Top 14 # Xem Nhiều Nhất Vướng Mắc Luật Quy Hoạch Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Nhiều Vướng Mắc Về Luật Quy Hoạch

Việc đưa Luật Quy hoạch vào cuộc sống nhằm phát triển có định hướng, tránh đầu tư, phát triển theo phong trào dẫn đến khủng hoảng…

“Do đó hội nghị lần này nhằm lắng nghe ý kiến từ các bộ ngành, địa phương những thuận lợi, khó khăn khi triển khai. Những vướng mắc nào tôi trả lời được thì trả lời ngay, nếu không thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Đại diện các Bộ: Tài nguyên – Môi trường, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải… cũng đã nêu ra một số kiến nghị để tháo gỡ khó khăn khi triển khai luật này.

Về phía TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, TPHCM có các quy hoạch đã lập mà chưa được phê duyệt, có các quy hoạch đã lập điều chỉnh và được phê duyệt TP cũng đã hoàn thành đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của TP đến năm 2020 tầm nhìn 2025 đã trình Ban Thường vụ Thành ủy và được thống nhất chủ trương lập quy hoạch mới thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045.

Hiện nay TP đang triển khai thực hiện các bước để lập quy hoạch theo các căn cứ pháp lý được ban hành. Trong quá trình triển khai thực hiện TP luôn chủ động phối hợp với các bộ ngành để được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

TP có 4 khó khăn, thứ nhất với việc bãi bỏ một số quy định của ngành, lĩnh vực trong khi chúng ta chưa có quy hoạch mới theo quy định của Luật Quy hoạch chưa được lập, chưa kịp thời bổ sung và điều chỉnh, do đó ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư khuyến khích và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển của TP.

Vì việc triển khai các dự án đầu tư huy động nguồn lực của TP đều phải xem xét đến tính phù hợp của quy hoạch và việc này cần được hướng dẫn hết sức cụ thể.

TP kiến nghị Trung ương cho phép TP trong lúc chưa có quy hoạch mới theo Luật Quy hoạch mới thì cho phép tiếp tục thực hiện những nội dung đã có trong quy hoạch được duyệt khi nào có những quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành thì chúng ta bãi bõ quy hoạch cũ. Như vậy chúng ta mới có thể giải quyết những bài toán hiện nay về đầu tư và huy động nguồn lực.

Thứ hai là từ khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực đến nay, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương vẫn chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn hướng dẫn trình tự lập, phê duyệt chủ trương cũng như bố trí vốn cho việc lập quy hoạch. Việc này gây ra rất nhiều khó khăn, bất cập không chỉ cho TPHCM mà cho các địa phương khác trong việc bố trí nguồn ngân sách các dự án quy hoạch để thuê tư vấn lập quy hoạch dẫn đến chậm tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đến cuối năm 2020.

Thứ ba, theo quy định Luật Quy hoạch lập quy hoạch của cấp tỉnh và thành phố thì bao gồm chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển; căn cứ vào các quy hoạch cao hơn; căn cứ vào quy hoạch thời kỳ trước nội dung quy hoạch cấp tỉnh thể hiện quy hoạch các dự án cấp quốc gia, các dự án cấp vùng, dự án liên tỉnh đã được xác định quy hoạch vùng…

Như vậy, để có cơ sở lập mới quy hoạch của TP thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045, TP phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước giai đoạn này, căn cứ vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian quốc gia…

Nhưng đến nay các căn cứ quan trọng này chưa được ban hành chính thức. Đây cũng là khó khăn cho quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, cấp TP.

Thứ tư, hiện nay TP đang điều chỉnh lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung TP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kinh phí thực hiện là nguồn cân đối từ kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm của địa phương. Tuy nhiên vừa rồi TP có hỏi ý kiến Bộ Tài chính để được hướng dẫn thì Bộ Tài chính cho rằng nguồn kinh phí được cân đối từ nguồn đầu tư công. Như vậy có sự hướng dẫn chưa rõ giữa Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính. Do đó TP kiến nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư tham mưu Chính phủ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045 để các địa phương căn cứ vào đây xây dựng và lập quy hoạch; kiến nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sớm có quy định bố trí nguồn kinh phí cho công tác lập quy hoạch…

ĐỖ TRÀ GIANG

Tháo Gỡ Vướng Mắc Trong Thực Hiện Luật Quy Hoạch

(BĐT) – Để triển khai hiệu quả Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất, cần phải thống nhất cách hiểu trong thực hiện Luật Quy hoạch để tập trung triển khai lập các quy hoạch trong thời kỳ mới, phục vụ điều hành của các bộ, ngành và địa phương, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025.

