Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vợ Cũ Của Luật Sư Lê Công Định Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Bắt Khẩn Cấp Luật Sư Lê Công Định

(Dân trí) – Luật sư Lê Công Định (chồng cựu hoa hậu Nguyễn Thị Ngọc Khánh) đã bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an bắt và khám xét khẩn cấp nhà vào hồi 11h trưa nay 13/6 vì đã câu kết với các thế lực phản động nước ngoài để chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Lúc 17h chiều nay 13/6, Tổng Cục An ninh (Bộ Công an) đã tổ chức buổi họp báo công bố việc bắt, khám xét khẩn cấp Lê Công Định (SN 1968) để phục vụ điều tra hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88, Bộ Luật Hình sự.

Lê Công Định hành nghề luật sư, hiện trú tại BB34, khu phố Mỹ Khang, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM; đang làm việc tại Công ty Luật TNHH một thành viên Lê Công Định, 37 Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM.

Lê Công Định bị bắt tại nhà riêng.

Thông tin từ cơ quan điều tra, từ năm 2005, Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Đảng nhân dân hành động” tại Mỹ và “Đảng dân chủ Việt Nam”, bí danh “chị hai”) và là thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối do Bình chỉ đạo hoạt động với mục đích chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam qua phương thức: lập các tổ chức chính trị đối lập như “Đảng lao động” và “Đảng xã hội” để tập hợp lực lượng.

Tham gia tổ chức phản động này, Lê Công Định có vai trò tham mưu, đường hướng hoạt động cho số đối tượng chống đối ở trong nước như Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung ở TPHCM, tham mưu góp ý xây dựng cương lĩnh của tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ”, một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ và Châu Âu.

Lê Công Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra “biến động chính trị”, lật đổ chế độ cộng sản mà y dự kiến là vào năm 2010. Y cũng trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm mang tựa đề “Con đường Việt Nam”; soạn thảo “Tân Hiến pháp” mới cho Việt Nam.

Ngoài ra, Lê Công Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến (tổ chức “Việt tân”), Phạm Nam Định (nhóm “Họp mặt dân chủ”), Đoàn Viết Hoạt (nhóm “Viễn tượng Việt Nam”), được các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong chấm chọn đưa ra nước ngoài tham gia khóa huấn luyện về phương thức “đấu tranh bạo động” để làm nòng cốt cho ‘phong trào dân chủ” ở trong nước.

Từ 2005 đến nay, Lê Công Định đã biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải trên các đài, báo, trang web thù địch ở nước ngoài với nội dung công khai tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; kêu gọi thay chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm như bauxite Tây Nguyên, Hoàng Sa – Trường Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước.

Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức biên soạn có nội dung bôi nhọ Thủ tướng, một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước… và lợi dụng việc bào chữa cho một số đối tượng chống đối (Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải) để thực hiện ý đồ biến các phiên tòa thành “diễn đàn” tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ các tài liệu của Lê Công Định do Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu Khu vực II cung cấp và quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan ANĐT ngày 5/12/2008, cơ quan chức năng đã kết luận tài liệu của Lê Công Định có những nội dung phản động, tuyên truyền chống phá nước CHXHCN Việt Nam, vi phạm các quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 10 của luật Xuất bản và Luật báo chí nên đã kiến nghị xử lý theo pháp luật.

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang điều tra làm rõ vụ việc để xử lý theo pháp luật.

Cựu Luật Sư Orange County Bị Kết Tội Bóp Cổ, Quăng Xác Vợ Cũ Xuống Biển

SANTA ANA, California (NV) – Một cựu luật sư Orange County bị kết tội bóp cổ người vợ cũ và liệng bà từ một du thuyền Ý xuống biển năm 2006, trong phiên xử ngày Thứ Hai, 15 Tháng Sáu.

Sau đó, thi thể của bà được phát hiện nổi trên biển Địa Trung Hải, theo tường thuật của nhật báo OC Register.

