Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vướng Mắc Luật Phá Sản 2014 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Một Số Vướng Mắc Trong Thực Thi Luật Phá Sản Năm 2014

Báo cáo kết quả triển khai thi hành LPS năm 2014 (tổng hợp hơn 23 báo cáo của các TAND cấp tỉnh) cho thấy: Năm 2017, số vụ việc yêu cầu phá sản được các tòa án thụ lý, giải quyết tăng mạnh với 439 vụ việc, trong đó có 45 quyết định tuyên bố phá sản. Con số này phản ánh thực tế LPS 2014 đã đi vào cuộc sống, từng bước khắc phục những vướng mắc, bất cập của LPS năm 2004. Tuy nhiên, trên thực tế, năm 2017, có 38.869 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể; số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 12.113. Năm 2018, có 27.126 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 63.525 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể; số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 16.314. Điều này cho thấy, so với số DN, HTX chấm dứt hoạt động thì số vụ giải quyết thông qua thủ tục phá sản tại tòa án vẫn còn rất khiêm tốn. Thực trạng này một phần xuất phát từ việc các quy định của LPS 2014 chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, mặt khác cũng do thiếu cơ chế đồng bộ, khả thi để các quy định của luật có thể triển khai trong thực tiễn.

Luật Phá sản năm 2014 ít được áp dụng do còn một số vướng mắc trong thực thi.

Về những khó khăn, vướng mắc trong thi hành LPS năm 2014, theo ông Trần Văn Hà, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (TAND tối cao) thì có 8 vấn đề chính: Một là, những quy định về đối tượng áp dụng luật, tiêu chí xác định DN, HTX mất khả năng thanh toán; hai là thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, cũng như thời hạn thông báo, tống đạt các văn bản tố tụng cho các chủ nợ ở nước ngoài; ba là thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; bốn là những xử lý khoản nợ có tài sản bảo đảm; năm là các biện pháp bảo toàn tài sản; sáu là điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ và biểu quyết thông qua hội nghị chủ nợ; bảy là tuyên bố DN, HTX phá sản và cuối cùng là thủ tục thi hành quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản. Theo đó, có 4 nguyên nhân chủ quan, khách quan, như: Nhận thức pháp luật phá sản còn chưa đồng đều; nhiều quy định của LPS năm 2014 phản ánh những tư tưởng mới (khái niệm DN, HTX mất khả năng thanh toán), chế định mới (quản tài viên); một số quy định của LPS chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; việc giải quyết vụ việc phá sản là loại việc khó, được đánh giá là “siêu vụ án” trong khi thực tiễn một số tòa án chưa có nhiều vụ việc phải giải quyết dẫn đến lúng túng.

Qua thực tế giải quyết phá sản tại tòa án, bà Đặng Thị Ngọc Ánh, Thư ký TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ về một số vướng mắc, cụ thể như: Về thủ tục nộp đơn, hiện nay mới chỉ có chế tài xử phạt hành chính mà chưa có chế tài hình sự hay dân sự nào được áp dụng đối với các chủ thể có nghĩa vụ nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Bởi vậy, các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn hầu như không thực hiện nghĩa vụ, còn các chủ thể có quyền nộp đơn có thể chưa hiểu biết nhiều về việc mình được bảo vệ thông qua thủ tục phá sản hoặc do tâm lý ngại kiện tụng, không tin tưởng vào phương pháp đòi nợ này nên ít thực hiện quyền nộp đơn. Về thụ lý đơn, khi thực hiện việc thu tạm ứng chi phí phá sản do không có cơ sở để tính khoản tiền tạm ứng chi phí quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản và tài khoản nộp tiền tạm ứng, điều này khiến cho trình tự giải quyết vụ án phá sản gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đồng thời, việc quy định thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là khá ngắn. Bởi đối với những DN, HTX có quy mô lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vực thì để xem xét toàn bộ hồ sơ, tài liệu, đặc biệt là báo cáo tài chính để kết luận DN, HTX có mất khả năng thanh toán hay không thì cần có thời gian dài hơn để xem xét toàn diện tình hình DN, HTX. Thêm nữa, theo LPS năm 2014, hội nghị chủ nợ có vai trò quan trọng trong việc quyết định cho DN, HTX được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế việc tổ chức hội nghị chủ nợ thường không đơn giản do các chủ nợ có tâm lý muốn xé lẻ để đòi nợ riêng mà không muốn tập hợp lại vì mục đích chung để giúp DN, HTX được phục hồi hay các chủ nợ được thanh toán theo trình tự luật định…

Bài và ảnh: DƯƠNG SAO

Tháo Gỡ Vướng Mắc Thực Thi Luật Phá Sản

Tiếp tục Phiên họp thứ 21, sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Các thành viên UBTVQH tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phá sản như Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai cũng như điều chỉnh một số nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần làm lành mạnh nền kinh tế.

