Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vụ Án Luật Sư Lê Công Định Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Sư Bào Chữa Vụ Án Lê Văn Luyện

Luat su bao chua

15:31

Thuê luật sư là việc người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị buộc tội, bị can, bị cáo và người thân thích của họ là cha, mẹ, vợ, con, ông, bà… thuê luật sư bào chữa cho trường hợp của gia đình nhà mình

Vai trò của Luật sư, luật sư tham gia vụ án hình sự với vai trò là người bào chữa, khi thực hiện bào chữa cho người bị buộc tội, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong tất cả các giai đoạn từ Điều tra vụ án, khởi tố vụ án, Truy tố vụ án và xét xử vụ án, luật sư sẽ thực hiện các quyền bào chữa để bảo chữa cho các bị can, bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt là trường hợp người bị tình nghi hay còn gọi là nghi can có thể bị bắt quả tang hoặc bị tạm giữ song bắt hoặc bị mời về làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra song bắt, trong tường hợp này người bị bắt có quyền thuê luật sư để bào chữa cho mình. Việc luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn này là hết sức cần thiết vì tham gia ngay từ ban đầu sẽ bảo đảm được quyền của người bị bắt cũng như làm sáng tỏ các sự kiện khách quan của vụ án

Thuê luật sư bảo chữa cho bị can khi phạm tội Khi một ai đó có hành vi phạm tội đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan Công an khởi tố vụ án và khởi tố bị can, lúc đó người bị khởi tố trở thành bị can và có quyền mời luật sư bào chữa cho mình để tham gia vào vụ án. Luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can sẽ giúp đỡ bị can về mặt pháp luật, sử dụng các biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo vệ bị can. Quá trình bào chữa của luật sư cho bị can từ khi bị mời lên làm việc, khi bị khởi tố tại cơ quan Điều tra, khi bị Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền truy tố bị can bằng Bản cáo trạng và cho đến khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. nói như vậy không có nghĩa là luật sư sẽ chấm dứt tư cách bào chữa cho bị can mà tư cách của bị can được chuyển sang thành tư cách Bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa: Khi một bị can hay người bị buộc tội bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì lúc đó được chuyển sang một tư cách mới là tư cách bị cáo, Luật sư người bào chữa tiếp tục bào chữa cho bị cáo trong toàn bộ quá trình xét xử vụ án ở giai đoạn sơ thẩm hoặc phúc thẩm nếu bị cáo có kháng cáo và tiếp tục mời luật sư bào chữa cho mình. Luật sư bào chữa cho bị cáo có những quyền và nghĩa vụ nhất định, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cũng như trao đổi với bị cáo để sao cho bào chữa cho bị cáo được tốt nhất.

Thuê luật sư tham gia vụ án hình sự là trường hợp đã xác định một vụ án hình sự, vụ án có thể hình thành từ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành điều tra hoặc có thể vụ án đã được Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành xem xét truy tố ra tòa án và cũng có thể vụ án đã được tòa án chuẩn bị đưa ra xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm. Luật sư tham gia vào vụ án hình sự sẽ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của người bào chữa để nghiên cứu hồ sơ và bào chữa cho người được bào chữa.

Thuê luật sư bào chữa cho người chưa thành niên, người chưa thành niên khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì đây là những người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (14 tuổi) nhưng chưa thành niên (dưới 18 tuổi) khi phạm tội thì bắt buộc phải có luật sư. Thông thường bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp hay người giám hộ sẽ thuê luật sư bào chữa. Trường hợp không thể có điều kiện thuê luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định luật sư bào chữa. Đây là quyền cơ bản của người dưới thành niên để có thể bào chữa cho hộ được tốt nhất.