Bồi thẩm đoàn, vốn phải xử vụ án này trong hơn ba tháng qua, chỉ trong vài tiếng đồng hồ nghị luận đưa ra quyết định ông Lonnie Kocontes có tội sát nhân trong một hoàn cảnh đặc biệt vì động cơ tài chánh khi giết người vợ thứ nhì là bà Micki Kanesaki.

Vào tuần trước, các biện lý trình bày trước bồi thẩm đoàn rằng bị cáo lựa một căn phòng có lan can nhô ra mặt nước trên một du thuyền hạng bình dân ở Ý, nhằm mục đích quăng xác nạn nhân xuống biển để không bị va đập vào tàu.

Kết quả cuộc giảo nghiệm cho thấy bà Kanesaki chết vì bị siết cổ trước khi xác rớt xuống nước, và các biện lý cáo buộc rằng bị cáo Kocontes tính toán xác sẽ bị mất trong vùng biển quốc tế và không bao giờ tìm được.

Một người vợ cũ khác của ông Kocontes, bà Amy Nguyễn, khai trước tòa rằng người chồng cũ có nói muốn cho bà Kanesaki chết trên tàu, và tố cáo ông sẽ tự tay hành động.

Chưa hết, bà Amy còn khai rằng bà Kanesaki có bằng chứng ông Kocontes biển thủ tiền của một thân chủ.

Trước tòa, bị cáo Kocontes bác bỏ tố cáo ông đe dọa giết vợ, hay lấy tiền thân chủ. Bị cáo khai đã dùng thuốc ngủ trên tàu, và khi thức dậy thì vợ mất tích.

Ông khẳng định: “Tôi tuyệt đối không giết vợ tôi.”

Bà Denise Gragg, luật sư của bị cáo, trong lời biện hộ cuối phiên tòa, nói rằng không có bất kỳ bằng chứng hay nhân chứng nào xác nhận thân chủ của bà giết vợ.

Luật sư biện hộ tố cáo bà Amy nói dối những tình tiết bất lợi cho thân chủ của mình.

“Ông Kocontes không biết vì sao bà Kanesaki chết,” Luật Sư Gragg khẳng định.

Bà Susan Price, phó biện lý, cho biết ông Kocontes và bà Kanesaki ly dị năm 2002 sau bảy năm chung sống, nhưng vẫn tiếp tục sống chung ở một căn nhà trong khu nhà thượng lưu ở Ladera Ranch, phía Nam Orange County, trong thời gian phân chia tài sản.

Cùng năm, ông Kocontes gặp bà Amy Nguyễn, qua một trang mạng hẹn hò, và có một quan hệ thân mật, khi vẫn còn sống chung nhà với bà Kanesaki, người không hay biết gì về mối quan hệ mới này của người chồng cũ, theo lời Biện Lý Price.

Bị cáo và bà Amy Nguyễn kết hôn tại Las Vegas năm 2005 và dọn về sống tại Orange County, theo lời bà Price, tới Tháng Chín cùng năm, bị cáo nộp đơn xin tòa đòi bà Kanesaki bán căn nhà ở Ladera Ranch, nhưng người vợ cũ không chịu.

Biện Lý Price kể tiếp rằng, sau đó, bị cáo ly dị bà Amy Nguyễn trở về với vợ trước, mặc dù, ông Kocontes nói yêu bà Amy và không muốn bỏ bà. Khi trở lại với vợ cũ, bị cáo đổi di chúc tài sản để lại lẫn cho nhau khi người kia lìa đời.

Bị cáo Kocontes kể rằng vợ cũ thường hay trầm cảm và đôi khi trở nên hung hãn khi uống rượu.

Sau khi ly dị bà Amy, bị cáo và vợ cũ hòa giải trở lại và dự định tái hôn.

Chuyến đi du thuyền ở Địa Trung Hải năm 2006 là một chuyến đi để hâm nóng lại tình cảm vợ chồng, nhưng kết thúc trong bi kịch.

