia, những bàn, những ghế như là của riêng mình. Tất cả trở nên gần gũi và quen thuộc. Sự thay đổi nhanh đến ngạc nhiên.

– Ngoài kia khung cửa sổ: một con chim rụt rẻ hót vài tiếng rồi cất cánh bay, tạo lên một liên tưởng thú vị. Đó là những cô bé, cậu bé cũng như những chú chim non đã vượt qua những lo lắng, rụt rè để tuung cánh bay vào bầu trời tri thức.

4. Những nhân vật khác trong câu chuyện

4.1. Nhân vật người mẹ

– Mẹ nắm tay con, dắt con đến trường.

– Mẹ đã chuẩn bị cho con rất kỹ càng, chu đáo để con có đủ sách, vở, bút, áo, quần để con được đến lớp, không thua kém bạn bè.

– Âu yến trả lời những thắc mắc của con.

– Mẹ vỗ về, an ủi con, vuốt nhẹ mái tóc con rồi đẩy nhẹ phía lưng con để con thêm động lực bước vào đời.

4.2. Nhân vật thầy hiệu trưởng

– Giọng nói thì rất khẽ, dịu dàng.

– Dành cho học sinh những ánh nhìn ân cần, hiền hậu.

– Thầy an ủi, động viên, dặn dò bởi thầy rất hiểu tâm lý của học trò.

4.3. Nhân vật thầy giáo trẻ

– Đón chào các em bằng một nụ cười rất tươi. Trong nụ cười đó có cả sự độ lượng và yêu thương trong đó.

III. Tổng kết

1. Nội dung:

Văn bản Tôi đi học kể về một trang đời gần gũi mà thiêng liêng, đó là kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm xúc mới mẻ, những ấn tượng không quên về trường lớp, thầy cô và bạn bè.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật.

Với những hình ảnh so sánh vừa độc đáo, vừa gần gũi, trong sáng, dịu dàng diễn tả mọi cung bậc tình cam tinh tế nhất của con người.

Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, trong đó yếu tố biểu cảm đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

IV. Luyện tập

Tìm 5 câu có sử dụng biện pháp so sánh trong bài?

2. Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến khai giảng lần đầu tiên.

Em Hãy Tóm Tắt Lại Văn Bản Tôi Đi Học

1 Số Văn Bản Mẫu, Mẫu Giấy Đề Nghị In Sao Kê Ngân Hàng Vietcomebank, Văn Bản Số 386/ubnd-xdcb, Chuẩn Đầu Ra Tiếng Anh Ptit, Bài Tập 2 Sgk Hóa 8 Trang 54, Luật Nghĩa Vụ Dân Sự Và Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự, Mẫu In Sao Kê Ngân Hàng Vietcombank, Theme 3 Friend, Chuỗi Cung ứng Của Cà Phê Trung Nguyên, Pain Medicine Board Review, 2017 – chúng tôi Phân Tích Marketing Mix Của Bất Động Sản, Hướng Dẫn Viết Sơ Yếu Lý Lịch, Bảng Giá Dịch Vụ Lau Dọn Nhà, Thông Báo Gia Hạn Thẩm Định Nội Dung, Đáp án ô Chữ Bí Mật, Fill In Each Blank With The Correct Adjective From The Box, Báo Cáo Kết Quả Bầu Cử Chi Bộ, Giấy Mời Giáp Năm, Thủ Tục Thẩm Định Dự án, Bản Cam Kết Bản Quyền, Trắc Nghiệm Bào Chế 2 Pdf, Vocabulary Accounting, Bai Thu Hoach Nqtw 5 Khoa Xi, Danh Sách Cửa Hàng Xe Đạp Điện, Đề án Đổi Mới Mô Hình Kiểm Tra Chất Lượng Hàng Hóa Xuất Khẩu Nhập Khẩu, Giáo Trình Hôn Nhân Và Gia Đinh, Các Công Văn Trung Tâm Mua Sắm Nguyễn Kim, Bảng Giá Quảng Cáo Vtv, Đề Thi Xác Suất Thống Kê Đại Học Y Dược, Báo Cáo Thực Tập Tư Vấn Bán Hàng, Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Quy Định Cách âm Phòng Karaoke, Giáo Trình Quốc Phòng An Ninh Tập 2, Hướng Dân Autocad 2010, Lôi Kéo, Trắc Nghiệm Dược Liệu 1, Công Văn Hành Chính, Trắc Nghiệm Công Nghệ 10 Bài 55, Đáp án Đứng Một Một Mình Không Dễ, Khoản 5 Điều 21 Luật Giao Thông Đường Bộ, Thực Tế Ngoài Trường Ngành Văn Học, Tham Luận Về Công Tác Phát Triển Đảng, Biển 46, Thực Hiện Chỉ Thị 46-ct/tw Ngày 22/06/2015, Kỹ Năng Ra Quyết Định Pdf, Sách Tham Khảo Sinh Học Lớp 11, ý Nghĩa Gia Phả, Kyung Hee Writing 4, Đề án Đổi Mới Giáo Dục Phổ Thông, Nhận Định Nào Sau Đây Phản ánh Đúng Về Học Thuyết Truman (1947),

Thông Tư Số 33/2016/tt-bqp Ngày 29 Tháng 3 Năm 2016, Đơn Xin Xác Nhận Sinh Viên, Giao Tiếp Trong Kinh Doanh, Quyết Đinh 175 Ngày 5/9/3013 Của Bộ Quốc Phòng, Students Book 6g, Quyết Định Ra Quân Năm 2019, Hướng Dẫn Thủ Tục Thuận Tình Ly Hôn, Mau Giay Chuyen Sinh Hoat Ccb, Điều Lệ Đoàn Khóa Ix, Chi Phí Phá Thai, Báo Cáo Thực Tập Nấu ăn Nhà Hàng, Hutech, Hướng Dẫn Sử Dụng 50d, Đơn Đề Nghị Cấp Lại Bảo Hiểm Y Tế, Trích Lục Dlqlbd, Điều 138 Bộ Luật Hình Sự 2009, Hướng Dẫn 606/hd-cct, De An 21 Thành ủy Hà Nội, Bản Tự Kiểm Điểm Lớp 6, Mẫu Báo Cáo Thực Hiện Nghị Quyết Trung ương 4, Tiếng Anh Bổ Nhiệm, A Message, Bài Giảng Quản Lý Dự án, Sách Học Sinh Tiếng Anh Lớp 6, Làm Phiếu Khảo Sát Bằng Word, Quyết Định 85-qĐ/Đuqstw, Giáo Trình Học Autocad 2018, Biên Bản Bàn Giao Trẻ Bỏ Rơi, Tham Luận Về Công Tác Tham Mưu, Mẫu Chứng Từ Tiền Lương,