Luật sư bào chữa để trả hồ sơ điều tra bổ sung là trường hợp luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và vào từng giai đoạn cụ thể có thể là giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát, Luật sư kiến nghị việc trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra để tiến hành điều tra bổ sung hoặc sau khi Viện kiểm sát đã quyết định truy tố bằng Bản cáo trạng ra Tòa án có thẩm quyền thì Luật sư kiến nghị Thẩm phán thụ lý vụ án ra Quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc Tại phiên tòa luật sư bào chữa để Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung.

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

“a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.”

Bên cạnh đó, Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:

“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định cụ thể tại Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

1.  Luật sư;

2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

3.  Bào chữa viên nhân dân.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:

2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Bắt Khẩn Cấp Luật Sư Lê Công Định

(Dân trí) – Luật sư Lê Công Định (chồng cựu hoa hậu Nguyễn Thị Ngọc Khánh) đã bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an bắt và khám xét khẩn cấp nhà vào hồi 11h trưa nay 13/6 vì đã câu kết với các thế lực phản động nước ngoài để chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Lúc 17h chiều nay 13/6, Tổng Cục An ninh (Bộ Công an) đã tổ chức buổi họp báo công bố việc bắt, khám xét khẩn cấp Lê Công Định (SN 1968) để phục vụ điều tra hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88, Bộ Luật Hình sự.

Lê Công Định hành nghề luật sư, hiện trú tại BB34, khu phố Mỹ Khang, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM; đang làm việc tại Công ty Luật TNHH một thành viên Lê Công Định, 37 Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM.

Lê Công Định bị bắt tại nhà riêng.

Thông tin từ cơ quan điều tra, từ năm 2005, Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Đảng nhân dân hành động” tại Mỹ và “Đảng dân chủ Việt Nam”, bí danh “chị hai”) và là thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối do Bình chỉ đạo hoạt động với mục đích chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam qua phương thức: lập các tổ chức chính trị đối lập như “Đảng lao động” và “Đảng xã hội” để tập hợp lực lượng.

Tham gia tổ chức phản động này, Lê Công Định có vai trò tham mưu, đường hướng hoạt động cho số đối tượng chống đối ở trong nước như Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung ở TPHCM, tham mưu góp ý xây dựng cương lĩnh của tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ”, một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ và Châu Âu.

Lê Công Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra “biến động chính trị”, lật đổ chế độ cộng sản mà y dự kiến là vào năm 2010. Y cũng trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm mang tựa đề “Con đường Việt Nam”; soạn thảo “Tân Hiến pháp” mới cho Việt Nam.

Ngoài ra, Lê Công Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến (tổ chức “Việt tân”), Phạm Nam Định (nhóm “Họp mặt dân chủ”), Đoàn Viết Hoạt (nhóm “Viễn tượng Việt Nam”), được các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong chấm chọn đưa ra nước ngoài tham gia khóa huấn luyện về phương thức “đấu tranh bạo động” để làm nòng cốt cho ‘phong trào dân chủ” ở trong nước.

Từ 2005 đến nay, Lê Công Định đã biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải trên các đài, báo, trang web thù địch ở nước ngoài với nội dung công khai tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; kêu gọi thay chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm như bauxite Tây Nguyên, Hoàng Sa – Trường Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước.

Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức biên soạn có nội dung bôi nhọ Thủ tướng, một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước… và lợi dụng việc bào chữa cho một số đối tượng chống đối (Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải) để thực hiện ý đồ biến các phiên tòa thành “diễn đàn” tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ các tài liệu của Lê Công Định do Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu Khu vực II cung cấp và quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan ANĐT ngày 5/12/2008, cơ quan chức năng đã kết luận tài liệu của Lê Công Định có những nội dung phản động, tuyên truyền chống phá nước CHXHCN Việt Nam, vi phạm các quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 10 của luật Xuất bản và Luật báo chí nên đã kiến nghị xử lý theo pháp luật.

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang điều tra làm rõ vụ việc để xử lý theo pháp luật.

Luật Sư Lê Công Định Nói Về Ngày 30 Tháng 4

Your browser does not support the audio element.

