Top 13 # Xem Nhiều Nhất Vướng Mắc Luật Đầu Tư Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Gỡ Vướng Mắc Luật Đầu Tư 2014

“Mục tiêu của phiên bản luật mới là hoàn thiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.

Đồng thời luật mới hướng tới việc cắt giảm chi phí đầu tư kinh doanh thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Mở rộng, nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh và quản lý doanh nghiệp phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế”, Ban soạn thảo cho biết.

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung khái niệm “tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài” để làm rõ tiêu chí về quyền kiểm soát doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với tiêu chí xác định công ty “mẹ con” quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp như nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế đó.

Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế đó; hay nhà đầu tư nước ngoài có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức kinh tế đó. Trên cơ sở đó, Điều 23 trong Luật Đầu tư cũng được sửa đổi tương ứng.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật

Ngoài ra, theo Ban soạn thảo, dự thảo lần này sẽ sửa đổi các Điều 24, 25 và 26 của Luật Đầu tư theo hướng bổ sung quy định để yêu cầu chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực quan trọng hoặc tại địa bàn có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Bãi bỏ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Làm rõ quy trình, thủ tục, điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 32 theo hướng bổ sung dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển vào diện chấp thuận chủ trương đầu tư để thống nhất với Luật Đất đai. Phân cấp cho UBND cấp huyện chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án do hộ gia đình, cá nhân thực hiện để thống nhất với thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.

Tháo Gỡ Vướng Mắc Thực Hiện Luật Đầu Tư Công

(HNM) – Trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 27 (ngày 20-9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Các đại biểu cho rằng, sau hơn 3 năm đi vào cuộc sống, Luật Đầu tư công đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, chủ yếu ở khâu thực hiện, nhưng chỉ cần sửa đổi một số điều chứ không sửa đổi toàn diện luật này.

Trường Mầm non Thịnh Liệt (huyện Thanh Trì), một trong những công trình đầu tư công hiệu quả của Hà Nội. Ảnh: Bá Hoạt

Đề xuất điều chỉnh 18 vấn đề chính sách

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế, vướng mắc. Cụ thể, do lần đầu tiên xây dựng, ban hành và thực hiện Luật Đầu tư công nên không tránh khỏi những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Một số quy định trong luật quá cứng nhắc hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch…

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, trong những năm gần đây, tác động của đầu tư công đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ổn định ở mức cao và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối ngân sách, do đó, chỉ nên chọn 5-7 điều bất cập để sửa.

Đồng tình với khó khăn nêu ra trong tờ trình và thống nhất quan điểm những gì đang vướng mắc thì phải sửa, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: “Luật Đầu tư công có khó khăn, nhưng những bất cập trong luật chỉ là một phần, còn phần nhiều hơn là do tổ chức thực hiện luật chưa nghiêm. Tôi đồng ý cái cứng nhắc thì rà soát lại, cái gì thiếu, chưa đồng bộ thì sửa đổi, còn những gì không phải do luật mà do công tác điều hành thì không sửa”.

Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, có những dự án đã có chủ trương đầu tư, bố trí vốn nhưng vẫn chưa giao vốn như: Sân bay Long Thành, đường cao tốc… Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc vốn ít, không đủ cân đối thì đâu phải do luật.

Ở góc độ khác, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, có 3 vấn đề làm hạn chế việc thực hiện đầu tư công, đó là: Chưa quen làm theo cách thức mới; chuẩn bị không đầy đủ dẫn đến đội giá; khối lượng công việc quá lớn. Theo đại biểu, qua theo dõi có thể thấy các dự án trung hạn 5 năm nay mới triển khai được khoảng 30%. Đại biểu đề nghị cần giữ nguyên tắc giám sát chặt chẽ về ngân sách nhà nước, giữ kế hoạch trung hạn 5 năm, bố trí đủ nguồn lực và phải nỗ lực thực hiện bằng được.