Về đối tượng áp dụng, có ý kiến cho rằng, Luật Phá sản (sửa đổi) nên áp dụng cho cả các đối tượng là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, nếu mở rộng các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của luật này thì khó khả thi, do hiện nay lực lượng cán bộ thuộc lĩnh vực này còn mỏng, dẫn đến việc quá tải cho ngành Tòa án. Đại biểu Nguyễn Văn Hiện và các thành viên UBTVQH nhất trí với dự thảo luật quy định về đối tượng áp dụng chỉ là các doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối với cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh nếu mất khả năng thanh toán thì áp dụng thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế đã được quy định tại pháp luật về dân sự, kinh tế và các quy định pháp luật khác.

Về thẩm quyền của Tòa án giải quyết các thủ tục phá sản, đa số ý kiến tán thành quy định như Điều 10 của dự án luật, giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, nếu giao hết cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản là không đúng hướng với cải cách tư pháp. Hiện nay, cấp huyện đã có thẩm phán trung cấp, thậm chí có cả thẩm phán cao cấp, hoàn toàn có khả năng giải quyết các thủ tục phá sản. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung theo hướng quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại huyện. Cùng ý kiến trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, thiết kế cụ thể những đối tượng thuộc Tòa án cấp tỉnh giải quyết và những đối tượng thuộc Tòa án cấp huyện giải quyết.

Về quy định Quản tài viên, đa số ý kiến tán thành quy định Quản tài viên như dự án luật, nhằm khắc phục hạn chế của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong luật hiện hành. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý để phát huy hiệu quả hoạt động của Quản tài viên trong điều kiện hiện nay, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định chi tiết, cụ thể tiêu chí lựa chọn, địa vị pháp lý, cơ chế giám sát, trách nhiệm pháp lý bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong hoạt động của Quản tài viên.

*Chiều 13/9, tiếp tục phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Năm vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau bao gồm: Quy định về các thành phần kinh tế, sở hữu đất đai, thu hồi đất, mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng Hiến pháp… đã được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương, hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau. Các ý kiến đồng tình với việc kế thừa quy định hiến pháp hiện hành về đơn vị hành chính lãnh thổ trên cơ sở giữ nguyên Điều 118 của Hiến pháp hiện nay, đồng thời khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Song cũng có ý kiến băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, việc không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường.

Về vấn đề sở hữu đất đai, Thường vụ Quốc hội đề nghị phải thận trọng, thể hiện rõ hơn Điều 54 quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt được pháp luật bảo hộ. Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc quy định thu hồi đất vì lợi ích quốc phòng an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích phát triển kinh tế, với lập luận đất đai là nguồn lực quan trọng cần được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, việc thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế – xã hội là cần thiết. Trong giai đoạn nước ta đang chuyển từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp thì phải có đất đai để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, nếu không quy định rõ thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội sẽ rất khó cho việc thực hiện sau này. Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung quy định việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về việc thành lập Hội đồng Hiến pháp.

Một Số Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Việc Thực Hiện Phá Sản Đối Với Htx Theo Luật Phá Sản

Liên minh HTX Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý, các dịch vụ công, chỉ đạo Liên minh HTX các tỉnh, TP tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức của thành phần kinh tế tập thể.

Theo đó, Liên minh HTX Việt Nam thực hiện tư vấn, phối hợp với các ngành chức năng, chỉ đạo, hướng dẫn việc chuyển đổi, cơ cấu lại HTX, hoạt động kém hiệu quả, giải thể, phá sản những HTX hoạt động không hiệu quả, ngừng hoạt động nhiều năm theo Luật phá sản năm 2014.