Chậm trong triển khai

Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Luật Quy hoạch là công cụ rất quan trọng giúp Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đề ra định hướng chiến lược, mục tiêu, xác định các động lực, không gian phát triển của mỗi ngành, vùng, địa phương và cả quốc gia. Việc xây dựng các quy hoạch này để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, thống nhất, khai thác các nguồn lực của đất nước một cách tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo cho phát triển kinh tế.

Hơn một năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao, qua đó cũng đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, thực tế một số khái niệm còn có cách hiểu và vận dụng khác nhau dẫn đến sự lúng túng trong áp dụng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ sau 6 tháng triển khai Luật Quy hoạch, có 39 quy hoạch ngành quốc gia, 63 quy hoạch tỉnh chưa thể triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020 của 5 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau, Hải Dương) chưa thể ban hành vì chưa có nghị định hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó, có khoảng 25 quy hoạch các ngành như quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch điện lực; quy hoạch cấp nước của các vùng kinh tế trọng điểm chưa thể ban hành. Gần 370 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp không thể triển khai vì vướng quy hoạch, tập trung ở các dự án lưới điện, điện mặt trời, các dự án xử lý rác thải điện.

Chia sẻ về những khó khăn tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND chúng tôi Võ Văn Hoan cho biết, chúng tôi đã hoàn thành đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 tầm nhìn 2025 trình Ban Thường vụ Thành ủy và được thống nhất chủ trương lập quy hoạch mới thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045.

Trong quá trình triển khai, chúng tôi gặp phải 4 khó khăn. Thứ nhất, việc bãi bỏ một số quy định của ngành, lĩnh vực trong khi chưa có quy hoạch mới được lập đã ảnh hưởng lớn đến đầu tư, khuyến khích và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thứ hai, chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn trình tự lập, phê duyệt chủ trương cũng như bố trí vốn cho việc lập quy hoạch. Việc này dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong bố trí nguồn ngân sách cho các dự án quy hoạch, chậm tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, theo quy định của Luật Quy hoạch, việc lập quy hoạch của cấp tỉnh và thành phố phải căn cứ vào các quy hoạch cao hơn, trong khi những căn cứ quan trọng như chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian quốc gia… lại chưa ban hành chính thức. Điều này gây khó cho quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, cấp thành phố.

Thứ tư, chưa có quy định về bố trí nguồn kinh phí cho công tác lập quy hoạch.

Các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai lập các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch để phục vụ điều hành và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025. Ngoài ra, đảm bảo kinh phí lập quy hoạch và hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán kinh phí.

Giải Thích, Tháo Gỡ Vướng Mắc Trong Triển Khai Luật Quy Hoạch

TIN ĐỌC NHIỀU

TIN MỚI NHẬN

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu kết luận Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Phó Thủ tướng, Luật Quy hoạch là công cụ pháp lý rất quan trọng để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và thống nhất quản lý. Lần đầu tiên có một luật quy hoạch chung, trước đây nội dung này được thể hiện trong nhiều luật chuyên ngành.

Bên cạnh đó, Luật Quy hoạch còn là công cụ rất quan trọng giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đề ra định hướng, mục tiêu chiến lược, xác định các động lực, không gian phát triển của mỗi ngành, địa phương, của cả quốc gia để bảo đảm cho sự phát triển đồng bộ, thống nhất, khai thác nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm cho phát triển bền vững.

Theo quy định của Luật, Chính phủ phải xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Quốc hội phê duyệt; các bộ, ngành xây dựng quy hoạch ngành quốc gia, các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong hơn một năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện Luật, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực.

Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai thực hiện Luật; rà soát các quy hoạch sẵn có, tập trung xây dựng quy hoạch mới.

“Tôi đánh giá rất cao lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương đã rất nỗ lực, trách nhiệm trong triển khai thực hiện Luật Quy hoạch thời gian qua”, Phó Thủ tướng nhận xét.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đồng tình với ý kiến của các bộ, ngành, địa phương cho rằng đây là những quy hoạch mới, lần đầu tiên xây dựng, đồng thời yêu cầu tích hợp rất cao (bỏ các quy hoạch sản phẩm cụ thể), do đó rất khó triển khai.

