Top 5 # Xem Nhiều Nhất Vướng Mắc Khi Thực Hiện Nghị Quyết 42 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Kiến Nghị Vướng Mắc Nghị Quyết 42

Biện pháp xử lý cũng đa dạng hơn trước khi có nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt nghị quyết đã cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng. Trong 2 năm qua NHNN Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan ra nhiều văn bản chỉ đạo nhằm hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các ngân hàng ở chúng tôi nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị quyết 42 còn chưa đầy đủ dẫn đến không thống nhất trong cách xử lý thủ tục thu hồi nợ xấu cho ngân hàng. Trong đó có thủ tục hợp thức hóa cấp giấy chứng nhận phần diện tích đất trên đất chênh lệch so với giấy chứng nhận và diện tích đất thế chấp ngân hàng.

Ví như, thời điểm DN vay vốn thế chấp 1 ha, nhưng đến khi rơi vào nợ xấu số đất lại nở ra 1,2 ha. Nguyên do chủ đất đã mua thêm, nhưng phần mua thêm chưa phải đất thổ cư nên chính quyền cơ sở không chứng nhận cho ngân hàng thu hồi tài sản đảm bảo vì còn có phần đất nông nghiệp dính vào tài sản đảm bảo nợ vay.

Chưa kể các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp của ngân hàng trước đây gần như không thể hiện được nội dung thỏa thuận cụ thể được quyền thu giữ tài sản đảm bảo hoặc có thỏa thuận nhưng sử dụng các thuật ngữ chung chung như TCTD được quyền phát mãi, quyền định đoạt… trong khi chưa có văn bản hướng dẫn nội dung quyền thu giữ tài sản đảm bảo được hiểu như thế nào là đầy đủ.

Việc bán nợ xấu và tài sản đảm bảo, theo ACB, Nghị quyết 42 không điều chỉnh giá thị trường được xác định trên cơ sở nào, đơn vị nào đủ năng lực, thẩm quyền xác định giá trị thị trường. TCTD có được tự xác định giá trị thị trường của khoản nợ, giá thỏa thuận của các bên mua bán có được xem là giá thị trường?

Một đại diện Sacombank cho biết, hoạt động mua bán nợ xấu của TCTD cho các tổ chức, cá nhân chưa có nhiều do bên mua nợ còn e ngại thủ tục xử lý nợ trên thực tế gặp nhiều khó khăn về thời gian, chi phí. Thực tế đến nay cũng không nhiều tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh để hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường.

Theo NHNN chi nhánh chúng tôi các TCTD trên địa bàn mong muốn cần có hướng dẫn cụ thể Điểm b, Khoản 2, Điều 7 của Nghị quyết 42/2017/QH14. Trong đó, Điểm b, tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật. Trong đó, giải thích rõ thỏa thuận về quyền thu giữ tài sản đảm bảo theo hợp đồng bảo đảm là như thế nào để có cơ sở cho TCTD áp dụng đúng quy định. Cần có văn bản hướng dẫn rõ việc xác định tài sản như thế nào là không tranh chấp theo Nghị quyết 42/2014/QH14.

Từ đó, có quy định cơ quan thuế và cơ quan đăng ký có trách nhiệm cập nhật, đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đảm bảo xử lý nợ xấu, kể cả trường hợp tài sản đảm bảo sau khi xử lý không đủ thanh toán nợ cho ngân hàng thì ngân hàng bên mua trúng đấu giá vẫn không phải đóng thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Hải Nam

Nguồn:

Những Vướng Mắc Trong Thực Hiện Nghị Quyết Số 33/2009/Nq

Năm 2005, Nguyễn Văn A trộm cắp 25 triệu đồng bị xử theo khoản 1, Điều 138 Bộ luật hình sự (viết tắt BLHS), mức án 09 tháng tù giam.

Năm 2006 A lại trộm cắp tài sản có giá trị 600.000đ, bị xét xử theo khoản 1, Điều 138 BLHS với tình tiết tăng nặng “tái phạm” theo Điều 48 BLHS, mức án là 12 tháng tù giam.

(Cả hai bản án trên A đều đã thi hành án xong cả phần hình sự lẫn dân sự).

Năm 2007, A trộm cắp tài sản có giá trị 50.000đ, bị xét xử theo khoản 1, Điều 138 BLHS với tình tiết tăng nặng là “tái phạm” và phạt tiền 05 triệu đồng (thuộc trường hợp yếu tố định tội khác). Bản án này A chưa thi hành khoản tiền phạt 05 triệu đồng.

Tháng 3/2011, A trộm cắp tài sản có giá trị trên 02 triệu đồng.