Trong chuyên đề Ký ức 40 năm hôm nay Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Sài Gòn, một trí thức từng có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ tại Việt Nam. Ông là con của một gia đình cách mạng sinh trưởng và lớn lên tại Sài Gòn nhưng có cái nhìn khác về ngày 30 tháng 4 năm 75. Luật sư Lê Công Định từng bị tù hơn 4 năm về tội tuyên truyền chống phá cách mạng và đây là lần phỏng vấn đầu tiên ông dành cho RFA sau khi ra khỏi trại giam vào ngày 06 tháng 2 năm 2013. Trước nhất LS Định nói về ký ức ngày 30 tháng 4 của mình khi ấy ông vừa 7 tuổi:

Tôi còn đọng lại trong ký ức của mình hình ảnh ngày 30 tháng 4 năm 75. Thực ra lúc đó tôi mới 7 tuổi thôi, trước ngày đó thì chúng tôi vẫn đến trường đều đặn. Những cuộc di tản trên đường phố cũng như tại Tòa đại sứ Mỹ lúc đó bắt đầu có những người chạy vào leo lên trực thăng, tôi thấy những hình ảnh đó khi đi ngang qua và nó vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi về cuộc chiến tranh.

Cái ngày 30 tháng 4 đó tôi và những trẻ con trong khu phố mình ở đã ra đường để xem mặt đoàn quân giải phóng như thế nào và sau dó thì xem TV thì thấy Ủy ban Quân quản họ tổ chức những buổi meeting đưa hình ảnh ông Hồ Chí Minh cũng như đưa những lá cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên và hỏi ba tôi ông đó là ai, ba tôi trả lời đó là ông Hồ.

Sau đó khi lớn lên thì tôi bắt đầu hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh, tất nhiên đã bị giảng dạy một cách lệch lạc theo cái nhìn của chính quyền chứ không phải theo đúng sự thật lịch sử của nó. Do đó tôi cũng như bao thế hệ trẻ lớn lên trong lòng của chế độ mới này khi học hành chúng tôi bị tiêm nhiễm bởi cái lối truyền đạt có tính cách tuyên truyền nhiều hơn là dạy cho học sinh, sinh viên hiểu được thế nào là lịch sử trong quá khứ.

Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? – Luật sư Lê Công Định

Khi vào đại học tôi nhận ra điều đó qua nói chuyện với người thân trong gia đình cũng như bạn bè của tôi, tôi mới bắt đầu tìm hiểu, đọc lại sách. Nhưng sách lúc đó hầu hết do nhà nước xuất bản làm sao mình có thể hiểu được? Vì vậy buộc lòng tôi phải đọc lại những cuốn sách in trước năm 75 của gia đình tôi và đặc biệt của người anh trai tôi. Những cuốn sách đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi, tôi bắt đầu định hình một suy nghĩ mới, nhận thức mới của lịch sử Việt Nam từ những năm 17-18 tuổi. Tôi chỉ muốn nhìn một cách tổng quát đa chiều về lịch sử của đất nước mình.

Mặc Lâm: Thưa LS sau khi ông bị bắt thì báo chí chính thống rộ lên nhận định cho rằng gia đình ông là một gia đình cách mạng và đã được ưu đãi. Trong thời gian sau 30 tháng 4 thì gia đình ông có được ưu đãi như họ nói hay không thưa luật sư?

Luật sư Lê Công Định: Về việc đó thì nó như thế này: Ông nội tôi, bác tôi, ba tôi và thậm chí cô tôi đều đi theo phong trào cộng sản. Giống như những trí thức miền Nam lúc đó họ không thích sự có mặt của quân đội nước ngoài. Sau cuộc chiến tranh chống Pháp kéo dài không ai còn muốn thấy quân đội nước ngoài ở Việt Nam. Gia đình tôi cũng như bao nhiêu người trí thức khác đều lựa chọn cho mình thái độ trung lập đối với chính quyền lúc đó.