Không để tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa

Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều được đầu tư đã mang lại hiệu quả cao trong việc khám và điều trị bệnh. Ảnh: Mạnh Hà

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, dự thảo luật có nhiều điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết. Qua rà soát cho thấy, trong số 106 điều luật thì có gần 30 điều luật quy định giao Chính phủ hướng dẫn. Trong đó, nhiều nội dung quan trọng không thuộc thẩm quyền hướng dẫn và việc này dễ làm phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là Điều 7 dự thảo luật quy định dự án quan trọng quốc gia là dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, theo tờ trình của Chính phủ thì mới chỉ nêu mức này tương đương 0,6% GDP mà chưa đưa ra cơ sở điều chỉnh, đánh giá tác động.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, việc sửa đổi này là chưa đủ căn cứ vì việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư chỉ áp dụng trong trường hợp có biến động lớn về chỉ số giá tiêu dùng. Trong khi đó, 3 năm qua, tính từ thời điểm áp dụng luật, chỉ số giá tiêu dùng không biến động lớn. Hơn nữa, quy định hiện hành về xác định mức vốn của dự án quan trọng quốc gia là từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được tính toán, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và với khả năng cân đối nguồn vốn của ngân sách nhà nước… Do đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên tiêu chí về tổng mức đầu tư như luật hiện hành.

Tương tự, về phân loại kế hoạch đầu tư công, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về kế hoạch đầu tư công trung hạn 3 năm thực hiện theo phương thức cuốn chiếu. Tuy nhiên, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành vì cho rằng không cần thiết và không mang tính khả thi. Các đại biểu đề nghị giữ quy định của luật hiện hành là chỉ có kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch hằng năm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh quan điểm đồng ý sửa đổi Luật Đầu tư công, nhưng chỉ sửa đổi phần vướng mắc, không sửa đổi toàn diện. Chỉ rõ những vướng mắc có nguyên nhân là do thực hiện không đúng quy định của pháp luật, cùng với đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa làm hết trách nhiệm của mình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật, chỉ trừ trường hợp thực sự khó khăn, bất khả kháng, thiên tai, địch họa…

12 Vướng Mắc Trong Lĩnh Vực Đầu Tư, Kinh Doanh Cần Sửa Đổi

Quy định khái niệm “nhà đầu tư”, “chủ đầu tư” giữa các Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng cũng cần phải sửa đổi.

Trên cơ sở kết quả rà soát, thống kê bước đầu những mâu thuẫn, vướng mắc, thiếu đồng bộ phát sinh trong triển khai thi hành một số luật trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung bất cập phát sinh trong quá trình triển khai, gồm:

1- Quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở;

2- Quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư tại địa bàn nhiều tỉnh của Luật Đầu tư;

3- Quy định không đồng bộ giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai về thời hạn chấm dứt dự án đầu tư và thu hồi đất do chậm tiến độ sử dụng đất;

4- Về phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

5- Quy định yêu cầu phải có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư giữa Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường;

7- Quy định khái niệm “nhà đầu tư”, “chủ đầu tư” giữa các Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng…;

8- Quy định không thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng dất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư;

9- Quy định chưa đồng bộ, khả thi về cơ quan thẩm định, trình quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án quy mô lớn, có tính chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật cao, phức tạp của Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành;

10- Quy định về hình thành quỹ đất phát triển dự án giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai;

11- Quy định chồng chéo về xác định nhu cầu sử dụng đất và giới thiệu địa điểm đầu tư giữa Luật đầu tư và Luật Xây dựng;

12- Quy định về chuyển nhượng dự án giữa các Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai…

Trong đó, các nội dung sửa đổi những mâu thuẫn, vướng mắc nêu trên đề nghị Quốc hội cho phép quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 để sớm xử lý dứt điểm các mâu thuẫn, vướng mắc; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội thông qua các dự án Luật nêu trên.