Năm 1991, Nguyễn Văn B trộm cắp một số vật dụng gia đình (Cơ quan điều tra không định giá tài sản), bị xét xử theo khoản 1 Điều 155 BLHS (năm 1985), với mức án 06 tháng tù giam.

Năm 1993, B trộm cắp số tiền 1.100.000đ bị xét xử theo khoản 1, Điều 155 BLHS với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “tái phạm”, mức án 18 tháng tù giam.

Năm 1996, B trộm cắp một số vật dụng gia đình (không định giá tài sản) và bị xét xử với tình tiết định khung tăng nặng là “tái phạm nguy hiểm” theo điểm d, khoản 2, Điều 155 BLHS, mức án 04 năm tù.

Năm 2000, B trộm cắp một số vật dụng gia đình (không định giá tài sản), bị xét xử theo điểm c, khoản 2, Điều 138 BLHS (tình tiết định khung tăng nặng là “tái phạm nguy hiểm”), mức án 05 năm tù.

Năm 2004, B cưỡng đoạt tài sản và bị xét xử theo điểm c, khoản 2, điều 135 BLHS (tình tiết định khung tăng nặng là “tái phạm nguy hiểm”, mức án 06 năm tù, mới chấp hành xong hình phạt tù ngày 24/02/2010).

Năm 2011, B trộm cắp tài sản có giá trị trên 02 triệu đồng.

Cả hai trường hợp trên, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khởi tố, truy tố theo khoản 1, Điều 138 BLHS và phạm tội lần này (năm 2011) thuộc trường hợp tái phạm vì bản án gần lần phạm tội này nhất chưa được xoá án tích, còn đối với các bản án trước đó của các bị can đều đã được xoá án tích theo Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội.

Tuy nhiên, Toà án lại cho rằng lần phạm tội này (năm 2011) của các bị can phải xét xử theo điểm c, khoản 2, Điều 138 BLHS (với tình tiết định khung tăng nặng là “tái phạm nguy hiểm” vì những bản án trước có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “tái phạm” và tình tiết định khung tăng nặng là ‘tái phạm nguy hiểm” đều chưa được xoá án tích theo Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội.

Hiện tại, ở đơn vị có rất nhiều vụ án tương tự như trên và có nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức và áp dụng Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội. Rất mong các ý kiến trao đổi, đóng góp, tháo gỡ vướng mắc kịp thời của các đồng chí, đồng nghiệp để đơn vị có hướng giải quyết đúng đắn và đảm bảo thời hạn đối với những vụ án như trên.

Nguyễn Thùy Dương, VKSND thị xã Bắc Kạn Theo: Cổng thông tin điện tử TANDTC (http:toaan.gov.vn)

Những Vướng Mắc Qua Thực Hiện Luật KhoáNg Sản

Thứ ba, 02/08/2016 22:26

Những ghi nhận bước đầu

Qua 5 năm đưa Luật Khoáng sản năm 2010 vào thực hiện, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 67 giấy phép hoạt động khoáng sản còn hiệu lực, trong đó có 5 giấy phép thăm dò và 62 giấy phép khai thác. Trong 62 mỏ được cấp phép khai thác, có 33 mỏ đang khai thác, 14 mỏ ngừng khai thác và 15 mỏ chưa khai thác. Ngoài ra, có 34 mỏ đã được phê duyệt trữ lượng đang lập hồ sơ cấp phép khai thác. Chỉ tính từ tháng 7-2011 đến cuối năm 2015, qua hoạt động khai thác khoáng sản đã thu nộp ngân sách gần 85,78 tỷ đồng. Trong đó, thuế tài nguyên trên 34,23 tỷ đồng; phí bảo vệ môi trường gần 25,70 tỷ đồng; tiền ký quỹ phục hồi môi trường trên 5 tỷ đồng; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 20,81 tỷ đồng… Có thể nói, đây là kết quả của việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ban hành văn bản quản lý về khoáng sản; lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản; khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và cấp phép hoạt động khoáng sản; thanh tra, kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đã được ban hành, tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cơ bản hoàn chỉnh, đồng bộ; xác định rõ chính sách của nhà nước về khoáng sản, tạo cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, loại bỏ các tổ chức khai thác khoáng sản làm ăn kém hiệu quả, không có đủ khả năng nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ năng lực tài chính và có kinh nghiệm khai thác, công nghệ tiên tiến, đồng thời xóa bỏ cơ chế “xin – cho”. Các tổ chức, cá nhân muốn khai thác khoáng sản phải tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản…

Đại biểu phát biểu ý kiến tại Hội nghị chuyên đề đánh giá 5 năm (2011-2015) thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 trên địa bàn tỉnh.