Gia đình tôi không may được tiếp cận với những người hoạt động cho phong trào cộng sản cho nên họ bị ảnh hưởng và họ tham gia vào phong trào cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

Gia đình tôi bị ảnh hưởng rất nhiều và ba tôi thậm chí đi tù vì những hoạt động chống lại chính quyền Sài Gòn vào năm 1960 và ông nhận cái án tương đối nặng nề là 5 năm tù. Sau đó khi ra tù ông tiếp tục cuộc sống bình thường của mình nhưng vẫn âm thầm cổ vũ cho phong trào cộng sản. Năm 75 xảy ra sự kiện thống nhất thì ba tôi nghiễm nhiên trở thành một thành viên trong chế độ mới nhưng có nhiều điều sau đó khiến ông bắt đầu nhận thức ra mình đã bị lừa dối như thế nào qua các chính sách mà họ áp dụng cho người miền Nam lúc đó. Thí dụ như là giam cầm những quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn, cải tạo tư sản. Ba tôi đã từng tham gia vào những cuộc gọi là cải tạo tư sản đó và ông nhận ra được bản chất phi nhân của những chính sách như vậy.

Người dân trước năm 75 họ ky cóp tài sản của mình và làm ăn một cách chân chính để sống đời sống giản dị như giới trung lưu thì họ bị chụp cái mũ là tư sản mại bản, bị tước đoạt toàn bộ tài sản và đẩy cả gia đình vào vùng kinh tế mới.

Ba tôi có kể với tôi một sự kiện mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ hoài. Ba tôi kể khi đoàn làm việc của ông đến nhà một bà bán tạp hóa người Hoa để kiểm kê và tịch thu tài sản của bà thì buổi sáng bà đó vẫn còn đầu óc minh mẫn, tóc vẫn đen và nói chuyện vẫn đâu ra đó. Bà năn nỉ van xin mong người ta để lại tài sản dù là một phần, nhưng đoàn làm việc theo lệnh trên vẫn lấy toàn bộ tài sản của bà. Bà đã khóc lóc van xin suốt từ sáng đến chiều…ba tôi nói rằng khi nhìn toàn bộ tài sản của mình bị lấy đi hết thì bà đã hóa điên hóa dại, nói năng không còn bình thường nữa và tóc bà trở nên bạc trắng! Ba tôi nhìn hình ảnh đó và ray rứt cả cuộc đời. Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? Điều đó ba tôi kể cho tất cả các con nghe.

Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo

Riêng tôi hình ảnh bà bán tạp hóa người Hoa hóa điên, tóc trở nên bạc trắng ám ảnh và ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi từ nhỏ cho đến tận bây giờ. Gần như trong gia đình tôi có một sự phản tỉnh từ ba tôi cho tới các con.

Nói về mặt lý lịch thì tất nhiên gia đình tôi là một “gia đình cách mạng” lẽ ra cũng nhận những ưu đãi giống như bao nhiêu cán bộ trong hệ thống này, tuy nhiên có một điều xảy ra vào năm 1980 khi mâu thuẫn nội bộ bên trong hàng ngũ cán bộ giữa miền Bắc và miền Nam lúc đó. Ba tôi bị chụp cái mũ làm sai nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và ông bị chính đồng đội của mình bắt giam trong 6 tháng trời không qua xét xử và có bất kỳ một bằng chứng nào nên cuối cùng phải thả ba tôi ra và yêu cầu ba tôi làm bản kiểm điểm để quay trở về làm việc.

Ba tôi từ chối, ông nói với họ rằng sự tham gia vào phong trào cộng sản của ông là một bản kiểm điểm quá vĩ đại của cuộc đời ông rồi. Sáu tháng tù mà những người đồng đội bắt giam ông nó cũng là một bản kiểm điểm quá vĩ đại để ông có thể tiếp tục làm một bản kiểm điểm nữa. Ông trở về đời sống dân sự bình thường.

Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. – Luật sư Lê Công Định

Tôi thấy buồn cười bởi vì khi nói ra câu đó tôi muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng: tuy gia đình tôi đi theo con đường cộng sản góp phần xây dựng nên chế độ này nhưng tôi lớn lên và ý thức rõ việc tôi làm và quyết định đi ngược lại con đường đó.

Mặc Lâm: Quay trở lại câu chuyện 40 năm thì tù nhân côn đảo, tù nhân cải tạo đã trở về nhà nhưng xuất hiện một loạt tù nhân lương tâm mới vẫn còn trong tù, điều này cho quốc tế thấy gì?

Luật sư Lê Công Định: Đối với những tù nhân cải tạo quân nhân của chế độ Sài Gòn ngày xưa chúng ta thấy nó thể hiện rõ một chính sách của chính quyền là trả thù những người từng là đối thủ của mình. Họ không có một sự khoan dung, không có sự hòa giải thật sự cho nên mới thực hiện việc đó.

Còn đối với tù nhân lương tâm bây giờ thì tất cả mọi người đểu đã thấy rằng đây là một chế độ độc tài cho nên người ta chỉ thích nghe những lời êm tai, xuôi theo cách họ nói chứ họ không nghe những ý kiến trái ngược thập chí là đối lập, do đó mới có việc bắt giam tù chính trị và tù nhân lương tâm như tôi chẳng hạn. Bởi vì tôi chỉ đơn giản nói lên tiếng nói của mình nhưng họ lại xem đó là mối đe dọa của thế lực thù địch qua đó quốc tế đã nhận rõ chính sách nhất quán của mọi chế độ cộng sản. Từ Châu Âu, Châu Á và đặc biệt là Hoa Kỳ thấy họ không thay đổi chủ nghĩa độc tài của mình.

Càng ngày chúng ta thấy càng nhiều hơn tù nhân lương tâm bị bắt nó thể hiện mối sợ hãi ám ảnh đầu óc của người lãnh đạo. Họ luôn luôn sợ quyền lực của họ bị mất do sự ảnh hưởng của người trí thức, bất đồng chính kiến hôm nay và cách duy nhất là họ đàn áp, tù đày. Cách tốt nhất dập tắt tiếng nói đối lập.

Mặc Lâm: Ngày 30 tháng 4 là ngày thống nhất đất nước nhưng 40 năm sau hai chữ “thống nhất” vẫn còn khá mơ hồ về sự hòa giải. Theo luật sư ai là người phải tỏ thiện chí một cách nghiêm túc trước? Bên thắng hay bên thua cuộc?

Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. Họ đâu phải là hai chủng tộc khác nhau, hai kẻ thù một bên là ngoại xâm còn một bên là người bị xâm lược vậy thì việc gì phải tiếp tục hận thù và chia rẽ?

Chưa bao giờ muộn cho vấn đề hòa giải cả kể cả bây giờ 40 năm sau, không ai còn tin vào chính sách hòa giải của nhà cầm quyền nữa. Nhưng nếu bây giờ nhà nước Việt Nam thật tâm muốn thực hiện chính sách hòa giải thì họ nên làm bằng thực chất chứ không phải làm qua lời nói.

Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư Lê Công Định.

Lê Công Định – Sự Tráo Trở Của Một Người Từng Là… Luật Sư

Sau hơn ba năm chấp hành án vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ngày 6-2-2013, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn. Ngỡ rằng sau khi được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước, Lê Công Định sẽ rút ra bài học để làm lại cuộc đời, song qua một số ý kiến đã công bố, lại thấy dường như anh ta đang muốn chứng minh mình là con người tráo trở?