FBI bắt đầu mở cuộc điều tra khi ông Kocontes chuyển hơn $1 triệu giữa những tài khoản ngân hàng khác nhau.

Bà Amy Nguyễn khai bị cáo gây áp lực để bà khai man trước đại bồi thẩm liên bang để chấm dứt cuộc điều tra của FBI.

Bị cáo Kocontes, trong thời gian chờ đợi xử án, cũng đồng thời bị tố cáo mua chuộc một tù nhân giết bà Amy Nguyễn để ngăn chận bà khai báo trước tòa.

Trong vụ án giết bà Kanesaki, bị cáo Kocontes sẽ ra tòa ngày 18 Tháng Chín để nghe phán quyết và phải đối diện với bản án chung thân không được xét tha sớm. (MPL) [đ.d.]

Luật Sư Lê Công Định Nói Về Ngày 30 Tháng 4

Your browser does not support the audio element.

Trong chuyên đề Ký ức 40 năm hôm nay Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Sài Gòn, một trí thức từng có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ tại Việt Nam. Ông là con của một gia đình cách mạng sinh trưởng và lớn lên tại Sài Gòn nhưng có cái nhìn khác về ngày 30 tháng 4 năm 75. Luật sư Lê Công Định từng bị tù hơn 4 năm về tội tuyên truyền chống phá cách mạng và đây là lần phỏng vấn đầu tiên ông dành cho RFA sau khi ra khỏi trại giam vào ngày 06 tháng 2 năm 2013. Trước nhất LS Định nói về ký ức ngày 30 tháng 4 của mình khi ấy ông vừa 7 tuổi:

Tôi còn đọng lại trong ký ức của mình hình ảnh ngày 30 tháng 4 năm 75. Thực ra lúc đó tôi mới 7 tuổi thôi, trước ngày đó thì chúng tôi vẫn đến trường đều đặn. Những cuộc di tản trên đường phố cũng như tại Tòa đại sứ Mỹ lúc đó bắt đầu có những người chạy vào leo lên trực thăng, tôi thấy những hình ảnh đó khi đi ngang qua và nó vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi về cuộc chiến tranh.

Cái ngày 30 tháng 4 đó tôi và những trẻ con trong khu phố mình ở đã ra đường để xem mặt đoàn quân giải phóng như thế nào và sau dó thì xem TV thì thấy Ủy ban Quân quản họ tổ chức những buổi meeting đưa hình ảnh ông Hồ Chí Minh cũng như đưa những lá cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên và hỏi ba tôi ông đó là ai, ba tôi trả lời đó là ông Hồ.

Sau đó khi lớn lên thì tôi bắt đầu hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh, tất nhiên đã bị giảng dạy một cách lệch lạc theo cái nhìn của chính quyền chứ không phải theo đúng sự thật lịch sử của nó. Do đó tôi cũng như bao thế hệ trẻ lớn lên trong lòng của chế độ mới này khi học hành chúng tôi bị tiêm nhiễm bởi cái lối truyền đạt có tính cách tuyên truyền nhiều hơn là dạy cho học sinh, sinh viên hiểu được thế nào là lịch sử trong quá khứ.

Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? – Luật sư Lê Công Định

Khi vào đại học tôi nhận ra điều đó qua nói chuyện với người thân trong gia đình cũng như bạn bè của tôi, tôi mới bắt đầu tìm hiểu, đọc lại sách. Nhưng sách lúc đó hầu hết do nhà nước xuất bản làm sao mình có thể hiểu được? Vì vậy buộc lòng tôi phải đọc lại những cuốn sách in trước năm 75 của gia đình tôi và đặc biệt của người anh trai tôi. Những cuốn sách đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi, tôi bắt đầu định hình một suy nghĩ mới, nhận thức mới của lịch sử Việt Nam từ những năm 17-18 tuổi. Tôi chỉ muốn nhìn một cách tổng quát đa chiều về lịch sử của đất nước mình.

