Top 11 # Xem Nhiều Nhất Web Pháp Luật Việt Nam Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Ngày Pháp Luật Việt Nam

Có thể khẳng định, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

Theo đề xuất của Chính phủ trong quá trình xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày Pháp luật Việt Nam đã chính thức được thể chế hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Theo đó, Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: ” Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội“.

Để cụ thể hóa quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật. Theo đó, Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung: ” Khẳng định trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý Nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt việc tốt trong thực hiện pháp luật“.

Như đã đề cập, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam. Vậy, tại sao lại lấy ngày 09/11 là ngày Pháp luật Việt Nam mà không phải ngày nào khác? Được biết, đó là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Bản Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, quán triệt sâu sắc tinh thần, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013.

Năm 2013 là năm đầu tiên tổ chức thực hiện ngày Pháp luật Việt Nam trong phạm vi toàn quốc. Đến nay đã 06 năm trôi qua, ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa, vai trò to lớn trong việc giáo dục sâu sắc, đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân phải có hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị pháp lý trong đời sống xã hội. Thông qua ngày Pháp luật Việt Nam cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật, từ đó tiếp tục đề ra những giải pháp, phương hướng mới hiệu quả hơn để hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện./.

Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định. Việt Namcó hệ thống pháp luật phức tạp nhất thế giới, nó được đặc trưng bởi sự rườm rà, yếu kém, tính thiếu đồng bộ, sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính thực tiễn, không có tính khả thi, không đi vào cuộc sống, không có tư duy và tầm nhìn và mang đậm lợi ích nhóm.

Việc gọi tên hệ thống pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, có quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, quan điểm khác cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và quan điểm chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không thể phân biệt rõ nét hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.

Theo quan điểm này hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm:

Hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam gồm có 3 thành tố cơ bản gồm:

Quy phạm pháp luật (đơn vị cơ bản trong hệ thống cấu trúc)

Chế định pháp luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất)

Ngành luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội). Ở Việt Nam có 12 ngành luật sau đây:

Pháp Luật Rừng Rú Tại Việt Nam.

Posted on by Doi Thoai

Thứ Năm, ngày 20 tháng 11 năm 2014 Blog Dân Oan

Được sống trong một đất nước pháp quyền , nơi mà luật pháp được tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh là một mong ước xa vời của người dân Việt Nam .

Ở Việt Nam hiện nay luật pháp chỉ là một trò hề , đồng thời những kẻ thực thi pháp luật mang danh nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam luôn sẵn sàng vì lợi ích của chúng mà trà đạp lên luật pháp do chính chúng tạo ra .

Để thỏa mãn lòng tham tiền bạc và quyền lực , chúng có thể bất chấp đạo lý con người và làm những việc như dụ dỗ , đánh đập , ăn cướp , khủng bố , tra tấn người dân vô tội .

Hiện nay đất đai đã và đang là một miếng mồi béo ngậy mà bọn quan tham luôn thèm muốn . Chúng sẵn sàng huy động công an , bộ đội , dân phòng , xã hội đen để tổ chức ăn cướp đất của những người dân . việc ăn cướp này đã diễn ra từ bắc vào nam , đẩy hàng vạn người dân vào cảnh thất nghiệp , nghèo khổ . Các vụ cướp ” nổi tiếng ” ( ở quy mô ăn cướp , mức độ tàn bạo trong hành vi ăn cướp ) của nhà cầm quyền có thể kể đến là các vụ Văn Giang – Hưng Yên , Tiên Lãng – Hải Phòng , và mới đây nhất là trận càn cướp đất ngày 25/04/2014 của 356 hộ nông dân Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội .

Các hành động cướp bóc trắng trợn , tàn bạo của nhà cầm quyền bất chấp luật pháp đã gây ra một làn sóng bất mãn trong nhân dân , tuy còn âm ỉ nhưng có thể bùng phát bất cứ khi nào , không sớm thì muộn những con người bị áp bức bóc lột sẽ đoàn kết lại để đòi lại công lý , nhân phẩm , nhân quyền đã bị tước đoạt , khi ấy Việt Nam sẽ bước sang một trang sử mới .

Fb TB

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Việt Nam Thuộc Hệ Thống Pháp Luật Nào?

10950

Ngày nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có đặc trưng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa kết hợp những yếu tố ngoại lai do quá trình hội nhập kinh tế với phương Tây kể từ thời kỳ đổi mới.

Quan niệm về pháp luật

Ở Việt Nam và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng phát triển cho toàn xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp lý. Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối của chính trị, công cụ của giai cấp thống trị dùng để đảm bảo cho lợi ích kinh tế và giữ vững nền chuyên chính. Trong quan điểm này, luật không thể sinh ra từ khu vực “tư”, đó là một luận điểm của Lênin. Khẳng định theo Lênin rằng: “Mọi pháp luật đều là luật công, đó chỉ là một phương thức khác thể hiện tư tưởng: Mọi quan hệ pháp lý đều tuân theo tư tưởng chính trị và quy phạm pháp luật không thể là sự phản ánh cho những nguyên tắc công lý tiêu biểu cho chúng” . Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng trên, pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa các chính sách của Đảng cộng sản cầm quyền.

Các đặc trưng pháp lý

– Cơ quan ban hành luật

Việc ban hành Hiến pháp và các đạo luật ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp năm 2013). Bên cạnh đó, các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án cũng có quyền ban hành những văn bản có tính chất luật (được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Điều này có căn nguyên bởi cơ chế tập quyền Quốc hội, là nơi tập trung quyền lực lớn nhất (về nguyên tắc) sẽ có quyền thiết lập hệ thống pháp luật cho quốc gia và áp dụng các đạo luật do Quốc hội ban hành là yêu cầu bắt buộc đối với thẩm phán trong quá trình xử án.