Theo số liệu của Liên minh HTX Việt Nam, tính đến hết 31/12/2019, cả nước có 24.618 HTX, trong đó, có: 15.495 HTX nông nghiệp; 1.183 quỹ tín dụng nhân dân; 2.435 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 2.041 HTX thương mại, dịch vụ: 1.478 HTX vận tải; 995 HTX xây dựng; 512 HTX môi trường; 479 HTX dịch vụ khác. Có 85 Liênhiệp HTX, phần lớn là Liên hiệp HTX nông nghiệp và khoảng 110.000 THT…

Trong giai đoạn 2015- 2019, cả nước giải thể 4.856 HTX hoạt động yếu kém, ngừng hoạt động (tăng 39% so với giai đoạn 2010-2015); trong đó có 3.208 HTX nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản; 32 HTX xây dựng; 24 HTX vận tải đường bộ và đường thủy; 68 HTX thương mại và dịch vụ; 66 quỹ tín dụng nhân dân… (số lượng giải thể chủ yếu là vùng đồng bằng sông Hồng; đồng bằng sông Cửu Long; Bắc Trung bộ, Tây bắc); giải thể 28 Liên hiệp HTX.

Luật Phá sản chưa quy định cụ thể tiêu chí doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản và chế tài xử phạt nghiêm đối với chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng không nộp đơn kịp thời hoặc nộp đơn không đúng. Dẫn đến tính trạng khi HTX rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn phá sản, nhưng hầu như không thực hiện nghĩa vụ, còn các chủ thể có quyền nộp đơn có thể chưa hiểu biết nhiều về việc mình được bảo vệ thông qua thủ tục phá sản hoặc do tâm lý ngại kiện tụng, không tin tưởng vào phương pháp đòi nợ này nên ít thực hiện quyền nộp đơn.

Luật chưa quy định thủ tục phá sản trong trường hợp chưa tìm thấy địa chỉ của người mắc nợ.

Điểm nữa, quy định về tài liệu nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản còn chưa rõ ràng. Điểm a khoản 3 Điều 28 Luật phá sản 2014 quy định: “3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau: a) báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, HTX được thành lập chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong toàn bộ thời gian hoạt động”. Nhưng không yêu cầu doanh nghiệp, HTX nộp báo cáo tài chính bắt buộc phải kiểm toán hay không? Nếu không quy định cụ thể việc kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp, HTX sẽ ảnh hưởng đến tính trung thực của doanh nghiệp, HTX, của tòa án; bởi vì Tòa án không phải là cơ quan chuyên môn để có thể xác định tính trung thực của các báo cáo tài chính mà HTX đã nộp. Trên thực tế, chỉ có HTX, Liên hiệp HTX quy mô lớn mới thực hiện kiểm toán HTX 2 năm/lần. Vấn đề này cũng là cơ sở cần bổ sung, chỉnh lại Luật phá sản và Luật HTX (các HTX cần được kiểm toán định kỳ).

Bên cạnh đó, chưa có quy định cụ thể về việc xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba; thực tế các HTX không có tài sản bảo đảm khi vay vốn ngân hàng; để có tài sản bảo đảm thường mượn tài sản của bên thứ ba (lãnh đạo, thành viên HTX)… do đó, khi thực hiện các thủ tục phá sản theo Luật gặp khó khăn, vướng mắc về quyền lợi các chủ nợ có bảo đảm tài sản của bên thứ ba.

Để việc triển khai, thực hiện Luật phá sản năm 2014, Liên minh HTX Việt Nam đề xuất một số nội dung sửa đổi trong Luật phá sản năm 2014 như sau: Sửa đổi, bổ sung quy định Điều 4: xác định doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản; doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán. Đồng thời, bổ sung quy định chế tài xử phạt; quy định nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong 03 năm gần nhất phải được kiểm toán; quy định việc xử lý tài sản bảo đảm…

Thủ Tục Phá Sản Theo Luật Phá Sản 2014

(TBKTSG) – Ngày 19-6-2014, Luật Phá sản mới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2015 (Luật Phá sản 2014), được kỳ vọng là sẽ giúp “cởi trói” về mặt thủ tục cho việc phá sản doanh nghiệp vốn là một hệ quả tất yếu của quá trình cạnh tranh.