“Đây là việc rất khó, nhưng chúng ta phải làm. Khối lượng các quy hoạch phải lập là rất lớn. Cùng lúc 63 tỉnh, thành phố đều phải lập quy hoạch tỉnh, thành phố. Các ngành đều phải lập quy hoạch phát triển ngành. Chính phủ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia. Do đó, cần nguồn lực rất lớn, đặc biệt là nguồn lực về con người”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn cho rằng, thời gian qua, việc tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch còn nhiều lúng túng, ngay cả ở Trung ương, dẫn đến chậm, ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn tiếp theo.

“Không có quy hoạch thì không thu hút được nguồn lực, không tạo được môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển”, Phó Thủ tướng nói.

Thời điểm tập trung lập quy hoạch cũng rơi vào những năm cuối của việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và các kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2016-2020, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Do đó, việc hoàn thiện các quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển trong thời gian tới của các địa phương và cả nước.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Không để vướng mắc làm cản trở quá trình phát triển

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chia sẻ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chuyển tiếp Luật Quy hoạch mà các bộ, ngành, địa phương đã nêu tại Hội nghị.

Trước hết là vướng mắc về việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch. Các quy hoạch hiện hành được lập theo các luật chuyên ngành. Trong khi đó, các quy định về quy hoạch của các luật chuyên ngành đều đã hết hiệu lực. Vấn đề đặt ra là làm sao để điều chỉnh cục bộ các quy hoạch này khi các luật chuyên ngành đã hết hiệu lực, trong khi Luật Quy hoạch mới yêu cầu phải thực hiện theo đúng trình tự, 5 năm mới được điều chỉnh một lần.

“Luật chưa bao quát hết các trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ. Trong thực tế, điều chỉnh quy hoạch là nhiệm vụ trong hoạt động quy hoạch, đồng thời cũng là nhiệm vụ trong quá trình thưc hiện quy hoạch”, Phó Thủ tướng nói và cho rằng, nếu điều chỉnh quy hoạch cho tốt hơn cần được khuyến khích, khác với việc điều chỉnh quy hoạch để mang lại lợi ích cá nhân, làm phương hại lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng.

Thực tế hiện nay, việc điều chỉnh quy hoạch để bổ sung 369 dự án ngành điện, một số khu công nghiệp, khu kinh tế ở các địa phương; quy hoạch giao thông, năng lượng… đều đang rất vướng mắc, không thể triển khai được.

Vướng mắc lớn thứ hai là trình tự lập quy hoạch. Theo điều 6 Luật Quy hoạch, quy hoạch cấp trên là cơ sở cho quy hoạch cấp dưới. Tức phải có Quy hoạch tổng thể quốc gia mới lập các quy hoạch cấp dưới, như vậy có thể phải mất hàng chục năm mới xong các quy hoạch ngành, vùng, tỉnh. Đây là yêu cầu rất đúng của Luật để bảo đảm tính đồng bộ của quy hoạch nhưng rất khó triển khai.

Vướng mắc thứ ba của các địa phương là việc phê duyệt các quy hoạch tỉnh đã được triển khai lập theo quy định cũ, cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhưng chưa được thẩm định. Theo quy định của Luật Quy hoạch, muốn phê duyệt được thì các quy hoạch này phải thực hiện lại từ đầu.

Một khó khăn nữa của các địa phương là việc tích hợp nội dung gì vào quy hoạch. Đây là nội dung vướng cả ở Trung ương và các địa phương. Chẳng hạn như lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, nội dung nào được đưa vào, nội dung nào không. Rõ ràng không thể tích hợp mọi quy hoạch.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, quy hoạch phải không cứng nhắc, thay vào đó phải mở ra không gian sáng tạo cho các bộ, ngành, địa phương. Đối với quy hoạch các tỉnh cũng vậy, nếu đưa thiếu hay quá chi tiết sẽ rất khó điều chỉnh, bổ sung. Do đó, yêu cầu đặt ra với quy hoạch tích hợp là vừa phải cập nhật đủ, vừa phải có một không gian thông thoáng cho sự sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu phát triển trong tương lai.

“Quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội là một dòng chảy liên tục, không thể ngắt quãng. Do đó, không để do quy hoạch mà ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện nghiêm Luật Quy hoạch, nhưng phải làm sao để bảo đảm dòng chảy liên tục của quá trình phát triển, không để vướng mắc như vừa qua. Đây là quan điểm chỉ đạo thống nhất của Quốc hội, Chính phủ”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cần sớm được giải thích, tháo gỡ

Về trình tự lập quy hoạch, kiến nghị theo hướng phải thực hiện đồng bộ, đồng thời, song song, để có thể đáp ứng yêu cầu cho đầu tư phát triển nhưng vẫn bảo đảm đồng bộ giữa các quy hoạch. Trong năm 2020, phải cơ bản xong để phê duyệt.

Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch trong thời kỳ từ nay đến 2020, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện các dự án đầu tư cấp thiết cho phát triển kinh tế-xã hội, sau đó cập nhật vào Quy hoạch mới.

Với các quy hoạch đã lập, đã tổ chức thẩm định nhưng chưa phê duyệt như kiến nghị của một số địa phương, sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép phê duyệt theo luật quy hoạch mới, nhưng không hồi tố các thủ tục trước đây.

Bộ KH&ĐT cũng được giao chủ trì thành lập các tổ chức công tác liên ngành để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương; phối hợp với Bộ Tài chính sớm hướng dẫn phân bổ vốn cho công tác lập quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng quốc gia; sớm thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp tỉnh.

Bộ TN&MT đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Đây là những quy hoạch rất quan trọng, làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch khác.

Các bộ, ngành Trung ương khẩn trương soạn thảo, trình Chính phủ dự thảo các Nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Quy hoạch. Đồng thời, tiến hành lập các quy hoạch ngành quốc gia. Chẳng hạn như Bộ Công Thương phải nhanh chóng lập Quy hoạch điện 8 nhưng với một tư duy mới, một cách làm mới so với trước đây.

Xuân Tuyến

Quy Hoạch Tỉnh Theo Luật Quy Hoạch Năm 2022: Còn Nhiều Thách Thức Và Vướng Mắc Trong Quá Trình Triển Khai Thực Hiện