Nhiều Vướng Mắc Về Luật Quy Hoạch

Việc đưa Luật Quy hoạch vào cuộc sống nhằm phát triển có định hướng, tránh đầu tư, phát triển theo phong trào dẫn đến khủng hoảng…

“Do đó hội nghị lần này nhằm lắng nghe ý kiến từ các bộ ngành, địa phương những thuận lợi, khó khăn khi triển khai. Những vướng mắc nào tôi trả lời được thì trả lời ngay, nếu không thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Đại diện các Bộ: Tài nguyên – Môi trường, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải… cũng đã nêu ra một số kiến nghị để tháo gỡ khó khăn khi triển khai luật này.

Về phía TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, TPHCM có các quy hoạch đã lập mà chưa được phê duyệt, có các quy hoạch đã lập điều chỉnh và được phê duyệt TP cũng đã hoàn thành đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của TP đến năm 2020 tầm nhìn 2025 đã trình Ban Thường vụ Thành ủy và được thống nhất chủ trương lập quy hoạch mới thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045.

Hiện nay TP đang triển khai thực hiện các bước để lập quy hoạch theo các căn cứ pháp lý được ban hành. Trong quá trình triển khai thực hiện TP luôn chủ động phối hợp với các bộ ngành để được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

TP có 4 khó khăn, thứ nhất với việc bãi bỏ một số quy định của ngành, lĩnh vực trong khi chúng ta chưa có quy hoạch mới theo quy định của Luật Quy hoạch chưa được lập, chưa kịp thời bổ sung và điều chỉnh, do đó ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư khuyến khích và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển của TP.

Vì việc triển khai các dự án đầu tư huy động nguồn lực của TP đều phải xem xét đến tính phù hợp của quy hoạch và việc này cần được hướng dẫn hết sức cụ thể.

TP kiến nghị Trung ương cho phép TP trong lúc chưa có quy hoạch mới theo Luật Quy hoạch mới thì cho phép tiếp tục thực hiện những nội dung đã có trong quy hoạch được duyệt khi nào có những quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành thì chúng ta bãi bõ quy hoạch cũ. Như vậy chúng ta mới có thể giải quyết những bài toán hiện nay về đầu tư và huy động nguồn lực.

Thứ hai là từ khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực đến nay, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương vẫn chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn hướng dẫn trình tự lập, phê duyệt chủ trương cũng như bố trí vốn cho việc lập quy hoạch. Việc này gây ra rất nhiều khó khăn, bất cập không chỉ cho TPHCM mà cho các địa phương khác trong việc bố trí nguồn ngân sách các dự án quy hoạch để thuê tư vấn lập quy hoạch dẫn đến chậm tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đến cuối năm 2020.

Thứ ba, theo quy định Luật Quy hoạch lập quy hoạch của cấp tỉnh và thành phố thì bao gồm chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển; căn cứ vào các quy hoạch cao hơn; căn cứ vào quy hoạch thời kỳ trước nội dung quy hoạch cấp tỉnh thể hiện quy hoạch các dự án cấp quốc gia, các dự án cấp vùng, dự án liên tỉnh đã được xác định quy hoạch vùng…

Như vậy, để có cơ sở lập mới quy hoạch của TP thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045, TP phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước giai đoạn này, căn cứ vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian quốc gia…

Nhưng đến nay các căn cứ quan trọng này chưa được ban hành chính thức. Đây cũng là khó khăn cho quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, cấp TP.

Thứ tư, hiện nay TP đang điều chỉnh lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung TP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kinh phí thực hiện là nguồn cân đối từ kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm của địa phương. Tuy nhiên vừa rồi TP có hỏi ý kiến Bộ Tài chính để được hướng dẫn thì Bộ Tài chính cho rằng nguồn kinh phí được cân đối từ nguồn đầu tư công. Như vậy có sự hướng dẫn chưa rõ giữa Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính. Do đó TP kiến nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư tham mưu Chính phủ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045 để các địa phương căn cứ vào đây xây dựng và lập quy hoạch; kiến nghị Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ sớm có quy định bố trí nguồn kinh phí cho công tác lập quy hoạch…

ĐỖ TRÀ GIANG