Một số vướng mắc cần được tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, việc thực hiện Luật Khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số vướng mắc, bất cập. Đó là công tác tuyên truyền, phổ biến luật, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản chưa làm thường xuyên; công tác quản lý hoạt động khoáng sản còn nhiều khó khăn và lúng túng, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý. Việc phối hợp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư chưa được kịp thời, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và không khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng quy mô thăm dò, khai thác. Công tác quản lý đất đai ở địa phương chưa tốt, tình trạng người dân lấn chiếm, đòi bồi thường phổ biến tại các mỏ đã được cấp phép khai thác, gây khó khăn, tốn kém và kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng giao cho nhà đầu tư. Mặt khác, quy định về trình tự hồ sơ thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản còn rườm rà, kéo dài thời gian, chưa phù hợp với nhiều loại hình khoáng sản, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác quy mô hộ gia đình ở địa phương phục vụ cho xây dựng các công trình có quy mô rất nhỏ, san nền nhà ở cho dân tại chỗ, nếu lập thủ tục xin cấp giấy phép khai thác theo đúng quy định thì sẽ không đủ điều kiện, mất thời gian, đôi khi làm chậm trễ tiến độ thi công công trình. Do đó, dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân lén lút khai thác trái phép…

Thiết nghĩ, những vướng mắc đã nêu cần sớm được tháo gỡ để Luật Khoáng sản thực sự phát huy hiệu lực, góp phần quan trọng vào việc quản lý khai thác tài nguyên hợp lý, hiệu quả… trên địa bàn tỉnh.

Mai Dũng

Tháo Gỡ Vướng Mắc Trong Thực Hiện Luật Quy Hoạch

(BĐT) – Để triển khai hiệu quả Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất, cần phải thống nhất cách hiểu trong thực hiện Luật Quy hoạch để tập trung triển khai lập các quy hoạch trong thời kỳ mới, phục vụ điều hành của các bộ, ngành và địa phương, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025.

Chậm trong triển khai

Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Luật Quy hoạch là công cụ rất quan trọng giúp Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đề ra định hướng chiến lược, mục tiêu, xác định các động lực, không gian phát triển của mỗi ngành, vùng, địa phương và cả quốc gia. Việc xây dựng các quy hoạch này để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, thống nhất, khai thác các nguồn lực của đất nước một cách tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo cho phát triển kinh tế.

Hơn một năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao, qua đó cũng đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, thực tế một số khái niệm còn có cách hiểu và vận dụng khác nhau dẫn đến sự lúng túng trong áp dụng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ sau 6 tháng triển khai Luật Quy hoạch, có 39 quy hoạch ngành quốc gia, 63 quy hoạch tỉnh chưa thể triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 2016 – 2020 của 5 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau, Hải Dương) chưa thể ban hành vì chưa có nghị định hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó, có khoảng 25 quy hoạch các ngành như quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch điện lực; quy hoạch cấp nước của các vùng kinh tế trọng điểm chưa thể ban hành. Gần 370 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp không thể triển khai vì vướng quy hoạch, tập trung ở các dự án lưới điện, điện mặt trời, các dự án xử lý rác thải điện.

Chia sẻ về những khó khăn tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND chúng tôi Võ Văn Hoan cho biết, chúng tôi đã hoàn thành đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 tầm nhìn 2025 trình Ban Thường vụ Thành ủy và được thống nhất chủ trương lập quy hoạch mới thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045.

Trong quá trình triển khai, chúng tôi gặp phải 4 khó khăn. Thứ nhất, việc bãi bỏ một số quy định của ngành, lĩnh vực trong khi chưa có quy hoạch mới được lập đã ảnh hưởng lớn đến đầu tư, khuyến khích và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thứ hai, chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn trình tự lập, phê duyệt chủ trương cũng như bố trí vốn cho việc lập quy hoạch. Việc này dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong bố trí nguồn ngân sách cho các dự án quy hoạch, chậm tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, theo quy định của Luật Quy hoạch, việc lập quy hoạch của cấp tỉnh và thành phố phải căn cứ vào các quy hoạch cao hơn, trong khi những căn cứ quan trọng như chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian quốc gia… lại chưa ban hành chính thức. Điều này gây khó cho quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, cấp thành phố.

Thứ tư, chưa có quy định về bố trí nguồn kinh phí cho công tác lập quy hoạch.

Các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai lập các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch để phục vụ điều hành và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025. Ngoài ra, đảm bảo kinh phí lập quy hoạch và hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán kinh phí.