Mặc Lâm: Thưa LS sau khi ông bị bắt thì báo chí chính thống rộ lên nhận định cho rằng gia đình ông là một gia đình cách mạng và đã được ưu đãi. Trong thời gian sau 30 tháng 4 thì gia đình ông có được ưu đãi như họ nói hay không thưa luật sư?

Luật sư Lê Công Định: Về việc đó thì nó như thế này: Ông nội tôi, bác tôi, ba tôi và thậm chí cô tôi đều đi theo phong trào cộng sản. Giống như những trí thức miền Nam lúc đó họ không thích sự có mặt của quân đội nước ngoài. Sau cuộc chiến tranh chống Pháp kéo dài không ai còn muốn thấy quân đội nước ngoài ở Việt Nam. Gia đình tôi cũng như bao nhiêu người trí thức khác đều lựa chọn cho mình thái độ trung lập đối với chính quyền lúc đó.

Gia đình tôi không may được tiếp cận với những người hoạt động cho phong trào cộng sản cho nên họ bị ảnh hưởng và họ tham gia vào phong trào cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

Gia đình tôi bị ảnh hưởng rất nhiều và ba tôi thậm chí đi tù vì những hoạt động chống lại chính quyền Sài Gòn vào năm 1960 và ông nhận cái án tương đối nặng nề là 5 năm tù. Sau đó khi ra tù ông tiếp tục cuộc sống bình thường của mình nhưng vẫn âm thầm cổ vũ cho phong trào cộng sản. Năm 75 xảy ra sự kiện thống nhất thì ba tôi nghiễm nhiên trở thành một thành viên trong chế độ mới nhưng có nhiều điều sau đó khiến ông bắt đầu nhận thức ra mình đã bị lừa dối như thế nào qua các chính sách mà họ áp dụng cho người miền Nam lúc đó. Thí dụ như là giam cầm những quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn, cải tạo tư sản. Ba tôi đã từng tham gia vào những cuộc gọi là cải tạo tư sản đó và ông nhận ra được bản chất phi nhân của những chính sách như vậy.

Người dân trước năm 75 họ ky cóp tài sản của mình và làm ăn một cách chân chính để sống đời sống giản dị như giới trung lưu thì họ bị chụp cái mũ là tư sản mại bản, bị tước đoạt toàn bộ tài sản và đẩy cả gia đình vào vùng kinh tế mới.

Ba tôi có kể với tôi một sự kiện mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ hoài. Ba tôi kể khi đoàn làm việc của ông đến nhà một bà bán tạp hóa người Hoa để kiểm kê và tịch thu tài sản của bà thì buổi sáng bà đó vẫn còn đầu óc minh mẫn, tóc vẫn đen và nói chuyện vẫn đâu ra đó. Bà năn nỉ van xin mong người ta để lại tài sản dù là một phần, nhưng đoàn làm việc theo lệnh trên vẫn lấy toàn bộ tài sản của bà. Bà đã khóc lóc van xin suốt từ sáng đến chiều…ba tôi nói rằng khi nhìn toàn bộ tài sản của mình bị lấy đi hết thì bà đã hóa điên hóa dại, nói năng không còn bình thường nữa và tóc bà trở nên bạc trắng! Ba tôi nhìn hình ảnh đó và ray rứt cả cuộc đời. Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? Điều đó ba tôi kể cho tất cả các con nghe.

Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo

Riêng tôi hình ảnh bà bán tạp hóa người Hoa hóa điên, tóc trở nên bạc trắng ám ảnh và ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi từ nhỏ cho đến tận bây giờ. Gần như trong gia đình tôi có một sự phản tỉnh từ ba tôi cho tới các con.