Năm 2010, trước khi tòa nghị án, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội, tỏ ra ân hận vì “đi ngược lại những đóng góp của gia đình trong hai cuộc kháng chiến”. Đến hôm nay, video clip và lời nhận tội của Lê Công Định vẫn còn nguyên trên internet, cho thấy việc làm “có mục đích tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, hành vi của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là Điều 88 Bộ luật Hình sự, như tôi bị khởi tố. Tôi rất hối hận về sai lầm của mình mà vì đó mà tôi đã bị bắt tạm giam như ngày hôm nay. Do vậy, tôi đã hợp tác khai báo đầy đủ về việc làm của mình cho cơ quan điều tra, mong muốn được hưởng các tình tiết giảm nhẹ và sự khoan hồng theo quy định của pháp luật”.

Sau hơn ba năm, do chấp hành tốt nội quy trại giam trong quá trình thụ án, Lê Công Định đã được ra tù trước thời hạn. Trở về với gia đình, với xã hội, thời gian đầu, Lê Công Định khá im hơi lặng tiếng, nhưng từ ngày 3-2-2014, sau khi trả lời phỏng vấn của BBC với những dòng phác họa “Từ năm lên bảy tuổi, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chính trị. Năm lên 14 tuổi, tư tưởng tôi dần định hình. Đến năm 20 tuổi, khi sự kiện Đông Âu diễn ra, tôi xác định phải làm gì đó để thay đổi đất nước theo hướng xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Hơn 20 năm nay vẫn như vậy, không lý do gì để biến cố của bốn năm vừa qua có thể thay đổi lý tưởng của tôi” thì dường như anh ta bắt đầu hoạt động trở lại thông qua facebook, qua những bài viết, bài trả lời phỏng vấn trên một số diễn đàn của các thế lực thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam?

Ai cũng hiểu một điều đơn giản, một người có bản lĩnh sẽ rất khó có thể bị lôi kéo. Song theo lời khai của Lê Công Định với Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vào năm 2009 thì anh ta lại liên tục bị lôi kéo, lúc thì: “Với sự lôi kéo của Nguyễn Sĩ Bình, tôi đã tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam và là thành viên Ban Thường vụ tổ chức này và đã tham gia các việc làm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”, lúc thì “Đầu tháng 3-2009, tại Pattaya, Thái-lan, tôi đã bị tổ chức Việt tân lôi kéo tham gia lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động”! Và đâu là sự chín chắn khi một người từng mang danh “luật sư” mà khi bàn về tự do ngôn luận, tự do báo chí trên BBC lại chỉ dẫn lại điều luật quốc tế hay điều luật nước này, nước khác có lợi cho mình (như để lòe bịp người chưa đọc các văn bản đó?), tảng lờ các nội dung có tính chế định và ràng buộc: “Trong khi thực hiện những quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” (khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế); “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (…) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý” (khoản 3 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị); “việc thực thi các quyền con người phải được xem xét trong bối cảnh khu vực và quốc gia, tính đến hoàn cảnh khác nhau về chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo” và “Việc thực thi nhân quyền và các quyền tự do cơ bản sẽ chỉ được giới hạn theo quy định của luật pháp nhằm mục đích bảo đảm việc thừa nhận nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của những người khác, và để đáp ứng các yêu cầu chính đáng về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng, cũng như phúc lợi chung của tất cả mọi người trong một xã hội dân chủ” (Điều 7, Điều 8 Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN)?

Phát ngôn bừa bãi về ngày độc lập của dân tộc xong, Lê Công Định chuyển sang ca ngợi… chế độ Sài Gòn trước đây! Như muốn hùa theo mấy kẻ chống cộng người Mỹ gốc Việt đang sống ngày tàn nơi đất khách quê người và tự huyễn hoặc, tự an ủi nhau về “quá khứ oai hùng”, Lê Công Định làm thơ “kính tặng” một viên tướng vì bại trận phải tự sát và “tướng lĩnh, binh sĩ VNCH”, mà qua câu thơ “Từng thao lược, can trường xông trận mạc – Giặc thù phơi xác, máu loang chân” (!) là có thể hiểu anh ta đứng về phía nào. Sau đó, nhân “ngày giỗ Ngô chí sĩ” và kỷ niệm sự kiện Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại, Lê Công Định vừa viết trên facebook coi Ngô Đình Diệm là “nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20…, nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam” (!), vừa đưa lên internet bức ảnh chụp anh ta đứng bên mộ Ngô Đình Diệm như muốn khẳng định không nói suông!? Thậm chí mới đây, trong một status đăng trên facebook cá nhân, trong khi xưng xưng viết “lịch sử phải khách quan”, anh ta lại bất chấp sự thật lịch sử, ngang nhiên coi việc chính quyền Ngô Đình Diệm “lê máy chém” giết hại nhân dân miền nam là “vu cáo… luận điệu tuyên truyền của nhà nước”! Bàn về một vấn đề hệ trọng như thế, nhưng không tìm hiểu lịch sử, hay anh ta cố tình bỏ qua lịch sử để “làm đẹp thần tượng Ngô chí sĩ”!? Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960),… là những sự kiện đủ chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng thay đen, phớt lờ sự thật lịch sử. Nếu là người cầu thị, Lê Công Định cần đọc mấy dòng của tác giả Cao Hữu Tâm khi trao đổi với một số người đang lao xao “hoài Ngô” đã viết trên trang mạng chúng tôi “Cụ đã mục xương lâu rồi, đừng mang cái xác thối của cụ ra bắt người khác ngửi mùi tử khí “anh minh” nữa. Cụ do Mỹ cho về, cũng lại do Mỹ bứng đi, đó là quy luật của nhờ cậy rồi phản bội, thôi. Còn muốn chống cộng, không phải chỉ văng tục chửi thề tục tĩu là cộng sản chết đâu, mà kết quả ngược lại, tức là bị phản ép – phê rồi đó!”.

Tuy nhiên, sự tráo trở của Lê Công Định thể hiện rõ nhất khi anh ta viết: “Chính biến cố bắt giam tôi ngày 13-6-2009 đã đẩy tôi vào con đường chính trị một cách bất đắc dĩ”! Viết như thế, chẳng hóa ra là Lê Công Định tự “vả” vào những gì anh ta nói khi trả lời phỏng vấn của BBC như đã dẫn ở trên? Từ sự thành khẩn nhận tội của anh ta trước tòa, thử hỏi ai đã tham gia “ban thường vụ” của cái gọi là “đảng dân chủ Việt Nam” của Nguyễn Sĩ Bình ở Hoa Kỳ, và nếu không bị bắt giữ thì còn giữ chức “tổng thư ký” của cái “đảng” bịp bợm này? Thử hỏi, ai đã tham gia “khóa huấn luyện” của tổ chức khủng bố “Việt tân” năm 2009 ở Pattaya (Thái-lan)? Thử hỏi, ai đã lấy các bí danh Nguyên Kha, Paul, C4 (Chị Tư) để liên lạc với đồng bọn, soạn thảo 33 tài liệu công kích chế độ? Thử hỏi, ai đã công khai thừa nhận “Tôi thấy những việc làm của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với hành vi sai trái của mình”? Chẳng lẽ đó không phải là hoạt động chính trị? Bằng các câu chữ này, Lê Công Định không chỉ tráo trở sổ toẹt lời khai mà qua đó như muốn đổ lỗi cho chính quyền đã đẩy anh ta vào “con đường chính trị”. Phải chăng Lê Công Định muốn dọn đường để tiếp tục đi trên con đường cũ bằng cách thức khác? Phải chăng anh ta muốn đánh tiếng về “lòng trung thành” với ai đó? Tiền hậu bất nhất, nhưng lời khai, vi-đê-ô clip nhận tội của anh ta thì vẫn còn rành rành trên internet. Thiết nghĩ, từng là một “luật sư” được ca ngợi có “tài năng”, nhưng Lê Công Định lại công khai thể hiện thái độ tráo trở như vậy thì thử hỏi, đâu là con người đích thực của anh ta?                                                                                                                                                    Nguồn: Báo Nhân dân