– Thủ tục xét xử

Ở Việt Nam, việc xét – hỏi do thẩm phán thực hiện, cáo buộc người phạm tội (các tội hình sự) là do Viện kiểm sát (đồng thời là cơ quan kiểm sát tư pháp), các luật sư chỉ thực hiện tranh tụng dựa trên cơ sở những chứng cứ tự thu thập được.

– Nền pháp chế

Nền pháp chế của Việt Nam được gọi tên “Pháp chế xã hội chủ nghĩa”, coi trọng việc lấp đầy các lỗ hổng pháp lý bằng quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sự thống nhất cao độ hay tính pháp điển của hệ thống các quy phạm thành văn. Cơ quan thực thi pháp luật và xét xử bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc pháp lý định sẵn, do vậy tính sáng tạo trong các cơ quan này rất hạn chế. Sau cùng, nó đòi hỏi tất cả công dân và các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ nền pháp luật được làm ra bởi cơ quan lập pháp. Nền pháp chế Việt Nam mang đặc trưng lý tưởng của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhưng bị khập khiễng bởi tư duy lập pháp hay thay đổi cộng với nền tư pháp thiếu độc lập.

Nguồn của luật

Dựa trên nền tảng của hai yếu tố: “Công hữu hóa tư liệu sản xuất và sự thiết lập chính quyền nhân dân”, pháp luật xã hội chủ nghĩa thiết lập các hình thức pháp luật thông qua kỹ thuật lập pháp. Pháp luật Việt Nam cũng bị chi phối bởi nền tảng trên để xây dựng nguồn pháp luật của mình. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về nguyên tắc chỉ coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất và “là hình thức pháp lý tiến bộ nhất” so với các loại nguồn luật khác. Có thể dẫn ra mấy lý do như sau: Một là, sự coi trọng nguyên tắc tập trung quyền lực vào Quốc hội dẫn đến thiết lập thẩm quyền tối cao về lập pháp cho cơ quan này; Hai là, bị ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa không công nhận án lệ là một nguồn chính thức; Ba là, năng lực của các thẩm phán không hội đủ điều kiện để xây dựng nguồn luật từ án lệ.

Như vậy, ngoài những đặc thù của chế độ chính trị, việc Việt Nam không coi luật án lệ là một nguồn luật cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân thực tế của một nền tư pháp ít được tin cậy. Hệ thống văn bản do Quốc hội và các cơ quan khác ban hành vẫn chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời gian tới.

Vai trò của tư pháp

Hệ thống tư pháp ở Việt Nam được đặc trưng bởi hai cơ quan là Tòa án (cơ quan xét xử) và Viện kiểm sát ( cơ quan công tố và giám sát tư pháp). Cả Tòa án và Viện kiểm sát đều được tổ chức dựa trên sự phân cấp lãnh thổ hành chính. Có Tòa án tối cao và Tòa án cấp cao cho toàn quốc gia, Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện tương ứng với các cấp hành chính, ở cấp hành chính thấp nhất (cấp xã) không tổ chức Tòa án. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm do Luật Tổ chức tòa án quy định. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Việt Nam cũng ghi nhận về yêu cầu độc lập của tư pháp trong cả Hiến pháp, nhưng thực tế tổ chức bộ máy tư pháp và cách tuyển lựa thẩm phán hiện nay dẫn đến tư pháp là một ngành vừa yếu, lại vừa thiếu, do đó, yêu cầu về sự độc lập của tư pháp chỉ minh chứng trên quy định.

Vấn đề bảo hiến

Bảo hiến không đơn thuần là kiểm tra xem một văn bản pháp luật có trái với Hiến pháp không? Thông qua việc kiểm hiến sẽ kiểm soát các hành vi của Chính phủ, thậm chí là hành vi của nhà lập pháp. Việc bảo hiến hiệu quả sẽ bảo vệ được dân chúng trước hành vi lạm dụng quyền lực của chính quyền cũng như tạo được hệ thống các văn bản thống nhất, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ pháp luật. Hướng đến một cơ chế kiểm hiến hiệu quả là hướng đến một hệ thống pháp luật đề cao pháp quyền, đề cao các giá trị con người và một nhà nước hiệu quả.

Nguyễn Quang Đức Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội

Ở Việt Nam hiện không có tố tụng hiến pháp, mặc dù có một vài thiết chế kiểm soát pháp luật từ Quốc hội nhưng không phát huy tác dụng. Một hệ thống pháp luật có số lượng văn bản khá đồ sộ, khoảng 13.500 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành và được bổ sung hàng ngày bởi tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành luật. Việc thiếu một cơ chế kiểm hiến vì bất cứ lý do gì cũng đang làm cho trật tự pháp lý gặp phải những bất cập như truyền thông đưa tin, tạo nên những phản ứng không tốt từ phía xã hội. Việt Nam đã xây dựng quy trình tố tụng trong các lĩnh vực về dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, nhưng tố tụng Hiến pháp thì vẫn chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà luật học. Việc ban hành chồng chéo hay lẫn lộn về thẩm quyền vẫn đang hàng ngày diễn ra mà không hứa hẹn sẽ được chấm dứt khi nào là một thiệt hại rất lớn cho xã hội, cả về phương diện tư duy lập pháp.