Nói về mặt lý lịch thì tất nhiên gia đình tôi là một “gia đình cách mạng” lẽ ra cũng nhận những ưu đãi giống như bao nhiêu cán bộ trong hệ thống này, tuy nhiên có một điều xảy ra vào năm 1980 khi mâu thuẫn nội bộ bên trong hàng ngũ cán bộ giữa miền Bắc và miền Nam lúc đó. Ba tôi bị chụp cái mũ làm sai nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và ông bị chính đồng đội của mình bắt giam trong 6 tháng trời không qua xét xử và có bất kỳ một bằng chứng nào nên cuối cùng phải thả ba tôi ra và yêu cầu ba tôi làm bản kiểm điểm để quay trở về làm việc.

Ba tôi từ chối, ông nói với họ rằng sự tham gia vào phong trào cộng sản của ông là một bản kiểm điểm quá vĩ đại của cuộc đời ông rồi. Sáu tháng tù mà những người đồng đội bắt giam ông nó cũng là một bản kiểm điểm quá vĩ đại để ông có thể tiếp tục làm một bản kiểm điểm nữa. Ông trở về đời sống dân sự bình thường.

Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. – Luật sư Lê Công Định

Tôi thấy buồn cười bởi vì khi nói ra câu đó tôi muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng: tuy gia đình tôi đi theo con đường cộng sản góp phần xây dựng nên chế độ này nhưng tôi lớn lên và ý thức rõ việc tôi làm và quyết định đi ngược lại con đường đó.

Mặc Lâm: Quay trở lại câu chuyện 40 năm thì tù nhân côn đảo, tù nhân cải tạo đã trở về nhà nhưng xuất hiện một loạt tù nhân lương tâm mới vẫn còn trong tù, điều này cho quốc tế thấy gì?

Luật sư Lê Công Định: Đối với những tù nhân cải tạo quân nhân của chế độ Sài Gòn ngày xưa chúng ta thấy nó thể hiện rõ một chính sách của chính quyền là trả thù những người từng là đối thủ của mình. Họ không có một sự khoan dung, không có sự hòa giải thật sự cho nên mới thực hiện việc đó.

Còn đối với tù nhân lương tâm bây giờ thì tất cả mọi người đểu đã thấy rằng đây là một chế độ độc tài cho nên người ta chỉ thích nghe những lời êm tai, xuôi theo cách họ nói chứ họ không nghe những ý kiến trái ngược thập chí là đối lập, do đó mới có việc bắt giam tù chính trị và tù nhân lương tâm như tôi chẳng hạn. Bởi vì tôi chỉ đơn giản nói lên tiếng nói của mình nhưng họ lại xem đó là mối đe dọa của thế lực thù địch qua đó quốc tế đã nhận rõ chính sách nhất quán của mọi chế độ cộng sản. Từ Châu Âu, Châu Á và đặc biệt là Hoa Kỳ thấy họ không thay đổi chủ nghĩa độc tài của mình.

Càng ngày chúng ta thấy càng nhiều hơn tù nhân lương tâm bị bắt nó thể hiện mối sợ hãi ám ảnh đầu óc của người lãnh đạo. Họ luôn luôn sợ quyền lực của họ bị mất do sự ảnh hưởng của người trí thức, bất đồng chính kiến hôm nay và cách duy nhất là họ đàn áp, tù đày. Cách tốt nhất dập tắt tiếng nói đối lập.

Mặc Lâm: Ngày 30 tháng 4 là ngày thống nhất đất nước nhưng 40 năm sau hai chữ “thống nhất” vẫn còn khá mơ hồ về sự hòa giải. Theo luật sư ai là người phải tỏ thiện chí một cách nghiêm túc trước? Bên thắng hay bên thua cuộc?

Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. Họ đâu phải là hai chủng tộc khác nhau, hai kẻ thù một bên là ngoại xâm còn một bên là người bị xâm lược vậy thì việc gì phải tiếp tục hận thù và chia rẽ?