(TBKTSG) – Ngày 19-6-2014, Luật Phá sản mới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2015 (Luật Phá sản 2014), được kỳ vọng là sẽ giúp “cởi trói” về mặt thủ tục cho việc phá sản doanh nghiệp vốn là một hệ quả tất yếu của quá trình cạnh tranh. Các thủ tục phá sản

Luật Phá sản 2014 có rất nhiều thay đổi so với Luật Phá sản 2004, đặc biệt đã thay thế tổ quản lý, thanh lý tài sản bằng quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; đã quy định thủ tục phá sản rút gọn, thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người quản lý doanh nghiệp; đã hoàn thiện các quy định về giao dịch đáng ngờ, cũng như đã có sự phân chia rạch ròi về mặt quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tiến hành thủ tục phá sản. Nhiều khía cạnh khác nhau về mặt thủ tục cũng đã được thay đổi và có tính khả thi cao hơn so với quy định cũ.

Khác với cách tiếp cận của Luật Phá sản 2004, thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản 2014 chỉ bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như trước nữa. Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phá sản. Thủ tục mở thủ tục phá sản (điều 42 và các điều tiếp theo) là bước đệm cho việc mở các thủ tục này.

Việc có tình trạng mất khả năng thanh toán là cơ sở để chủ nợ, người lao động, người đại diện theo pháp luật hay người quản lý của doanh nghiệp, cổ đông nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp (điều 5) và là căn cứ để thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản (khoản 2, điều 42). Tuy vậy, cần lưu ý tình trạng mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản.

Thực vậy, trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tới khi tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn có được nguồn thu đáng kể từ việc thực hiện hợp đồng hay được cấp một khoản tín dụng mới). Ngay cả khi mất khả năng thanh toán và đã bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn có cơ hội đạt được thỏa thuận với chủ nợ này về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (điều 37).

Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và tuyên bố phá sản

Hội nghị chủ nợ có thể đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (điểm b, khoản 1, điều 83). Sau đó, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cùng với chủ nợ, quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để làm cơ sở cho thẩm phán xem xét và triệu tập hội nghị chủ nợ. Nếu hội nghị chủ nợ ra nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết này (điều 87 và các điều tiếp theo).

Các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh khá đa dạng, bao gồm: huy động vốn; giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ; thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh; đổi mới công nghệ sản xuất; tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất; bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác; bán hoặc cho thuê tài sản và các biện pháp khác không trái quy định pháp luật.

Dễ nhận thấy đây là một danh sách mở, các bên có thể xem xét khả năng áp dụng các biện pháp khác ngoài danh sách này giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể xác định thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không xác định, thời hạn là ba năm kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi (i) doanh nghiệp không còn tài sản để thanh toán lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay chi phí phá sản, (ii) hội nghị chủ nợ đã được hoãn nhưng khi triệu tập lại vẫn không đáp ứng điều kiện theo quy định, (iii) hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết trong lần họp đầu hay không tổ chức lại được hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hay không thông qua được nghị quyết về phương án này, hoặc (iv) doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định, không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc vẫn mất khả năng thanh toán khi hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Như vậy, Luật Phá sản 2014 mở ra nhiều cánh cửa hơn cho doanh nghiệp để rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.

Hơn nữa, điều 37, Luật Phá sản 2014 để ngỏ khả năng thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, điều luật này không đề cập cụ thể về các biện pháp mà hai bên có thể đàm phán để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp như chuyển nợ thành phần vốn góp/cổ phần, thay đổi vị trí ưu tiên thanh toán của khoản nợ có bảo đảm hay khoản nợ không có bảo đảm, chuyển khoản nợ có bảo đảm thành khoản nợ không có bảo đảm và ngược lại, tăng hoặc giảm vốn góp…

Mặt khác, Luật Phá sản 2014 chỉ đề cập đến trường hợp doanh nghiệp chủ động chấm dứt hợp đồng đang có hiệu lực (điều 61 và 62) chứ không có quy định nào về giá trị pháp lý của điều khoản trong hợp đồng ký với doanh nghiệp cho phép phía bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng khi phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vốn được sử dụng rất phổ biến trong thực tế. Thêm vào đó, vẫn còn quá ít quy định về trách nhiệm pháp lý của người quản lý doanh nghiệp trước và trong thủ tục phá sản.

Theo ThoibaokinhteSaigon