Những thách thức đặt ra Thách thức về đội ngũ chuyên gia Trong một thời gian ngắn vừa qua, hầu hết các tỉnh đã trình Hội đồng thẩm định Nhiệm lập quy hoạch và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo như tiến độ hiện nay trong khoảng tháng 04-05/2020, thì hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch. Theo khoản 2, Điều 17, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, thì “thời gian lập quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt”. Điều đó sẽ đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với các đơn vị tư vấn lập quy hoạch, cũng như đội ngũ chuyên gia tư vấn quy hoạch. Bởi, khi triển khai đồng thời trong vòng 24 tháng đối với 63 quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ khó huy động được đội ngũ chuyên gia có năng lực, trình độ và thời gian theo đúng điều kiện về năng lực chuyên môn đối với tổ chức tư vấn lập quy hoạch. Hiện nay, tuy đã có rất nhiều các công ty tư vấn nước ngoài và các đơn vị có năng lực trong nước, nhưng điều này cũng đặt ra thách thức vô cùng to lớn đối với chất lượng quy hoạch tỉnh vào thời gian tới. Thách thức trong lựa chọn chuyên gia tư vấn trong nước hay quốc tế Đối với chuyên gia tư vấn quốc tế Để tham gia lập quy hoạch tỉnh, các đơn vị tư vấn phải thực hiện đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu năm 2013. Điểm c, Khoản 1, Điều 15, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định đối với đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng điều kiện: “gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp, mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu”. Theo quy định này, có thể thấy rằng, đối với quy hoạch tỉnh, nhà thầu trong nước hoàn toàn có khả năng đáp ứng toàn bộ. Do vậy, việc thực hiện đấu thầu quốc tế sẽ không khả thi, khi đó các nhà thầu tham dự phải là nhà thầu trong nước. Theo định nghĩa tại Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013, thì“nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu”. Điều đó bắt buộc các công ty tư vấn quốc tế, nếu muốn tham gia thực hiện quy hoạch tỉnh tại Việt Nam, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam mới có thể tham gia dự thầu. Nhà thầu quốc tế thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, khi tham gia đấu thầu, phải thực hiện tính toán kê khai chuyên gia thực hiện. Theo Điều 3, Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT, ngày 17/05/2019 (hướng dẫn định mức cho công tác quy hoạch quy định mức chuyên gia tư vấn) được chia thành 4 mức theo Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước) làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. Như vậy, cho dù chuyên gia rất giỏi người nước ngoài cũng sẽ phải chi trả theo mức tối đa tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH là 40 triệu đồng/người/tháng. Quy định này cũng không nói rõ liệu nhà thầu có được áp dụng mức 1,5 lần trong trường hợp cần thiết hay không? Và, liệu quy hoạch tỉnh có phải là trường hợp cần thiết đối với chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt hay không? Điều đáng lưu ý là mức lương tối đa này quy định, chuyên gia phải có hoặc bằng đại học và ít nhất 15 năm kinh nghiệm hoặc bằng thạc sỹ và ít nhất 8 năm kinh nghiệm. Quá trình thực tiễn làm quy hoạch hiện nay cho thấy, rất nhiều chuyên gia giỏi tốt nghiệp đại học, thạc sỹ thậm chí tiến sỹ từ những trường đại học danh tiếng của nước ngoài, nhưng không đảm bảo số năm kinh nghiệm. Vì thế, cũng sẽ chỉ áp dụng ở những mức lương thấp hơn. Bên cạnh Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT, thì cũng có văn bản quy phạm pháp luật nữa có điều chỉnh việc thuê chuyên gia nước ngoài. Cụ thể là Khoản 2, Điều 5, Thông tư số 113/2018/TT-BTC, ngày 15/11/2018 quy định về giá trong hoạt động quy hoạch nêu rõ, khi “cần chuyên gia tư vấn nước ngoài có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm chuyên ngành đặc biệt…”, thì áp dụng Thông tư số 25/2014/TT-BTC, ngày 17/02/2014 quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ. Thông tư số 25/2014/TT-BTC quy định chung cho 2 phương pháp định giá là phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Cả 2 phương pháp này, nếu để áp dụng thực hiện mức tiền lương hoặc tiền công chuyên gia tư vấn cho hoạt động quy hoạch, sẽ rất khó tìm kiếm căn cứ xác định. Còn theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 113/2018/TT-BTC, ngày 15/11/2018  về giá trong hoạt động quy hoạch quy định “cơ quan lập quy hoạch, cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch… có trách nhiệm quyết định giá trong hoạt động quy hoạch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch được giao.” Có thể nói, những căn cứ chưa được chặt chẽ như trên, rất khó để cơ quan lập quy hoạch, cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch tỉnh quyết định một mức giá cho chi phí thuê chuyên gia tư vấn ngoài các quy định có sẵn tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH. Đối với chuyên gia tư vấn trong nước Một lợi thế của các đơn vị tư vấn trong nước là có thể huy động nguồn chuyên gia phong phú. Các đơn vị trong nước cũng có ưu thế khi hiểu được phương pháp, văn hóa làm việc của Việt