Chưa bao giờ muộn cho vấn đề hòa giải cả kể cả bây giờ 40 năm sau, không ai còn tin vào chính sách hòa giải của nhà cầm quyền nữa. Nhưng nếu bây giờ nhà nước Việt Nam thật tâm muốn thực hiện chính sách hòa giải thì họ nên làm bằng thực chất chứ không phải làm qua lời nói.

Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư Lê Công Định.

Luật Sư Lê Công Định Gây Tranh Cãi Vì Bài ‘Khen’ Xe Vinfast Trên Facebook

Chỉ có một biện pháp duy nhất là tất cả ngưng đọng lại, đâu đứng đó, thay đổi thể chế, bõ CS hay XHCN vì nó thất bại hoàn toàn, bầu cử tự do để có người tài, đủ kiến thức, kinh nghiệm và uy tín với 90 triệu đồng bào ta thì mới vực dậy KT và cuộc sống của dân tộc. – Khi một thể chế mới lên thì tất cả nợ loanh quanh sẽ tự nhiên phải khoanh lại, người người cố gắng thu nhập cho cuộc sống, mua sắm cái mới, tạo nguồn cầu cho nền kinh tế, phá sản những NH ngoắc ngoải, dư tiền cho DN mới vay, tích biên 200 ngàn căn hộ, bán rẻ cho dân với lãi suất lock-in (khoá lãi suất cố định, CP bù lỗ nếu lãi suất tăng cao sau này và CP hưởng lãi suất thặng dư nếu lãi suất thị trường thấp hơn LS lock-in). – Dĩ nhiên giải thể tất cả DNNN, khuếch trương công thương để xuất khẩu, tất cả những món hàng xuất khẩu phải qua “stringent export quality control” tức là tiêu chuẩn xuất khẩu cao để bảo vệ thương hiệu xuất khẩu và chử “Made in VN”, cùng lúc bảo vệ một nồi cơm lâu dài cho dân tộc ta. Từ những phát triển KT, sau 5 năm chúng ta củng cố quốc phòng và lấy lại Hoàng Sa. Cảnh sát sẽ theo tiêu chuẩn CS Úc, Y tế sẽ từ từ giảm bớt tình trạng 4 hay 5 bệnh nhân trg 1 giuòng, Y tế dự phòng, VSATTP là hàng đầu để giảm thiểu số người nhập viện, giáo dục sẽ trở lại như thời kỳ VNCH nơi mà bằng cấp của du học sinh dk thế giới công nhận, tiếng Anh là bắt buộc vì đó là sự phát triển dân trí, khoa học, xã hội, kỹ thuật, an ninh, QP tất cả đều dùng Anh ngữ, ngay cả Google cũng là Anh Ngữ. — Cải cách hành chánh, đuổi việc 2/3, giử 1/3 và tăng lương gấp đôi, ai làm ko chạy việc thì cho nghĩ vì có 2/3 dự bị quen việc rồi, dĩ nhiên là thật thà, minh bạch, ko tham nhũng và bắt buộc phải đối xử như công chức là công bộc người dân, ko hơn, ko kém, tất cả ý tưởng quan liêu, cửa quan cửa quyền sẽ bị đập bỏ. – An sinh xã hội thì sẽ có thất nghiệp, lương hưu cho bất cứ ai trên 65 ko phân biệt đảng phái, sẽ ko còn cảnh màn trời chiếu đất. – Khoa học kỹ nghệ sẽ dựa trên phát triển KT, công thương chứ ko hàn lâm, tất cả hổ trợ công thương, xuất khẩu. NHNN sẽ độc lập với CP, họ sẽ điều phối lãi suất, tỉ giá để thay đổi theo tình hình KT phát triển 9theo kiểu thắ chặt và thả ra theo dự đoán 2 hay 5 năm để ko giật cục) – VN là một nước nông nghiệp, sẽ ko còn TCT thực phẩm thu mua lúa giá rẻ, bán qua cty sân sau ở Sing rồi cty sân sau bán lại lãi gấp mười cho thị trường thế giới. CP HCS sẽ lập hiệp hội xuất khẩu gạo do chủ DN bầu ra và CP sẽ giúp xuất khảu qua ĐSQ cho những hiệp hội như thế này, VN phải xuất khảu hàng đầu và nông dân phải có cuộc sống ít nhất bằng ng thành thị (ở Úc, nông dân là loại rất giàu vì họ lập hội lúa mì, gạo và họ tự định giá, mỗi tấn XK trích vài aud để hiệp hội hoạt đọng, đính giá xuất khẩu vô vụ lợi như The Australian Wheat Board (HH Lúa mì), Ricegrowers’ Association of Australia – Bộ Kế Hoạch và Đầu tư sẽ dẫn đầu bởi một BT có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức như TS Alan Phan, người “đọc” dc suy nghĩ của nhà đầu tư ngoại quốc, biết họ muốn làm gì, nghề gì, xuất khẩu đi đâu, điều kiện nhân công thế nào, tỉnh nào có lợi thế nhất, vận tải thành phẩm và nguyên liệu như thế nào…Những thằng đầu đất như Bùi Quang Vinh thì chỉ đáng xách dép cho những người bảo vệ hay làm vệ sinh của Bộ KH và ĐT của CP HCS. — Một thằng đáng xách dép cho bảo vệ Bộ GT là Đinh La Thăng….Sẽ nghiên cứu và nếu có tiền sẽ làm đường sắt khổ rộng đồng nhất cho VN, đường xá, cầu cống sẽ đấu thầu tư nhân từ A tới Z, Tư vấn giám sát bước đầu là ngoại quốc hay cty VN chỉnh chu, ko móc ngoạc nhà thầu v.v..Dẹp hết những cty cầu đường của BGT & VT – Bộ Xây Dựng cũng phải rất tinh tường về nhu cầu của nhưng building công cộng, có thể trách nhiệm điện lạnh, bảo trì và xây dụng những bld mới của công sở, quản lý nhà chính phủ cho thuê v.v.. — Bộ Tài nguyên môi trường sẽ tách ra thành 3 Bộ là Môi Trường, Khoáng sản và Đất đai. KS sẽ giám sát cty tư nhân khai thác đồng, chì, dầu mỏ, than, titanium, Tungsten v.v… Bộ MT sẽ có nhiệm vụ rất cao là giữ môi trường như của Úc Dept of Environment. Bộ đất đai sẽ trách nhiệm lưu trử tất cả nhưng tài liệu sở hữu đất (sẽ trả đất cho dân oan và nhà nước ko quản lý đất đai nữa, sẽ ko còn chuyện quyền sử dụng đất mà chỉ còn là quyền sở hữu đất như Úc thôi) – Bộ VHTTDL, sẽ phải quảng bá hình ảnh du lịch VN với Úc (gần, nhiều tiền, sẽ ngày càng tăng thị phần so với Bali, nhưng chúng ta phải hiếu khách, môi trường tốt, ko chặt chém, giúp đở nhỏ nhặt nếu ko là bộ phận giá của tour) và dĩ nhiên BT phải rành về sở thích của khách du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch của VN, CS ko ăn hối lộ v.v.. — Đó là vài điều suy nghĩ về một VN tương lai mà bây giờ tôi ko ngại đăng, ko ngại CS bắt chước vì chúng sắp sập rồi, còn gì nữa để chúng cải cách. Với một người lãnh đạo mới, một ê-kíp có cùng khả năng, nguyện vọng phục vụ, có thành tích quản lý KT thì tôi tin rằng 90 triệu người sẽ hưởng ứng và cúng nhau xây dựng lại một tương lai VN ấm no, công bình, bác ái, thịnh vượng và văn minh – Trong khi chờ đợi, chúng ta vẫn phải ngưng đóng thuế. — Melbourne 15.01.2014 Châu Xuân Nguyễn