Nam. Nhiều vấn đề cũng có thể xử lý một cách hài hòa hơn so với tư vấn quốc tế. Nhưng ngược lại, tư vấn trong nước khó có thể áp dụng những phương pháp lập quy hoạch hiện đại, vận dụng những chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế, nhất là khả năng thu hút, xúc tiến đầu tư thực hiện những dự án lớn, quan trọng trên địa bàn tỉnh ở phạm vi quốc tế. Các thách thức đối với đơn vị tư vấn quy hoạch tỉnh Căn cứ vào Thuyết minh Nhiệm vụ lập quy hoạch có thể thấy rằng, ngoài  những vấn đề chung nhất, mà một bản quy hoạch cần, thì còn có các tích hợp quy hoạch. Do đó, khi thực hiện, sẽ xảy ra 2 cách thức thực hiện, đó là: (1) Đơn vị tư vấn lập quy hoạch sẽ thực hiện toàn bộ quy hoạch tỉnh, bao gồm phần hoạt động trực tiếp, gián tiếp và hợp phần quy hoạch. Điều này có ưu điểm là thống nhất từ đầu đến cuối các số liệu dữ liệu. Đơn vị tư vấn cũng định hình được tổng thể toàn bộ những vấn đề, những nội dung được đưa vào quy hoạch một cách nhất quán, đồng bộ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quy hoạch tỉnh, theo yêu cầu hiện nay, là tổng hòa toàn bộ các yếu tố phát triển, sắp xếp bố trí không gian ở hầu hết mọi lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Điều đó đòi hỏi đơn vị tư vấn phải có đủ nguồn lực, chuyên gia ở mọi lĩnh vực để có thể triển khai thực hiện. Hơn nữa, khi đơn vị tư vấn lập hồ sơ dự thầu, thì cần phải chứng minh đội ngũ chuyên gia đủ để thực hiện toàn bộ những nội dung quy định nêu trên, bao gồm: tên chuyên gia, số ngày công thực hiện, nội dung thực hiện, kinh phí thực hiện… Việc xây dựng hồ sơ dự thầu và nếu trúng thầu thanh quyết toán kinh phí cho những hạng mục lớn là một thách thức lớn đối với đơn vị tư vấn quy hoạch, bởi vì ngoài chuyên môn quy hoạch, thì cần có đội ngũ chuyên viên về kế toán, tài chính, đấu thầu có trình độ chuyên môn. (2) Chủ đầu tư sẽ chia thành nhiều gói thầu theo những lĩnh vực đã được tính toán trong Nhiệm vụ lập quy hoạch, đặc biệt là các hợp phần tích hợp. Khi đó, sẽ có nhiều các hợp phần nhỏ được thực hiện bởi nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức khác nhau. Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với đơn vị tổng hợp toàn bộ các nội dung đó. Bởi lẽ, những tích hợp quy hoạch cần được triển khai ở mỗi ngành, huyện, với nhiều phương pháp thực hiện, nghiên cứu, số liệu, dữ liệu, văn phong… khác nhau (theo Ngô Công Thành (2020), tỉnh ít nhất là 25 quy hoạch, mà nhiều cũng có thể lên đến 55 quy hoạch cần tích hợp). Nếu đơn thuần là việc ghép cơ học các hợp phần đó lại, thì lại không thể hiện rõ tính tổng thể, nhất quán và hiệu quả của quy hoạch. Thách thức về phương pháp lập quy hoạch Đổi mới cách thức lập quy hoạch đồng nghĩa với thay đổi phương pháp. Trong các phương pháp, mà tư vấn thực hiện quy hoạch theo Luật Quy hoạch năm 2017, sẽ thấy một số phương pháp đang thực hiện được trình bày cụ thể sau đây: Một là, phương pháp tích hợp quy hoạch Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác rất khó thực hiện đồng bộ. Cụ thể như trường hợp Quy hoạch tỉnh Quảng Bình, để phát triển vùng Phong Nha – Kẻ Bàng, nếu muốn làm cáp treo, thì sẽ ảnh hưởng đến Di sản. Do đó, khi đặt ra vấn đề này, tư vấn phải làm việc với UNESCO để đảm bảo ranh giới và phạm vi được thực hiện. Hai là, phương pháp dự báo Quy hoạch tỉnh cần được dự báo một số mục tiêu trong thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn 2050 phải đảm bảo tính khả thi, khoa học. Khi thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch, các báo cáo đánh giá các quy hoạch thời kỳ trước đều cho thấy, các chỉ tiêu và mục tiêu tăng trưởng đều không sát với thực tế. Phương pháp dự báo trước đây của các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thường dựa trên mô hình tuyến tính của thời kỳ trước có xét đến một số mối tương quan và mô hình hồi quy đơn giản theo hàm Harrod – Domar. Bản thân mô hình này về mặt lý thuyết kinh tế cũng đã bộc lộ nhiều thiếu sót về dữ liệu hoặc tăng trưởng không phải quá phụ thuộc vào yếu tố vốn đầu tư. Một phương pháp khác dự báo mục tiêu tăng trưởng dựa trên dự báo sự đóng góp của các ngành quan trọng. Khi đó, đơn vị tư vấn dựa trên dự báo về thị trường quốc tế, thị trường trong nước và những yếu tố sẽ được đầu tư phát triển trong thời kỳ quy hoạch để tìm ra những số liệu, dữ liệu dự báo.  Phương pháp trên kết hợp với sử dụng bộ lọc và phân tích quốc tế. Đơn vị tư vấn đã xác định các ngành/tiểu ngành ưu tiên phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế nhằm tìm ra những tiểu ngành có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh, quy mô thị trường. Đơn vị tư vấn sử dụng dữ liệu lớn, mang tính toàn cầu để dự báo. Ví dụ, khi thực hiện lập Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội cho tỉnh Quảng Bình, đơn vị tư vấn đã sử dụng bộ lọc ngành ưu tiên với các chỉ tiêu về cạnh tranh chi phí và phù hợp với thế mạnh của ngành, cũng như đánh giá quy mô thị trường toàn cầu và các thị trường chính. Các ngành thuộc góc phần tư thứ hai được lựa chọn là các ngành tiềm năng và tiếp tục được đưa qua bộ lọc theo phương pháp chuyên gia. Ví dụ phương pháp xác định ngành ưu tiên sử dụng bộ lọc lần 1 (Hình 1).

Hình 1: Xác định sơ bộ các tiểu ngành ưu tiên  

Nguồn: Công ty tư vấn

Nguồn: Công ty tư vấn

Từ việc tìm ra các lợi thế, đơn vị tư vấn xác định các thị trường quốc tế, trong nước lợi thế, mà ngành đang mang lại cho tỉnh, tiềm năng để sàng lọc, xếp hạng lựa chọn những tiểu ngành ưu tiên. Các ngành ưu tiên, sau khi được sàng lọc qua bộ lọc thứ nhất, sẽ được tiếp tục đưa vào bộ lọc theo phương pháp chuyên gia, đánh giá tác động thông qua mô hình và các tiêu chí để tìm ra những ngành phù hợp nhất, hiệu quả nhất như trường hợp tại tỉnh Nghệ An (Hình 2).

Hình 2: Thu hẹp danh sách các phân ngành tại Nghệ An theo từng bộ lọc  

Nguồn: Công ty tư vấn

Nguồn: Công ty tư vấn

Ba là, phương pháp đối chiếu với chuẩn mực quốc tế Một trong những phương pháp để xây dựng các mục tiêu hoặc hợp phần của quy hoạch là so sánh và áp dụng những chuẩn mực hoặc những bài học quốc tế. Việc so sánh và áp dụng những bài học đó trong tương lai của những lĩnh vực của quy hoạch tỉnh, sẽ rất có ích khi xây dựng luận chứng để giải quyết bài toán phát triển. Ngoài ra, còn có một số các phương pháp khác được sử dụng, như: phương pháp chuyên gia, GIS, tổng hợp, phân tích… Trong bối cảnh mới thực hiện quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch năm 2017 sẽ đòi hỏi đổi mới phương pháp theo hướng hiện đại, khoa học… hơn so với thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trước đây. Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện     Về nội dung an ninh quốc phòng Về giải thích một số những thuật ngữ, nội dung Hoặc tại điểm a, khoản 2 của Điều 28 quy định đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có nội dung “khả năng huy động nguồn lực”. Nguồn lực ở đây được hiểu là gì? Và, khả năng huy động đó là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai? Ngoài ra, còn rất nhiều thuật ngữ, nội dung quy định tại Điều 28, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP cần được giải thích và hướng dẫn cụ thể hơn. Về chi phí quản lý dự án Một vấn đề cần lưu ý khi lập dự toán là chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư. Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, ngày 06/04/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, thì “Chi phí quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch thực hiện theo quy định về chi phí quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng”. Pháp luật về xây dựng quy định chi phí quản lý dự án theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, ngày 14/08/2019 về quản chi phí đầu tư xây dựng. Cụ thể, Điều 21, Nghị định số  68/2019/NĐ-CP quy định “Chi phí quản lý dự án xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng ban hành hoặc bằng dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án”. Về vấn đề này, Bộ  Xây dựng đã ban hành Thông tư 16/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Cụ thể, Điều 5, Chương 2 của Thông tư này quy định “Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư của dự án”. Các thông số được thể hiện ở Bảng.

Bảng: Định mức chi phí quản lý dự án Đơn vị tính: %  

Nguồn: Thông tư số 16/2019/TT-BXD

Nguồn: Thông tư số 16/2019/TT-BXD

Ở đây sẽ xảy ra 2 tình huống để có thể vận dụng: – Dự án quy hoạch tỉnh sẽ áp dụng loại công trình nào trong 5 loại công trình trên? – Nếu dự án có một chủ đầu tư, thì chi phí quản lý dự án sẽ bằng tổng mức đầu tư sẽ nhân với tỷ lệ % quy định. Nhưng, nếu do nhiều chủ đầu tư như phân tích ở trên, thì chi phí quản lý dự án sẽ xử lý như thế nào? Kết luận Đối với nội dung quy hoạch tỉnh trong thời gian tới, cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, UBND các tỉnh và đặc biệt sự tham gia của các nhà khoa học, đơn vị tư vấn nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 được xây dựng, thẩm định và tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả trước hết cho tỉnh, cũng như đạt được những yêu cầu, mà Luật Quy hoạch năm 2017 đặt ra./.  

TS. Nguyễn Thế Vinh – Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư